Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Bài: Chuyện người con gái Nam Xương - Nguyễn Dữ

Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Bài: Chuyện người con gái Nam Xương - Nguyễn Dữ

 CHUYỆN NGƯỜI CON GÁI NAM XƯƠNG

-Nguyễn Dữ-

A. TÓM TẮT KIẾN THỨC CƠ BẢN

1. Tác giả:

- Nguyễn Dữ sống ở thế kỷ XVI, giai đoạn chế độ xã hội phong kiến đang từ đỉnh cao của sự phát triển, bắt đầu rơi vào tình trạng suy yếu.

- Nguyễn Dữ chỉ làm quan một năm rồi về ở ẩn, giữ cách sống thanh cao đến trọn đời, dù vậy qua tác phẩm, ông vẫn tỏ ra quan tâm đến xã hội và con người.

2. Tác phẩm:

Vị trí đoạn trích: "Chuyện người con gái Nam Xương" là truyện thứ 16 trong số 20 truyện của Truyền kỳ mạn lục.

a. Nội dung:

- Chuyện kể về cuộc đời và cái chết thương tâm của Vũ Nương.

- Chuyện thể hiện niềm cảm thương đối với số phận oan nghiệt của người phụ nữ Việt Nam dưới chế độ phong kiến, đồng thời khẳng định vẻ đẹp truyền thống của họ.

b. Nghệ thuật:

- Nghệ thuật dựng truyện.

- Miêu tả nhận vật.

- Sử dụng yếu tố tự sự kết hợp với trữ tình.

c. Chủ đề.

- Số phận oan nghiệt của người phụ nữ có nhan sắc, đức hạnh dưới chế độ phong kiến.

B. luyÖn tËp:

1.Tóm tắt truyện Chuyện người congái Nam Xương

2. Cảm nhận của em về chi tiết sau:

Vũ Nương ngồi trên một chiếc kiệu hoa đứng ở giữa dòng, theo sau có đến năm mươi chiếc xe cờ tán, võng lọng, rực rỡ đầy sông, lúc ẩn, lúc hiện.

 . Rồi trong chốc lát, bóng nàng loang loáng, mờ nhạt mà biến đi mất.

* Đây là một chi tiết kì ảo nằm ở cuối truyện, để lại nhiều suy nghĩ cho người đọc về cuộc đời người phụ nữ trong xã hội phong kiến và thể hiện tư tưởng nhân văn của tác phẩm:

- Cuộc đời người phụ nữ trong xã hội phong kiến:

+ Người phụ nữ có tấm lòng vị tha ( dù thế nào vẫn muốn trở về với chồng con, gia đình ) -> 0.25 điểm.

 

