Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Bùi Trần Hải - Tuần 14, 15

Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Bùi Trần Hải - Tuần 14, 15

Tiết 69:

 LẶNG LẼ SA PA (Tiết 1)

 (Nguyễn Thành Long )

I.Mục tiêu bài học:

 1.Kiến thức:

 -Hs nắm được những nét cơ bản về cuộc đời, sự nghiệp của tác giả và tác phẩm truyện Việt Nam hiện đại viết về những người lao động mới XHCN trong thời kì kháng chiến chống Mỹ cứu nước.

- Hiểu ,cảm thụ được giá trị nội dung và nghệ thuật của truyện “ Lặng lẽ Sa Pa”.

- Vẻ đẹp của hình tượng con người thầm lặng cống hiến quên mình vì Tổ quốc trong tác phẩm.

 2. Kỹ năng: Rèn kỹ năng đọc, kể tóm tắt văn bản tự sự.

 - Phân tích được nhân vật trong tác phẩm tự sự, Cảm nhận được chi tiết độc đáo trong tác phẩm.

 3.Thái độ: GD tình cảm trân trọng ,tin yêu những con người lao động quên mình vì công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội .

 II. Các kỹ năng cơ bản cần giáo dục trong bài:

 - Tự nhận thức, xác định giá trị, kiên định, đảm nhận trách nhiệm, ứng phó với sự căng thẳng.

 III. Chuẩn bị:

1. Chuẩn bị về phương pháp và kỹ thuật dạy học:

 - Phương pháp: Vấn đáp, đóng vai, dạy học theo nhóm.

 - Kỹ thuật: Chia nhóm, giao nhiệm vụ, đặt câu hỏi, đọc hợp tác, tóm tắt tài liệu theo nhóm.

 

