Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Bùi Trần Hải - Tuần 1 năm 2008

Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Bùi Trần Hải - Tuần 1 năm 2008

PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH

 ( Lê Anh Trà )

 I. Mục tiêu bài học:

 1. Kiến thức: Giúp học sinh thấy được vẻ đẹp trong phong cách Hồ Chí Minh là sự kết hợp hài hoà giữa truyền thống và hiện đại, dân tộc và nhân loại, thanh cao và giản dị.

 2. Kỹ năng: Rèn kỹ năng đọc, phân tích và cảm thụ văn bản nhật dụng.

 3. Thái độ: Giáo dục lòng kính yêu, tự hào về Bác từ đó các em có ý thức tu dưỡng, học tập, rèn luyện theo gương Bác Hồ vĩ đại.

II.Các kỹ năng sống cơ bản cần giáo dục trong bài:

 - Tự nhận thức, Xác định giá trị, kiểm soát cảm xúc,Tư duy sáng tạo.

 III.Chuẩn bị:

 1. Chuẩn bị về phương pháp và kỹ thuật dạy học:

 - Phương pháp: Đóng vai, trò chơi, Vấn đáp, dạy học theo nhóm.

 - Kỹ thuật: Đọc hợp tác, tóm tắt tài liệu theo nhóm, chia nhóm, giao nhiệm vụ, hỏi và trả lời.

 2. Chuẩn bị về phương tiện dạy học:

 - Chân dung chủ tịch Hồ Chí Minh.

 - Tranh ảnh về lăng Bác, Bảng phụ.

 

