Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Bài 16: Ôn tập phần tập làm văn (tiết 1)

Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Bài 16: Ôn tập phần tập làm văn (tiết 1)

Bài 16 : ÔN TẬP PHẦN TẬP LÀM VĂN ( tiết 1 )

I. MỤC TIÊU : Giúp HS :

- Nắm được các nội dung chính của phần tập làm văn đã học ở Ngữ văn 9, thấy được tính chất tích hợp của chúng với văn bản chung. Thấy được tính kế thừa và phát triển của các nội dung tập làm văn ở lớp 9 bằng cách so sánh với nội dung các kiểu văn bản đã học ở lớp dưới.

- Rèn luyện kĩ năng viết văn thuyết minh , kĩ năng viết văn tự sự có kết hợp sử dụng các yếu tố khác.

- Có ý thức cầu tiến trong học tập.

II. CHUẨN BỊ :

* GV : Phương án tổ chức lớp : thảo luận nhóm.

* HS : Soạn bài.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :

1. Ổn định tình hình lớp (1)

2. Kiểm tra bài cũ (4) : Kiểm tra việc soạn bài của học sinh.

3. Giảng bài mới :

a) Giới thiệu bài : GV nêu vai trò, ý nghĩa và tầm quan trọng của bài ôn tập cuối học kì -> Nêu mục tiêu cần đạt, cách ôn tập.

b) Tiến trình bài dạy :

 

