Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Bài 25: Mây Và Sóng (R. Ta - Go)

Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Bài 25: Mây Và Sóng (R. Ta - Go)

Bài 25. Mây Và Sóng

 ( R. Ta-go )

Tiết 127: Đọc - Hiểu văn bản

A. Mục tiêu cần đạt:

1.Kiến thức.

- Giúp học sinh cảm nhận được ý nghĩa thiêng liêng của tình mẫu tử, thấy được nét đặc sắc nghệ thuật trong sáng tạo tứ thơ bằng những cuộc đối thoại tưởng tượng và xây dựng hình ảnh thiên nhiên.

 2.Kĩ năng.

- Rèn luyện kĩ năng cảm thụ, đọc, phân tích thơ tự do, phân tích h/ả tượng trưng trong thơ, kết cấu đối thoại, độc thoại của bài thơ.

3.Thái độ.

- Bồi đắp thêm tình cảm yêu thương, trân trọng tình mẫu tử.

B. Chuẩn bị:

- Giáo viên: Sưu tầm tài liệu , chân dung Ta-go.

- Học sinh: Đọc bài trả lời các câu hỏi sách giáo khoa và gợi ý của giáo viên.

 

doc 6 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 815Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Bài 25: Mây Và Sóng (R. Ta - Go)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:13/3/2010 
Ngày dạy: 15/3/2010
Bài 25. Mây Và Sóng
 	 ( R. Ta-go )
Tiết 127: Đọc - Hiểu văn bản
A. Mục tiêu cần đạt: 
1.Kiến thức.
- Giúp học sinh cảm nhận được ý nghĩa thiêng liêng của tình mẫu tử, thấy được nét đặc sắc nghệ thuật trong sáng tạo tứ thơ bằng những cuộc đối thoại tưởng tượng và xây dựng hình ảnh thiên nhiên.
 2.Kĩ năng.
- Rèn luyện kĩ năng cảm thụ, đọc, phân tích thơ tự do, phân tích h/ả tượng trưng trong thơ, kết cấu đối thoại, độc thoại của bài thơ.
3.Thái độ.
- Bồi đắp thêm tình cảm yêu thương, trân trọng tình mẫu tử.
B. Chuẩn bị:
- Giáo viên: Sưu tầm tài liệu , chân dung Ta-go.
- Học sinh: Đọc bài trả lời các câu hỏi sách giáo khoa và gợi ý của giáo viên.
C. Tiến trình tổ chức các hoạt động.
1: Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh . ( 6’) 
? Đọc thuộc lòng và diễn cảm bài thơ Nói với con của nhà thơ Y Phương? Người cha qua việc tâm tình trò chuyện với con đã gửi gắm mong ước gì?
2 Tổ chức các hoạt động dạy học
* Giới thiệu bài. ( 1’)
Tình mẫu tử luôn là cảm hứng vô tận của các nhà thơ. Chế Lan Viên phát triển cảm hứng đó từ h/ả con cò trong ca dao, Nguyễn Khoa Điềm lại sáng tác Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ thì đại thi hào ấn Độ trong những năm tháng đau thương mất mát ghê gớm của cuộc đời và gia đình đã viết tập thơ Si- su ( trẻ thơ) in trong tập Trăng non là tiếng hát đau buòn sâu thẳm nhưng vẫn chứa chan tình yêu thương và niềm tin vào trẻ thơ vào thế hệ tương lai. Tình cảm đó được biểu hiện như thế nào chúng ta cùng tìm hiểu bài.
* Bài mới. ( 37’)
Hoạt động của
giáo viên
Hoạt động 
của h/s
Nội dung cần đạt
GV yêu cầu học sinh theo dõi chú thích dấu * SGK.
? Nêu một vài nét chính về tác giả?
GV nêu khái quát.
GV nêu yêu cầu đọc: Giọng đọc nhịp nhàng, mạch lạc, nhưng vẫn thể hiện tình cảm.
GV đọc, giáo viên yêu cầu H/S đọc.
? Giải thích từ ngao du?
? Bài thơ được viết theo thể thơ nào? Em hãy nêu đặc điểm của thể thơ đó?
? Chủ thể trữ tình trong bài thơ là ai?
