Giáo án Ngữ văn khối 9 - Tiết 5: Tập làm văn Luyện tập sử dụng một số biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh

Giáo án Ngữ văn khối 9 - Tiết 5: Tập làm văn Luyện tập sử dụng một số biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh

 Tiết 5. Tập làm văn

LUYỆN TẬP SỬ DỤNG MỘT SỐ BIỆN PHÁP NGHỆ THUẬT

 TRONG VĂN BẢN THUYẾT MINH

A.Mức độ cần đạt:

Học sinh nắm được các biện pháp nghệ thuật vào văn bản thuyết minh làm cho bài thuyết minh hấp dẫn sinh động.

B. Trọng tâm kiến thức, kĩ năng, thái độ:

 1. Kiến thức:

 - Biết làm bài văn thuyết minh về một thứ đồ dùng.

 - Hiểu được tác dụng của một số biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh/

 2. Kĩ năng:

 - Xác định được yêu cầu của đề văn thuyết minh về một đồ dùng.

 - Biết lập giàn bài chi tiết cho một đề văn thuyết minh cụ thể.

 3. Thái độ: Nghiêm túc, hăng say phát biểu

C. Phương pháp: Vấn đáp, học nhóm, thực hành viết

 

doc 2 trang Người đăng duyphuonghn Lượt xem 557Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn khối 9 - Tiết 5: Tập làm văn Luyện tập sử dụng một số biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 16/8/2011 	 Ngày dạy: 19 /08/2011
 Tiết 5. Tập làm văn 
LUYỆN TẬP SỬ DỤNG MỘT SỐ BIỆN PHÁP NGHỆ THUẬT
 TRONG VĂN BẢN THUYẾT MINH
A.Mức độ cần đạt:
Học sinh nắm được các biện pháp nghệ thuật vào văn bản thuyết minh làm cho bài thuyết minh hấp dẫn sinh động.
B. Trọng tâm kiến thức, kĩ năng, thái độ:
 1. Kiến thức: 
 - Biết làm bài văn thuyết minh về một thứ đồ dùng.
 - Hiểu được tác dụng của một số biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh/
 2. Kĩ năng: 
 - Xác định được yêu cầu của đề văn thuyết minh về một đồ dùng.
 - Biết lập giàn bài chi tiết cho một đề văn thuyết minh cụ thể.
 3. Thái độ: Nghiêm túc, hăng say phát biểu
C. Phương pháp: Vấn đáp, học nhóm, thực hành viết
D. Tiến trình lên lớp:
 1. Ổn định: 9a: / (vắng), 9b: / (vắng) 
 2. Kiểm tra bài cũ: 
 a. Câu hỏi:
Câu 1: Sử dụng một số biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh cĩ tác dụng gì? Ta cần lưu ý điều gì khi sử dụng?
 Câu 2: Nếu thuyết minh về một thứ đồ dùng, em có thể vãn dụng những biện pháp nghệ thuật nảo? Đọc đoạn văn đã viết ở nhà.
 b. Đáp án: Câu 1/ nêu được mỗi ý đạt 2đ, câu 2/ nêu được một số BPNT phù hợp đạt 2đ, đọc đoạn văn đúng yêu cầu: 4đ
 3. Nêu vấn đề: Để sử dụng nhuần nhuyễn các biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh, tiết học này sẽ rèn cho các em kĩ năng đĩ.
 4. Hoạt động dạy và học.
* Hoạt động 1. Hướng dẫn củng cố kiến thức
 - Bài văn thuyết minh về một thứ đồ dùng có mục đích gì?
- Những biện pháp nghệ thuật nào thường dùng khi làm bài văn thuyết minh? Tác dụng?
+ Hs nhắc lại kiến thức cơ bản theo hình thức ôn bài theo “Ổ bi”
* Hoạt động 2: Hướng dẫn luyện tập
- Cho đề bài cụ thể và hướng dẫn học sinh xác định yêu cầu, lập dàn ý 
- Đề yêu cầu thuyết minh vấn đề gì? Tính chất của vấn đề trừu tượng hay cụ thể?
+ Suy nghĩ dựa trên sự chuẩn bị ở nhà.