doc 9 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 871Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Bài: Chuyện người con gái Nam Xương - Nguyễn Dữ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 CHUYỆN NGƯỜI CON GÁI NAM XƯƠNG
-Nguyễn Dữ-
A. TÓM TẮT KIẾN THỨC CƠ BẢN
1. Tác giả:
- Nguyễn Dữ sống ở thế kỷ XVI, giai đoạn chế độ xã hội phong kiến đang từ đỉnh cao của sự phát triển, bắt đầu rơi vào tình trạng suy yếu.
- Nguyễn Dữ chỉ làm quan một năm rồi về ở ẩn, giữ cách sống thanh cao đến trọn đời, dù vậy qua tác phẩm, ông vẫn tỏ ra quan tâm đến xã hội và con người.
2. Tác phẩm:
Vị trí đoạn trích: "Chuyện người con gái Nam Xương" là truyện thứ 16 trong số 20 truyện của Truyền kỳ mạn lục.
a. Nội dung:
- Chuyện kể về cuộc đời và cái chết thương tâm của Vũ Nương.
- Chuyện thể hiện niềm cảm thương đối với số phận oan nghiệt của người phụ nữ Việt Nam dưới chế độ phong kiến, đồng thời khẳng định vẻ đẹp truyền thống của họ.
b. Nghệ thuật:
- Nghệ thuật dựng truyện.
- Miêu tả nhận vật.
- Sử dụng yếu tố tự sự kết hợp với trữ tình.
c. Chủ đề.
- Số phận oan nghiệt của người phụ nữ có nhan sắc, đức hạnh dưới chế độ phong kiến.
B. luyÖn tËp:
1.Tóm tắt truyện Chuyện người congái Nam Xương 
2. Cảm nhận của em về chi tiết sau:
Vũ Nương ngồi trên một chiếc kiệu hoa đứng ở giữa dòng, theo sau có đến năm mươi chiếc xe cờ tán, võng lọng, rực rỡ đầy sông, lúc ẩn, lúc hiện.
	... Rồi trong chốc lát, bóng nàng loang loáng, mờ nhạt mà biến đi mất.
* Đây là một chi tiết kì ảo nằm ở cuối truyện, để lại nhiều suy nghĩ cho người đọc về cuộc đời người phụ nữ trong xã hội phong kiến và thể hiện tư tưởng nhân văn của tác phẩm:
- Cuộc đời người phụ nữ trong xã hội phong kiến:
+ Người phụ nữ có tấm lòng vị tha ( dù thế nào vẫn muốn trở về với chồng con, gia đình) -> 0.25 điểm.
+ Cuộc đời chịu oan nghiệt, sống không có đất dung thân-> 0.25 điểm.
+ Hạnh phúc của họ chỉ là ảo ảnh-> 0.25 điểm.
+ Số phận bi kịch -> 0.25 điểm.
- Chi tiết thể hiện tư tưởng nhân văn sâu sắc:
+ Trân trọng vẻ đẹp của người phụ nữ -> 0.25 điểm.
+ Thể hiện nỗi thương cảm xót xa với cuộc đời người phụ nữ-> 0.25 điểm.
+ Kết thúc có hậu thể hiện ước mơ về cuộc sống tốt đẹp hơn cho người phụ nữ -> 0.25 điểm.
+ Lên án tố cáo xã hội phong kiến bất công với người phụ nữ -> 0.25 điểm.
3.Kết thúc tác phẩm là câu nói của VN: đa tạ tình chàng, thiếp chẳng thể trở về nhân gian được nữa.
Theo em, có thể kết thúc khác được ko? Giả sử cho viết lại phần kết, em sẽ viết ntn? Vì sao em lại chọn kết thúc đó?
* Đồng ý với kết thúc của tác giả:
- Chi tiết kết thúc tạo sự li kì hấp dẫn và có hậu. Điều đó thể hiện ước mơ của con người về sự bất tử, chiến thắng của cái thiện , cái đẹp; thể hiện nỗi khát khao một cuộc sống công bằng hạnh phúc cho người lương thiện đặc biệt là người phụ nữ bất hạnh
- Tuy nhiên chi tiết kì ảo ko làm giảm tính bi kịch của truyện bởi sự trở về của VN chỉ trong thoáng chốc, là ảo ảnh loang loáng mờ nhạt giữa dòng sông. Trước sau nó vẫn là bi kịch của người phụ nữ 