doc 15 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 646Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Bùi Trần Hải - Tuần 14, 15", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Tuần 14+ 15
Ngày soạn: 24.11 ( Thực hiện theo phân phối chương trình mới của Sở từ 28/11/2011)
Ngày giảng:01.12
 Tiết 69:
 Lặng lẽ SA Pa (Tiết 1)
 (Nguyễn Thành Long ) 
I.Mục tiêu bài học:
 1.Kiến thức:
 -Hs nắm được những nét cơ bản về cuộc đời, sự nghiệp của tác giả và tác phẩm truyện Việt Nam hiện đại viết về những người lao động mới XHCN trong thời kì kháng chiến chống Mỹ cứu nước.
- Hiểu ,cảm thụ được giá trị nội dung và nghệ thuật của truyện “ Lặng lẽ Sa Pa”.
- Vẻ đẹp của hình tượng con người thầm lặng cống hiến quên mình vì Tổ quốc trong tác phẩm.
 2. Kỹ năng: Rèn kỹ năng đọc, kể tóm tắt văn bản tự sự.
 - Phân tích được nhân vật trong tác phẩm tự sự, Cảm nhận được chi tiết độc đáo trong tác phẩm.
 3.Thái độ: GD tình cảm trân trọng ,tin yêu những con người lao động quên mình vì công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội .
 II. Các kỹ năng cơ bản cần giáo dục trong bài:
 - Tự nhận thức, xác định giá trị, kiên định, đảm nhận trách nhiệm, ứng phó với sự căng thẳng.
 III. Chuẩn bị:
1. Chuẩn bị về phương pháp và kỹ thuật dạy học:
 - Phương pháp: Vấn đáp, đóng vai, dạy học theo nhóm.
 - Kỹ thuật: Chia nhóm, giao nhiệm vụ, đặt câu hỏi, đọc hợp tác, tóm tắt tài liệu theo nhóm.
2. Chuẩn bị về phương tiện dạy học: Máy chiếu, phông, tranh ảnh minh họa, chân dung tác giả.
IV. Tiến trình bài dạy:
1.ổn định lớp (1’)
2.Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh (1’):
*Đặt vấn đề vào bài:
 Hà Nội hào hoa- Huế cổ kính - Sài Gòn náo động - Đà Lạt mù sương; Sa Pa lặng lẽ khiêm nhườngTừ lâu, nhớ và nghĩ về một số vùng quê trên đất nước Việt Nam .Người ta vẫn hay gọi như thế.
 Hoạt động của thầy và trò
 Nội dung
* Hoạt động 1:
Gv nêu y/c đọc: Giọng nhẹ nhàng, say sưa, truyền cảm, lắng sâu.
-Gv đọc mẫu.Gọi hs đọc, kết hợp tìm hiểu từ khó.
-Dựa vào CT*,hãy nêu những hiểu biết của em về tác giả?
-GV treo ảnh chân dung tác giả và củng cố thêm cho hs.
GV:Truyện ngắn thường pha chất ký nên mang vẻ đẹp mơ mộng, trong trẻo.
Máy chiếu:
+Bát cơm cụ Hồ (1953)
+Chuyện nhà chuyện xưởng 
+Giữa trong xanh.
-Văn bản ra đời trong hoàn cảnh nào ?
(Nhân 1 chuyến đi thực tế ở Lào Cai ).
 *Hoạt động 2:
-Em hãy kể những sự việc chính của truyện ?
Máy chiếu:
+Một chuyến xe hành trình đi Lào Cai gồm có: Bác lái xe, ông hoạ sĩ già và cô kỹ sư trẻ từ Hà Nội lên.
+Cuộc trò chuyện thân mật, cởi mở giữa ông hoạ sĩ già và cô kỹ sư trẻ. 
+Khung cảnh Sa Pa hiện ra trước sự quan sát, chiêm ngưỡng đầy ngạc nhiên thú vị của mọi người.
+Bác lái xe giới thiệu với mọi người về một nhân vật: Anh thanh niên sống ở đỉnh núi Yên Sơn.
+Tình huống và cuộc gặp gỡ giữa anh thanh niên với mọi người.
+Cuộc trò chuyện giữa ông hoạ sĩ già và anh thanh niên.
+Cuộc chia tay lưu luyến, cảm động giữa nv anh thanh niên và mọi người.
-Em có nhận xét gì về cốt truyện?(Đơn giản, nhẹ nhàng ).
-Truyện có những nhân vật nào?Ai là nhân vật trung tâm?
Trắc nghiệm: 
 Truyện ngắn “Lặng lẽ Sa Pa” chủ yếu được kể qua cái nhìn của ai?
a. Tác giả. c. Ông hoạ sĩ già.
