Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Bài học 33: Tôi và chúng ta

Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Bài học 33: Tôi và chúng ta

A. Mục tiêu cần đạt:

1. Kiến thức.

 * Giúp học sinh:

- Hiểu được phần nào tính cách của các nhân vật tiêu biểu Hoàng Việt, Nguyễn Chính, từ đó thấy được cuộc đấu tranh gay gắt giữa những con người mạnh dạn đổi mới, có tinh thần dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm với những kẻ mang tư tưởng bảo thủ, lạc hậu trong sự chuyển mình mạnh mẽ của xã hội ta.

- Hiểu thêm đặc điểm thể loại kịch: cách tạo tình huống, phát triển mâu thuẫn, diễn tả hành động và sử dụng ngôn ngữ.

 2. Kĩ năng.

- Rèn kĩ năng đọc phân vai, phân tích xung đột kịch qua tình huống kịch, qua lời đối thoại giữa các nhân vật trong đoạn kịch.

3. Thái độ.

- Nhận thức đầy đủ hơn về một lớp người của đất nước trong thời kì đổi mới và biết tôn trọng những con người mới dám nghĩ, dám làm.

 

doc 7 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 772Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Bài học 33: Tôi và chúng ta", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:9/5/2010 
Ngày dạy: 10/5/2010 
Bài 33: Tôi và chúng ta (Trích cảnh ba )
Lưu Quang Vũ
Tiết 166-167: Đọc - Hiểu văn bản
A. Mục tiêu cần đạt:
1. Kiến thức.
 * Giúp học sinh:
- Hiểu được phần nào tính cách của các nhân vật tiêu biểu Hoàng Việt, Nguyễn Chính, từ đó thấy được cuộc đấu tranh gay gắt giữa những con người mạnh dạn đổi mới, có tinh thần dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm với những kẻ mang tư tưởng bảo thủ, lạc hậu trong sự chuyển mình mạnh mẽ của xã hội ta.
- Hiểu thêm đặc điểm thể loại kịch: cách tạo tình huống, phát triển mâu thuẫn, diễn tả hành động và sử dụng ngôn ngữ.
 2. Kĩ năng.
- Rèn kĩ năng đọc phân vai, phân tích xung đột kịch qua tình huống kịch, qua lời đối thoại giữa các nhân vật trong đoạn kịch.
3. Thái độ.
- Nhận thức đầy đủ hơn về một lớp người của đất nước trong thời kì đổi mới và biết tôn trọng những con người mới dám nghĩ, dám làm...
B. Chuẩn bị.
* Giáo viên: 
- Chuẩn bị nội dung lên lớp, đọc toàn bộ tác phẩm kịch Tôi và chúng ta.
* Học sinh:
- Soạn theo câu hỏỉ sách giáo khoa và hướng dẫn của giáo viên.
C. Tổ chức các hoạt động.
1: Kiểm tra sự chuẩn bị của hs. ( 7’) 
? Vì sao một phụ nữ yếu đuối như Thơm lại có thể nhanh chóng quyết định cứu hai cán bộ cách mạng và khôn khéo che giấu họ trước mặt chồng?
2: Tiến trình dạy học:
 * Giới thiệu bài ( 1’)
Lưu Quang Vũ ( 1948-1988 ) nhà thơ- nhà viết kịch nổi tiếng của văn học Việt Nam những năm 70-80 của thế kỉ XX. Là chồng của nữ thi sĩ Xuân Quỳnh, cha của người dẫn nhiều chương trình VTV3 Lưu Minh Vũ, là đồng tác giả của tập thơ Hương cây - Bếp lửa và nhiều truyện ngắn hay, Lưu Quang Vũ được biết đến với hơn 50 vở kịch đề cập đến những vấn đề nóng bỏng, gai góc của xã hội Việt Nam những năm 80 của thế kì XX Hồn trương ba da hàng thịt, Bệnh sĩ,...trong đó Tôi và chúng ta là một vở kịch từng làm sôi động kịch trường lúc ấy.
* 3: Bài mới ( 81’)
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của H/S
Nội dung cần đạt