? Đối tượng biểu cảm và đối tượng đối thoại của em bé là ai? Vì sao?
? Trong hai lượt thoại đó em bé đã nói với mẹ những gì? Giới hạn của từng lượt thoại đó?
? Trừ cụm từ mẹ ơi ở đầu bài thơ, trình tự tường thuật của hai câu chuyện có điểm gì giống nhau?
GV định hướng cách đọc - hiểu bài thơ.
GV yêu cầu học sinh đọc lại toàn bộ bài thơ.
? Những người sống trên mây và những người sống trong sóng mời gọi, rủ rê em bé như thế nào?
? Em có cảm nhận gì về những lời mời gọi trên?
? Qua hai lời mời gọi của những người sống trên mây và trong sóng ta thấy có điểm gì giống với em bé?
GV: đứa trẻ nào mà chẳng ham chơi dưới những đêm trăng sáng, được ca hát ngao du là sở thích của trẻ thơ do vậy những lời mời gọi đó rất hấp dẫn với bất kì em bé nào.
GV chuyển ý.
? Trước lời mời gọi đó em bé đã có những phản ứng gì trong mỗi lần mời gọi?
? Vì sao cả hai lần em bé lại hỏi lại như thế?
? Con đường đến với các bạn trên mây và trong sóng được miêu tả như thế nào?
? Em có suy nghĩ gì về con đường đến với mây , sóng?
? Mặc dù con đường đến với các bạn nhỏ sống trên mây trên sóng rất dễ nhưng tại sao em bé không đi?
? Nghĩ đến mẹ em bé đã khước từ những lời mời gọi như thế nào?
? Em có suy nghĩ gì về lời khước từ đó?
? Theo em điều gì đã khiến cho em bé thắng được những lời mời gọi rủ rê hấp dẫn đó?
GV dẫn dắt chuyển ý.
? Từ chối lời mởi gọi của các bạn sống trên mây, trên sóng em bé đã nói với mẹ sáng kiến gì của mình?
? Sáng kiến của em bé cho ta thấy tình cảm, tư duy của em bé như thế nào?
? Hình ảnh hai mẹ con chơi đùa gợi cho người đọc cảm nhận gì?
GV đọc hai cầu thơ cuối.
? Phân tích ý nghĩa của hai câu thơ?
? Qua hai cầu chuyện của em bé ta cảm nhận được em bé là đứa trẻ như thế nào?
GV: em bé nào cũng vậy vừa muốn có trò chơi lại vừa muốn có mẹ. Nói được điều tâm lí đó quả là nhà thơ Ta-go rất yêu mến trẻ nhỏ và ông hiểu rõ về tâm lí của trẻ nhỏ và ông đã diễn đạt điều đó qua những h/ả thiên nhiên sinh động gần gũi và thơ mộng.
? Ngoài ý nghĩa ca ngợi tình mẹ con, bài thơ còn có thể gợi cho ta suy ngẫm thêm điều gì nữa ?
? Bài thơ thành công bởi những nét nghệ thuật đặc sắc nào?
? Cảm nhận về chủ đề bài thơ?
GV yêu cầu học sinh đọc ghi nhớ SGK/89
GV nêu yêu cầu luyện tập
- Đọc
-Trình bày
- Nghe
- Nghe
- Đọc
-Giải thích
-Nhận xét
- Lí giải
- Lí giải
-Phát hiện
-Phát hiện
- Đọc
- Phát hiện, phân tích.
- Cảm nhận
- Hình dung
-Nghe
- Phát hiện
- Giải thích
- Phân tích
- Nhận xét
-Lí giải
-Phát hiện
-Nhận xét
-Thảo luận
-Nghe
- Phát hiện
-Suy luận
-Cảm nhận
- Đọc
- Phân tích
- Cảm nhận
- Nghe
- Thảo luận
-Khái quát
- Cảm nhận
- Đọc
- Đọc
I. Đọc - tiếp xúc văn bản.
* Tác giả, tác phẩm.
- Ta-go ( 1861-1941) là nhà thơ hiện đại nhất ấn độ. Ông là một nghệ sĩ đa tài: làm thơ , viết văn, vẽ tranh sáng tác khác nhau. Lĩnh vực nào ông cũng có những thành công xuất sắc...
- Ông là nhà văn Châu á đầu tiên được nhận giải thưởng Nô-ben về văn học.
- Bài thơ được viết bằng tiếng Ben-gan,in trong tập thơ Trẻ thơ xuất bản năm 1909 và được chính Ta-go dịch ra tiếng Anh, in trong tập Trăng non xuất bản năm 1975