doc 18 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 549Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Bùi Trần Hải - Tuần 1 năm 2008", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Tuần 1
Ngày soạn: 18.08 
Ngày giảng:22.08
Tiết 1 Phong cách hồ chí minh
 ( Lê Anh Trà )
 I. Mục tiêu bài học:
 1. Kiến thức: Giúp học sinh thấy được vẻ đẹp trong phong cách Hồ Chí Minh là sự kết hợp hài hoà giữa truyền thống và hiện đại, dân tộc và nhân loại, thanh cao và giản dị.
 2. Kỹ năng: Rèn kỹ năng đọc, phân tích và cảm thụ văn bản nhật dụng.
 3. Thái độ: Giáo dục lòng kính yêu, tự hào về Bác từ đó các em có ý thức tu dưỡng, học tập, rèn luyện theo gương Bác Hồ vĩ đại.
II.Các kỹ năng sống cơ bản cần giáo dục trong bài:
 - Tự nhận thức, Xác định giá trị, kiểm soát cảm xúc,Tư duy sáng tạo.
 III.Chuẩn bị:
 1. Chuẩn bị về phương pháp và kỹ thuật dạy học:
 - Phương pháp: Đóng vai, trò chơi, Vấn đáp, dạy học theo nhóm.
 - Kỹ thuật: Đọc hợp tác, tóm tắt tài liệu theo nhóm, chia nhóm, giao nhiệm vụ, hỏi và trả lời.
 2. Chuẩn bị về phương tiện dạy học:
 - Chân dung chủ tịch Hồ Chí Minh.
 - Tranh ảnh về lăng Bác, Bảng phụ.
 IV.Tiến trình bài dạy:
 1. ổn định tổ chức (1’)	 	
 2. Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh (1’)
 3. Bài mới (1’) “Tháp Mười đẹp nhất bông sen 
 Việt Nam đẹp nhất có tên Bác Hồ” !
Bác Hồ – Người Việt Nam đẹp nhất trong những người Việt Nam đẹp nhất. Bác là kết tinh của vẻ đẹp VN trong suốt bốn ngàn năm lịch sử. Người chính là Sen của loài người”. Vẻ đẹp văn hoá chính là nét nổi bật trong phong cách Hồ Chí Minh.
 Hoạt động của thầy và trò
 Nội dung
 * Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh đọc,tìm hiểu chhú thích.
SGK trang 5
- GV hướng dẫn đọc: Giọng kể tâm tình, truyền cảm. Ngữ điệu vui tươi, tự hào. 
- GV đọc mẫu. Gọi học sinh đọc, kết hợp tìm hiểu từ khó.
+ Trùng dương: Biển lớn.
+ Truân chuyên:
+ Uyên thâm:
Trắc nghiệm: Em hiểu nghĩa của từ “phong cách” trong “Phong cách Hồ Chí Minh” nghĩa là gì?
a. Lối sống, cung cách sinh hoạt, làm việc, hành động ứng xử tạo nên cái riêng của một người nào đó. (a)
b. Đặc điểm có t/c hệ thống về tư tưởng và NT, biểu hiện trong sáng tác của một nghệ sĩ trong các sáng tác nói chung thuộc cùng một thể loại.
c. Dạng ngôn ngữ sử dụng theo y/c chức năng điển hình nào đó, khác với những dạng khác về đặc điểm từ vựng, ngữ âm, ngữ pháp.
 * Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu văn bản.
- Văn bản đề cập tới 2 vẻ đẹp trong phong cách HCM. Theo em đó là những vẻ đẹp nào? Dựa vào đó hãy cho biết bố cục, giới hạn và nội dung từng phần ?
 - Bài viết thuộc kiểu văn bản gì?
 -Thế nào là văn bản Nhật dụng( Là những văn bản có nội dung đề cập đến những vấn đề gần gũi, bức thiết trong cuộc sống hàng ngày của con người và xã hội như: Thiên nhiên, môi trường, trẻ em,gia đình, bảo tồn di sản văn hoá..)
 - Cho biết phương thức biểu đạt chính?
Máy chiếu: 
1. Từ đầu đến “rất hiện đại”: Sự tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại của HCM.
2. Còn lại: Lối sống giản dị, thanh cao của Bác. 
- Đoc lại phần1: Nêu ND?
- Tinh hoa?
