Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Bài 7: Con cò

Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Bài 7: Con cò

A. Kiến thức cần nhớ.

1. Tác giả:

- Chế Lan Viên (1920 – 1989) tên khai sinh là Phan Ngọc Hoan, sinh ra ở Quảng Trị nhưng lớn lên ở Bình Định, là nhà thơ xuất sắc của nền thơ hiện đại Việt Nam. Ông có những đóng góp quan trọng cho thơ ca dân tộc ở thế kỉ XX. Tập thơ đầu tay: “Điêu tàn” (1937) đã đưa tên tuổi Chế Lan Viên vào trong số những nhà thơ hàng đầu của phong trào thơ mới.

- Thơ Chế Lan Viên có phong cách nghệ thuật rõ nét và độc đáo. Đó là phong cách suy tưởng triết lí, đậm chất trí tuệ và tính hiện đại.

- Chế Lan Viên có nhiều sáng tạo trong nghệ thuật xây dựng hình ảnh thơ. Hình ảnh thơ của ông phong phú, đa dạng, kết hợp giữa thực và ảo, thường được sáng tạo bằng sức mạnh của liên tưởng, tưởng tượng, nhiều bất ngờ, kì thú. Nhưng cũng do những đặc điểm này mà thơ Chế Lan Viên không dễ đi vào công chúng đông đảo.

2. Bài thơ

- “Con cò” được sáng tác năm 1962, in trong tập thơ “Hoa ngày thường, chim báo bão” (1967) của Chế Lan Viên.

- Đây là bài thơ thể hiện khá rõ một số nét của phong cách nghệ thuật Chế Lan Viên. Bài thơ khai thác và phát triển hình ảnh con cò trong những câu hát ru quen thuộc, để ngợi ca tình mẹ và ý nghĩa của lời ru với cuộc đời mỗi người.

- Phương thức biểu đạt chính: biểu cảm (mượn hình ảnh con cò để bộc lộ tình cảm). Kết hợp với miêu tả

- Bố cục: Bài thơ chia làm 3 đoạn ứng với sự phát triển của hình tượng con cò, hình tượng trung tâm xuyên suốt bài thơ, trong mối quan hệ với cuộc đời con người từ thơ bé đến trưởng thành và suốt cả đời người.

+ Đoạn 1: Hình ảnh con cò qua những lời ru tuổi ấu thơ

+ Đoạn 2: Cánh cò đi vào tiềm thức của tuổi thơ, trở nên gần gũi và sẽ theo cùng con người trên mọi chặng đường của cuộc đời.

+ Đoạn 3: Từ hình ảnh con cò, suy ngẫm và triết lí về ý nghĩa của lời ru và lòng mẹ đối với cuộc đời mỗi người.

 