b. Anh thanh niên. d. Cô gái.
GV: Người kể chuyện trong văn bản là ngôi kể thứ 3 song chủ yếu được kể qua cái nhìn, sự cảm nhận và suy nghĩ của ông hoạ sĩ.
-Tại sao tác giả không để nv anh thanh niên tự xuất hiện, tự bộc lộ tính cách qua hành động, ngôn ngữ mà lại để nhân vật hiện lên qua cách nhìn nhận, đánh giá của nhân vật khác? Cách giới thiệu như vậy có gì đặc biệt ?
GV: Cách giới thiệu gián tiếp, gây sự chú ý, thu hút trí tò mò của người đọc, tạo hứng thú cho người đọc muốn được gặp gỡ với nhân vật. Hơn thế vẻ đẹp của nhân vật càng được tô đậm, khẳng định, mang tính khách quan và đáng mến hơn. 
 *Hoạt động 3:
-Mở đầu câu chuyện, tác giả để nv anh TN hiện lên qua điểm nhìn của ai?
-Bác lái xe đã giới thiệu về anh qua những chi tiết nào ?
-Cô độc? Thế gian ? Em hiểu ntn về câu nói này của bác lái xe ?
-Tại sao bác lại giới thiệu về anh như vậy?(Anh chỉ làm bạn với công việc)
-Cuộc sống ở nơi đây của anh còn được bác cụ thể hoá qua những chi tiết nào?
Máy chiếu: 
+Thèm gặp người.
+Hạ cây chắn ngang đường cho xe dừng lại để nói chuyện.
- Qua những lời kể ấy của bác lái xe,đã cho em hình dung và cảm nhận gì về cuộc sống ở đây của anh thanh niên ?
- Những lời kể của ông về nv anh thanh niên đã có tác động ntn tới tình cảm của các nv trên chuyến đi ? 
GV:Chính những lời kể ấy đã khiến ông hoạ sĩ già và cô kỹ sư trẻ xúc động mạnh khi được tận mắt nhìn thấy anh, được gặp gỡ anh, trò chuyện với anh. Trước mắt họ, hình ảnh anh thanh niên hiện ra ntn? Tiết sau tìm hiểu tiếp.
I.Đọc, tìm hiểu chú thích
1.Đọc
2.Chú thích
a.Tác giả:(1925-1991)
-Quê:Quảng Nam
-Là cây bút chuyên viết truyện ngắn và bút ký.
-Phong cách sáng tác nhẹ nhàng, thoải mái.Cốt truyện đơn giản nhưng giàu ý nghĩa.
*Tác phẩm chính:
b.Tác phẩm :
-Viết 1970 rút từ tập “Giữa trong xanh” in 1972.
II.Đọc- hiểu văn bản :
 1. Tìm hiểu chung:
 - Thể loại: Bút kí.
*Tóm tắt:
2.Phân tích:
a.Nhân vật anh thanh niên:
*Qua lời kể của bác lái xe:
-“ Một trong những người cô độc nhất thế gian”.
- 27 tuổi, quê ở Lào Cai, làm công tác khí tượng kiêm vật lý địa cầu. 
-Sống và làm việc một mình trên đỉnh núi Yên Sơn cao 2600 m.
-> Cuộc sống vắng vẻ, cô đơn, sống và làm việc trong điều kiện, hoàn cảnh khắc nghiệt. 
IV.Luyện tập:
 4.Củng cố, luyện tập (1’):
 5.Hướng dẫn về nhà (1’)
-Tóm tắt cốt truyện. Tiếp tục đọc và trả lời câu hỏi sgk.
 ----------------------------------------------------
Ngày soạn: 24.11
Ngày giảng:03.12
Tiết 70
 Lặng lẽ sa pa (Tiếp)
 -Nguyễn Thành Long.
I.Mục tiêu bài hoc :
 1.Kiến thức: Học sinh hiểu được ở mảnh đất Sa Pa có biết bao con người âm thầm, bình dị cống hiến tuổi trẻ cho công cuộc xây dựng đất nước: Nhân vật anh TN say mê công việc, tinh thần trách nhiệm cao, biết khắc phục khó khăn để hoàn thành nhiệm vụ.
 2.Kỹ năng: Rèn kỹ năng cảm nhận văn xuôi hiện đại và phân tích nhân vật.
 3.Thái độ:GD ý thức trong công việc, từ đó thấy được niềm hạnh phúc của con người trong lao động có ích.
II. Các kỹ năng cơ bản cần giáo dục trong bài:
 - Tự nhận thức, xác định giá trị, kiên định, đảm nhận trách nhiệm, ứng phó với sự căng thẳng.
III. Chuẩn bị:
1. Chuẩn bị về phương pháp và kỹ thuật dạy học:
 - Phương pháp: Vấn đáp, đóng vai, dạy học theo nhóm.