doc 6 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 850Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Bài 16: Ôn tập phần tập làm văn (tiết 1)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn :
Tuần / tiết : 16 / 79 - 80
Tập làm văn 
Bài 16 :	ÔN TẬP PHẦN TẬP LÀM VĂN ( tiết 1 )
I. MỤC TIÊU : Giúp HS :
Nắm được các nội dung chính của phần tập làm văn đã học ở Ngữ văn 9, thấy được tính chất tích hợp của chúng với văn bản chung. Thấy được tính kế thừa và phát triển của các nội dung tập làm văn ở lớp 9 bằng cách so sánh với nội dung các kiểu văn bản đã học ở lớp dưới.
Rèn luyện kĩ năng viết văn thuyết minh , kĩ năng viết văn tự sự có kết hợp sử dụng các yếu tố khác.
Có ý thức cầu tiến trong học tập.
II. CHUẨN BỊ :
* GV : Phương án tổ chức lớp : thảo luận nhóm.
* HS : Soạn bài.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
Ổn định tình hình lớp (1’)
Kiểm tra bài cũ (4’) : Kiểm tra việc soạn bài của học sinh.
Giảng bài mới : 
Giới thiệu bài : GV nêu vai trò, ý nghĩa và tầm quan trọng của bài ôn tập cuối học kì -> Nêu mục tiêu cần đạt, cách ôn tập.
Tiến trình bài dạy :
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung 
Hđ 1 : Hd HS trả lời các câu hỏi trong bài ôn tập.
(1) Phần tập làm văn trong Ngữ văn 9, tập 1 có những nội dung lớn nào ? Những nội dung nào là trọng tâm cần chú ý ?
(2) Vai trò, vị trí, tác dụng của các biện pháp nghệ thuật và yếu tố miêu tả trong vb thuyết minh ntn ? Cho một ví dụ cụ thể .
(3) Vb thuyết minh có yếu tố miêu tả, tự sự giống và khác với văn bản miêu tả, tự sự ở điểm nào ?
- Phân biệt vb miêu tả với vb thuyết minh.
Hđ 1 : Trả lời câu hỏi.
* Thảo luận nhóm -> Trả lời.
* Nhắc lại vai trò, vị trí, tác dụng của các bpnt và yếu tố miêu tả trong vbtm.
- Ví dụ : Khi thuyết minh về một ngôi chùa cổ, người tm có khi phải sử dụng những liên tưởng, tưởng tượng,  để khơi gợi sự cảm thụ về đối tượng được thuyết minh ; sử dụng yếu tố miêu tả để người nghe (đọc) hình dung ra ngôi chùa ấy có dáng vẻ ntn , màu sắc, không gian, hình khối, cảnh vật xung quanh 
* Phân biệt -> Trả lời.
1. Các nội dung lớn và trọng tâm của phần tlv trong Ngữ văn 9, tập 1 :
 a) Văn bản thuyết minh : trọng tâm là luyện tập việc kết hợp giữa thuyết minh với các yếu tố như nghị luận, giải thích, miêu tả.
 b) Văn bản tự sự :
 - Sự kết hợp giữa tự sự với biểu cảm và miêu tả nội tâm, giữa tự sự với nghị luận.
 - Một số nội dung mới trong văn bản tự sự như đối thoại, độc thoại, độc thoại nội tâm trong vb tự sự ; người kể chuyện và vai trò của người kể chuyện trong văn bản tự sự.
2) Vai trò, vị trí, tác dụng của các biện pháp nghệ thuật và yếu tố miêu tả trong vb thuyết minh : 
 Trong vbtm, một số biện pháp nghệ thuật (kể chuyện, tự thuật, đối thoại theo lối ẩn dụ, nhân hoá hoặc các hình thức vè, diễn ca, ... ) và các yếu tố miêu tả được vận dụng để bài viết sinh động và hấp dẫn hơn ; giúp người nghe ( đọc ) có hứng thú khi tìm hiểu về đối tượng, tránh được sự khô khan nhàm chán.
3) Phân biệt văn bản thuyết minh với văn bản miêu tả.
Văn bản miêu tả
Văn bản thuyết minh
 (Đối tượng của miêu tả thường là các sự vật, con người, hoàn cảnh cụ thể).
- Có hư cấu tưởng tượng, không nhất thiết phải trung thành với sự vật.
- Dùng nhiều so sánh, liên tưởng.
- Mang nhiều cảm xúc chủ quan của người viết.
- Ít dùng số liệu cụ thể, chi tiết.
- Dùng nhiều trong sáng tác văn chương nghệ thuật.
- Ít tính khuôn mẫu.
- Đa nghĩa.
- Mang đến cho người nghe, người đọc một cảm nhận mới về đôi tượng.
(Đối tượng thuyết minh thường là các loại sự vật, đồ vật,  )
- Trung thành với đặc điểm đối tượng , sự vật,  
- Ít dùng tưởng tượng, so sánh.
- Bảo đảm tính khách quan, khoa học.
- Dùng nhiều số liệu cụ thể, chi tiết.
- Ứng dụng trong nhiều tình huống cuộc sống, văn hoá, khoa học, 
- Thường theo một số yêu cầu giống nhau (mẫu).
- Đơn nghĩa.