doc 11 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 973Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Bài 7: Con cò", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài 7: CON CÒ 
A. Kiến thức cần nhớ.
1. Tác giả: 
- Chế Lan Viên (1920 – 1989) tên khai sinh là Phan Ngọc Hoan, sinh ra ở Quảng Trị nhưng lớn lên ở Bình Định, là nhà thơ xuất sắc của nền thơ hiện đại Việt Nam. Ông có những đóng góp quan trọng cho thơ ca dân tộc ở thế kỉ XX. Tập thơ đầu tay: “Điêu tàn” (1937) đã đưa tên tuổi Chế Lan Viên vào trong số những nhà thơ hàng đầu của phong trào thơ mới. 
- Thơ Chế Lan Viên có phong cách nghệ thuật rõ nét và độc đáo. Đó là phong cách suy tưởng triết lí, đậm chất trí tuệ và tính hiện đại.
- Chế Lan Viên có nhiều sáng tạo trong nghệ thuật xây dựng hình ảnh thơ. Hình ảnh thơ của ông phong phú, đa dạng, kết hợp giữa thực và ảo, thường được sáng tạo bằng sức mạnh của liên tưởng, tưởng tượng, nhiều bất ngờ, kì thú. Nhưng cũng do những đặc điểm này mà thơ Chế Lan Viên không dễ đi vào công chúng đông đảo.
2. Bài thơ 
- “Con cò” được sáng tác năm 1962, in trong tập thơ “Hoa ngày thường, chim báo bão” (1967) của Chế Lan Viên. 
- Đây là bài thơ thể hiện khá rõ một số nét của phong cách nghệ thuật Chế Lan Viên. Bài thơ khai thác và phát triển hình ảnh con cò trong những câu hát ru quen thuộc, để ngợi ca tình mẹ và ý nghĩa của lời ru với cuộc đời mỗi người.
- Phương thức biểu đạt chính: biểu cảm (mượn hình ảnh con cò để bộc lộ tình cảm). Kết hợp với miêu tả
- Bố cục: Bài thơ chia làm 3 đoạn ứng với sự phát triển của hình tượng con cò, hình tượng trung tâm xuyên suốt bài thơ, trong mối quan hệ với cuộc đời con người từ thơ bé đến trưởng thành và suốt cả đời người.
+ Đoạn 1: Hình ảnh con cò qua những lời ru tuổi ấu thơ
+ Đoạn 2: Cánh cò đi vào tiềm thức của tuổi thơ, trở nên gần gũi và sẽ theo cùng con người trên mọi chặng đường của cuộc đời. 
+ Đoạn 3: Từ hình ảnh con cò, suy ngẫm và triết lí về ý nghĩa của lời ru và lòng mẹ đối với cuộc đời mỗi người.
3. Một số câu hỏi xoay quanh bài thơ. 
1. Chép chính xác đoạn thơ thứ 3 của bài thơ “Con cò”.Trình bầy cảm nhận của em về đoạn thơ: “Dù ở gần con.. theo con”
(Viết đoạn văn quy nạp phân tích với câu chủ đề: Bảy câu thơ đã khái quát một quy luật tình cảm có ý nghĩa bền vững, rộng lớn mà sâu sắc (12 câu có sử dụng 1 câu phức)
Gợi ý.
- Đến đoạn 3, nhịp thơ thay đổi như dồn dập hẳn lên trong những câu thơ ngắn giống như lời dặn dò của mẹ, hình ảnh con cò trong đoạn thơ như được nhấn mạnh ở ý nghĩa biểu tượng cho tấm lòng người mẹ lúc nào cũng ở bên con suốt cuộc đời. 
- Điệp ngữ, điệp cấu trúc câu đem lại âm hưởng ngọt ngào như trong lời ru của người mẹ. Hình tượng con cò từ trong ca dao đi vào thơ Chế Lan Viên bình dị mà sâu lắng.
