Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Bài 19: Tiếng nói của văn nghệ

Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Bài 19: Tiếng nói của văn nghệ

Bài 19. Tiếng nói của văn nghệ

 ( Nguyễn Đình Thi )

Tiết 96-97 : Đọc- hiểu văn bản

A. Mục tiêu cần đạt.

 1. Kiến thức.

 Giúp học sinh:

 -Hiểu được nội dung của văn nghệ và sức mạnh kì diệu của nó đối với đời sống của con người qua đoạn trích nghị luận ngắn, chặt chẽ, giàu hình ảnh của Nguyễn Đình Thi.

 2. Kĩ năng.

- Rèn kĩ năng đọc- hiểu văn bản nghị luận.

 3. Thái độ.

 - Hiểu được vai trò của văn nghệ trong đời sống.

B. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh.

* Giáo viên: Soạn giáo án - Tham khảo tài liệu.

* Học sinh: Soạn bài theo hướng dẫn của giáo viên .

C. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy và học.

 1: Kiểm tra sự chuẩn bị của hs: ( 5')

 Giáo viên kiểm tra chuẩn bị bài của học sinh

? Tác giả Chu Quang Tiềm khuyên chúng ta nên chọn và đọc sách như thế nào?

 

doc 5 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 598Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Bài 19: Tiếng nói của văn nghệ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 10/1/2010 
Ngày dạy: 11/1 /2010 
Bài 19. Tiếng nói của văn nghệ
	( Nguyễn Đình Thi )
Tiết 96-97 : Đọc- hiểu văn bản
A. Mục tiêu cần đạt.
	1. Kiến thức.
	Giúp học sinh:
	-Hiểu được nội dung của văn nghệ và sức mạnh kì diệu của nó đối với đời sống của con 	người qua đoạn trích nghị luận ngắn, chặt chẽ, giàu hình ảnh của Nguyễn Đình Thi.
	2. Kĩ năng.
- Rèn kĩ năng đọc- hiểu văn bản nghị luận.
	3. Thái độ.
	- Hiểu được vai trò của văn nghệ trong đời sống.
B. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh.
* Giáo viên: Soạn giáo án - Tham khảo tài liệu.
* Học sinh: Soạn bài theo hướng dẫn của giáo viên .
C. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy và học.
 1: Kiểm tra sự chuẩn bị của hs: ( 5')
	 Giáo viên kiểm tra chuẩn bị bài của học sinh
? Tác giả Chu Quang Tiềm khuyên chúng ta nên chọn và đọc sách như thế nào?
	2: Tiến trình dạy học:
 * Giới thiệu bài: ( 1')
 Văn nghệ có nội dung và sức mạnh riêng độc đáo như thế nào? Nhà nghệ sĩ sáng tác tác phảm với mục đích gì? Văn nghệ đến với người tiếp nhận, đến với quần chúng nhân dân bằng con đường nào? Nhà văn Nguyễn Đình Thi đã góp phần trả lời những câu hỏi trên qua bài văn nghị luận giàu sức thuyết phục Tiếng nói của văn nghệ.
	 * Bài mới. .( 78')
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của h/s
Nội dung cần đạt
Hoạt động I
GV: Gọi học sinh đọc chú thích SGK.
? Căn cứ vào chú thích SGK hãy nêu một vài nét cơ bản về tác giả và tác phẩm?
? Hoàn cảnh ra đời của tác phẩm
GV nêu yêu cầu đọc
Chú ý các dẫn chứng thơ.
? Hãy kể tóm tắt hệ thống các luận điểm.