GV: Ngày 5/6/1911 Người ra đi tìm đường cứu nước, bôn ba khắp 5 châu 4 biển.
- Những tinh hoa văn hoá nhân loại đến với HCM nh thế nào ?
( Đi qua nhiều nơi, tiếp xúc nhiều nền văn hoá nhiều vùng miền trên TG: từ Đông sang Tây đ hiểu biết sâu rộng nền văn hoá các nước châu á, Âu, Phi, Mỹ)
GV: Bác biết 27 thứ tiếng trên TG. Làm nhiều nghề: bồi bàn, đầu bếp, quét tuyết, rửa ảnh, gác điện thoại, thư kí đánh máy, viết báo, vẽ tranh biếm hoạ...
- Liên hệ việc học ngoại ngữ hiện nay của học sinh
- Em có nhận xét gì về NT diễn đạt của tác giả Lê Anh Trà ở đoạn văn này?
- Tìm, đọc một số câu văn đưa ra lời nhận xét, đánh giá của tác giả về vốn KT văn hoá nhân loại của HCM?
Trắc nghiệm: Việc kể các chi tiết tiêu biểu cùng lời bình sâu sắc có tác dụng gì trong việc diễn tả vốn tri thức văn hoá nhân loại trong p/c HCM?
a. Bác đã từng tiếp xúc với nền văn hoá nhiều nước trên TG.
b. Bác am hiểu nền văn hoá nhân loại mà vẫn hết sức DT, hết sức VN.
c. Nhấn mạnh, khẳng định tầm sâu rộng, uyên thâm trong vốn tri thức văn hoá nhân loại của Bác.
GV bình: Cả cuộc đời đầy truân chuyên vất vả, Người đã lao động cực khổ để học hỏi, tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại. Từ “Đời bồi tàu lênh đênh trên sóng bể” đến “cuốc tuyết, rửa ảnh ...Từ những cơ cực trong đêm đông giá lạnh nơi Pa-ri tráng lệ, tới những mùa tuyết rơi lạnh giá ở Luân Đôn. Nhà thơ Chế Lan Viên đã từng viết:
“ Có nhớ chăng hỡi gió rét thành Ba-lê
Một viên gạch hồng Bác chống lại cả một mùa băng giá
Và sương mù thành Luân đôn ngươi có nhớ
Giọt mồ hôi Người nhỏ giữa đêm khuya”.
Và quan trọng hơn là Người đã lao động, học tập để nắm phương tiện giao tiếp là ngôn ngữ. Bác nói và viết thạo nhiều thứ tiếng, say mê học ngoại ngữ. Người xem đó là nấc thang để vươn tới đỉnh cao của sự nghiệp CM. Cách học của Bác cũng hết sức độc đáo: Người thường ghi vào cánh tay 10 từ mới, học thuộc tới đâu thì xoá tới đó. Cứ như thế cho tới khi từ giã cõi đời, Người đã biết tới 27 thứ tiếng trên TG, đọc thông viết thạo 4 thứ tiếng: Pháp, Anh, Hoa, Nga. Bằng chứng là Người không cần tới phiên dịch khi ngoại giao với các đoàn khách quốc tế; Người đã cho ra đời rất nhiều những tác phẩm văn chương, những bài báo, luận văn có giá trị lớn với nhiều thứ tiếng khác nhau.
- Em hãy kể tên một vài tác phẩm của Bác viết bằng tiếng nước ngoài mà em đã học, đọc thêm?
+ Tiếng Trung: Tập thơ “Nhật kí trong tù”
+Tiếng Pháp:Kịch “Con rồng tre”; Truyện ngắn “Vi hành”, “Những trò lố”
+ Tiếng Nga: 
* “Luận cương đến và Người đã khóc – Lệ Bác Hồ rơi trên chữ Lê Nin”.
* “ Bàn đá chông chênh dịch sử Đảng..” 
GV: Chính từ những chuyến đi gian nan vất vả ấy, Bác đã có dịp tiếp xúc, chịu ảnh hưởng từ nền văn hoá trên TG. 
- Nhưng sự tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại ở người có điều gì đặc biệt?
Máy chiếu: “ Nhưng điều kì lạ là tất cảrất hiện đại”.
- “Nhào nặn” nghĩa là gì? (Hoà quyện, hoà trộn lẫn vào nhau) 
- Tác giả nói “ cái gốc văn hoá DT không gì lay chuyển được ở Người” là thế nào?
Dẫn chứng: Bác luôn giữ được những nét bản sắc văn hoá truyền thống của dân tộc Việt Nam: (Giọng nói, trang phục, các món ăn, cách uống nước bằng chén) 