GV yêu cầu học sinh đọc chú thích dấu * SGK/179.
? Trình bày những hiểu biết của em về tác giả, tác phẩm ?
GV yêu cầu đọc phân vai, chú ý ngôn ngữ đối thoại của các nhân vật.
GV tóm tắt vở kịch.
GV yêu cầu học sinh đọc những từ khó trong SGK/180.
GV bổ sung
- Quản đốc: người đứng đầu, xưởng trưởng chịu trách nhiệm của một phân xưởng với ban giám đốc.
-phòng tài vụ: cơ quan chuyên lo việc tài chính, tiền nong.
? So sánh bố cục của cảnh ba của vở kịch với hồi 4 của vở kịch Bắc Sơn?
? Mâu thuẫn, xung đột kịch của cảnh ba của vở kịch là gì?
? Tình huống kịch trong cảnh ba là gì? Nhận xét tình huống đó?
GV : ở hai cảnh trước tác giả đã hé mở tình huống mâu thuẫn, tính cách của các nhân vật chính, đến cảnh ba này tác giả dựng tả cuộc đối đầu gay gắt công khai đầu tiên giữa hai tuyến nhân vật diễn ra trong phòng giám đốc Hoàng Việt.
? Để giải quyết mẫu thuẫn giữa cái mới và cái cũ tác giả đã nêu lên vấn đề gì ?
?Vấn đề được thể hiện ở nhan đề của vơ kịch. Em hiểu như thế nào về nhan đề đó?
? Đặt trong bối cảnh đất nước sau chiến tranh vấn đề Tôi và chúng ta có ý nghĩa gì?
GV: Cảnh ba của vở kịch là một cuộc họp quan trọng xảy ra ở phòng Giám đốc Hoàng Việt.
? Những ai có mặt trong cuộc họp này?Họ bàn bạc tranh luận với nhau về việc gì?
? Đề án của kí sư Lê Sơn đã trình bày về những vấn đề gì?
GV lúc này cuộc họp được chia thành hai phái có quan đểm không đồng nhất.
?Khi đề án được trình bày song giưã họ có những xung đột, cụ thể họ sung đột về những vấn đề gì?
? Giám đốc Hoàng Việt đã chất vấn phó giám đốc về kế hoạch cũ như thế nào?
? Hoàng Việt đã phê phán cách xây dựng kế hoạch cũ như thế nào? Và đề ra biện pháp xây dựng kế hoạch ra sao?
? Trong vấn đề đầu tư cho đổi mới ý kiến của hai phái như thế nào?
? Biện pháp cụ thể nêu ra là gì?
? Giám đốc Hoàng Việt đã kết luận ra sao về vấn đề đổi mới?
? Vì sao giám đốc Hoàng Việt lại có quyết định đổi mới táo bạo như vậy?
? Lời công bố đó tác động đến phái bảo thủ như thế nào?
? Như vậy cảnh ba đã diễn ra mẫu thuẫn xung đột giữa những người như thế nào?
GV khái quát chuyển ý.
GV: Từ lời nói, hành động của mỗi nhân vật trong cuộc tranh luận trên chúng ta cảm nhận được gì về tính cách của một số nhân vật ở hai phái như thế nào.
? Qua những lời đối thoại của Hoàng Việt , Lê Sơn ta thấy họ có phẩm chất như thế nào?
? Những lời đối thoại, hành động của Nguyễn Chính trong cuộc tranh luận cho thấy phó giám đốc là người có tính cách như thế nào?
? Các nhân vật khác đại diện cho phái bảo thủ được hiện lên với nét cá tính gì?
? Trình bày cảm nhận của em về cuộc đấu tranh giữa hai phái về su thế phát triển và kết thúc của tình huống kịch ?
GV khái quát .
? Thể hiện xung đột giữa hai phái, tác giả đã nói điều gì với mọi người
? Đặt vào bối cảnh xã hội những năm 80 của thế kỉ XX thì vở kịch có ý nghĩa gì?
GV yêu cầu h/s đọc ghi nhớ.
? Tóm tắt sự phát triển mâu thuẫn kịch trong đoạn trích?
-Đọc
-Trình bày
-Đọc
-Trình bày
- Đọc
-Nghe, ghi
-So sánh
-Phát hiện
-Nhận xét
-Nghe
-Phát hiện
-Lí giải
-Suy luận
-Phát hiện
-Phát hiện
- Phát hiện
-Nhận xét
-Phát hiện
-Phát hiện
- Phát hiện
- Phát hiện
-Suy luận
-Nhận xét 
-Nhận xét
