Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Bài 4 - Tiết 21: Tiếng Việt: Sự phát triển của từ vựng

Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Bài 4 - Tiết 21: Tiếng Việt: Sự phát triển của từ vựng

 1/ MỤC TIÊU : Qua tiết học, HS có thể :

 a) Kiến thức.

 - Nắm được từ vựng của một ngôn ngữ không ngừng phát triển.

 - Nắm được sự phát triển của từ vựng được diễn ra trước hết theo cách phát triển nghĩa của từ thành nhiều nghĩa trên cơ sở nghĩa gốc. Hai phương thức chủ yếu phát triển nghĩa là ẩn dụ và hoán dụ.

 b) Kỹ năng.

 - Rèn luyện kĩ năng mở rộng vốn từ theo các cách phát triển từ vựng.

 c) Thái độ.

 - Có ý trân trọng và phát huy sự giàu có của TV.

 2/ CHUẨN BỊ :

 a) - GV: Bảng phụ, phiếu học tập, SGK, SGV.

 b) - HS : Xem trước nội dung tiết học : Ôn lại kiến thức về ẩn dụ, hoán dụ, SGK.

 

doc 4 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 743Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Bài 4 - Tiết 21: Tiếng Việt: Sự phát triển của từ vựng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
	Giáo án Ngữ văn 9- GV Lê Thị Phương- THCS Sốp Cộp
Tuần 5 
Soạn : 8/9/2010	 Dạy : 9A:.../9/2010
	 9B:.../9/2010
Bài 4 - Tiết 21 : Tiếng Việt: 
SỰ PHÁT TRIỂN CỦA TỪ VỰNG
	1/ MỤC TIÊU : Qua tiết học, HS có thể :
	a) Kiến thức.
	- Nắm được từ vựng của một ngôn ngữ không ngừng phát triển.
	- Nắm được sự phát triển của từ vựng được diễn ra trước hết theo cách phát triển nghĩa của từ thành nhiều nghĩa trên cơ sở nghĩa gốc. Hai phương thức chủ yếu phát triển nghĩa là ẩn dụ và hoán dụ.
	b) Kỹ năng.
	- Rèn luyện kĩ năng mở rộng vốn từ theo các cách phát triển từ vựng.
	c) Thái độ.
	- Có ý trân trọng và phát huy sự giàu có của TV.
	2/ CHUẨN BỊ : 
	a) - GV: Bảng phụ, phiếu học tập, SGK, SGV. 
	b) - HS : Xem trước nội dung tiết học : Ôn lại kiến thức về ẩn dụ, hoán dụ, SGK.
	3/ TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
	a) KT bài cũ: ( 4 phút)
 ? Ẩn dụ là gì ? Hoán dụ là gì ? ( HS nhớ lại kiến thức đã học ở lớp 6)
	b) Bài mới: (36 phút)
	* Giới thiệu bài: TV là một loại ngôn ngữ đa dạng, phong phú, luôn luôn phát triển, một từ có thể có nhiều nghĩa khác nhau dựa trên cơ sở của nghĩa gốc. Để hiểu được điều đó, ta học bài hôm nay.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
I/ Sự biến đổi và phát triển nghĩa của từ ngữ : ( 18 phút)
1) Ví dụ :
- GV yêu cầu HS nhớ lại kiến thức đã học ở lớp 8 để giải thích nghĩa của từ " kinh tế " ở câu thơ ?
? Ngày nay từ " kinh tế " có được hiểu như nghĩa PBC đã dùng không ?
- GV gợi ý để HS giải nghĩa từ " kinh tế " ngày nay.
2) Nhận xét :
? Qua đó, em có nhận xét gì về nghĩa của từ ?
- GV sử dụng bảng phụ ghi VD 2 cho HS quan sát.
- GV yêu cầu: Hãy xác định nghĩa của hai từ " xuân", " tay" trong các câu trên. trong các nghĩa đó, nghĩa nào là nghĩa gốc, nghĩa nào là nghĩa chuyển ?
? Từ việc tìm hiểu VD2, em có nhận xét gì về nghĩa của từ và phương thức phát triển nghĩa của từ ?
é Gv chốt lại :
- Do nhu cầu phát triển của XH, từ vựng của một ngôn ngữ không ngừng phát triển dựa trên cơ sở nghĩa gốc của chúng
- Có hai phương thức chủ yếu trong sự biến đổi, phát triển nghĩa của từ là ẩn dụ và hoán dụ.
GV: Kết luận : ( ghi nhớ )
* Ghi nhớ/SGK
- GV chỉ định 1 HS đọc mục ghi nhớ- SGK