- Lời từ biệt của Vn là lời tố cấocí nhân gian của xhpk đầy oan nghiệt, khổ đau chà đạp lên thân phận của người phụ nữ. Chi tiết nghệ thuật còn thể hiện cảm quan của nhà văn đối với xã hội đương thời và lòng thương cảm với thân phận người phụ nữ trong xẫ hội cũ
* Nếu viết theo kết thúc khác:
- Để VN trở về đoàn tụ với gia đình thì kết thúc toàn bộ câu chuyện sẽ ra sao? Có thể phù hợp vơí tâm lí nguyện vọng của nhân dân lao động nhưng câu chuyện còn hấp dẫn nữa ko? Xét về thực tế có hợp lô gíc ko?
- Để VN hoá thân vào người khác làm vợ Trương Sinh và chăm sóc con có được ko? Liệu Trương Sinh có thay đổi tính đa nghi, độc đoán ko? Tình cảm vợ chồng có hạnh phúc ko?
4.Vẻ đẹp của tâm hồn VN qua lời thoại sau:
Thiếp cảm ơn đức Linh phi. Đã thè sống chết cũng ko bỏ. Đa tạ tình chàng thiếp chẳng thể trở về nhân gian được nữa.
*Xây dựng lời thoại cuối cùng của tác phẩm, ND đã hoàn thiện vẻ đẹp tâm hồn của nhân vật Vn. Cjo dù Vn ko thể trở về nhân giannhwng khát vọng về cuộc sống nơi trần thế cũng như khát vọng hạnh phúc trong nàng vẫn tha thiết khôn nguôi.
- Tấm lòng bao dung đầy vị tha của Vn đối với Trương Sinh ( sắc thái ngôn ngữ vừa trang trọng vừa thân thương trìu mến)
- Ân nghĩa thuỷ chung một lòng một dạ gắn bó với Linh Phi, thề nguyền dù sống chết cũng ko phụ ơn nghĩa cũng có nghĩa là biết trân trọng danh dự, phẩm giá của chính mình. Đối với VN điều đó quan trọng hơn cả sinh mệnh bản thân và thiêng liêng hơn cả khát vọn trở về nhân gian dù khất vọng ấy vô cùng tha thiết
5.Trong Chuyện việc tác giả đưa vào cuối truyện yếu tố kì ảo nói về sự trở về chốc lát của VN có làm tính bi kịch của tp mất đi ko? Vì sao?
*Những yếu tố kì ảo(dẫn chứng) đã tạo nên một kết thúc phần nào có hậu cho tp, thể hiện ước mơ ngàn đời của nhân dân về sự công bằng trong cuộc đời, người tốt dù trải qua bao oan khuất cuối cùng vẫn được minh oan. Nhưng tính bi kịch của tác phẩm ko vì thế mà giảm đi vì tất cả chỉ là ảo ảnh và mau chóng tan biến, nó góp phần tô đậm nỗi đau của người phụ nữ bạc mệnh, VN vĩnh viễn ko trở về dương thế, người chết ko thể nào sống lại, sự đoàn tụ là ko thể có được, chỉ có 1 hiện thực đắng cay: VN chẳng bao giờ được làm vợ, làm mẹ như mong muốn lớn nhất của đời nàng, chàng Trương vẫn phải trả giá cho hành động phũ phàng của mình, sống trong cảnh phòng ko vắng vẻngồi buồn dưới ngọn đèn khuya, bé Đản mãi mãi mồ côi mẹ->Tính bi kịch của truyện vẫn tiềm ẩn ngay trong cái lung linh kì ảo-> cái tài của ND: dung hoà được hiện thực và ước mơ, cái tồn tại và cái ảo ảnh.
6.Khi nhận định về VN có ý kiến cho rằng: Cuộc đời VN tuy ngắn ngủi nhưng nàng đã kịp làm tròn nghĩa vụ của một phận đàn bà: Làm con, làm dâu, làm vợ và làm mẹ
Bằng sự hiểu biết của mình, em hãy làm sáng tỏ ý kiến trên.
*Cuộc đời VN ngắn ngủi:
- Là người con gái đẹp người, đẹp nết nhưng lấy chồng ko được bao lâu thì chồng đi lính
- Nàng một mình ở nhà chăm sóc mẹ chồng, nuôi con thơ, chung thuỷ chờ chồng
- Sau 3 năm Trương Sinh đi lính trở về thì tai hoạ ấp xuống đầu VN
- Nàng chết mà ko thể minh oan cho mình
*Nàng kịp làm tròn bổn phận:
- Làm con, làm dâu: Là người con hiếu thảo chăm sóc mẹ tận tình khi ốm đau, khi mẹ mất lo liệu mọi việc chu toàn như mẹ đẻ.