-Nghe
-Nghe
-Nhận xét
-Nhận xét
-Nhận xét
-Cảm nhận
- Nghe
-Suy luận
-Suy luận
Đọc ghi nhớ
-Thực hành
I. Đọc -Tiếp xúc văn bản.
1. Tác giả, tác phẩm.
* Tác giả:
-Lưu Quang Vũ ( 1948-1988) sinh ở huyện Hạ Hòa, tỉnh Phú Thộ, ông là nhà thơ, nhà viết kịch nổi tiếng những năm 80 của thế kỉ XX...
-Ông được nhà nước truy tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật.
* Tác phẩm.
-Tôi và chúng ta gồm 9 cảnh, vở kịch này không chia hồi, lớp nhưng ở đây cảnh tương đương với lớp.
2. Đọc - Tóm tắt vở kịch.
*Tóm tắt vở kịch.
-Tôi và chúng ta phản ánh cuộc đấu tranh gay gắt...(SGK/179)
3. Từ khó.
SGK/180
4. Cấu trúc .
-Phần trích là cảnh ba trên 9 cảnh không chia hồi, lớp khác với vở kịch Bắc Sơn.
- Mâu thuẫn, xung đột giữa cái cũ và cái mới trong nội bộ nhân dân, trong đời sống sản xuất khi đất nước hòa bình thống nhất ở những năm 80 của thế kỉ XX
- Tình huống: là tình trạng lạc hậu của xí nghiệp dẫn đến kết quả sản xuất thấp, đời sống cán bộ công nhân viên càng khó khăn. Yêu cầu đổi mới toàn diện và cơ bản, đồng bộ là bức thiết là tất yếu. Một số người tha thiết mong muốn, ủng hộ đổi mới. Một số khác lại bảo thủ, muốn giữa nguyên hiện trạng và hơn một năm nhận chức hôm nay, giám đốc Hoàng Việt công bố kế hoạch sản xuất mới trước toàn thể cán bộ xí nghiệp và chuyện đã xảy ra.
-> Tình huống căng thẳng, bất ngờ.
II. Đọc -Hiểu văn bản.
1.Vấn đề cơ bản của vở kịch và ý nghĩa của nó với thực tiễn.
-Tác giả đã nêu lên ý kiến: không thể khư kư giữ lấy nguyên tắc, cơ chế, lề lối làm ăn, sản xuất đã trở nên lạc hậu, xơ cứng; phải mạnh dạn, dũng cảm thay đổi phương thức, tổ chức, quản lí sản xuất để thúc đẩy sản xuất nhanh và mang lại hiệu quả thiết thực, cụ thể. Đừng chạy theo chủ nghĩa hình thức mà cần coi trọng thực tiễn
->Mục đích cuối cùng của xí nghiệp là làm ra nhiều sản phẩm, nâng cao đời sống cho người lao động.
-Không có chủ nghĩa tập thể chung chung. Cái chúng ta được tạo từ những cái tôi cụ thể. Vì thế cần quan tâm một cách thiết thực đến cuộc sống, quyền lợi của mỗi cá nhân con người.
-Tôi và chúng ta có ý nghĩa thực tiễn lớn lao. Nó là vấn đề cấp thiết từ thực tế đời sống, thức tế xã hội và có ý nghĩa trực tiếp trong sự phát triển của đất nước cần phaỉ đổi mới tránh tình trạng cha chung không ai khóc.
2. Diễn biến mâu thuẫn - xung đột trong cảnh ba.
-Tham dự cuộc họp gàm:
+Giám đốc Hoàng Việt.
+Phó giám đốc: Nguyễn Chính
+Kí sư công tác tại xí nghiệp: Lê Sơn
+ Trưởng phòng kế toán-tài vụ.
+Trưởng phòng tổ chức lao động.
+Quản đốc phân xưởng: ông Trương
+ Anh chị em công nhân ông Quýnh, Dũng, bà Bộng.
-Nội dung tranh luận: kế hoạch mở rộng sản xuất và phương án làm ăn mới khoán sản phẩm của xí nghiệp.
- Tăng 5 lần sản phẩm của nhà máy với điều kiện.
+ Tuyển thêm nhân công, mở rộng mặt hàng, trang bị thêm vật tư thiết bị, trả lương theo sản phẩm, giảm cán bộ và nhân viên gián tiếp.
* Vấn đề thứ nhất: Kế hoạch sản xuất.
-Cái kế hoạch sản xuất ấy lấy ở đâu ra, anh Chính?
-Hoàng Việt phê phán thói làm ăn cũ kế hoạch đặt ra ngược đời... từ nay chúng ta tự đặt ra kế hoạch làm việc...
* Vấn đề thứ 2: Việc đầu tư cho sản xuất.