? Giải thích cụm từ phật giáo diễn ca?
?Văn bản thuộc kiểu văn bản nào?
?Trình bày các luận điểm của phần trích? Nêu nội dung của luận điểm?
?Nhan đề của bài viết thể hiện điều gì?
Gv yêu cầu học sinh đọc phần 1 sách giáo khoa.
? Phản ánh của văn nghệ theo Nguyễn Đình Thi có điểm gì đặc biệt?
?Để làm sáng tỏ vấn đề đó tác giả đã dùng dẫn chứng nào?
?Em có nhận xét gì về hai dẫn chứng đó?
?Thông qua hai dẫn chứng tác giả muốn gửi gắm điêu gì thới bạn đọc?
?Thông qua hai tâm trạng của nhân vật tác giả muốn gửi gắm điều gì?
?Vì sao những lời gửi gắm của các tác giả đến với người đọc lại phong phú sâu sắc vậy?
GV bình.
? Như vậy theo em văn nghệ có tác động như thế nào đến người đọc?
? Nội dung của văn nghệ có điểm gì khác với nội dung của các môn khoa học khác?
GV khái quát hết nội dung tiết 1.
GV yêu cầu học sinh đọc phần 2.
? Qua những dẫn chứng về cuộc sống và tác phẩm văn nghệ em thấy vì sao văn nghệ lại cần thiết với đời sống con người?
?Tác giả đã lí giải điều đó như thế nào?
? Đối với đời sống sinh hoạt hàng ngày văn nghệ có vai trò như thế nào?
? ở luận điểm này tác giả đã phân tích rõ ở khía cạnh nào?
GV khái quát chuyển ý.
Gv yêu cầu học sinh đọc phần 3.
? Trong đoạn văn đã không ít nhiều lần tác giả đưa ra quan niệm của mình về bản chất của nghệ thuật bản chất đó là gì?
?Từ bản chất đó con đường nghệ thuật đến với người tiếp nhận như thế nào?Tác giả đã chứng minh điều đó ra sao?
?Từ đó em thấy văn nghệ có vai trò như thế nào?
GV khái quát toàn bài tổng kết.
?Khái quát những giá trị đặc sắc về nghệ thuật?
? Nội dung của văn bản là gì?
GV khái quát ghi nhớ
- Đọc
-Trình bày
-Trình bày
- Đọc nối tiếp
- Tóm tắt
-Giải thích
-Nhận xét
-Trình bày
-Phát hiện
-Đọc
-So sánh
-Phát hiện
-Nhận xét
- Độc lập
-cảm nhận
-Lí giải
- Nghe
-Suy luận
-So sánh
- Nghe
- Đọc
-Phát hiện
-Phát hiện
-Nhận xét
-Nghe
-Đọc
-Phát hiện
-Lí giải
-Nhận xét
-Nghe
-Khái quát
-Khái quát
-Đọc ghi nhớ
I.Đọc - Tiếp xúc văn bản.
1. Tác giả, tác phẩm.
-Sáng tác và hoạt động văn nghệ từ trước cách mạng.
-Là cây bút lí luận phê bình có tiếng.
- Tiểu luận Tiếng nói của văn nghệ viết năm 1948 ( thời kì đầu cuộc kháng chiến chống Pháp)
2. Đọc - tóm tắt.
3. Từ khó.
-phật giáo diễn ca: bài thơ dài nôm na dễ hiểu về nội dung đạo phật.
4.Tìm hiểu cấu trúc văn bản.
-Văn bản Tiếng nói của văn nghệ thuộc kiểu văn bản nghị luận.
-Luận điểm 1: Nội dung của văn nghệ là phản ánh hiện thực khách quan, lời gửi, lời nhắn nhủ của nhà nghệ sĩ tới người đọc....từ đầu đến một cách sống của tâm hồn.
-Luận điểm 2: Sức mạnh kì diệu của văn nghệ phần còn lại.
-Nhan đề thể hiện tính khái quát và gợi sự gần gũi, nó bao hàm cả nội dung lẫn cách thức, giọng điệu nói của văn nghệ.
II. Đọc - hiểu văn bản
1.Nội dung của văn nghệ.