- Làm mẹ: 3 năm đằng đẵng một mình nàng ko chỉ nuôi mẹ già , ốm đau, còn nuôi con thơ, ch ăm con lo toan mọi công việc, đảm đang tháo vát, yêu thương, trách nhiệm
- Làm vợ: thương yêu chồng sống thuỷ chung, tình nghĩa, nhân hậu, vị tha
nhường nhịn, giữ gìn khuôn phép. 
thuỷ chung tình nghĩa
nhân hậu vị tha.
7.Vũ Nương trong Chuyện  hình tượng người phụ nữ đẹp trong văn chương VN thế kỉ XVI
Bài viết cần có các luận điểm sau:
Là người phụ nữ có nhan sắc, đức hạnh
Là người vợ hết lòng yêu thương chung thuỷ
Là người con hiếu thảo
Là người phụ nữ trọng nhân phẩm
Là người phụ nữ nhân hậu, bao dung, tình nghĩa
->VN là người phụ nữ lí tưởng theo quan niệm của lễ giáo phong kiến ngày xưa. ở vị trí nào nàng cũng thể hiện vẻ đẹp cao quý
Đánh giá: Các tác phẩm ra đời trước thế kỉ 16 hầu hết đều đề cập đến những vấn đề hết sức lớn lao, trọng đại của cả quóc gia, dân tộc: Đấu tranh chống giặc ngoại xâm , ý thức tự cường của dân tộc, ca ngợi quê hương đất nước ko hề đề cập đến số phận, đời tư của mỗi cá nhân. ND đã đưa h.a một phụ nữ thường dân vào trung tâm tác phẩm của mình là thể hiện tác giả có sự quan tâm đặc biêtu đến những tầng lớp nghèo khổ trong xã hội -> giá trị nhân đạo của tác phẩm.
 .....................................................................................................
TRUYỆN KIỀU
 Nguyễn Du
A. TÓM TẮT KIẾN THỨC CƠ BẢN:
1. Tác giả: Nguyễn Du
 - Bản thân.
 - Gia đình.
 - Thời đại.
 - Cuộc đời 
 - Sự nghiệp.
 - Tư tưởng- tình cảm.
2. Tác phẩm:
 - Hoàn cảnh sáng tác:
 - Xuất xứ
 * Tóm tắt tác phẩm.
Phần 1. Gặp gỡ và đính ước
- Chị em Thúy Kiều đi chơi xuân, Kiều gặp Kim Trọng ( bạn Vương Quan ) quyến luyến.
 - Kim Trọng tìm cách dọn đến ở gần nhà, bắt được cành thoa rơi, trò chuyện cùng Thuý Kiều, Kiều- Kim ước hẹn nguyền thề.
 Phần 2. Gia biến và lưu lạc
- Kim về hộ tang chú, gia đình Kiều gặp nạn. Kiều bán mình chuộc cha.
- Gặp Thúc Sinh, Chuộc khỏi lầu xanh . Bị vợ cả Hoạn Thư đánh ghen, bắt Kiều về hành hạ trước mặt Thúc Sinh.
 - Kiều xin ra ở Quan Âm Các, Thúc Sinh đến thăm, bị Hoạn Thư bắt, Kiều sợ bỏ trốn ẩn náu ở chùa Giác Duyên. Kiều rơi vào tay Bạc Bà, rồi lại rơi vào lầu xanh lần hai.
- Kiều gặp Từ Hải, được chuộc khỏi lầu xanh. Kiều báo ân báo oán. Bị mắc lừa HồTôn Hiến. Từ Hải chết. Kiều bị gán cho viên Thổ quan. Kiều nhảy xuống dòng Tiền Đường tự vẫn. Sư bà Giác Duyên cứu thoát về tu ở chùa.
Phần 3. Đoàn tụ 
- Sau khi hộ tang trở về được gả Thúy Vân, Kim vẫn khôn nguôi nhớ Kiều, tìm kiếm Kiều. Kim lập đàn lễ, gặp Kiều, gia đình sum họp. Kiều không muốn nối lại duyên xưa. Chỉ coi nhau là bạn. 
* Nội dung: 
- Giá trị nhân đạo: Đề cao tự do, ước mơ đẹp về tình yêu; khát vọng công lí, khát vọng về quyền sống... Ca ngợi phẩm chất con người (Kiều: Đẹp, tài, trí, hiếu thảo, trung hậu, vị tha)
- Giá trị hiện thực: Bức tranh hiện thực về một xã hội bất công. Tiếng nói lên án, tố cáo các thế lực tàn bạo chà đạp lên quyền sống của con người.
* Nghệ thuật:
- Truyện Kiều là sự kết tinh tthành tựu nghệ thuật văn học dân tộc trên các phương diện ngôn ngữ thể loại (Văn học dân tộc; thể thơ lục bát; nghệ thuật tự sự ; Nghệ thuật miêu tả thiên nhiên ; khắc hoạ tính cách , tâm lý con người).