- Gần – xa là cặp từ trái nghĩa cùng với thành ngữ” lên rừng - xuống bể” gợi lên không gian rộng lớn với những cách trở khó khăn của cuộc đời. Đằng sau không gian ấy là bóng dáng của thời gian đằng đẵng. Thời gian, không gian có thể làm phai mờ những tình cảm nhưng riêng tình mẫu tử thiêng liêng là vượt qua mọi thử thách. Lòng mẹ luôn bên con, tình mẹ luôn chở che cho con ấm áp yêu thương: Con dù lớn vẫn là con của mẹ. Đi hết đời lòng mẹ vẫn theo con.” Sự lặp lại liên tục của những từ ngữ “dù gần con, dù xa con” như láy đi láy lại cảm xúc thương yêu đang trào dâng trong tâm hồn mẹ. Tình yêu thương của mẹ luôn “vẫn”, “sẽ”, “mãi” bên con cho dù con lớn lên, đi xa, trưởng thành trong đời, cho dù có thể một ngày nào đó mẹ không còn có mặt trên đời.
- Câu thơ đúc kết một chân lý giản dị, muôn đời: trong con mắt, trái tim, vòng tay của người mẹ, đứa con vẫn mãi là bé bỏng, cần mẹ chở che. Chữ “đi” được hiểu theo phương thức hoán dụ: cuộc đời con, tất cả vui buồn đau khổ con đã nếm trải, người mẹ vẫn mãi yêu con, chở che, bên con, là chỗ dựa, bến đò bình yên trong cuộc đời người con. 
- Lời dặn giản dị mộc mạc mà ý thơ, tình thơ trĩu nặng, mẹ vẫn luôn bên con dù trải qua nhiều va đập, sóng gió, tình mẹ mãi chở che, bao bọc con, là mái nhà ấm áp. 
Hình tượng con cò giản dị trong ca dao đã khiến những điều chiêm nghiệm, đúc kết của nhà thơ trở nên sâu sắc, ý nghĩa mà gần gũi. 
Tấm lòng người mẹ muôn đời vẫn vậy, vượt ra ngoài mọi khoảng cách không gian, thời gian. Hai câu thơ cuối dài ra sâu lắng đã khái quát lại một triết lí, quy luật tình cảm bền vững, sâu sắc, vừa thể hiện tình cảm thiết tha đầy yêu thương của người mẹ.
=> Bảy câu thơ đã khái quát một quy luật tình cảm có ý nghĩa bền vững, rộng lớn mà sâu sắc.
Câu 2: Em có biết câu thơ, văn nào nói về mẹ nữa không? Hãy chép lại 2 câu mà em thích (ghi rõ trích ở đâu)
Con là mầm đất tươi thơm
Nở trong lòng mẹ - mẹ ươm mẹ trồng
Đôi tay mẹ bế, mẹ bồng
Như con sông chở nặng dòng phù sa
(Hát ru - Vũ Quần Phương) 
Câu 3: Phân tích hai câu thơ: 
“Con dù lớn vẫn là con của mẹ
Đi hết đời lòng mẹ vẫn theo con”
Gợi ý: 
- Giới thiệu bài thơ, hình tượng con cò
- Hai câu thơ ở cuối đoạn 2 là lời của mẹ nói với con - cò con
- Trong suy nghĩ và quan niệm của người mẹ, dưới cái nhìn của mẹ: con dù lớn không, dù trưởng thành đến đâu, nhiều tuổi đến đâu, làm gì, thành đạt đến đâu chăng nữa.. con vẫn là con của mẹ, con vẫn rất đáng yêu, đáng thương, vẫn cần chở che, vẫn là niềm tự hào, niềm tin và hi vọng của mẹ.
- Dù mẹ có phải xa con, lâu, rất lâu, thậm chí suốt đời, không lúc nào lòng mẹ không ở bên con 
=> Từ việc hiểu biết tấm lòng người mẹ, nhà thơ đã khái quát một quy luật tình cảm mang tính vĩnh hằng: tình mẹ, tình mẫu tử bền vững, rộng lớn, sâu sắc. Qua đó ngợi ca tình cảm vô biên, thiêng liêng của người mẹ. 
Câu 4: Đọc hai câu thơ sau: “Cò một mình cò phải kiếm lấy ăn. Con có mẹ con chơi rồi lại ngủ”.
a. Hai câu thơ trên là lời của ai nói với ai, nhằm mục đích gì? 
(lời của mẹ nói với con để bày tỏ tình thương con)
Quan hệ ý nghĩa chủ yếu trong hai câu thơ là quan hệ nào?
( Quan hệ đối lập)
b. Ý nghĩa nào toát lên từ hai câu thơ trên
(Hạnh phúc của con khi có mẹ)
Câu 5: Hình ảnh trong câu thơ: “Con ngủ yên thì cò cũng ngủ. Cánh của cò hai đứa đắp chung đôi” đẹp và hay như thế nào?
-> Hình ảnh thơ đẹp, lãng mạn, bay bổng. Lời ru của mẹ đưa con vào giấc ngủ, trong mơ con vẫn thấy hình ảnh con cò. Con có giấc mơ đẹp. Lời ru của mẹ đã nâng đỡ tâm hồn con. Cánh cò trở thành một hình ảnh ẩn dụ giầu ý nghĩa.