GV: Một điều mà không ai có thể ngờ được là những tinh hoa văn hoá nhân loại đã được hoà trộn, quấn quyện lại với dòng máu dân tộc và một t/y dân tộc nồng nàn luôn tuôn chảy trong huyết quản của một con người máu đỏ da vàng.
- Điều đó cho thấy việc tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại ở Bác diễn ra ntn?
- Tất cả đã tạo nên một vẻ đẹp mới trong phong cách HCM. Đó là vẻ đẹp nào?
GV: Trong thực tế cuộc sống thì các yếu tố DT và nhân loại; Truyền thống và hiện đại luôn có xu hướng loại trừ nhau. Nếu yếu tố này vượt trội thì sẽ lấn át yếu tố kia và ngược lại. Một sự kết hợp hài hoà giữa các yếu tố đối lập chỉ có thể được thực hiện bởi một yếu tố vượt trội. Đó chính là ý chí, bản lĩnh, t/c của con người vĩ đại HCM – Một trái tim nồng nàn yêu nước thương dân, một tinh thần sẵn sàng xả thân vì vận mệnh của quốc gia. Và hơn ai hết đó chỉ có thể là HCM – Một con người – Một nhân cách với vẻ đẹp của sự kết hợp hài hoà giữa truyền thống và hiện đại; giữa DT và nhân loại – Một lối sống rất phương Đông nhưng đồng thời cũng rất mới, rất hiện đại. 
- Học sinh thảo luận. 
I. Đọc,tìmhiểu chú thích:
 1. Đọc
2. Chú thích
II. Đọc, tìm hiểu văn bản:
 1. Tìm hiểu chung:
* Bố cục:2 phần
* Thể loại : Văn bản nhật dụng.
* Phương thức biểu đạt:Tự sự, Nghị luận kết hợp với biểu cảm.
2. Phân tích:
 a. Sự tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại của HCM.
* Hoàn cảnh Bác tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại: gian nan, vất vả ra đi tìm đường cứu nước. 
+ Ghé lại nhiều hải cảng.
+ Thăm các nước châu Phi, á, Mĩ.
+ Sống dài ngày ở Pháp, Anh.
+ Nắm vững phương tiện giao tiếp là ngoại ngữ: Nói, viết thạo nhiều thứ tiếng: Pháp, Anh, Hoa, Nga.
+ Làm nhiều nghề.
=> NT kể, liệt kê những chi tiết tiêu biểu + Lời bình tự nhiên sâu sắc:
úNhấn mạnh, khẳng định tầm sâu rộng, uyên thâm trong vốn tri thức văn hoá nhân loại của Bác.
ú Tiếp thu mọi cái hay, cái đẹp; phê phán những tiêu cực .
- Tiếp thu văn hoá nhân loại dựa trên nền tảng văn hoá dân tộc.
- Người không chịu ảnh hưởng thụ động. Tiếp thu có chọn lọc những tinh hoa văn hoá nhân loại.
ú Vẻ đẹp của p/c HCM là sự kết hợp hài hoà giữa tinh hoa văn hoá nhân loại và truyền thống văn hoá DT.
* Luyện tập: Cách lập luận của tác giả trong đoạn văn ?
Câu văn cuối phần1: vừa khép lại, vừa mở ra vấn đề. Lập luận chặt chẽ, nhấn mạnh. Luận cứ xác đáng, diến tả tinh tế tạo sức thuyết phục 
 4. Củng cố,Luyện tập (1’) Lời nhận xét của một người nước ngoài về Bác: “ Nhìn thấy một thanh niên á đông mảnh khảnh. ánh mắt của người không phải là ánh sáng của nền văn minh châu á, châu Phi, châu Mĩ, châu Âu mà là nhìn thấy một nền văn minh tương lai. Nhìn thấy nụ cười của Người là nhìn thấy trời yên biển lặng”.
 5. Hướng dẫn về nhà: (1’) Học bài và tiếp tục đọc, tìm hiểu phần 2 của văn bản. 
 Ngày soạn: 18.08
 Ngày giảng: 23.08
Tiết 2 Phong cách hồ chí minh ( Tiếp)
 ( Lê Anh Trà ) 
I. Mục tiêu bài học:
 1. Kiến thức: Giúp học sinh cảm nhận được vẻ đẹp của phong cách Hồ Chí Minh qua lối sống bình dị mà thanh cao của Người.
 2. Kỹ năng: Rèn kỹ năng tìm hiểu, phân tích và cảm thụ văn bản nhật dụng.