B.LUYỆN TẬP	
1.Giới thiệu những nét cơ bản về tác giả Nguyễn Du.
* Bản thân.
 - Sinh 3.1.1766 (Năm Ất Dậu niên hiệu Cảnh Hưng) Mất 16.9.1820. Tên chữ Tố Như hiệu Thanh Hiên.
 - Quê Tiên Điền, Nghi Xuân , Trấn Nghệ An. 10 tuổi mồ côi mẹ. 
 - Là một trong năm người nổi tiếng đương thời.
*Gia đình.
- Đại quý tộc, nhiều đời làm quan và có truyền thống khoa bảng. Có thế lực bậc nhất lúc bấy giờ.
- Cha là Nguyễn Nghiễm - nhà văn - nhà nghiên cứu sử học- nhà thơ và từng làm tể tướng.
- Mẹ là Trần Thị Tần xuất thân dòng dõi bình dân, người xứ Kinh Bắc, là vợ thứ ba và ít hơn chồng 32 tuổi.
-Thuở niên thiếu Nguyễn Du chịu nhiều ảnh hưởng của mẹ.
*Thời đại.
- Cuối Lê đầu Nguyễn - thời kì phong kiến Việt Nam suy tàn , giai cấp thống trị thối nát, đời sống xã hội đen tối, nhân dân nổi dậy khởi nghĩa. Khởi nghĩa Tây Sơn.
*Cuộc đời.
- Từng làm quan cho nhà Lê, chống lại Tây Sơn nhưng thất bại, định trốn vào Nam theo Nguyễn Ánh nhưng không thành, bị bắt rồi được thả.
- Sống lưu lạc ở miền Bắc, về quê ở ẩn, nếm trải cay đắng
- Năm 1802 làm quan cho triều Nguyễn, tài giỏi được cử đi xứ sang Trung Quốc hai lần.
*Sự nghiệp thơ văn.
- Ông để lại một di sản văn hóa lớn cho dân tộc:
	+ Thơ chữ Hán: Thanh Hiên Thi Tập, Bắc hành tạp lục, Nam Trung tạp ngâm.
	+ Thơ chữ Nôm: Đoạn Trường Tân Thanh (Truyện Kiều),Văn chiêu hồn,Văn tế sống hai cô gái trường lưu.
*Tư tưởng tình cảm
- Đối với những kẻ thuộc tầng lớp trên, tướng lĩnh hay quan lại cao cấp Nguyễn Du vạch trần tội ác của chúng.
- Đối với những con người bất hạnh... ông  ... uân
- 2 câu tiếp theo mạch thơ dừng lại , mở ra một không gian mênh mông, ko còn ranh giới giữa trời và đất: Cỏ non
*Nghệ thuật thi trung hữu hoạ :
- Màu xanh non của cỏ mùa xuânlàm nền cho cành lê trắng
- Cách đảo trật tự từ trắng điểm
6.Kiều ở lầu Ngưng Bích là bức tranh tâm tình đầy xúc động. 
*Giới thiệu khái quát nguyên nhân K ra ở lầu NB
*Bức tranh tâm tình đầy xúc động qua khung cảnh:
- Lầu NB trơ trọi giữa không gian hoang vắng mênh mông
- Trong không gian ấy K chỉ biết làm bạn với non xa, trăng gần, đèn khuya, nàng lẻ loi, cô độc.
*Bức tranh tâm tình đầy xúc động qua tâm trạng nhân vật:
- Nghĩ về Kim Trọng: Nhớ đêm trăng chén rượu thề nguyền, day dứt vì chính mình là người ko giữ trọn lời thề. Xót xa cho KT đang ngóng trông nàng trong vô vọng->một người yêu trong sáng thuỷ chung.
- Nghĩ về cha mẹ: Xót thương cảnh cha mẹ già ngày ngày tựa cửa trông tin con, ân hận khi cha mẹ già mà nàng ko thẻ tự mình chăm sóc->là đứa con hiếu thảo
- Nghĩ về bản thân: Thấy cuộc đời mình chìm nổi vô định(hình ảnh cánh buồm, cánh hoa trôi, ngọn nước sa) thấy tai ương đang sắp đến với mình.
-----------------------------------------------------
t×nh yªu ®Êt n­íc vµ tinh thÇn c¸ch m¹ng
(®ång chÝ, bµi th¬ vÒ tiÓu ®éi xe kh«ng kÝnh)
A. TÓM TẮT KIẾN THỨC CƠ BẢN
I. §ång chÝ
1. Tác giả: 
- Tên thật là Trần Đình Đắc( 1926 -2007) quê huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh.
- Là nhà thơ trưởng thành trong quân đội.
- Thơ của ông hầu như chỉ viết về người lính và hai cuộc kháng chiến.