=====================
ĐỀ TẬP LÀM VĂN : Phân tích bài thơ : “Con Cò”.
A. Mở bài: 
- Chế Lan Viên là nhà thơ xuất sắc của nền thơ hiện đại Việt Nam. 
- Bài thơ “Con Cò” thể hiện khá rõ một số nét của phong cách NT Chế Lan Viên. 
- Thông qua một cánh cò tượng trưng, Chế Lan viên đã đi đến những khái quát sâu sắc về tình yêu thương của người mẹ và ý nghĩa của lời ru đối với cuộc đời mỗi con người.
B. Thân bài: 
1. Luận điểm 1: Nhận xét chung về thể thơ, giọng điệu, hình ảnh con cò: nguồn gốc và sáng tạo
- Thể tự do, các câu thơ có độ dài ngắn khác nhau, nhịp điệu luôn biến đổi. Các điệp từ, điệp ngữ có sức gợi gần gũi với những điệu hát ru quen thuộc. 
- HÌnh tượng trung tâm xuyên suốt cả bài thơ là con cò được bổ sung, biến đổi qua những hình ảnh cụ thể và sinh động, giầu chất suy tư của tác giả. 
- Trong ca dao truyền thống, hình ảnh con cò xuất hiện phổ biến và mang ý nghĩa ẩn dụ cho hình ảnh người nông dân, người phụ nữ trong cuộc sống còn nhiều vất vả, nhọc nhằn nhưng giầu đức tính tốt đẹp và niềm vui sống.
- Trong bài thơ này, Chế Lan Viên chỉ khai thác và xây dựng ý nghĩa biểu tượng của hình ảnh con cò nhằm nói lên tấm lòng người mẹ và vai trò của những lời hát ru đối với cuộc sống mỗi con người.
2. Luận điểm 2: HÌnh ảnh con cò “trong lời mẹ hát” đi vào giấc ngủ của con.
Con cò bay la
..
Cò sợ xáo măng”
- Hình ảnh con cò cứ thấp thoáng gợi ra từ những câu ca dao dùng làm lời hát ru rất phong phú về nội dung và biểu tượng. 
+ Nhà thơ chỉ dùng lại vài từ trong mỗi câu ca dao xưa vừa gợi lại lời ru, vừa gợi lại ít nhiều sự phong phú trong ý nghĩa biểu tượng của hình ảnh con cò. 
+ Con còn “bế trên tay”, nào biết được ý nghĩa của những câu ca dao trong lời ru của mẹ: 
Con cò bay lả bay la
Bay từ cổng Phủ bay ra cánh đồng
Con cò bay lả bay la
Bay từ cửa phủ, bay về Đồng Đăng
Con cò mà đi ăn đêm
Đậu phải cành mềm lộn cổ xuống ao
Nhưng qua lời ru, hình ảnh con cò đã đi vào tâm hồn trẻ thơ một cách vô thức, và theo đó là cả điệu hồn dân tộc. Đứa trẻ được võ về trong những âm điệu ngọt ngào, dịu dàng của lời ru để đón nhận bằng trực giác tình yêu và sự chở che của mẹ. 
- Thấm đẫm trong lời hát là những xúc cảm yêu thương trào dâng trong trái tim của mẹ:
“Cò một mình cò phải kiếm lấy ăn
Con có mẹ con chơi rồi lại ngủ”
Và:
“ngủ yên, ngủ yên, cò ơi chớ sợ
Cành có mềm mẹ đã sẵn tay nâng”
- Tình mẹ nhân từ, rộng mở với những gì nhỏ bé đáng thương, đáng được che chở. 
- Lời thơ như nhịp vỗ về thể hiện sự yêu thương dào dạt vô bờ bến. 
- Những cảm xúc yêu thương ấy mang đến cho con giấc ngủ yên bình, hạnh phúc trong sự ôm ấp, chở che của tiếng ru lòng mẹ:
Trong lời ru của mẹ thấm hơi xuân
..
Sữa mẹ nhiều con ngủ chẳng phân vân.
 - Vì thế, tái tim bé nhỏ của con đã được hiểu thế nào là tình mẹ. Đoạn thơ khép lại bằng những hình ảnh thanh bình của cuộc sống, bằng những giấc nồng say của trẻ thơ.
3. Luận điểm 3: Hình ảnh con cò trong đoạn 2 (cánh cò đã trở thành người bạn tuổi ấu thơ, thành bạn đồng hành của con người trong suốt cuộc đời.)
