Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Bài 18: Trả bài kiểm tra Tiếng Việt

Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Bài 18: Trả bài kiểm tra Tiếng Việt

Tiếng việt Bài 18 : TRẢ BÀI KIỂM TRA TIẾNG VIỆT

I. MỤC TIÊU : Giúp HS :

- On lại những kiến thức cơ bản về Tiếng Việt. Củng cố các kĩ năng làm bài kiểm tra trắc nghiệm và tự luận ; thấy rõ những ưu điểm và hạn chế trong bài làm của bản thân, có phương hướng bổ khuyết trong học kì 2.

- Kĩ năng tự nhận xét và sửa chữa bài làm của bản thân.

- Có ý thức phê và tự phê.

II. CHUẨN BỊ :

* GV : Bài làm của học sinh ( đã chấm điểm, phê, . )

* HS : On lại nội dung kiến thức của các bài tiếng Việt đã học ở học kì I.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :

1. Ổn định tình hình lớp (1)

2. Kiểm tra bài cũ (4) : Kiểm tra việc chuẩn bị bài ở nhà của học sinh.

3. Giảng bài mới :

a) Giới thiệu bài : Giới thiệu mục đích của tiết trả bài.

b) Tiến trình tiết trả bài :

 

doc 2 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 796Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Bài 18: Trả bài kiểm tra Tiếng Việt", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn :
Tuần / tiết : 18 / 87
Tiếng việt 	Bài 18 :	TRẢ BÀI KIỂM TRA TIẾNG VIỆT 
I. MỤC TIÊU :	 Giúp HS :
Oân lại những kiến thức cơ bản về Tiếng Việt. Củng cố các kĩ năng làm bài kiểm tra trắc nghiệm và tự luận ; thấy rõ những ưu điểm và hạn chế trong bài làm của bản thân, có phương hướng bổ khuyết trong học kì 2.
Kĩ năng tự nhận xét và sửa chữa bài làm của bản thân.
Có ý thức phê và tự phê.
II. CHUẨN BỊ :
* GV : Bài làm của học sinh ( đã chấm điểm, phê, ... )
* HS : Oân lại nội dung kiến thức của các bài tiếng Việt đã học ở học kì I.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : 
Ổn định tình hình lớp (1’)
Kiểm tra bài cũ (4’) : Kiểm tra việc chuẩn bị bài ở nhà của học sinh.
Giảng bài mới : 
Giới thiệu bài : Giới thiệu mục đích của tiết trả bài.
Tiến trình tiết trả bài :
HĐ của GV
HĐ của HS
Nội dung 
Hđ 1 : Nhận xét chung về bài làm của HS.
- Ưu điểm : 
 + Trắc nghiệm : Phần lớn HS xác định đúng yêu cầu của từng câu hỏi, có phương án trả lời đúng, chính xác.
 + Tự luận : 
 Câu 1 : Xác định và phân tích đúng tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong khổ thơ trích.
 Câu 2 : Đoạn văn có nội dung, ý nghĩa ; trong đoạn văn có sử dụng phép điệp ngữ và nhân hoá ; phân tích đúng tác dụng của các phép điệp ngữ và nhân hoá trong đoạn văn đó.
- Hạn chế :
 + Trắc nghiệm : Chọn phương án trả lời bị sai.
 + Tự luận :
 Câu 1 : Xác đinh sai biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn thơ trích hoặc xác định đúng phép so sánh nhưng phân tích sai tác dụng của nó trong đoạn thơ.
 Câu 2 : 
- Chỉ sử dụng một phép tu từ theo yêu cầu , phân tích sai công dụng của phép tu từ trong đoạn văn đó hoặc nêu công dụng một cách chung chung, không cụ thể, chi tiết.
- Hình thức đoạn văn không đúng theo yêu cầu ( viết nhiều đoạn văn ), sai chính tả nhiều, sử dụng dấu câu không hợp lí nên câu văn lủng củng, tối nghĩa, 
Hđ 1 : Nghe, lưu ý những ưu và nhược điểm trong bài làm của mình.
HĐ 2 : Trả bài kiểm tra , hướng dẫn HS xây dựng đáp án và chữa lỗi.
HĐ 2 : Nhận bài, xây dựng đáp án, chữa lỗi.
ĐÁP ÁN – BIỂU ĐIỂM
Bước 1 : GV nêu từng câu hỏi phần trắc nghiệm và câu hỏi 1 phần tự luận -> HS nêu câu trả lời – đáp án -> GV kết luận.
Bước 2 : Nêu các yêu cầu của bài tập 2 phần tự luận :	
- Đoạn văn tối đa không quá 10 câu (0,5đ).
- Nội dung đảm bảo (0,5đ) 
- Đoạn văn có sử dụng phép điệp ngữ (1đ), phân tích đúng tác dụng của phép điệp ngữ trong đoạn văn đó (1đ).
- Đoạn văn có sử dụng phép nhân hoá (1đ), phân tích đúng tác dụng của phép nhân hoá trong đoạn văn đó (1đ).
Bước 3 : Phát bài kiểm tra và yêu cầu HS chữa lỗi hoặc bổ sung những đơn vị kiến thức bị thiếu trong bài làm của mình
Bước 4 : Gọi HS đọc đoạn văn hay (câu 2 phần tự luận) -> Gọi HS khác nhận xét -> GV góp ý.
Bước 5 : Hô điểm, biểu dương, nhắc nhở.
* Xác định yêu cầu câu hỏi -> Xây dựng đáp án .
* Nghe, lưu ý đáp án phần tự luận.
* Nhận và đọc bài kt -> Chữa lỗi, bổ sung những ý còn thiếu so với yêu cầu của đề bài.
* Đọc đoạn văn hay -> Nhận xét bài làm của bạn.
I. Trắc nghiệm ( 3 điểm ; mỗi câu trả lời đúng được 0,5 điểm ) : 1–D ; 2–C ; 3–A ; 4–A ; 5–D ; 6 –A
II. Tự luận ( 7 điểm ) :
 Câu 1 (2 đ ) : Vận dụng kiến thức đã học về một số phép tu từ từ vựng để phân tích nét nghệ thuật độc đáo trong đoạn trích sau :
Một dãy núi mà hai màu mây
Nơi nắng nơi mưa, khí trời cũng khác
Như anh với em, như Nam với Bắc
Như đông với tây một dãi rừng liền
( Phạm Tiến Duật – Trường Sơn Đông, Trường Sơn Tây )
=> Phép tu từ so sánh : hai phía của dãy Trường Sơn cũng như hai con người ( anh và em ), hai miền đất ( Nam và Bắc ), hai hướng ( đông và tây) của một dãi rừng, luôn gắn bó keo sơn, không gì có thể chia cắt được.
 Câu 2 (5đ) : Viết một đoạn văn ngắn (nội dung tự chọn, tối đa 10 câu) có sử dụng phép điệp ngữ và nhân hoá. Phân tích tác dụng của các biện pháp tu từ trong đoạn văn đó.
Hđ 3 : Dặn dò : Oân tập các văn bản truyện đã học ở HK I và soạn bài Tập làm thơ tám chữ ((t2)

Tài liệu đính kèm:

  • doc18 - TRA BAI KT TIENG VIET.doc