 - Kỹ thuật: Chia nhóm, giao nhiệm vụ, đặt câu hỏi, đọc hợp tác, tóm tắt tài liệu theo nhóm.
2. Chuẩn bị về phương tiện dạy học: Máy chiếu, phông, tranh ảnh minh họa, chân dung tác giả.
IV. Tiến trình bài dạy:
 1.ổn định lớp (1’)
 2.Kiểm tra bài cũ (3’) Kể tóm tắt truyện ngắn “Lặng lẽ Sa Pa” ?
*Đặt vấn đề vào bài: Một mình trên đỉnh Yên Sơn quanh năm suốt tháng giữa cái lặng lẽ, mênh mông của mây núi cỏ cây.Cái khó khăn thách thức lớn nhất với anh thanh niên chính là sự cô đơn.Vậy điều gì đã giúp anh vượt qua được hoàn cảnh ấy ?
 Hoạt động của thầy và trò
 Nội dung
 *Hoạt động 1:
GV nhắc lại y/c đọc. Gọi hs đọc từ: “Những lời giới thiệu ấy làm nhà hoạ sỹ già xúc động mạnhkhông thể ngủ lại được” –SGK trang 183.
-Hình ảnh anh TN được tái hiện trong tình huống nào? 
GV: Từ lời giới thiệu trước ở trên xe của bác lái xe, giờ đây họ thực sự bất ngờ và bị chinh phục hoàn toàn.
-Trước mắt họ, anh TN hiện lên với dáng vẻ ntn? Có điều gì đặc biệt thu hút họ ?
-Rạng rỡ? Vì sao nét mặt anh lại rạng rỡ?
(Anh khao khát được gặp gỡ và trò chuyện; Vui mừng, cảm động khi có khách ở xa đến thăm.)
-Anh đã kể những gì về công việc của mình?
-Đây là những thời điểm ntn?
-Theo lời anh thì đây là công việc ntn?
-Trong cảm nhận của anh thì cái gian khổ nhất trong công việc là gì?
Máy chiếu: Đoạn văn: “Gian khổ nhất là lần ghi và báo về lúc 1h sáng. Rét bác ạ. ở đây có cả mưa tuyết đấy.Nửa đêm đang nằm trong chăn, nghe chuông đồng hồ chỉ muốn đưa tay tắt đi.Chui ra khỏi chăn, ngọn đèn bão vặn to đến cỡ nào vẫn thấy là không đủ sáng.Xách đèn ra vườn, gió tuyết và sự lặng im ở bên ngoài như chỉ chực đợi mình ra là ào ào xô tới.Cái lặng im lúc đó mới thật dễ sợ: Nó như bị chặt ra từng khúc , mà gió thì giống như những nhát chổi lớn muốn quét đi tất cả,ném vứt lung tung .Những lúc im lặng lạnh cóng mà lại hừng hực như cháy.Xong việc,trở vào, không thể nào ngủ lại được”.
-Vào thời điểm ấy, anh đã phải làm việc trong 1 không gian ntn?
Gv cho hs gạch chân các chi tiết trong đoạn văn.
Trắc nghiệm: Qua lời kể về công việc của mình,em thấy công việc đó của anh đòi hỏi người làm việc phải ntn?
a.Tỉ mỉ, chính xác.
b.Kiên trì, khéo léo.
c.Tinh thần trách nhiệm cao
d.Cả 3 nội dung trên.
-Khi được hỏi về sự gian khó trong công việc và hoàn cảnh sống, anh đã trả lời ntn?
-Tại sao anh lại cho rằng “Làm khí tượng được ở trên cao mới là lý tưởng” ?
(Đặc thù công việc )
- Gọi hs đọc từ “ Anh hạ giọngthèm người là gì?” – sgk trang 185.
?Anh đã suy nghĩ và quan niệm ntn về công việc .
-“ Công việc của cháu gian khổ thế đấy, chứ cất nó đi, cháu buồn đến chết mấtMình sinh ra là gì, mình đẻ ở đâu, mình vì ai mà làm việc”
Trắc nghiệm: Suy nghĩ, quan niệm đó cho thấy anh là con người ntn?
a.Tự hào, kiêu hãnh về công việc.
b.Lòng yêu nghề sâu sắc, gắn bó.
c.Tình yêu tha thiết với gia đình và quê hương.
d.Có những suy nghĩ,quan niệm đúng đắn,sâu sắc về công việc của mình đối với cuộc sống của con người.
GV: Anh coi công việc là niềm vui- 1 người bạn không thể thiếu trong cuộc sống. Bởi anh ý thức được cuộc sống lao động cống hiến có ý nghĩa.Người TN ấy đã cống hiến cho đời một cách vô tư hồn nhiên, không so đo, tính toán .Bởi anh đã có suy nghĩ và quan niệm về công việc,về cuộc sống rất đúng đắn và sâu sắc.Lao động và hiệu quả là thước đo phẩm giá con người.