- Bằng sự liên , tưởng tượng phong phú, nhà thơ đã sáng tạo ra những hình ảnh cánh cò đặc sắc, hàm chứa nhiều ý nghĩa. 
+ Từ cánh cò của tuổi ấu thơ thật ngộ nghĩnh mà đầm ấm: Còn ngủ yên thì cò cũng ngủ. Cánh của cò hai đứa đắp chung đôi”. 
+ Đến cánh cò của tuổi tới trường quấn quýt chân con: Mai khôn lớn con theo cò đi học. Cánh của cò hai đứa đắp chung đôi”.
+ Cho đến khi trưởng thành, con thành thi sĩ: “Cánh cò trắng lại bay hoài không nghỉ. Trước hiên nhà. Và trong hơi mát câu văn”. 
- Hình ảnh thơ lung linh một vẻ đẹp bất ngờ, diễn tả một suy tưởng sâu xa: Sự dìu dắt, nâng đỡ yêu thương bền bỉ suốt cả đời mẹ đối với con.
4. Luận điểm 4: HÌnh ảnh con cò được nhấn mạnh ở đoạn 3 với ý nghĩa biểu tượng cho tấm lòng người mẹ lúc nào cũng bên con đến suốt cuộc đời: 
Dù ở gần con. vẫn yêu con”
- Đến đoạn 3, nhịp thơ thay đổi như dồn dập hẳn lên trong những câu thơ ngắn giống như lời dặn dò của mẹ, hình ảnh con cò trong đoạn thơ như được nhấn mạnh ở ý nghĩa biểu tượng cho tấm lòng người mẹ lúc nào cũng ở bên con suốt cuộc đời. 
- Lời dặn giản dị mộc mạc mà hàm nghĩa sâu xa. Dưới hình thức thơ tự do, nhà thơ như dựng lên cả một bầu trời yêu thương bao la mà đặc điểm của nó là không gian và thời gian không giới hạn: Lên rừng - xuống biển - hai chiều không gian gợi ấn tượng về những khó khăn của cuộc đời. Không gian nghệ thuật ấy của bài thơ cũng góp phần biểu hiện sự phát triển của tứ thơ, của tình cảm và hành động của nhân vật trữ tình. Từ không gian có giới hạn ngày càng rộng dần thêm đến một không gian tâm tưởng vừa bao la vừa sâu thẳm như chính lời ru hát lên từ trái tim của mẹ: 
 Con dù lớn vẫn là con của mẹ.
 	 Đi hết đời lòng mẹ vẫn  ... mang ý nghĩa ẩn dụ cho hình ảnh người nông dân, người phụ nữ trong cuộc sống còn nhiều vất vả, nhọc nhằn nhưng giầu đức tính tốt đẹp và niềm vui sống.
- Trong bài thơ này, Chế Lan Viên chỉ khai thác và xây dựng ý nghĩa biểu tượng của hình ảnh con cò nhằm nói lên tấm lòng người mẹ và vai trò của những lời hát ru đối với cuộc sống mỗi con người.
2. Luận điểm 2: HÌnh ảnh con cò “trong lời mẹ hát” đi vào giấc ngủ của con.
- Ở đoạn đời đầu tiên, khi con còn ẵm ngửa, tình mẹ gửi trong từng câu hát ru quen thuộc: 
Con cò bay la
..
Cò sợ xáo măng”
- Hình ảnh con cò cứ thấp thoáng gợi ra từ những câu ca dao dùng làm lời hát ru rất phong phú về nội dung và biểu tượng. Ở đây, nhà thơ chỉ dùng lại vài từ trong mỗi câu ca dao xưa vừa gợi lại lời ru, vừa gợi lại ít nhiều sự phong phú trong ý nghĩa biểu tượng củ hình ảnh con cò. Trong câu hát ru có hình ảnh quê hương, có cánh đồng cò bay thẳng cánh, có hình ảnh những cuộc đời lam lũ, tảo tần một nắng hai sương nuôi con khôn lớn, có những số phận đắng cay tủi nhục và có cả tình yêu thương bao la, những vỗ về âm yếm mẹ luôn dành cho con. Con còn “bế trên tay”, nào biết được ý nghĩa của những câu ca dao trong lời ru của mẹ: 
Con cò bay lả bay la
Bay từ cổng Phủ bay ra cánh đồng
Con cò bay lả bay la
Bay từ cửa phủ, bay về Đồng Đăng
Con cò mà đi ăn đêm
Đậu phải cành mềm lộn cổ xuống ao
Nhưng qua lời ru, hình ảnh con cò đã đi vào tâm hồn trẻ thơ một cách vô thức, và theo đó là cả điệu hồn dân tộc. Đứa trẻ được võ về trong những âm điệu ngọt ngào, dịu dàng của lời ru để đón nhận bằng trực giác tình yêu và sự chở che của mẹ. 