- Thơ của Chính Hữu có những bài đặc sắc, cảm xúc dồn nén, ngôn ngữ và hình ảnh chọn lọc, hàm súc.
2. Tác phẩm: 
	a. Nội dung:
	- Cơ sở hình thành tình đồng chí : Bắt nguồn từ sự tương đồng về hoàn cảnh xuất thân của những người lính. Hình thành từ chỗ chung nhiệm vụ, cùng chung lý tưởng, sát cánh bên nhau trong hàng ngũ chiến đấu. Tình đồng chí nảy nở và trở thành bền chặt trong sự chan hòa và chia sẻ với nhau.
	- Những biểu hiện cảm động của tình đồng chí : Tình đồng chí là sự cảm thông sâu sắc tâm tư nỗi niềm của nhau (nỗi nhớ quê hương, người thân, những khó khăn nơi quê nhà), là cùng nhau chia sẻ những gian lao thiếu thốn của cuộc đời người lính (những năm tháng chống Pháp).
	- Hình ảnh kết thúc bài thơ : Bức tranh đẹp về tình đồng chí đồng đội, là biểu tượng đẹp về cuộc đời người chiến sĩ. Hình ảnh khép lại của bài thơ có sự kết hợp hài hòa giữa chất hiện thực và chất lãng mạn.
	b. Nghệ thuật:
- Thể thơ tự do
- Chi tiết, hình ảnh, ngôn ngữ giản dị, chân thực, cô đọng, giàu sức biểu cảm.
	c. Chủ đề: Người lính và tình yêu đất nước và tinh thần cách mạng.
B.LUYỆN TẬP
1.Sự kết hợp hài hoà giữa hiện thực và lãng mạn tạo nên bức tranh đẹp về chân dung người lính trong bài thơ Đồng chí của CH?
*Hiện thực:
- Cuộc kháng chiến chống Pháp của dân tộc VN
- Thời gian: Đêm khuya
- Không gian: Rừng hoang sương muối
- Sự việc: Những người lính cầm súng đứng gác
->Gợi lên sự khốc liệt, nghiệt ngã->Tình đồng chí đã sưởi ámm lòng họ, giúp họ vươt lên giankhổ thiếu thốn-> người chiến sĩ hiện lên với tư thế chủ động trong cuộc chiến đấu.
*Lãng mạn: 
- Miệng cười buốt giá
- Đầu súng trăng treo
->Súng, trăng mang ý nghĩa biểu tượng: chiến tranh-hoà bình, chiến sĩ và thi sĩ 
->Khẳng định ý nghĩa cao cả của cuộc chiến đấu mà những người lính tham gia: họcầm súng chính là để bảo vệ sự bình yên cho đất nước, bảo vệ vầng trăng hào bình
->Biểu tượng cao đẹp của tình đồng chí, đồng đội, vẻ đẹp tư tưởng hoà quyện hiện thực và lãng mạn
2.Từ hiểu biết về bài thơ đồng chí em hãy viết một đoạn văn theo chủ đề: Đồng chí mang một vẻ đẹp của thời đại mới.
- Vẻ đẹp của thời đại mới trong hình tượng thơ ở đây là tình đồng chí, đồng đội gắn với giai cấp của người lính.
- Bài thơ khai thác đời sống nội tâm tình cảm củăngời lính, vẻ đẹp của bài thơ đồng chí là vẻ đẹp đời sống nội tâm người lính, nơi phát ra vầng ánh sáng lung linh nhất là tình đồng chí, đồng đội: “thương nhau tay nắm lấy bàn tay”
- Khi người lính thương nhau.. là họ đã truyền hơi ấm cho nhau để chống chọi với cái rét run người nơi đại ngàn. Những đêm rừng hoang sương muối
- Trong cái cầm tay nhau ấy, hình ảnh đất nước và tinh thần đoàn kết giai cấp được diễn đạt thật cao đẹp, cô đọng và thuyết phục.
- Từ tình cảm cao đẹp và lí tưởng sáng ngời: Đứng cạnh bên nhau đó mà những người lính được nâng lên tầm cao khái quát trong đó có sự hài hoà giữa hiện thực và lãng mạn, trữ tình . Đầu súng trăng treo mang ý nghĩa sâu sắc cho tinh thần thời đại.
3.Hình tượng anh bộ đội cụ Hồ trong bài thơ:
*Có lí tưởng sống đẹp:
- Sẵn sàng từ giã quê hương, gia đình
- Sãn sàng chịu đựng gian khổ thiếu thốn hoàn thành nhiệm vụ
