Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Bài học 18: Tập làm thơ tám chữ

Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Bài học 18: Tập làm thơ tám chữ

I. MỤC TIÊU : Giúp HS :

- Tiếp tục tìm hiểu những bài thơ tám chữ hay của các nhà thơ. Tiếp tục tập làm thơ tám chữ theo đề tài tự chọn hoặc viết tiếp những câu thơ vào một bài thơ cho trước.

- Qua hoạt động tập làm thơ tám chữ mà phát huy tinh thần sáng tạo, sự hứng thú trong học tập, rèn luyện thêm năng lực cảm thụ thơ ca .

- Bồi dưỡng lòng yêu thích văn chương, thích sáng tác thơ văn.

II. CHUẨN BỊ :

* GV : Phương án tổ chức lớp : thảo luận nhóm.

* HS : Soạn bài ; sáng tác thơ theo thể loại thơ tám chữ.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :

1. Ổn định lớp tình hình lớp (1)

2. Kiểm tra bài cũ (4) : Kiểm tra việc chuẩn bị bài của HS.

3. Giảng bài mới :

a) Giới thiệu bài : GV nhắc lại những nội dung đã thực hiện trong tiết 54 :

- Đặc điểm của thể thơ tám chữ : Thơ tám chữ là thể thơ mỗi dòng có tám chữ, có cách ngắt nhịp rất đa dạng. Bài thơ theo thể tám chữ có thể bao gồm nhiều đoạn dài ( số câu không hạn định), có thể được chia thành các khổ ( thường mỗi khổ bốn dòng ) và có nhiều cách gieo vần nhưng phổ biến nhất vẫn là vần chân ( được gieo liên tiếp hoặc gián cách ).

 