- Thấm đẫm trong lời hát là những xúc cảm yêu thương trào dâng trong trái tim của mẹ:
“Cò một mình cò phải kiếm lấy ăn
Con có mẹ con chơi rồi lại ngủ”
Và:
“ngủ yên, ngủ yên, cò ơi chớ sợ
Cành có mềm mẹ đã sẵn tay nâng”
Mẹ thương con cò trong ca dao lận đận, mẹ dành cho con bao tình yêu thương, cánh tay dịu hiền của mẹ, che chở cho con, lời ru câu hát êm đềm và dòng sữa mẹ ngọt ngào đã nuôi con khôn lớn. Tình mẹ nhân từ, rộng mở với những gì nhỏ bé đáng thương, đáng được che chở. Lời thơ như nhịp vỗ về thể hiện sự yêu thương dào dạt vô bờ bến. 
- Những cảm xúc yêu thương ấy làm nên chiều sâu của lời ru, mang đến cho con giấc ngủ yên bình, hạnh phúc trong sự ôm ấp, chở che của tiếng ru lòng mẹ:
Trong lời ru của mẹ thấm hơi xuân
Con chưa biết con cò, con vạc
Con chưa biết những cành mềm mẹ hát
Sữa mẹ nhiều con ngủ chẳng phân vân.
 Vì thế, cho dù không hiểu, cho dù là cảm nhận vô thức nhưng trái tim bé nhỏ của con đã được hiểu thế nào là tình mẹ. Đoạn thơ khép lại bằng những hình ảnh thanh bình của cuộc sống, bằng những giấc nồng say của trẻ thơ.
3. Luận điểm 3: Hình ảnh con cò trong đoạn 2
Nếu ở đoạn 1, cánh cò trong lời ru của mẹ là điểm khởi đầu, xuất phát, thì sang đoạn 2, cánh cò đã trở thành người bạn tuổi ấu thơ, theo cùng con người trên mỗi chặng đường đi tới, thành bạn đồng hành của con người trong suốt cuộc đời. 
- Bằng sự liên , tưởng tượng phong phú, nhà thơ đã sáng tạo ra những hình ảnh cánh cò đặc sắc, hàm chứa nhiều ý nghĩa. Từ cánh cò của tuổi ấu thơ thật ngộ nghĩnh mà đầm ấm: Còn ngủ yên thì cò cũng ngủ. Cánh của cò hai đứa đắp chung đôi”. Đến cánh cò của tuổi tới trường quấn quýt chân con: Mai khôn lớn con theo cò đi học. Cánh của cò hai đứa đắp chung đôi”. Cho đến khi trưởng thành, con thành thi sĩ: “Cánh cò trắng lại bay hoài không nghỉ. Trước hiên nhà. Và trong hơi mát câu văn”. 
- Hình ảnh thơ lung linh một vẻ đẹp bất ngờ, diễn tả một suy tưởng sâu xa. Ở đâu, lúc nào, cò cũng ôm ấp, quấn quýt bên con, “bay hoài không nghỉ” cùng con. Không phải cò đâu, là lòng mẹ ta đấy, là sự dìu dắt, nâng đỡ yêu thương bền bỉ suốt cả đời mẹ đối với con.
4. Luận điểm 4: HÌnh ảnh con cò được nhấn mạnh ở đoạn 3 với ý nghĩa biểu tượng cho tấm lòng người mẹ lúc nào cũng bên con đến suốt cuộc đời: 
Dù ở gần con
.
Cò mãi yêu con.
- Đến đoạn 3, nhịp thơ thay đổi như dồn dập hẳn lên trong những câu thơ ngắn giống như lời dặn dò của mẹ, hình ảnh con cò trong đoạn thơ như được nhấn mạnh ở ý nghĩa biểu tượng cho tấm lòng người mẹ lúc nào cũng ở bên con suốt cuộc đời. 
- Lời dặn giản dị mộc mạc mà hàm nghĩa sâu xa. Dưới hình thức thơ tự do, nhà thơ như dựng lên cả một bầu trời yêu thương bao la mà đặc điểm của nó là không gian và thời gian không giới hạn: Lên rừng - xuống biển - hai chiều không gian gợi ấn tượng về những khó khăn của cuộc đời. Không gian nghệ thuật ấy của bài thơ cũng góp phần biểu hiện sự phát triển của tứ thơ, của tình cảm và hành động của nhân vật trữ tình. Từ không gian có giới hạn ngày càng rộng dần thêm đến một không gian tâm tưởng vừa bao la vừa sâu thẳm như chính lời ru hát lên từ trái tim của mẹ: 