.
* Đọc.
* Từ khó.
- Ngao du: đi dạo chơi đây, đó.
* Cấu trúc văn bản.
- Bài thơ được viết theo thể thơ tự do . Các câu dài ngắn khác nhau không theo niêm luật nào qui định.
- Chủ thể trữ tình là một em bé.
- Đối tượng biểu cảm, đối thoại trong bài thơ là mẹ.
+ Vì theo mạch cảm xúc tự nhiên của em bé. Bài thơ là hai lượt thoại của cuộc đối thoại.
- Chuyện những người sống trên mây rủ em đi chơi. Từ đầu đến họ bay đi.
- Chuyện những người sống trên sóng rủ em đi chơi. Tiếp đến nhảy múa lướt qua.
-Thuật lại lời rủ rê.
-Thuật lại lời từ chối và lí do từ chối.
-Nêu lên trò chơi do em bé sáng tạo ra.
II. Đọc - Hiểu văn bản.
1. Những lời mời gọi rủ rê.
 Bọn tớ chơi từ khi thức dậy..., bọn tớ ca hát từ sáng sớm...
- Những lời mời gọi, rủ rê hấp dẫn
- Những người sống trên mây và trong sóng đều là trẻ em nên lời mời gọi càng hấp dẫn, lôi cuốn em bé.
2. Phản ứng của em bé trước những lời mời gọi.
- Hỏi lại:
- Lần thứ nhất: em hỏi làm thế nào để lên đó được. 
- Lần thứ bài: làm thế nào mình ra đó được.
- Em bé xiêu lòng trước những lời mời gọi rủ rê hấp dẫn, để được vui chơi, ca hát, ngao du cho thỏa thích.
hãy đến biển cả nhắm nghiền mắt...
- Con đường đến với các bạn sống trên mây và trong sóng rất dễ dàng.
- Em nghĩ đến mẹ.
Mẹ mình đang đợi ở nhà...
- Lời khước từ ngây thơ đáng yêu, trong trắng.
- Tình mẹ con đã chiến thắng sự cám dỗ. Lúc nào em bé cũng muốn mẹ luôn mong có mình ở nhà mẹ đang đợi mình ở nhà.
3. Trò chơi của em bé.
 Con sẽ là mây và mẹ sẽ là trăng...
Con là sóng và mẹ là bến bờ kì lạ...
- Sáng kiến cho thấy trí tưởng tượng tuyệt vời phong phú của em bé. Sáng kiến được bắt nguồn từ tình mẫu tử thiêng liêng và em bé rất yêu thương mẹ.
-> Tình mẫu tử thiêng liêng, âu yếm.
- Câu thơ gắn tình cảm mẹ con với trăng. mây, biển bờ như vậy tác giả đã nâng tình mẫu tử lên tầm cỡ vũ trụ, tình mẫu tử có ở khắp mọi nơi thiêng liêng bất tử.
- Em bé thông minh, ngây thơ, đáng yêu, rất tình cảm.
- Ngoài ý nghĩa tình mẹ con bền chặt đẹp đẽ, thiêng liêng, sâu lắng. Bài thơ gợi cho ta những điều suy ngầm
+ Trong cuộc sống hàng ngày con người vẫn thường gặp những cám dỗ và quyến rũ. Nếu không có những điểm tựa vững chắc thì dễ sa vào những cám dỗ đó. Và, một trong những chỗ dựa vững chắc của mỗi con người là tình mẫu tử.
+ Hạnh phúc thực sự đối với mỗi con người có ở ngay trên trần thế và do chính con người tạo dựng chứ không phải là điều gì xa xôi, huyền bí và không phải do người khác ban tặng.
III. Tổng kết.
-Hình ảnh thiên nhiên mang ý nghĩa tượng trưng, những tưởng tượng bay bổng kì diệu, phóng khoáng...bố cục cân phân đối xứng nhưng không trùng lặp...
- Bài thơ ca ngợi tình mẹ con thiêng liêng , kì diệu, bất tử...
*Ghi nhớ: SGK/89
III. Luyện tập.
 - Đọc thuộc lòng bài thơ.
* Đánh giá
 D: Hướng dẫn hoạt động tiếp nối. ( 1’)
- Về nhà học thuộc lòng bài thơ.
- Tập phân tích bài thơ hoặc khổ thơ em cho là hay nhất.
- Chuẩn bị bài: Ôn tập về thơ.

Tài liệu đính kèm:

  • doctiet 126 - VH.doc