Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Bài 25 - Tiết 128: Mây và sóng

Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Bài 25 - Tiết 128: Mây và sóng

I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT

1. Mục tiêu chung

 - Cảm nhận được ý nghĩa thiêng liềng của tình mẫu tử và những đặc sắc về nghệ thuật trong việc sử dụng sáng tạo những cuộc đối thoại tưởng tượng và xây dựng các hình ảnh thiên nhiên của tác giả.

 - Có thêm lòng kính yêu cha mẹ người có công sinh thành dưỡng dục.

 - Tích hợp môi trường

2. Trọng tâm kiến thức, kĩ năng

a. Kiến thức

 - Tình mẫu tử thiêng liêng qua lời thủ thỉ chân tình của em bé với mẹ về những cuộc đối thoại giữa em với những người sống trên “ mây và sóng”.

 - Những sáng tạo độc đáo về hình ảnh qua trí tưởng tượng bay bổng của tác giả

 

doc 7 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 901Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Bài 25 - Tiết 128: Mây và sóng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 26/ 02/ 2012
Ngày giảng: 01/ 03/ 2012
Bài 25, tiết 128
Mây và sóng
R.To- go
I. Mục tiêu cần đạt
1. Mục tiêu chung
	- Cảm nhận được ý nghĩa thiêng liềng của tình mẫu tử và những đặc sắc về nghệ thuật trong việc sử dụng sáng tạo những cuộc đối thoại tưởng tượng và xây dựng các hình ảnh thiên nhiên của tác giả.
	- Có thêm lòng kính yêu cha mẹ người có công sinh thành dưỡng dục.
	- Tích hợp môi trường
2. Trọng tâm kiến thức, kĩ năng
a. Kiến thức
	- Tình mẫu tử thiêng liêng qua lời thủ thỉ chân tình của em bé với mẹ về những cuộc đối thoại giữa em với những người sống trên “ mây và sóng”.
	- Những sáng tạo độc đáo về hình ảnh qua trí tưởng tượng bay bổng của tác giả
b. Kĩ năng
	- Đọc- hiểu một văn bản dịch thuộc thể loại thơ văn xuôi.
	- Phân tích để thấy được ý nghĩa sâu sắc của bài thơ.
II. Kĩ năng sống cơ bản được giáo dục trong bài
1. Kĩ năng tư duy sáng tạo
2. Kĩ năng giao tiếp
3. Kĩ năng tự nhận thức
4. Kĩ năng giải quyết vấn đề
5. Kĩ năng lắng nghe tích cực
III. đồ dùng dạy học
IV. Phương pháp/ kĩ thuật dạy học
 Đọc sáng tạo( giao nhiệm vụ); Phân tích và bình giảng, nêu vấn đề, thảo luận nhóm ( đặt câu hỏi, động não, chia nhóm)
IV. Các bước lên lớp
1. ổn định lớp( 1’) 
 Lớp 9a./ 30; Lớp 9c:/ 25
2. Kiểm tra đầu giờ (4')
H.Đọc phần 1 và nêu giá trị nghệ thuật và ý nghĩa của văn bản Nói với con?
Trả lời
- HS đọc thuộc lòng bài thơ
- Nghệ thuật: Giọng điệu tâm tình thủ thỉ, tâm tình trìu mến. Xây dựng hình ảnh thơ vừa cụ thể, vừa mang tính khái quát, mộc mạc mà vẫn giàu chất thơ. Có bố cục chặt chẽ, dẫn dắt tự nhiên.
- ý nghĩa: Bài thơ t hể hiện tình yêu thương thắm thiết của cha mẹ dành cho con cái; tình yêu, niềm tự hào về quê hương đất nước.
3.Tiến trình tổ chức các hoạt động
Hoạt động của thầy và trò
T/g
Nội dung
Hoạt động 1. Khởi động
H. Kể tên các văn bản đã học từ lớp 6, 7, 8, 9 về tình mẹ con?
- Cổng trường mở ra.
- Mẹ tôi