 Con dù lớn vẫn là con của mẹ.
 	 Đi hết đời lòng mẹ vẫn theo con”
Tấm lòng người mẹ muôn đời vẫn vậy, vượt ra ngoài mọi khoảng cách không gian, thời gian. Đó là quy luật bất biến và vĩnh hằng của mọi tấm lòng người mẹ trên đời mà nhà thơ đã khái quát, đúc kết trong câu thơ đậm chất suy tưởng và triết lí. Sự lặp lại liên tục của những từ ngữ “dù gần con, dù xa con” như láy đi láy lại cảm xúc thương yêu đang trào dâng trong tâm hồn mẹ. Tình yêu thương của mẹ luôn “vẫn”, “sẽ”, “mãi” bên con cho dù con lớn lên, đi xa, trưởng thành trong đời, cho dù có thể một ngày nào đó mẹ không còn có mặt trên đời.
 Nguyễn Duy đã từng khái quát về tình yêu ấy trong những câu thơ đầy triết lí: 
“Ta đi trọn kiếp con người.
Cũng không đi hết một lời mẹ ru”.
Tiếng ru ấy theo ta đi suốt cuộc đời như một hành trang tinh thần của tình mẫu tử.
- Kết thúc bài thơ, lời thơ trở về với hình thức của tiếng ru: “à ơi”. Nhịp điệu của câu thơ dồn về với những vần “ôi”, “ơi”, “ôi” nối tiếp nhau trong khổ thơ: 
À ơi! 
Một con cò thôi
.......quanh nôi”.
làm cho câu thơ dù ngắn mà vẫn gợi cảm giác như là lời ru, ngân nga mãi trong lòng người đọc. Con cò đi vào lời ru của mẹ đã thành “cuộc đời vỗ cánh qua nôi” đứa con. Kì diệu biết bao cái tiếng ru ngọt ngào mà sâu thẳm của lòng mẹ thương con. Cuộc đời mỗi con người sẽ chẳng thể nào thiếu đi phần tình cảm thiêng liêng nhất bởi đó còn là tình quê hương là nguồn cội là bến bờ che chở nâng đỡ mỗi con người. 
C. Kết luận:
Có thể nói, “Con cò” là một bài thơ hay của Chế Lan Viên. Bằng con đường của sự suy tưởng, bằng sự vận dụng sáng tạo ca dao, giọng điệu tâm tình thủ thỉ, nhịp điệu êm ái, dịu dàng mang âm hưởng của những lời hát ru, bài thơ đã ngợi ca tình yêu sâu sắc bao la của mỗi người mẹ trong cuộc đời này. Ngày nay mỗi lần đọc lại bài thơ vẫn gợi lên những rung cảm và suy nghĩ sâu sắc về công ơn sinh thành của người mẹ..
a. Đề bài: Cảm nhận về hai câu thơ sau bằng một đoạn văn (khoảng 10-> 15 dòng)
“Con dù lớn vẫn là con của mẹ,
Đi hết đời, lòng mẹ vẫn theo con”.
 (Con cò- Chế Lan Viên)
Gợi ý: 
* Mở đoạn :
- Giới thiệu bài thơ, hình tượng con cò
- Hai câu thơ ở cuối đoạn 2 là lời của mẹ nói với con - cò con
* Thân đoạn :
 -Trong suy nghĩ và quan niệm của người mẹ, dưới cái nhìn của mẹ: con dù lớn khôn, trưởng thành, làm gì, thành đạt đến đâu chăng nữa.. con vẫn là con của mẹ, là niềm tự hào, niềm tin và hi vọng của mẹ.
- Dù có phải xa con, thậm chí suốt đời, nhưng lúc nào lòng mẹ cũng ở bên con. 
=> Từ sự thấu hiểu tấm lòng người mẹ, nhà thơ đã khái quát một quy luật tình cảm mang tính vĩnh hằng: Tình mẹ, tình mẫu tử bền vững, rộng lớn, sâu sắc. 
* Kết đoạn : 
- Bằng việc sử dụng điệp từ, tác giả đã ca ngợi tình cảm thiêng liêng, cao cả của người mẹ đối với con. 
b. Đề bài: Cảm nhận của em về bài thơ “Con cò” của Chế Lan Viên.
Dàn bài:
* Mở bài: 
- Chế Lan Viên là nhà thơ xuất sắc của nền thơ hiện đại Việt Nam. 