II/ Luyện tập : ( 18 phút)
1) Bài 1, 2, 3, 4
- GV sử dụng phiếu học tập cho các bài tập 1,2, 3, 4.
- GV chia lớp thành 4 nhóm, mỗi nhóm thực hiện 1 bài tập.
Lưu ý: Riêng nhóm 4, cần lấy VD về nghĩa gốc, nghĩa chuyển đối với mỗi từ; trên cơ sở đó phân tích nghĩa.
- GV nhận xét chung kết quả đạt được của các nhóm. chú ý chữa kĩ bài 4 của nhóm 4.
2) Bài tập 5:
- GVtổ chức cho HS thảo luận chung yêu cầu của bài tập 5
- GV gọi 1 HS trả lời
- GV nhận xét chung và đưa ra đáp án đúng.
Từ " mặt trời" thứ 2 được sử dụng theo phép tu từ ẩn dụ. Đây không phải là hiện tượng 1 nghĩa gốc của từ phát triển thành nhiều nghĩa vì sự chuyển nghĩa đó chỉ có tính chất lâm thời. Nó không làm cho từ có thêm nghĩa mới và không thể đưa vào giải thích trong từ điển ( ẩn dụ tu từ chứ không phải là ẩn dụ từ vựng ).
* HS đọc VD mục 1- SGK.
* HS trao đổi, nhớ lại, giải thích:
- Kinh tế ( kinh bang tế thế) có nghĩa là trị nước, cứu đời.
Cả câu thơ ý nói tác giả ôm ấp hoài bão trông coi việc nước, cứu giúp người đời.
* HS thảo luận, phát hiện, trả lời:
Ngày nay ta không dùng từ " kinh tế" theo nghĩa như vậy nữa mà dùng theo nghĩa khác
Cụ thể 
Kinh tế : Toàn bộ hoạt động của con người trong LĐSX, trao đổi, phân phối và sử dụng của cải, vật chất làm ra.
* HS rút ra nhận xét :
Nghĩa của từ có thể biến đổi theo thời gian: có những nghĩa cũ mất đi, đồng thời nghĩa mới được hình thành.
* HS đọc VD 2 ở bảng phụ. Chú ý từ viết bằng phấn màu.
* HS thảo luận, làm việc theo hai nhóm
Nhóm 1: a ( xuân)
Nhóm 2: b ( tay)
* Đại diện các nhóm trả lời:
Nhóm 1:
- xuân ( 1): mùa bắt đầu của năm, chuyển tiếp giữa đông sang hạ
- xuân (2): tuổi trẻ’ chuyển nghĩa( tu từ ẩn dụ).
Nhóm 2:
- tay ( 1): bộ phận của cơ thể
- tay (2): người chuyên hoạt động hay giỏi về một môn, nghề nào đó’ chuyển nghĩa( tu từ hoán dụ )
* HS rút ra nhận xét:
- Nghĩa của từ không ngừng phát triển dựa trên cơ sở nghĩa gốc.
- Có 2 phương thức phát triển nghĩa của từ là ẩn dụ và hoán dụ.
* Tự ghi.
* 1 HS đọc mục (ghi nhớ ):
- Các nhóm thảo luận, thực hiện yêu cầu của bài tập theo yêu cầu ở phiếu học tập
- Đại diện các nhóm trình bày kết quả. Các em khác trong nhóm có thể bổ sung
- HS ghi nhớ đáp án để về nhà làm vào vở:
BT2:
- Được dùng theo nghĩa chuyển.
- Nghĩa: Là sản phẩm từ thực vật, được chế biến thành dạng khô, dùng để uống.
BT3:
Đồng hồ điện, đồng hồ nước từ đồng hồ được dùng theo nghĩa chuyển, theo phương thức ẩn dụ.
BT4:
- Hội chứng ( Gốc): Tập hợp nhiều triệu chứng cùng xuất hiện một lúc.
- Nghĩa chuyển: Tập hợp nhiều hiện tượng, sự kiện biểu hiện một tình trạng, 1 vấn đề XH, cùng xuất hiện ở nhiều nơi.
VD: Hội chứng viêm đường hô hấp cấp rất phức tạp.
 Lạm phát, thất nghiệp là hội chứng của tình trạng suy thoái kinh tế.
* HS thảo luận yêu cầu của bài tập.
* 1 HS trả lời, các HS khác nghe, bổ sung
* HS nghe đáp án để về nhà làm.
c) Củng cố: ( 3 phút)
 ? Sự phát triển của từ vựng được hình thành trên cơ sở nào ? Có mấy phương thức chủ yếu phát triển nghĩa của từ ? 
	d) HD về nhà: ( 2 phút)
- Học thuộc phần ghi nhớ để nắm nội dung cơ bản của tiết học
 - Làm hoàn thiện từ bài 1’ bài 5( SGK) vào vở và bài tập bổ sung (SBT)
 - Xem trước những yêu cầu của tiết trả bài TLV số 1.

Tài liệu đính kèm:

  • docVan 9(10).doc