- Giới thiệu cho người nghe, người đọc một cách tìm hiểu vấn đề theo một quan điểm, lập trường nhất định.
* Gọi HS đọc câu hỏi 4 -> GV nhắc lại từng vế câu hỏi và gọi HS trả lời, HS khác góp ý -> GV góp ý chung, chốt.
* GV nêu câu hỏi 5 -> Cho HS trả lời từng vế câu hỏi -> GV góp ý.
* GV nêu câu hỏi 6 -> Cho HS tìm ngữ liệu ( đv tự sự kể theo ngôi thứ nhất và đv tự sự kể theo ngôi thứ ba ) và nhận xét ngôi kể, vai trò của người kể chuyện trong hai đoạn văn đó.
-H(7) : Các nội dung vbts đã học ở lớp 9 có gì giống và khác so với nội dung về kiểu vb này đã học ở lớp dưới ?
* GV nêu câu hỏi 8 -> Cho HS phát biểu , HS khác góp ý -> GV nhận xét chung, chốt.
* Đọc câu hỏi -> Tìm đáp án :
- Xác định những nội dung cơ bản của vbts ở lớp 9.
- Tìm ví dụ chứng minh.
* Nhắc lại các khái niệm đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm. Vai trò, tác dụng, hình thức thể hiện của các yếu tố này trong vbts . Nêu ví dụ để chứng minh.
* Nêu ngữ liệu -> Nhận xét ngôi kể, vai trò của mỗi loại người kể chuyện trong 2 đoạn trích trên.
* Thảo luận nhóm -> Trả lời
* Suy luận -> Trả lời.
4) 
 (a) Nội dung văn bản tự sự ở SGK Ngữ văn lớp 9, tập 1 : 
- Nhận diện các yếu tố miêu tả nội tâm, nghị luận, đối thoại và độc thoại, người kể chuyện trong văn bản tự sự .
- Thấy rõ vai trò, tác dụng của các yếu tố trên trong văn bản tự sự .
- Kĩ năng kết hợp các yếu tố trên trong một văn bản tự sự.
 b. Ví dụ :
- Đoạn văn ts có sử dụng yếu tố miêu tả nội tâm : “Thực sự mẹ không lo lắng đến nỗi không ngủ được  Mẹ tôi âu yếm năm tay tôi dẫn đi trên con đường làng dài và hẹp”. ( Lí Lan, Cổng trường mở ra, trong Ngữ văn 7, tập một )
- Đoạn văn ts có sử dụng yếu tố nghị luận : “Vua Quang Trung cưỡi voi ra doanh yên ủi quân lính  chớ bảo là ta không nói trước” (Ngô gia văn phái, Hoàng Lê thống nhất chí, trong Ngữ văn 9, tập 1 ) 
- Đoạn văn ts có sử dụng yếu tố miêu tả nội tâm và nghị luận : “Lão không hiểu tôi  Cuộc đời này quả thật cứ mỗi ngày một thêm đáng buồn ” (Nam cao, Lão Hạc, trong Ngữ văn 8, tập 1 )
5) 
* Đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm :
 - Đối thoại, độc thoại, độc thoại nội tâm là những hình thức quan trọng để thể hiện nhân vật trong vb tự sự.
 - Đối thoại : là hình thức đối đáp, trò chuyện giữa hai hoặc nhiều người. Trong vbts, đối thoại được thể hiện bằng các gạch đầu dòng ở đầu lời trao và lời đáp (mỗi lượt lời là một gạch đầu dòng).
 - Độc thoại : là lời của một người nào đó nói với chính mình hoặc nói với một ai đó trong tưởng tượng. Trong vbts, khi người độc thoại nói thành lời thì phía trước câu nói có gạch đầu dòng ; còn khi không thành lời thì không có gặch đầu dòng. Trường hợp sau gọi là độc thoại nội tâm.
* Ví dụ về đoạn văn tự sự có sử dụng yếu tố đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm :
“ Có người hỏi :
- Sao bảo làng Chợ Dầu tinh thần lắm cơ mà ? 
 ..
- Chúng bay ăn miếng cơm hay miếng gì vào mồm mà đi làm cái giống Việt gian bán nước để nhục nhã thế này.”
( Kim Lân - Làng)
6) Ngôi kể, vai trò của người kể chuyện trong văn bản tự sự. 
7) Sự giống và khác nhau về nội dung của vbts ở lớp 9 với kiểu vb này ở lớp dưới :
* Giống nhau : Vbts phải có :
 - Nhân vật (chính, phụ).
 - Cốt truyện (sự việc).
* Khác nhau : ở lớp 9 có thêm :
 - Sự kết hợp giữa tự sự với biểu cảm và miêu tả nội tâm.
 - Sự kết hợp giữa tự sự với các yếu tố nghị luận.
 - Đối thoại và độc thoại trong vb tự sự.
 - Người kể chuyện và vai trò của người kể chuyện trong tự sự.
8. Nhận diện vb :
 a. Khi gọi tên một vb, người ta căn cứ vào phương thức biểu đạt chính của vb đó. Ví dụ :
- Phương thức tái tạo hiện thực bằng cảm xúc chủ quan : vb miêu tả.
- Phương thức lập luận : vb nghị luận.
- Phương thức tác động vào cảm xúc : vb biểu cảm.
- Phương thức cung cấp tri thức về đối tượng : vb thuyết minh.
- Phương thức tái tạo hiện thực bằng nhân vật và cốt truyện : vb tự sự.