- Bài thơ “Con Cò” thể hiện khá rõ nét trong phong cách nghệ thuật của Chế Lan Viên. Hình tượng con cò quen thuộc trong những câu hát ru đã được tác giả khai thác và phát triển để ca ngợi tình mẹ con và ý nghĩa của lời ru đối với cuộc đời mỗi con người.
* Thân bài: 
- Cảm nhận chung về thể thơ, giọng điệu, hình ảnh con cò (nguồn gốc và sáng tạo)
 + Thể tự do, các câu thơ có độ dài ngắn khác nhau, nhịp điệu luôn biến đổi. 
+ Hình tượng trung tâm xuyên suốt cả bài thơ là con cò được bổ sung, biến đổi qua những hình ảnh cụ thể và sinh động, giàu chất suy tư của tác giả. Tác giả xây dựng ý nghĩa biểu tượng của hình ảnh con cò nhằm nói lên tấm lòng người mẹ và vai trò của những lời hát ru đối với cuộc sống mỗi con người.
- Hình ảnh con cò “trong lời mẹ hát” đi vào giấc ngủ của con.
+ Hình ảnh con cò cứ thấp thoáng gợi ra từ những câu ca dao dùng làm lời hát ru rất phong phú về nội dung và biểu tượng. 
+ Thấm đẫm trong lời hát là những xúc cảm yêu thương trào dâng trong trái tim của mẹ. Tình mẹ nhân từ, rộng mở với những gì nhỏ bé đáng thương, đáng được che chở. 
 -> Những cảm xúc yêu thương ấy mang đến cho con giấc ngủ yên bình, hạnh phúc trong sự ôm ấp, chở che của tiếng ru lòng mẹ:
- Hình ảnh cánh cò đã trở thành người bạn tuổi ấu thơ, thành bạn đồng hành của con người trong suốt cuộc đời.
+ Từ cánh cò của tuổi ấu thơ thật ngộ nghĩnh mà đầm ấm
+ Cánh cò của tuổi tới trường quấn quýt chân con 
+ Cho đến khi trưởng thành, con thành thi sĩ .
- Hình ảnh con cò biểu tượng cho tấm lòng người mẹ lúc nào cũng bên con đến suốt cuộc đời: 
* Kết bài:
- “Con cò” là một bài thơ hay của Chế Lan Viên.
- Bằng sự suy tưởng, bằng sự vận dụng sáng tạo ca dao, giọng điệu tâm tình thủ thỉ, nhịp điệu êm ái, dịu dàng mang âm hưởng của những lời hát ru, bài thơ đã ngợi ca tình yêu sâu sắc bao la của mỗi người mẹ trong cuộc đời này. 
- Ý nghĩa của bài thơ - Liên hệ cuộc sống.
c. Đề bài: Cảm nhận về hình tượng con cò trong bài thơ cùng tên của Chế Lan Viên.
Gợi ý:
* Mở bài: 
- Giới thiệu tác giả, tác phẩm và chủ đề.
* Thân bài: 
- Cảm nhận về nguồn gốc , sáng tạo và nghệ thuật xây dựng hình tượng con Cò.
+ Con cò là hình tượng trung tâm xuyên suốt cả bài thơ. 
+ Hình tượng con cò được bổ sung, biến đổi qua những hình ảnh cụ thể và sinh động, giầu chất suy tư của tác giả. 
- Hình ảnh con cò “trong lời mẹ hát” đi vào giấc ngủ của con.
+ Khi con còn trong nôi , tình mẹ gửi trong từng câu hát ru quen thuộc
+ Thấm đẫm trong lời hát là những xúc cảm yêu thương trào dâng trong trái tim của mẹ:
+ Những cảm xúc yêu thương ấy làm nên chiều sâu của lời ru, mang đến cho con giấc ngủ yên bình, hạnh phúc trong sự ôm ấp, chở che của tiếng ru lòng mẹ.
- Hình ảnh con cò đã trở thành người bạn tuổi ấu thơ, theo cùng con người trên mỗi chặng đường đi tới, thành bạn đồng hành của con người trong suốt cuộc đời. 
+ Bằng sự liên , tưởng tượng phong phú, nhà thơ đã sáng tạo ra những hình ảnh cánh cò đặc sắc, hàm chứa nhiều ý nghĩa. 
+ Hình ảnh thơ lung linh một vẻ đẹp bất ngờ, diễn tả một suy tưởng sâu xa.
- Hình ảnh con cò với ý nghĩa biểu tượng cho tấm lòng người mẹ lúc nào cũng bên con đến suốt cuộc đời. 
 * Kết luận:
- Ý nghĩa của hình tượng con cò.

Tài liệu đính kèm:

  • docON 10 HAY BAI CON CO.doc