*Có đời sống tinh thần phong phú:
- Nặng lòng với quê hương
- Lạc quan yêu đời
- Mơ mộng lãng mạn
- Gắn bó với nhau bằng tình đồng chí đồng đội
II. Bµi th¬ vÒ tiÓu ®éi xe kh«ng kÝnh
1.Tác giả
- Phạm Tiến Duật ( 1941- 2007) Quê: Phú Thọ.
- Nhà thơ trẻ, trưởng thành trong kháng chiến chống Mỹ.
- Chiến đấu ở binh đoàn vận tải Trường Sơn. 
- Phong cách thơ: sôi nổi, hồn nhiên, sâu sắc.
- Đoạt giải nhất về cuộc thi thơ của tuần báo Văn nghệ, 1970.
2.Tác phẩm.
	a. Nội dung: 
- Hình ảnh những chiếc xe không kính: 
+ Không kính, không đèn, không có mui, thùng xe xước-> Liên tiếp một loạt các từ phủ định diễn tả độc đáo chân thực những chiếc xe trên đường ra trận .
+ Những chiếc xe không kính hiện lên thực tới mức trần trụi, khơi gợi sự khốc liệt của chiến tranh trong những năm chống Mỹ cam go khốc liệt. 
- Hình ảnh người chiến sĩ lái xe: 
+ Họ luôn ở tư thế ung dung, hiên ngang, oai hùng mặc dù trải qua muôn vàn thiếu thốn, gian khổ.
 Nhìn: đất, trời, nhìn thẳng
 Thấy: gió vào xoa mắt đắng; con đường chạy thẳng vào tim; sao trời đột ngột cánh chim.
->Đó là cái nhìn đậm chất lãng mạn, chỉ có ở những con người can đảm, vượt lên trên những thử thách khốc liệt của cuộc sống chiến trường=> Điệp từ, nhịp thơ dồn dập, giọng khoẻ khoắn, tràn đầy niềm vui.
+ Thể hiện tinh thần dũng cảm, lạc quan, sôi nổi, vui tươi; sẵn sàng vượt qua mọi khó khăn gian khổ để hoàn thành nhiệm vụ : Bụi phun, mưa tuôn, mưa xối,gió xoa mắt đắng, người lính vẫn cười ngạo nghễ (cười ha ha)
- > Đó là những con người có tính cách tươi trẻ, vui nhộn, luôn yêu đời. Tinh thần lạc quan và tình yêu cuộc sống giúp họ vượt qua những gian lao thử thách.
- Cách kết thúc bài thơ rất bất ngờ nhưng cũng rất giàu sức thể hiện: Mặc cho bom rơi, đạn nổ, mặc cho gió, mưa quất thẳng vào buồng lái, mặc cho muôn vàn thiếu thốn, hiểm nguy, những chiếc xe vẫn chạy, “chỉ cần trong xe có một trái tim”. Đó là trái tim yêu nước, mang lý tưởng khát vọng cao đẹp, quyết tâm giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
	b. Nghệ thuật
- Nhiều chất hiện thực, nhiều câu văn xuôi tạo sự phóng khoáng, ngang tàng, nhịp thơ sôi nổi trẻ trung tràn đầy sức sống.
- Thu hút người đọc ở vẻ khác lạ độc đáo. Đó là chất thơ của hiện thực chiến tranh.
c. Chủ đề: Người lính và tình yêu đất nước, tinh thần cách mạng.
B. luyÖn tËp: 
1.Không có kính rồi xe không có đèn
a.Chép tiếp những câu thơ trên để hoàn chỉnh đoạn thơ gồm 4 dòng
b.Cho biết đoạn thơ vừa chép trong bài thơ nào?Của ai? Nêu hoàn cảnh sáng tác bài thơ?
c.Từ trái tim trong câu thơ cuối cùng của đoạn vừa chép được dùng với nghĩa ntn?
d.Trình bày cảm nhận về đoạn thơ vừa chép?
2.Cảm nhận của em về vẻ đẹp độc đáo của những chiếc xe ko kính trong bài thơ?
- Ngay nhan đề bài thơ tác giả đã làm nổi bật hình ảnh độc đáo: những chiếc xe vận tải ko kính vẫn ngày đêm băng ra chiến trường. Bản thân những chiếc xe đã hiện diện nét ngang tàng, dũng mãnh, bất chấp bom đạn của kẻ thù, hay thời tiết khắc nghiệt. Như một phát hiện thú vị , nhà thơ đã khai thác cái chất liệu hất sức thô phác, đời thường đến bất thường ấy vào thơ.