 3. Thái độ: Giáo dục lòng kính yêu, tự hào về Bác từ đó các em có ý thức tu dưỡng, học tập, rèn luyện theo gương Bác Hồ vĩ đại.
 II.Các kỹ năng sống cơ bản cần giáo dục trong bài:
- Như tiết trước.
 III.Chuẩn bị:
 1.Chuẩn bị về phương pháp và kỹ thuật dạy học
 - Như tiết trước.
 2.Chuẩn bị về phương tiện dạy học: Tranh minh hoạ, tài liệu viết về Bác, bảng phụ.
IV.Tiến trình bài dạy:
 1. ổn định tổ chức (1’)	 	
 2. Kiểm tra bài cũ (3’)
 Câu hỏi
Qua phần 1 của văn bản Phong cách Hồ Chí Minh, em đã cảm nhận được vẻ đẹp nào trong phong cách của Bác?
 Đáp án
Vẻ đẹp của phong cách Hồ Chí Minh là sự kết hợp hài hoà giữa tinh hoa văn hoá nhân loại và truyền thống văn hoá DT.
3. Bài mới (1’)
 Hoạt động của thầy và trò
 Nội dung
- Gọi học sinh đọc lại phần 2 văn bản: Nội dung?
GV: ở cương vị cao nhất của Đảng, nhà nước nhưng HCM lại có một lối sống vô cùng giản dị. 
- Nét giản dị ấy của Bác đã được Lê Anh Trà cụ thể hoá trên những phương diện nào?
Máy chiếu: 
+ Nơi ở, nơi làm việc.
+ Trang phục.
+ Bữa ăn.
GV: Để chứng minh cho luận điểm lối sống giản dị rất phương Đông, rất Việt Nam mà thanh cao của Bác, tác giả đã sử dụng 3 luận cứ là nơi ở, nơi làm việc; trang phục; bữa ăn để minh hoạ.
- Nơi ở, nơi làm việc của Bác được giới thiệu ntn?
- Học sinh quan sát bức ảnh chụp nhà sàn của Bác trong SGK trang 3. GV giới thiệu thêm.
 + “Nhà Bác đơn sơ một góc vườn
 Gỗ thường mộc mạc chẳng mùi sơn
 Gường mây chiếu cói đơn chăn gối
 Tủ nhỏ vừa treo mấy áo sờn”.
 + “Nơi Bác ở sàn mây vách gió
 Sáng nghe bên rừng gáy bên nhà
 Đêm trăng một ngọn đèn khêu nhỏ
 Tiếng suối trong như tiếng hát xa”.
- GV liên hệ, so sánh với nơi ở của vua chúa thời phong kiến.
- Qua đó em có nhận xét gì về nơi ở, nơi làm việc của Bác?
GV:  ... I. Bài học
 1. Phương châm về lượng
 a. Ví dụ:
 * Ví dụ 1:
- Ba trả lời thiếu thông tin về địa điểm.
=> Khi giao tiếp không nên nói thiếu thông tin .
 * Ví dụ 2: “Lợn cưới, áo mới”.
- Lời hỏi và lời đáp đều thừa thông tin.
=> Khi giao tiếp không nên nói thừa thông tin .
b. Ghi nhớ 1:
2. Phương châm về chất
 a. Ví dụ: “Quả bí khổng lồ”.
- Quả bí to bằng cái nhà.
- Nồi đồng to bằng cái đình làng.
=> Thông tin không đúng sự thật, không có bằng chứng xác thực.
b. Ghi nhớ 2:
II. Luyện tập:
 1. Bài tập 1:
 a. Thừa cụm từ nuôi ở nhà vì gia súc” đồng nghĩa với nuôi ở nhà”.
 b. Thừa cụm từ có hai cánh”.
 2. Bài tập 2:
a. Nói có sách...
b. ...nói dối.
c. ...nói mò.
d. ...nói nhăng nói cuội.
e. ...nói trạng. 
=> Phương châm về chất.
3. Bài tập 3: 
 a. Như tôi được biết, tôi tin rằng, nếu tôi không lầm thì, tôi nghe nói, theo tôi nghĩ...
=> Đảm bảo p/c về chất.
5. Bài tập 5: 
- ăn đơm nói đặt: Vu khống đặt điều.
- ăn ốc nói mò: Nói vu vơ, không có căn cứ.
- Cãi chày cãi cối: Cố tranh cãi nhưng không có căn cứ, lí lẽ.
- Khua môi múa mép: Nói năng ba hoa, khoác lác.
- Nói dơi nói chuột: Nói linh tinh không xác thực.
- Hứa hươu hứa vượn: Hứa nhưng không thực hiện.
=> Đều không tuân thủ p/c về chất. Đó là điều tối kị trong giao tiếp.
4. Củng cố, Luyện tập (2’)
 Máy chiếu : Theo em câu chuyện sau đây vi phạm p/c hội thoại nào? Vì sao?