-Phái đổi mới: Cho rằng muốn tăng sản xuất phải đầu tư, khâu cần đầu tư đầu tiên là con người...
+Chỉ ra cái dở lâu nay nhiều người lười vẫn được hưởng như người chăm...
+từ nay ai làm nhiều hưởng nhiều, không làm, hoặc làm tồi thì phạt...
-Phái bảo thủ:
+bà trưởng phòng tài vụ: chưa hề có nguyên tắc như thế.
+phó giám đốc Chính: làm đảo lộn hàng loạt lề lối làm ăn...
+Không có trong nghị quyết Đảng .
* Vấn đề thứ 3: Các biện pháp cụ thể.
-Tuyển thêm công nhân.
-Mua sắm thiết bị
-Hưởng lương theo sản phẩm
-Giảm cán bộ nhân viên gián tiếp.
-> Phải đến lúc giải quyết bằng những quyết định táo bạo.
-Để nâng cao năng xuất, nâng cao đời sống cho người lao động, nhìn thấy thói bảo thủ trì trệ, làm ăn kiểu cũ thiếu ý thức trách nhiệm cá nhân, cách làm đó không còn hợp thời nữa...
-Gây bất ngờ cho vị phó giám đốc, bà trưởng phòng tài vụ, quản đốc phân xưởng.
-> Mâu thuẫn xung đột giữa những người bảo thủ, máy móc và những người đổi mới gay gắt.
3. Tính cách của mỗi nhân vật.
* Những người đại diện cho phái đổi mới.
+Hoàng Việt dám nghĩ dám làm, có tinh thần trách nhiệm, là người trung thực thẳng thắn, kiên quyết đấu trang với niềm tin vào chân lí.
+Lê Sơn là một kĩ sư có năng lực, có trình độ chuyên môn giỏi, biết cuộc đấu tranh có khó khăn song vẫn chấp nhận, sẵn sàng cùng Hoàng Việt cải tiến toàn diện hoạt động của xí nghiệp.
 -> Hoàng Việt, Lê Sơn đã chứng tỏ họ là những người có học vấn, có trí tuệ, có bản lĩnh ( dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm, quyết đoán). Họ luôn coi trọng yếu tố con người , quan tâm đến đời sống của công nhân nên rất được công nhân đồng tình ủng hộ.
* Những người đại diện cho phái bảo thủ thì mỗi người một vẻ:
+ Nguyễn Chính tiêu biểu cho loại người máy móc, bảo thủ và gian ngoan, nhiều mánh khóe, hám tiền, hám chức. " Con người ấy đã từng đánh đổ 4 đời giám đốc..."
+Trưởng phòng tổ chức lao động, trưởng phòng Tài vụ cũng là những người máy móc, bảo thủ nhưng lại quen thói cửa quyền.
+Quản đốc Trương là người lười biếng kẻ cơ hội, thích chức quyền, thích sai khiến người khác.
III. Tổng kết.
-Là cuộc đấu tranh có tính tất yếu và gay gắt, tình huống kịhc nêu lên là tình huống nóng bỏng của thực tiễn đời sống. Cuộc đấu tranh gay go nhưng phần thắng sẽ thuộc về cái mới.
- Tác giả cho thấy mối quan hệ khăng khít giữa tôi ( cá nhân) với chúng ta ( tập thể). không thể có CN tập thể chung chung, cái chúng ta là gồm những cái tôi cụ thể, vì vậy cần quan tâm đến quyền lợi của từng cá nhân con người.
-Mặt khác sự vật không đứng yên, cuộc sống không đứng yên cái hôn qua là đúng , hôm nay nó lại là vật cản. Phải tìm cách phá bỏ những nguyên tắc phương pháp cũ kĩ, lạc hậu trước sự chuyển biến của đất nước, nhất là trong các xí nghiệp.
-Đặt vào hoàn cảnh xã hội những năm 80 của thế kỉ XX ta thấy được giá trị tư tưởng lớn lao của nó.
* Ghi nhớ: SGK/180
IV. Luyện tập.
Tóm tắt sự phát triển mâu thuẫn kịch trong đoạn trích.
*Đánh giá:
D: Hướng dẫn hoạt động nối tiếp; ( 1’)
- Tập đọc diễn cảm đoạn kịch .
- Tóm tắt toàn bộ vở kịch
- Chuẩn bị bài: Tổng kết văn học.
- Ôn tập kiểm tra học kì II.

Tài liệu đính kèm:

  • doctiet 165-166 - VH.doc