-Anh còn tìm niềm vui cho mình bằng cách nào nữa? 
GV:Anh đã vượt qua sự cô đơn, vắng vẻ quanh năm suốt tháng một mình bằng cách tự tạo cho mình 1 cs cá nhân phong phú: Tự lao động để cải thiện cs, tìm niềm vui sau những giờ làm việc căng thẳng, mệt mỏi.Anh nuôi gà, trồng hoa - Vườn hoa rực rỡ; những vườn chè thơm ngát. Người bạn lặng lẽ song thân thiết với anh là sách, giúp anh trau dồi kiến thức, nâng cao hiểu biết.
- Qua những suy nghĩ’ thái độ của anh với công việc, ta thấy anh là một con người ntn?
GV: Anh ý thức rất rõ vai trò, ý nghĩa công việc của mình với cuộc sống.Khi biết mình có công phát hiện đám mây khô, giúp không quân của ta chiến thắng giặc Mỹ, anh thấy thật hạnh phúc
-Khi ông hoạ sỹ ngỏ ý muốn vẽ chân dung, anh đã có lời nói và cách ứng xử ntn?
Trắc nghiệm: Những câu văn sau cho ta thấy vẻ đẹp nào của anh ?
-“ Không, bác đừng mất công vẽ cháu! -- -Cháu giới thiệu với bác ông kỹ sư ở cơ quan cháu.”
a.Chăm chỉ, cần cù. 
b.Dũng cảm, gan dạ.
c.Thành thực, khiêm tốn.
d.Hào phóng, cởi mở.
-Tại sao khi nói chuyện với mọi người, anh lại tính thời gian từng phút, từng giây?
-Khi chia tay mọi người, anh đã chuẩn bị quà gì cho họ?( Tam thất biếu bác lái xe, giỏ trứng biếu ông hoạ sĩ, bó hoa tặng cô gái)
-Qua đó ta hiểu thêm gì về con người anh?
- Qua t ... a NT với đời sống con người? (Cuộc đời rộng lớn, tiềm tàng những điều kỳ diệu và muốn đến được với những điều kỳ diệu thì nghệ thuật cần phải dấn thân vào cuộc đời.
- Qua đó, ta hiểu thêm gì về người nghệ sĩ này? 
Gv: Ông là người nghệ sĩ yêu nghề, say mê sáng tạo NT với những cảm xúc chân thành, suy tư sâu sắc.
-Hình ảnh ông hoạ sĩ già khiến em liên tưởng tới nhân vật nào đã học? (Hoạ sĩ Bơ men).
-Cô gái đã có cảm xúc, ấn tượng gì qua sự gặp gỡ, trò chuyện với anh TN?
GV: Quí mến anh, cô cố tình để quên chiếc khăn mùi xoa trong cuốn sách.
-Nhân vật này có vai trò ntn trong tác phẩm? ( Người dẫn truyện).
-Nếu thiếu nv này, câu chuyện có hấp dẫn không? Vì sao?
-Qua câu chuyện của Bác suốt chặng đường, ta hiểu bác là người ntn?
- Các nv trong truyện có điểm gì giống nhau?
GV: Các nv được chia thành 2 thế hệ: Già và trẻ. Nghề nghiệp khác nhau nhưng họ đều giống nhau ở nét đẹp trong suy nghĩ, thái độ đối với cuộc sống, công việc và với con người.
-Theo em, vì sao tác giả lại không đặt tên riêng mà lại gọi nhân vật bằng các tên như vậy?
GV:Họ tạo thành 1 thế giới những con người ngày đêm miệt mài lao động, nghiên cứu khoa học lặng lẽ mà khẩn trương vì lợi ích của đất nước, vì cuộc sống của mọi người. 
 *Hoạt động 3:
-Nêu những nét dặc sắc về NT của truyện?
-Qua hình ảnh nv anh TN, tác giả muốn ca ngợi điều gì?
GV: Tác phẩm như một bài thơ về vẻ đẹp trong suy nghĩ và cách sống của những con người lao động bình thường mà cao cả. Gợi ra những suy nghĩ về ý nghĩa cuộc sống, của lao động tự giác, về con người, về NT. Con người sẽ không cô đơn, buồn tẻ khi ta tìm thấy ý nghĩa của công việc và cuộc sống.
*Trong cuộc gặp gỡ với ông hoạ sỹ già và cô kỹ sư trẻ:
- Dáng vẻ: Tầm vóc bé nhỏ, nét mặt rạng rỡ, hiếu khách. 