doc 3 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 796Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Bài học 18: Tập làm thơ tám chữ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn : 
Tuần / tiết : 18 / 88 - 89
Tập làm văn	Bài 18 :	TẬP LÀM THƠ TÁM CHỮ 
 ( Tiếp theo tiết 54 )
I. MỤC TIÊU : Giúp HS :
Tiếp tục tìm hiểu những bài thơ tám chữ hay của các nhà thơ. Tiếp tục tập làm thơ tám chữ theo đề tài tự chọn hoặc viết tiếp những câu thơ vào một bài thơ cho trước.
Qua hoạt động tập làm thơ tám chữ mà phát huy tinh thần sáng tạo, sự hứng thú trong học tập, rèn luyện thêm năng lực cảm thụ thơ ca .
Bồi dưỡng lòng yêu thích văn chương, thích sáng tác thơ văn.
II. CHUẨN BỊ :
* GV : 	Phương án tổ chức lớp : thảo luận nhóm.
* HS : 	Soạn bài ; sáng tác thơ theo thể loại thơ tám chữ.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : 
Ổn định lớp tình hình lớp (1’)
Kiểm tra bài cũ (4’) : Kiểm tra việc chuẩn bị bài của HS.
Giảng bài mới :
Giới thiệu bài : GV nhắc lại những nội dung đã thực hiện trong tiết 54 :
- Đặc điểm của thể thơ tám chữ : Thơ tám chữ là thể thơ mỗi dòng có tám chữ, có cách ngắt nhịp rất đa dạng. Bài thơ theo thể tám chữ có thể bao gồm nhiều đoạn dài ( số câu không hạn định), có thể được chia thành các khổ ( thường mỗi khổ bốn dòng ) và có nhiều cách gieo vần nhưng phổ biến nhất vẫn là vần chân ( được gieo liên tiếp hoặc gián cách ).
- Luyện tập nhận diện thơ tám chữ : Điền từ thích hợp vào chỗ trống ; Sửa vần sai ,  
 b) Tiến trình bài dạy :
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung 
Hđ 1 : Hd HS tìm hiểu một số đoạn thơ tám chữ.
* GV treo bảng phụ (chép các đoạn thơ 8 chữ) -> Gọi HS phân tích : nhịp, vần -> GV góp ý.
* Cho HS đọc và phân tích những bài (khổ) thơ tám chữ mà các em sưu tầm được -> GV góp ý.
Hđ 1 : Tìm hiểu một số đoạn thơ tám chữ.
* Đọc các đoạn thơ trích trên bảng phụ -> Phân tích nhịp , vần trong các khổ thơ đó.
* Đọc và phân tích bài hoặc khổ thơ tám chữ mà các em sưu tầm về nhịp, vần, nội dung, 
I. Tìm hiểu một số đoạn thơ tám chữ :
 1. Vũ Hoàng Chương : 
 a)
  Đàn với bút, tài sơ không chép nổi
Những cao xa để mộng chẳng nên hình
Hãy còn Men, người vợ goá Lưu Linh
Đưa lối những chàng say về Lí Tưởng
( Lí tưởng)
 b) 
 Nhổ neo rồi, thuyền ơi ! Xin mặc sóng
Xô về đông hay dạt tới phương Đoài
Xa mặt đất giữa vô cùng cao rộng
Lòng cô đơn, cay đắng hoạ dần vơi
( Phương xa )
 2. Xuân Diệu :
 Xuân không chỉ ở mùa xuân ba tháng
Xuân là khi nắng rạng đến tình cờ
Chim trên cành há mỏ hát ra thơ
Xuân là lúc gió về không định trước
Đông đang lạnh bổng một hôm trở ngược
Mây bay đi để hở một khung trời
Thế là xuân. Ngày chỉ ấm hơi hơi
Như được nắm một bàn tay son sẻ 
( Xuân không mùa)
Hđ 2 : Hd HS viết thêm một số câu thơ để hoàn thiện khổ thơ.
* GV chép các khổ thơ khuyết câu cuối lên bảng.
* GV thuyết trình nội dung 3 câu thơ đầu của mỗi khổ
* GV nêu yêu cầu :
- Câu mới viết phải đủ tám chữ.
- Phải đảm bảo sự lô-gíc về ý nghĩa với những câu đã cho.
- Phải có vần chân gián tiếp hoặc trực tiếp với những câu đã cho.
* Cho HS thảo luận nhóm để viết tiếp tác phẩm -> GV góp ý, nêu câu thơ trong nguyên tác :
(a) Mà sông bình yên nước chảy theo dòng ?
(b) Một cành đào chưa thể gọi mùa xuân.
Hđ 2 : Hoàn thiện khổ thơ.
* Đọc -> Tìm hiểu nội dung.
* Lưu ý nghĩa của mỗi đoạn thơ trích.
* Nắm các yêu cầu .
-> Thảo luận nhóm -> Viết tiếp tác phẩm.
II. Viết thêm một câu thơ để hoàn thiện khổ thơ.
 1)
Cành mùa thu đã mùa xuân nảy lộc
Hoa gạo nở rồi, nở đỏ bến sông
Tôi cũng khác tôi lần gặp trước
. ?
( Đỗ Bạch Mai , Trước dòng sông )
 2)
Biết làm thơ chưa hẳn là thi sĩ
Như người yêu khác hẳn với tình nhân
Biển dù nhỏ không phải là ao rộng
 ?
( Phạm Công Trứ , Vô đề)
Hđ 3 : Dặn dò :
 - Nắm đặc điểm của thể thơ tám chữ ; tiếp tục sưu tầm những bài thơ hay mà mình yêu thích và thẩm bình những bài thơ đó.
 - Sáng tác thơ theo các đề tài sau : 
 + Nhớ trường.
 + Nhớ bạn.
 + Con sông quê hương 
Ngày soạn : 
Tuần / tiết : 18 / 89
Tập làm văn 	
Bài 18 :	TẬP LÀM THƠ TÁM CHỮ (t2)
I. MỤC TIÊU : Giúp HS :
Củng cố về thơ tám chữ. Tiếp tục tập làm thơ tám chữ theo đề tài tự chọn .
Qua hoạt động tập làm thơ tám chữ mà phát huy tinh thần sáng tạo, sự hứng thú trong học tập, rèn luyện thêm năng lực cảm thụ thơ ca .
Bồi dưỡng lòng yêu thích văn chương, thích sáng tác thơ văn.
II. CHUẨN BỊ :
* GV : 	Tham khảo tài liệu : Thiết kế bài giảng Ngữ văn 9
* HS : 	Sáng tác thơ tám chữ theo các đề tài giáo viên đã hướng dẫn.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
Ổn định tình hình lớp (1’)
Kiểm tra việc sáng tác thơ tám chữ của học sinh
Giảng bài mới : 
Giới thiệu bài : GV nêu mục tiêu và nhiệm vụ của tiết học.
Tiến trình bài dạy :
HĐ của GV
HĐ của HS
Nội dung kt
Hđ 1 : Hd HSD làm thơ theo đề tài.
* GV nêu đề tài :
 - Nhớ trường.
 - Nhớ bạn.
 - Con sông quê hương 
* Gọi HS đọc và nêu những nét cơ bản về nội dung bài thơ của mình -> HS khác góp ý về nhịp điệu, vần hoặc bình bài thơ của bạn-> GV góp ý chung .
Hđ 1 : Sáng tác thơ theo đề tài.
* Đọc và bình thơ.
III. Làm thơ tám chữ theo đề tài :
 1.Nhớ trường :
 2. Nhớ bạn.
 3. Con sông quê hương.
 4.  
Hđ 2 : Tổ chức trò chơi “ứng tác”.
* Luật chơi : GV nêu đề tài -> Mỗi nhóm làm một câu thơ ( câu viết tiếp phải đủ tám chữ, phải đảm bảo sự lô-gíc về ý nghĩa với những câu đã cho, phải có vần chân gián tiếp hoặc trực tiếp với những câu trên ) 
* Gọi HS nêu đôi điều cảm nhận về bài thơ đó.
* GV nhận xét -> Góp ý chung.
Hđ 2 : Viết tiếp tp.
* Nắm luật chơi -> Thảo luận nhóm để viết câu thơ tiếp theo .
* Bình thơ.
Hđ 3 : Tổng kết tiết học - dặn dò :
Tổng kết tiết học : biểu dương những học sinh có ý thức chuẩn bị bài tốt, viết được những bài thơ tám chữ hay. Động viên học sinh tiếp tục tập sáng tác văn thơ.
Dặn dò : Oân tập kĩ các bài văn học, tiếng Việt và tập làm văn đã học để làm bài thi học kì I đạt kết quả cao. Cẩn trọng khi làm bài thi.

Tài liệu đính kèm:

  • doc18 - TAP LAM THO 8 CHU (tt).doc