- Trong lòng mẹ
- Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ
- Con cò
GV: Tình mẹ con là đề tài vĩnh cửu của văn học nghệ thuật. Mây và sóng của Ta- go ( ấn Độ) là một trong những bài thơ hay về đề tài này.
Hoạt động 2. HDHS đọc và thảo luận chú thích.
* Mục tiêu
- Đọc sáng tạo văn bản
- Trình bày được những hiểu biết về tác giả và tác phẩm
- Nhận diện được những từ ngữ khó có liên quan trong quá trình tìm hiểu văn bản
* Cách tiến hành
- GV HD học sinh đọc: giọng đọc tâm tình thủ thỉ.
- GV đọc mẫu và cho học sinh đọc
- GV nhận xét và uốn nắn
H. Nêu những hiểu biết của em về tác giả?
- HS trả lời, GV chốt
- Thơ Ta- go thể hiện tinh thần dân tộc và dân chủ sâu sắc, tinh thần nhân văn cao cả và chất trữ tình thắm thiết- triết lí thâm trầm.
H. Nêu xuất xứ tác phẩm?
- HS trả lời
- GV cho học sinh ghi
H. Phương thức biểu đạt chính của văn bản
Hoạt động 3. HDHS tìm hiểu bố cục
* Mục tiêu
- Xác định được các phần trong văn bản.
- Nhận diện được nội dung của từng phần đã chia.
* Cách tiến hành
H. Bài thơ là lời của ai nói với ai? Lời đó chia làm mấy phần?
2 phần
P1: từ đầu-> xanh thẳm
P2: còn lại
- Lời rủ rê của những người trên mây và sóng; lời từ chối của bé; trò chơi của bé
H. Cách tổ chức bài thơ, câu thơ có gì đặc biệt?
- HS thảo luận nhóm bàn / 2’
- Các nhóm báo cáo
+ Hai phần giống nhau về số dòng thơ, có sự lặp lại một số từ ngữ, cấu trúc, cách xây dựng hình ảnh nhưng không hoàn toàn trùng lặp.
- Thuật lại lời rủ rê
- Thuật lại lời từ chối,lí do từ chối 
- Miêu tả trò chơi của bé
+ Lời tâm tình của em bé đặt trong hai tình huống khác nhau diễn tả tình cảm dạt dào, dâng trào của em.Tình cảm của mẹ với em bé trải qua 2 thử thách được bộc lộ trọn vẹn và sâu sắc hơn.
+ Thể thơ văn xuôi, câu thơ dài ngắn khác nhau, không vần nhưng vẫn có nhạc điệu do yếu tố lặp lại và nhịp điệu bên trong của lời thơ. 
Hoạt động 4. HDHS tìm hiểu văn bản
* Mục tiêu
- Tình mẫu tử thiêng liêng qua lời thủ thỉ chân tình của em bé với mẹ về những cuộc đối thoại giữa em với những người sống trên “ mây và sóng”.
- Những sáng tạo độc đáo về hình ảnh qua trí tưởng tượng bay bổng của tác giả
*Cách tiến hành
H. Những người trên mây, trên sóng đã nói gì với em bé ?
 + Lời mời gọi của những người trên mây: “Bọn tớ chơi từ khi thức dậy chiều tà. Bọn tớ chơi với bình minh vàng, bọn tớ chơi với vầng trăng bạc”
+ Lời mới gọi của những người trên sóng: “Bọn tớ ca hát từ sáng sớm cho đến hoàng hôn. Bọn tớ ngao du nơi này nơi nọ mà không biết từng đến nơi nao?”
H. Mây và sóng đã vẽ ra trước mắt em bé một thế giới như thế nào?
=>Những người trên mây, trên sóng đã vẽ ra một thế giới hấp dẫn, giữa vũ trụ rực rỡ sắc mầu với bình minh vàng, vầng trăng bạc, với tiếng ca du dương, bất tận và được đi khắp nơi này nơi nọ.
H. Sau khi đã vẽ ra một thế giới hấp dẫn trước mắt em bé thì mây và sóng tiếp tục làm gì ?
- Hướng dẫn em bé cách đến với họ.