- Những chiếc xe sinh ra vốn đầy đủ hoàn hảo nhưng do tính chất khốc liệt của chiến tranh bom giật bom rung đã phá huỷ làm cho những chiếc xe biến dạng ko còn nguyên vẹn nữa.->Tố cáo chiến tranh
- Một loạt các điệp ngữ ko có đã phủ định một hiện thực vô cùng khó khăn, nguy hỉêm của người chiến sĩ lái xe khi điều khiển một phương tiện ko bảo đảm an toàn. Những thứ vô cùng quan trọng nhw kính, đèn, mui xe đều ko có. Đó là điều bất bình thường nhưng đối với chiến tranh thì lại là điều bình thường nên nó vẫn hạot động như những chiếc xe hoàn hảo, vẫn băng băng ra phía trước vì nhiệm vụ trọng đại của đất nước. Cái bất thường đã trở thành cái phi thường , một biểu tượng độc đáo của thơ chống Mĩ, vừa nói lên cái ác liệt dữ dội của chiến tranh, vừa thể hiện được phẩm chất anh hùng vĩ đại của người chiến sĩ lái xe trên tuyến đường Trường Sơn. Hình tượng góp phần khác hoạ chân dung tư thế một dân tộc anh hùng.
3.Vẻ đẹp hình tượng người lính lái xe trên tuyến đường Trường Sơn thời chống Mĩ trong bài thơ về tiểu đội xe ko kính?
*Có lí tưởng sống đẹp
*Dũng cảm can trường coi thừng mọi hiểm nguy
*Đời sống tinh thần phong phú
- Lạc quan yêu đời
- Mơ mộng lãng mạn
- Tình đồng chí đồng đội
4.Nhận xét về Bài thơ SGK có viết: Tác giả đã đưa vào bài thơ chất liệu hiện thực sinh động của cuộc sống ở chiến trường, ngôn ngữ và giọng điệu giàu tính khẩu ngữ, tự nhiên. Em hãy làm rõ ý kiến trên.
*Chất liệu hiện thực của cuộc sống chiến trường:
- Bài thơ ra đời trong hoàn cảnh khốc liệt của cuộc chiến tranh
- Hình ảnh những chiếc xe trần trụi: ko kính, ko mui, ko đèn
- Hình ảnh người lính ngang tàng, dũng cảm, lạc quan như những người lính ngoài đời: Cười ha ha, bắt tay qua cửa kính, bếp dựng giữa trời
*Ngôn ngữ giọng điệu giàu tính khẩu ngữ, tự nhiên:
- Từ ngữ được dùng như cách nói thường ngày: Ừ thì, chưa cần rửa, chưa cần thay
- Có những câu thơ gần gũi, mộc mạc khẩu ngữ: ko có kính ko phải
- Giọng thơ tếu táo đùa vui đạm chất lính: Chưa cần rửa
5.Hình tượng anh bộ đội trong thơ ca thời chống Pháp và chống Mĩ vừa mang những phẩm chất chung hết sức đẹp đẽ của người lính cụ Hồ vừa có những nét cá tính riêng độc đáo. Qua 2 bài thơ em hãy làm rõ nội dung trên
*Những phẩm chất chung đẹp đẽ:
- Những người lính chiến đấu cho lí tưởng cao đẹp
- Dũng cảm, can trường bất chấp mọi khó khăn, coi thường hiểm nguy
- Lạc quan yêu đời, tâm hồn bay bổng lãng mạn
- Tình đồng chí đồng đội cao đẹp
*Những nét riêng:
+ Bài thơ đồng chí hình tượng người lính xuất thân từ nông dân. Những con người nghèo khổ từ những vùng quê nước mặn đồng chua
- Cuộc sống kháng chiến đầy khó khăn gian khổ
- Phẩm chất của anh bộ đội cụ Hồ ngày đầu : hiền lành, chất phác, giảm dị, chân thật
+Bài thơ nói về những người lính lái xe trên tuyến đường Trường sơn trong cuộc kháng chiến chống Mỹ.
- Họ gặp muôn vàn khó khăn vì sự huỷ diệt của bom đạn, với những chiếc xe ko kính, ko đèn, ko mui.
- Bất chấp hiểm nguy xe và người vẫn ung dung hiên ngang ngày đêm ra mặt trận. Ở họ luôn phơi phới một tinh thần lạc quan, trẻ trung yêu đời
 (CÒN TIẾP)

Tài liệu đính kèm:

  • docON THI VAO THPT CHUAN.doc