-Tác phẩm nghệ thuật còn lấy chất liệu ở tư tưởng tình cảm của người viết gửi vào đó lời nhắn nhủ của riêng mình.
-Truyện Kiều của Nguyễn Du.
-An-na-Ca-rê-nhi-a của Lép-tôn-xtôi.
-> Dẫn chứng tiêu biểu, cách nêu dẫn chứng cụ thể.
-Câu a: người đọc rung động trước cái đẹp mà tác giả đã miêu tả. Là lời nhắn gửi tới truyện Kiều.
-Cái chết thảm khóc của nhân vật làm cho người đọc cảm thấy bâng khuâng khó quên.
-Tác giả muốn gửi những bài hoc luân lí về những ứng xử trong cuộc sống.
-Bởi các tác phẩm văn nghệ đã làm cho các lời khuyêh lí thuyết khô khan trở nên tình cảm rung động lòng người.
-> Văn nghệ làm rung động nhận thức của từng người, nó được mở rộng và phát huy qua từng thế hệ người đọc, người xem...
-Nội dung của văn nghệ tập chung miêu tả khám phá chiều sâu tính cách số phận con người ... qua cái nhìn tình cảm của người nghệ sĩ.
2. Sức mạnh và ý nghĩa kì diệu của văn nghệ.
-Văn nghệ giúp chúng ta được sống đầy đủ hơn, phong phú hơn với cuộc đời, với chính mình.
-Mỗi tác phẩm lớn như rọi vào tâm trạng chúng ta 1 thứ ánh sáng riêng không bao giờ nhòa đi ánh sáng ấy bây giờ biến thành của ta...
- Văn nghệ góp phần vào làm tươi mát sinh hoạt hàng ngày giữ cho đời cứ tươi.
-Văn nghệ đối với đời sống quần chúng nhân dân lao động.
+Đối với người lao động những người có cuộc đời...khi tiếp nhận văn nghệ họ như biến đổi hẳn ...
+Văn nghệ không xa rời cuộc sống...
3. Con đường riêng của văn nghệ.
- Bản chất của văn nghệ là 
+ nghệ thuật là tiếng nói tình cảm 
+Chỗ đứng của người nghệ sĩ là chỗ giao nhau giữa tâm hồn con người với đời sống sản xuất và chiến đấu...
+ Nghệ thuật là tư tưởng đã được nghệ thuật hóa không trìu tượng.
- Nghệ thuật đến với người tiếp nhận là con đường độc đáo.
 cách đọc một bài thơ...
-Văn nghệ là kết tinh tâm hồn người sáng tác, vừa là sợi dây truyền sự sống mà nghệ sĩ mang lại...
-Văn nghệ giúp con người tự nhận thức, tự xây dựng nhân cách và cách sống của bản thân con người cá nhân và xã hội.
-Đặc biệt văn nghệ thực hiện các chức năng đó một cách tự nhiên và sâu sắc..
III. Tổng kết
1 Nghệ thuật.
- Bố cục văn bản chặt chẽ, hợp lí, dẫn dắt tự nhiên...
-Cách viết giàu hình ảnh, dẫn chứng phong phú...
-Giọng văn toát lên lòng chân thành, niềm say sưa đặc biệt nhiệt hứng dâng cao ở phần cuối của văn bản.
2.Nội dung
-Văn nghệ nối sợi dây đồng cảm kì diệu giữa những nghệ sĩ với bạn đọc thông qua những rung động mãnh liệt sâu sa của bài học.
-Văn nghệ giúp con người sống phong phú hơn và tự hoàn thiện nhân cách tâm hồn mình.
*Ghi nhớ : sgk
	*Đánh giá:
 D. Hướng dẫn hoạt động nối tiếp.( 6')
-Tóm tắt nội dung đoạn trích .
- Nắm vững tác giả và hoàn cảnh sáng tác tác phẩm.
-Vai trò của văn nghệ đối với đời sống con người.

Tài liệu đính kèm:

  • doctiet 96-97 - VH.doc