 b. Trong một vb có đủ các yếu tố mt, bc, nghị luận mà vẫn gọi đó là vbts vì các yếu tố ấy chỉ có ý nghĩa bổ trợ cho phương thức chính là “kể lại hiện thực bằng con người và sự việc”.
Hđ 2 : Dặn dò :
Tiếp tục ôn tập kĩ các nội dung kiến thức của tiết ôn tập.
Tập viết đoạn văn tự sự có sử dụng các yếu tố miêu tả, biểu cảm, nghị luận, 
Trả lời các câu hỏi còn lại của bài ôn tập.
Ngày soạn :
Tuần / tiết : 16 / 80
Tập làm văn 
Bài 16 :	ÔN TẬP PHẦN TẬP LÀM VĂN ( tiếp theo )
I. MỤC TIÊU : Giúp HS :
Hệ thống hoá kiến thức về tập làm văn đã học.
Rèn luyện kĩ năng tổng hợp về tập làm văn.
Có ý thức cầu tiến trong học tập.
II. CHUẨN BỊ :
* GV : Phương án tổ chức lớp : thảo luận nhóm.
* HS : Soạn bài.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
Ổn định tình hình lớp (1’)
Kiểm tra bài cũ (4’) : Kiểm tra việc soạn bài của học sinh.
Giảng bài mới :
Giới thiệu bài : GV giới thiệu những nội dung cần ôn tập.
Tiến trình bài dạy :
HĐ của GV
HĐ của HS
Nội dung kt
Hđ 1 : Hd HS tiếp tục trả lời các câu hỏi trong bài ôn tập để củng cố kiến thức.
* Gọi HS đọc và nêu yêu cầu của câu hỏi 9.
* GV treo bảng phụ (kẻ bảng ở câu hỏi 9) -> Gọi HS lên điền thông tin cần thiết vào bảng phụ -> GV kết luận.
* GV nêu câu hỏi 10 -> Yêu cầu HS giải thích tại sao bài văn tự sự của HS vẫn phải có đủ ba phần : MB, TB và KB ?
-H(11) : Những kiến thức và kĩ năng về kiểu vbts của phần Tlv có giúp được gì trong việc đọc – hiểu các vb tpvh tương ứng trong SGK Ngữ văn không ? Phân tích một vài ví dụ để làm sáng tỏ .
* GV nêu câu hỏi 12 -> Cho HS thảo luận nhóm để tìm đáp án -> GV góp ý.
Hđ 1 : Trả lời các câu hỏi SGK
* Nêu yêu cầu câu hỏi 9 .
* Xác định các yếu tố kết hợp với vb chính trong bảng phụ -> Nêu đáp án.
* Xác định yêu cầu câu hỏi -> Suy luận -> Nêu :
* Xác định yêu cầu -> Suy luận.
* Xác đinh yêu cầu bt -> Thảo luận nhóm -> Nêu và góp ý đáp án câu hỏi.
9. Khả năng kết hợp :
TT
Kiểu vb
chính
Các yếu tố kết hợp với văn bản c hính
Tự 
sự
Miêu 
tả
Nghị luận
Biểu cảm
Thuyết minh
Điều hành
1
Tự sự
X
X
X
X
2
Miêu tả
X
X
X
3
Nghị luận
X
X
X
4
Biểu cảm
X
X
X
5
T .minh
X
X
6
Điều hành
10 / 
 - Một số tác phẩm tự sự được học trong SGK Ngữ văn từ 6 đến 9 không phải bao giờ cũng phân biệt rõ bố cục ba phần : MB, TB, KB bởi vì nhà văn không bị câu thúc bởi tính “qui phạm trường ốc” nữa, mà điều quan trọng nhất đối với họ chính là vấn đề tài năng và cá tính sáng tạo.
* Với HS, khi viết bài tlv kể chuyện vẫn phải có đủ ba phần đã nêu , bởi vì khi còn ngồi trên ghế nhà trường, các em đang trong giai đoạn luyện tập, nên phải rèn luyện theo những yêu cầu “chuẩn mực” của nhà trường ( nói cách khác, các em còn phải luyện tập đồng thời ba thao tác : tư duy khoa học, tư duy hình tượng và tư duy cấu trúc ).
11.
- Những kiến thức và kĩ năng về kiểu vbts của phần Tlv đã soi sáng thêm rất nhiều trong việc đọc – hiểu các vb - Tpvh tương ứng trong SGK Ngữ văn .
- Ví dụ : Khi học về đối thoại và độc thoại nội tâm trong vbts, các kiến thức về Tlv đã giúp cho người đọc hiểu sâu sắc hơn về nhân vật trong “Truyện Kiều” của Nguyễn Du hoặc “Làng” của Kim Lân.
12.
- Những kiến thức và kĩ năng về tpts của phần Đọc – Hiểu vb và phần Tiếng Việt tương ứng đã cung cấp cho HS những tri thức cần thiết để làm bài văn tự sự . Đó là các gợi ý, hướng dẫn bổ ích về nhân vật, cốt truyện, người kể chuyện, ngôi kể, sự việc, các yếu tố miêu tả, nghị luận 
- Ví dụ : Cách kể chuyện theo ngôi thứ nhất xưng “tôi” , cách kết hợp các phương thức trong các vb “Lão Hạc”, “Chiếc lược ngà”, 
Hđ 2 : Dặn dò :
Nắm toàn bộ những nội dung kiến thức của phần tập làm văn đã học từ lớp 6 đến lớp 9.
Tập viết vb tự sự ( sáng tác thơ, truyện ngắn) có kết hợp sử dụng các phương thức biểu đạt đã học.
Đọc và soạn bài “Những đứa trẻ” (trích Thời thơ ấu của nhà văn Mác-xim Go-rơ-ki )
Lập dàn ý chi tiết cho đề bài kiểm tra TLV số 3.

Tài liệu đính kèm:

  • doc16 - ON TAP TLV.doc