“ Một cậu bé cho trâu ra đồng ăn cỏ. Một lúc sau, cậu ta chạy về nhà, vừa khóc vừa mếu, gọi bố:
- Bố ơi! Trâu nhà ta ăn lúa bị người ta bắt mất rồi?
Ông bố hỏi: Khổ thật, thế trâu ăn lúa ở đâu?
Thằng bé đang mếu máo bỗng nhanh nhẩu:
- Dạ trâu ăn ở miệng ạ.
5. Hướng dẫn về nhà (1’) Học và hoàn thiện các bài tập. Tìm hiểu trước bài Sử dụng một số các biện pháp NT ...”
 ..........................................................................................
Ngày soạn: 20.08
Ngày giảng: 26.08
Tiết 4 
 sử dụng một số biện pháp nghệ thuật trong 
 văn bản thuyết minh.
 I. Mục tiêu bài học:
 1. Kiến thức: Giúp học sinh củng cố lại những KT về văn bản thuyết minh. Hiểu được việc sử dụng một số các NT trong văn bản thuyết minh trở nên sinh động, hấp dẫn.
 2. Kỹ năng: Rèn kỹ năng sử dụng một số biện pháp trong văn bản thuyết minh.
 3. Thái độ: Giáo dục ý thức tạo lập văn bản thuyết minh. 
 II.Các kỹ năng sống cơ bản cần giáo dục trong bài:
 -Tự nhận thức, Hợp tác, Tìm kiếm và xử lý thông tin, giải quyết vấn đề.
 III.Chuẩn bị:
Chuẩn bị về phương pháp và kỹ thuật dạy học:
 - Phương pháp: Thuyết trình, Vấn đáp, dạy học theo nhóm, đóng vai.
 - Kỹ thuật: Chia nhóm, động não, Đặt câu hỏi.
 2.Chuẩn bị về phương tiện dạy học: Bảng phụ.
IV. Tiến trình bài dạy:
 1. ổn định tổ chức (1’)	 	
 2. Kiểm tra bài cũ (5)
 Câu hỏi
Thế nào là văn bản thuyết minh? 
Văn bản thuyết minh viết ra nhằm mục đích gì? 
Kể tên các phương pháp TM đã học?
 Đáp án
* Văn bản TM là kiểu văn bản thông dụng trong mọi lĩnh vực đời sống, nhằm cung cấp tri thức khách quan về đặc điểm, t/c nguyên nhân... của các hiện tượng và sự vật trong tự nhiên, xã hội.
* Mục đích: Cung cấp tri thức khách quan về đối tượng TM.
* Các phương pháp TM: Định nghĩa, nêu số liệu, nêu ví dụ, liệt kê, thống kê phân loại...
 3. Bài mới (1’) ở một số văn bản TM phổ cập kiến thức hoặc văn bản TM có t/c văn chương – Muốn tạo ra sự sinh động, hấp dẫn, khơi gợi sự cảm thụ của người đọc, người nghe về đối tượng TM nên người ta có thể vận dụng một số BPNT như kể chuyện, tự thuật, đối thoại theo lối ẩn dụ, so sánh, nhân hoá...
 Hoạt động của thầy và trò
 Nội dung
 * Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu ví dụ.
- Học sinh đọc văn bản SGK trang 12.
- Văn bản TM về đối tượng nào? Văn bản TM về đặc điểm gì của đối tượng? Theo em đặc điểm nổi bật nhất của Hạ Long là gì? (Sự kì diệu vô tận của Hạ Long do đá và nước tạo nên)
- Văn bản này có cung cấp tri thức về đối tượng TM không? Đây là vấn đề khó TM hay dễ? Vì sao?
GV: Đây là vấn đề khó TM vì nó rất trìu tượng. Thông thường khi nói tới vẻ đẹp của Hạ Long thì người ta thường nói tới các yếu tố như rộng, dài; đảo lớn, nhỏ; hang độngNhưng ở đây tác giả lại đề cập tới một khía cạnh khác là đá và nước. Bởi vậy khi TM, ngoài việc cung cấp tri thức khách quan về đối tượng còn đòi hỏi người viết phải truyền được cảm xúc, tác động tới t/c, sự thích thú của người đọc, người nghe.
- Y/c học sinh quan sát lại văn bản: Vậy vấn đề sự kì diệu của Hạ Long đã được tác giả TM ntn? Tìm các câu văn đó?
- Tác giả đã sử dụng những BPNT gì để TM về vẻ đẹp của HL?