+ Cách đến với mây:
 “Hãy đến nơi tận cùng trái đất, đưa tay lên trời được nhấc bổng lên tận tầng mây”
 + Cách đến với sóng:
 “ Hãy đến rìa biển cả, nhắm nghiền mắt lại, được làn sóng nâng đi”
H. Em có nhận xét gì về những lời mời gọi của mây và sóng? Cách đến với họ có dễ thực hiện không?
- Là những lời mời gọi rất hấp dẫn, cuốn hút bởi tâm lí trẻ thơ là tò mò, ham chơi, ham vui, vì những điều mây và sóng vẽ ra hết sức thú vị.
GV: Những người trên mây trên sóng là thế giới thần tiên kì ảo trong truyện cổ tích, thần thoại mà bé được nghe, được đọc và tưởng tượng ra. đó là những nàng tiên xinh đẹp bay lững lờ trên những đám mây trắng, mây hồng giữa bầu trời xanh thăm thẳm, là những nàng tiên cá tuyệt vời, với giọng hát mê hồn dập dờn trong sóng biển xanh mênh mông.
H. Em có nhận xét gì về nghệ thuật của tác giả sử dụng trong đoạn này? tác dụng?
Gv chuyển:
 Thiên nhiên rực rỡ bí ẩn, bao điều mới lạ hấp dẫn, dường như khó có từ chối lời mời gọi nhưng điều gì đã núi chân em bé lại?
H. Đứng trước lời mời gọi, của em bé trả lời như thế nào?
 + Lời từ chối mây: “Mẹ mình đang đợi ở nhà” “Làm sao có thể rời mẹ mà đi được”
 + Lời từ chối sóng: “Buổi chiều mẹ muốn mình ở nhà, làm sao có thể rời mẹ mà đi được” 
H. Câu trả lời bằng câu hỏi của em bé thể hiện điều gì?
 - Câu hỏi thứ 1 cho thấy em bé cũng muốn đi chơi vì những lời mời gọi quá hấp dẫn. 
 - Câu trả lời thứ 2 gồm 2 vế: nửa đầu nêu lên 1 tình thế cũng là lí do để em bé từ chối (mẹ mình đang ỏ nhà đợi, buổi chiềunửa thứ 2 là câu hỏi tu từ, hỏi chỉ để khẳng định chắc chắn lời từ chối. 
H. Vì sao em bé không từ chối ngay? lí do nào khiến bé từ chối lời mời gọi?
- Em bé ko từ chối ngay vì trẻ em nào cũng ham chơi và ham vui.
- Bé từ chối vì ko muốn đánh đổi thú vui với việc phải xa mẹ, tình yêu thương mẹ đã thắng lời mời gọi hấp dẫn.
H. Tác giả sử dụng nghệ thuật gì trong đoạn thơ này? Em có cảm nhận gì trước lời chối từ của em bé?
- Lời từ chối với lí do thật dễ thương khiến những người trên mây, trên sóng đều “mỉm cười”. Lòng mẹ yêu con và con yêu mẹ đều da diết. Đó là tình cảm hai chiều nên càng tha thiết cảm động.
 Dĩ nhiên, em bé đầy luyến tiếc cuộc vui chơi, nhưng tình yêu thương với mẹ đã thắng những lời mời gọi hấp dẫn.Tinh thần nhân văn của bài thơ thể hiện ở sự vượt lên ham muốn ấy đó chính là sức níu giữ của tình mẫu tử.
H. Em bé đã tưởng tượng ra trò chơi khác như thế nào?
 + "Con là mây và mẹ là trăng
Hai bàn tay con ôm lấy mẹ, và mái nhà ta sẽ là bầu trời xanh thẳm"
 + "Con là sóng và mẹ sẽ là bến bờ kì lạ
Con lăn, lăn, lăn mãi rồi sẽ cười vang vỡ tan vào lòng mẹ."
H. Trò chơi đó có gì đặc biệt? 
=> Trò chơi đầy sáng tạo hòa quyện cùng thiên nhiên trong cuộc vui chơi ấm áp tình mẹ con. Thiên nhiên mơ mộng qua trí tưởng tượng của em bé càng trở nên lung linh. (mây, sóng biểu tượng về con, trăng và bến bờ tượng trưng cho tấm lòng dịu hiền, bao la của mẹ)