- Muốn giải quyết đề này phải làm việc gì? Có cần giải thích vấn đề không?
- Theo em quạt là một dụng cụ như thế nào? Có những loại quạt nào thường gặp? 
- Công dụng và cách bảo quản sau khi sử dụng?
- Ngoài tác dụng làm mát thì ngày xưa các nho sĩ thường dùng quạt để làm gì?
-Thử hình dung cái quạt thóc ở nông thôn?
- Mặc dù hiện nay có máy lạnh, điều hòa...nhưng
 cái quạt có ý nghĩa như thế nào với người dân Việt Nam?
+ Đứng tại chỗ trả lời nhanh những ý cơ bản. 
- Yêu cầu khi lập dàn ý chi tiết cần sử dụng một số biện pháp nghệ thuật ->tạo sự dí dỏm, sinh động vui tươi. 
- Chia theo 4 nhóm thảo luận. (7 p)
- Nội dung thảo luận: lập dàn ý chi tiết và dự kiến các biện pháp nghệ thuật sử dụng trong bài viết
+ Tiến hành thảo luận.
- Theo dõi hướng dẫn cho nhóm yếu 
+ Thuyết trình kết quả của nhóm 
+ Lớp bổ sung. 
- Nêu các ý kiến nhận xét.
- Hướng dẫn học sinh viết phần mở bài
- Chọn một số biện pháp nghẹ thuật để viết phần mở bài cho đề b ài trên
- Gọi khoảng 3 – 5 em trình bày trên lớp.
- Nhận xét – sửa.
- Nhắc lại bố cục của bài văn thuyết minh gồm mấy phần? Ýù chính của từng phần?
* Hoạt động 3: Hướng dẫn tự học
- Soạn bài: Đấu tranh cho một thế giới hòa bình: Khá giỏi: Soạn cả 5 câu (câu 5ĩ), TB - Yếu: Soạn từ câu 1 – câu 4.
- Kiến thức về sự hủy diệt của chiến tranh hạt nhân ở NhậtBản và vấn đề hạt nhân ở Iran, Bắc Triều Tiên, nạn đói nghèo, mù chữ dịch bệnh.
I. Củng cố kiến thức:
- Mục đích của bài văn thuyết minh về một thứ đồ dùng: giới thiệu về lịch sử, cấu tạo, chủng loại, công dụng của đồ dùng đó
- Một số BPNT: tự thuật, kể chuyện, hỏi đáp theo lối nhân hóa...
=> Làm cho bài văn sinh động, hấp dẫn
II. Luyện tập:
 * Đề bài: Thuyết minh về cái quạt.
 1. Tìm hiểu đề: 
 - Vấn đề thuyết minh: Một đồ dùng.
 - Yêu cầu: giới thiệu về lịch sử, cấu tạo, chủng loại, công dụng của cái quạt.
2. Tìm ý, lập dàn ý:
 a. Mở bài:
 Quạt là một phương tiện phổ biến dùng sức người (năng lượng) để tạo ra gió.
 b. Thân bài:
 - TưØ khi con người có nhu cầu nhà quạt bắt đầu quạt xuất hiện
 - Họ hàng nhà quạt rất đông như: Cậu quạt nan, cô quạt giấy, bác quạt điện...
 - Thân hình của mỗi nhân vật đa dạng.
 + Quạt nan, giấy làm bằng tre, lá, cọ -> nên thơ, mảnh mai.
 + Quạt điện: Chạy bằng động cơ với ba cánh tay tròn, mập.
 - Công dụng: Làm mát cho người, động cơ máy, quạt lúa, quà lưu niệm...
 - Nếu bảo quản tốt, tuổi thọ của quạt sẽ lâu dài -> có ích.
 Đặc biệt: Nơi công sở hay rơi vào tay những người lười biếng -> mặt mũi quạt lúc nào cũng lem luốc, cơ thể rã rời...
c. Kết bài. Dẫu ngày nay có máy lạnh, điều hòa -> không thể thiếu quạt.
3. Viết bài: 
 Ví dụ: 
III. Hướng dẫn tự học: 
- Xác định và chỉ ra tác dụng của biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong văn bản thuyết minh “Họ nhà Kim” (Ngữ văn 9, tập 1, tr.16)
E. Rút kinh nghiệm:
.........
****************d & c ****************

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_ngu_van_khoi_9_tiet_5_tap_lam_van_luyen_tap_su_dung.doc