- Những BPNT này đã có tác dụng gì trong việc giới thiệu vẻ đẹp hấp dẫn kì diệu của HL? 
GV chốt: Để tái hiện vẻ đẹp của HL, tác giả bài viết không chỉ sử dụng phương pháp TM đơn thuần là giới thiệu mà còn khéo léo đan xen những yếu tố NT đặc sắc như so sánh, nhân hoá, tưởng tượng...
- Học sinh đọc ghi nhớ SGK trang 13.
GV: Việc đan cài các BPNT trong văn bản TM là rất cần thiết song khi sử dụng các BPNT này, ta cần lưu ý điều gì? (Các BPNT trên chỉ có tác dụng làm nổi bật đối tượng TM song không được quá lạm dụng sẽ làm lu mờ đối tượng TM và làm chuyển đổi kiểu bài)
 * Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh luyện tập.
- Gọi học sinh đọc yêu cầu và văn bản SGK trang 14.
- Văn bản TM về đối tượng nào? Tính chất TM thể hiện ở những điểm nào? (TM về những phương diện nào của đối tượng?)
- Hãy xác định các phương pháp TM được sử dụng trong văn bản? Tìm các câu văn có sử dụng các phương pháp TM đó?
Thảo luận: Bài TM này có đặc điểm gì nổi bật? (Tạo dựng một cuộc đối thoại để loài ruồi tự giới thiệu về mình -> Có t/c như một câu chuyện ngụ ngôn) 
- Tác giả đã sử dụng những BPNT nào để TM về loài ruồi? Tác dụng?
- Gọi học sinh nêu yêu cầu bài tập 2.
- Đoạn văn TM về đối tượng nào? TM về vấn đề gì?
- Đoạn văn đã sử dụng những BPNT nào để TM về loài cú?
I. Bài học
1. Tìm hiểu việc sử dụng một số các BPNT trong văn bản thuyết minh.
 a. Ví dụ: “Hạ Long - đá và nước”.
* Vấn đề TM: Vẻ đẹp kì diệu của Hạ Long. 
+ Nước làm cho đá sống dậy...trở nên linh hoạt...có tri giác, có tâm hồn.
+ Đá chen chúc, già đi trẻ lại, trang nghiêm, nhí nhảnh..
=> NT miêu tả sinh động; NT tưởng tượng(Các cuộc dạo chơi thú vị) + NT nhân hoá, so sánh:
úVẻ đẹp của HL là một thế giới sống động, có hồn, tác động sâu sắc đến t/c người đọc.
b. Ghi nhớ :
II. Luyện tập:
 1. Bài tập 1:
* Đối tượng TM: Loài ruồi.
+ Họ, giống, loài.
+ Tập tính sinh sống, sinh sản.
+ Đặc điểm cơ thể.
+ Tác hại.
+ Biện pháp phòng tránh.
* Các phương pháp TM:
+ Định nghĩa: “Con là ruồi xanh”
+ Phân loại: Các loài ruồi.
+ Nêu số liệu: Chứa 28 triệu vi khuẩn; một con đẻ 19 triệu tỉ con.
+ Liệt kê: mắt, chân.
* BPNT: Nhân hoá, miêu tả, ẩn dụ, đối thoại, tự thuật.
=> Tác dụng: Gây hứng thú cho người đọc vừa có t/c giải trí vừa dễ nhớ dễ nắm bắt được thông tin.
 2. Bài tập 2:
* Đối tượng TM: Tập tính của loài chim cú.
* Các BPNT: 
+ Kể, tả.
+ NT dẫn dắt câu chuyện bằng hình thức lấy sự ngộ nhận hồi nhỏ làm đầu mối câu chuyện.
4. Củng cố,Luyện tập: (1’)
5. Hướng dẫn về nhà: (1’) Học ND bài + Tìm hiểu về cái bút và chuẩn bị bài “ Luyện tập sử dụng một số BPTN trong văn bản TM”. 
 ..........................................................................
Ngày soạn: 22.08
Ngày giảng: 27.08 
Tiết5 luyện tập sử dụng một số biện pháp nghệ thuật
 trong văn bản thuyết minh.
I. Mục tiêu bài học:
 1. Kiến thức: Giúp học sinh củng cố, ôn tập và hệ thống hoá các KT về văn bản thuyết minh. Viết văn bản TM có sử dụng một số BPNT.
 2. Kỹ năng: Rèn kỹ năng sử dụng một số biện pháp trong văn bản thuyết minh.
 3. Thái độ: Giáo dục ý thức tạo lập văn bản thuyết minh. 
II.Các kỹ năng sống cơ bản cần giáo dụ trong bài:
 - Giải quyết vấn đề, đảm nhận trách nhiệm, đặt mục tiêu, tìm kiếm và xử lý thông tin.
III.Chuẩn bị:
 1.Chuẩn bị về phương pháp và kỹ thuật dạy học:
 -Phương pháp: Đóng vai, Vấn đáp, dạy học theo nhóm.
 -Kỹ thuật: Chia nhóm, giao nhiệm vụ, hỏi và trả lời.
 2.Chuẩn bị về phương tiện dạy học: Bảng phụ.
IV. Tiến trình bài dạy:
 1. ổn định tổ chức (1’)	 	
 2. Kiểm tra bài cũ (3)
 Câu hỏi
 Khi tạo lập văn bản TM, người ta thường sử dụng những BPNT nào? Tác dụng?
 Đáp án
* Văn bản TM không chỉ sử dụng phương pháp TM đơn thuần mà còn khéo léo đan xen những yếu tố NT đặc sắc như so sánh, nhân hoá, ẩn dụ, tưởng tượng, tự thuật, kể chuyện ...
* Tác dụng: Làm cho đối tượng TM trở nên sáng rõ, cụ thể, sinh động, hấp dẫn.
 3. Bài mới (1’) 
 Hoạt động của thầy và trò
 Nội dung
- Gọi học sinh đọc và nêu yêu cầu của đề bài SGK trang
- Vậy em sẽ giới thiệu về những phương diện nào của cái bút? 
- GV gợi ý, định hướng và hướng dẫn học sinh lựa chọn đối tượng TM cụ thể: Bút mực, bút bi, bút chì...
- Học sinh thảo luận nhóm và lập dàn ý. Lưu ý các em kết hợp đan xen các phương pháp TM và các BPNT phù hợp (Khuyến khích hình thức tự thuật sáng tạo)
- Các nhóm lập dàn ý theo từng phần. GV nhận xét, sửa và cung cấp dàn bài mẫu.
- Học sinh viết bài và đại diện các nhóm lên trình bày. GV nhận xét, sửa lỗi.
Đề bài: Thuyết minh về cái bút.
1. Tìm hiểu đề: 
 * Đối tượng TM: Cái bút
 * Nội dung TM: 
 + Cấu tạo
 + Xuất xứ
 + Công dụng
 + Cách bảo quản.
2. Lập dàn ý:
a. Mở bài: Giới thiệu chung về cây bút.
(Cầm chiếc bút trên tay, em đang thầm hỏi: Tại sao chiếc bút nhỏ bé mà lại mang đến cho em nhiều điều kì diệu đến thế?)
b. Thân bài:
- Là đồ dùng quen thuộc không thể thiếu trong cuộc sống hàng ngày, nhất là với các bạn học sinh.
- Bút có nhiều loại: Bi, mực, chì, dạ, tẩy, xoá...
- Cấu tạo chung: 3 bộ phận chính
 + Vỏ (Vỏ bút thường được làm bằng nhựa hoặc sắt, nằm ở phía ngoài cùng giống như chiếc áo muôn vàn màu sắc rực rỡ che chở, ôm ấp ruột bút bên trong.
+ Ruột bút: vị trí, chất liệu, kích thước, hình dáng...
+ Ngòi (Đầu viết) : Là bộ phận rất quan trọng. Ngòi bút tuy nhỏ bé, xinh xắn mà vô cùng nhanh nhẹn, linh hoạt: Dưới bàn tay tài hoa của người viết sáng tạo ra những nét chữ thật đều, thật đẹp.
- Đặc điểm chung: 
 + Bút bi dùng nòi bi, trong ngòi có một viên bi tròn nhỏ, dưới tác dụng của lực làm viên bi chuyển động tròn đều, khiến mực chảy ra.
 + Bút mực được bơm mực vào bên trong ruột mềm để chứa mực...
- Tác dụng: Dùng để viết, vẽ...
- Cách bảo quản: Khi viết xong phải đậy nắp bút lại cẩn thận để ngòi không bị gai, bị xước và để nơi khô ráo, sạch sẽ.
 c. Kết bài: Nêu suy nghĩ của bản thân em về chiếc bút và vai trò, ý nghĩa của nó trong cuộc sống hiện đại.
(Em thầm cảm ơn cây bút – Người bạn nhỏ lặng lẽ gắn bó thân thiết với em, chứng kiến và xẻ chia biết bao những kỉ niệm vui buồn tuổi học trò)
3. Viết bài hoàn chỉnh:
4. Củng cố.Luyện tập: (1’) Học sinh đọc tham khảo văn bản Họ nhà Kim SGK trang16.
5. Hướng dẫn về nhà: (1’) Học bài và soạn bài “Đấu tranh cho một thế giới hoà bình”.
 .................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docBai soan tuan 1.doc