GV: Sự hoà hợp tuyệt diệu giữa em bé và thiên nhiên trong cuộc vui chơi ấm áp của tình mẫu tử. Em biến thành mây rồi thành sóng, còn mẹ thành trăng và bến bờ kì lạ rộng mở để con được “lăn, lăn, lăn mãi” vào lòng.
H. Cảm nhận của em về cái hay của câu thơ “Con lăn, lăn, lăn mãi rồi sẽ cười vang vỡ tan vào lòng mẹ”?
- Động từ, điệp từ, hàm ýHình ảnh thiên nhiên thơ mộng qua trí tưởng tượng của em bé càng trở lên lung linh gợi nhiều liên tưởng về những chú tiên đồng, những ông tiên trên trời xanh, những nàng tiên cá dưới biển cả.
GVtích hợp: Nguyên Hồng đã diễn tả thật xúc động cái cảm giác hạnh phúc đến ngất gây của bé Hồng khi ở “Trong lòng mẹ”: Phải bé lại và lăn vào lòng mẹ, áp mặt vào bầu sữa nóng của mẹ, để bàn tay mẹ vuốt ve từ trán xuống cằm và gãi rôm ở sống lưng cho, mới thấy người mẹ có một sự em dịu vô cùng”
- HS Cho học sinh đọc lại câu thơ cuối.
H. ý nghĩa của 2 câu cuối?
- Câu thơ cuối vừa là lời kết cho 2 phần, vừa là lời kết cho cả bài thơ: Tình mẫu tử ở khắp nơi, thiêng liêng, bất diệt 
H. Qua tìm hiểu phần 3 em có nhận xét chung gì về nghệ thuật và tác dụng?
GVbình: Thơ Ta-ga thường đậm ý nghĩa triết lí: Hạnh phúc không phải là điều gì xa xôi, bí ẩn do ai ban cho, mà ở ngay trên trần thế, do chính con người tạo ra. 
 Nhà thơ đã hoá thân vào em bé để ngợi ca tình mẫu tử.
Hoạt động 5: Tổng kết rút ra ghi nhớ.
* Mục tiêu: 
- Khái quát được nội dung và nghệ thuật cơ bản của bài thơ.
- Hiểu được ý nghĩa của văn bản.
* Cách tiến hành:
H. Nêu NT và ND chính toàn bài?
- HS đọc ghi nhớ (sgk).
H. Nêu ý nghĩa của văn bản?
Bài thơ ca ngợi ý nghĩa thiêng liêng của tình mẫu tử.
Hoạt động 6. HDHS Luyện tập
GV hướng dẫn học sinh về nhà đọc diễn cảm bài thơ
I. Đọc và thảo luận chú thích.
1. Đọc
2.Thảo luận chú thích
a.Tác giả
- Ra- bin-đra- nát To- go ( 1861- 1941) là nhà thơ hiện đại lớn nhất của ấn Độ, là nhà văn đầu tiên của châu á nhận giải Nô- ben về văn học( 1913)
b.Tác phẩm
- Bài thơ được xuất bản năm 1909, là bài thơ văn xuôi nhưng có vẫn có âm điệu nhịp nhàng.
- Phương thức biểu đạt chính: biểu cảm
II. Bố cục
2 phần
III/ Tìm hiểu văn bản:
1. Lời mời gọi của những người sống trên mây, trên sóng
 Kể kết hợp với miêu tả, biểu cảm. Lời mời gọi của những người trên sóng, trên mây chính là tiếng gọi của một thế giới diệu kì.
2. Lời từ chối của bé
 Sử dung nghệ thuật đối thoại, qua việc em bé từ chối lời mời gọi hấp dẫn của mây và sóng đã thể hiện sức núi giữ của tình mẫu tử.
3. Trò chơi của em bé
 Sử dụng động từ, điệp từ, hình ảnh đẹp mang hàm ý, thể hiện tình mẫu tử thiêng liêng, bất diệt.
V/ Ghi nhớ (sgk)
4.Củng cố( 1’)
GV hệ thống lại bài theo nội dung học tập trên lớp
5. Hướng dẫn học tập( 1’)
- Học thuộc lòng bài thơ, nội dung phân tích trên lớp
- Liên hệ với các bài đã học về tình mẹ con
- chuẩn bị bài: Ôn tập phần thơ
( yêu cầu học sinh ôn tập theo hệ thống bảng đã lập sẵn trong sgk)

Tài liệu đính kèm:

  • doctiet 128.doc