- Công việc:
+ Đo gió, đo mưa, tính mây, đo chấn động mặt đất để dự báo thời tiết phục vụ sản xuất, chiến đấu.
+ Lấy con số,báo về vào các thời điểm 4h,11h,7h,1h sáng.
+ Công việc đòi hỏi chính xác.
úCông việc vất vả, đòi hỏi sự tỉ mỉ, kiên trì,khéo léo, chính xâc và tinh thần trách nhiệm cao.
-“ Khi ta làm việc, ta với công việc là đôi, sao gọi là một mình được?”.
-->Anh là con người có suy nghĩ, quan niệm đúng đắn, sâu sắc về công việc của mình đối với cuộc sống của con người.
 -Trồng hoa, nuôi gà, đọc sách.
 -Tổ chức, sắp xếp cuộc sống cá nhân ngăn nắp, gọn gàng.
->Anh là con người có ý thức trách nhiệm cao với bản thân, cuộc sống và công việc.
*Khi ông hoạ sỹ già muốn vẽ chân dung anh:
-Từ chối và nhiệt thành giới thiệu những tấm gương khác.
-->Anh là con người rất thành thực và khiêm tốn.
-Tính thời gian từng phút, từng giây
-->Quý trọng thời gian.
-->Chân thành, quan tâm,chu đáo với mọi người .
àAnh là chàng trai hoạt bát, cởi mở, nhanh nhẹn,dễ gần dễ mến; sống chân thành, quý trọng lao động, yêu công việc, yêu cuộc sống.
b. Các nhân vật khác:
* Nhân vật ông hoạ sỹ già:
-Khi nghe kể về anh TN: Xúc động mạnh.
-Khi gặp và trò chuyện với anh TN: Bối rối.
-> Tha thiết mến yêu cuộc sống, trân trọng vẻ đẹp của con người.
->Là người nghệ sĩ say mê nghệ thuật, luôn khát khao vươn tới vẻ đẹp đích thực của cuộc sống con người. 
*Nhân vật cô kỹ sư trẻ
- Cô gái kín đáo, dịu nhàng.
- Cô rất quí mến, cảm phục anh TN.
-Hiểu, thêm tin yêu cuộc sống và có cái nhìn đúng đắn về con đường cô đã lựa chọn.
* Nhân vật Bác lái xe:
-> Là con người cởi mở, vui tính, chân tình và tinh tường trong nhận xét, đánh giá người khác. 
* Nhân vật ông kỹ sư vườn rau
* Nhân vật anh cán bộ nghiên cứu bản đồ sét.
-> Họ đều là những con người lao động bình thường, giản dị mà âm thầm như bao người ở đây.
III. Tổng kết:
1.Nghệ thuật:
- Cốt truyện đơn giản, tình huống bất ngờ.
- Tự sự + Mtả, biểu cảm, nghị luận.
- Chất thơ bàng bạc, trong sáng.
2. Nội dung:
Ca ngợi những con người lao động mới XHCN thầm lặng mà bình dị vì lợi ích đất nước, vì cuộc sống con người. 
IV. Luyện tập:
 4. Củng cố, Luyện tập (1’)
 5.Hướng dẫn về nhà: (1’)
 - Học nội dung bài.
 - Ôn kiểu bài Tự sự kết hợp các yếu tố Miêu tả, biểu cảm, nghị luận, đối thoại, độc thoại, độc thoại nội tâm.
 - Tiết sau viết bài TLV số 3.
 ..
Ngày soạn: 25.11
Ngày giảng:29.12
Tiết 71+72:
 Viết bài tập làm văn số 3
I. Mục tiêu bài dạy:
 1.Kiến thức: Giúp học sinh củng cố những kiến thức cơ bản về văn tự sự ( Ngôi kể, các phương thức biểu đạt).
 2. Kỹ năng: Rèn kỹ năng vận dụng KT cơ bản về văn tự sự( Lời kể, miêu tả nội tâm, yếu tố NL).
 3.Thái độ:GD ý thức tạo lập văn bản.
 II.Nội dung kiểm tra:
 1.Đề bài:
 a.Sơ đồ ma trận:
 b.Đề bài: 
 Hãy tưởng tượng mình gặp gỡ và trò chuyện với những người lính lái xe trong bài thơ “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” của Phạm Tiến Duật. Viết bài văn kể lại cuộc gặp gỡ đó?
2.Đáp án –biểu điểm:
 Yêu cầu chung:
- Bài viết đúng thể loại: Tự sự + Miêu tả, biểu cảm, NL, đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm.
- Bố cục đủ 3 phần: MB - TB – KB.
- Ngôi kể thứ nhất : Xưng tôi, em.
- Nêu rõ diễn biến sự việc, tâm trạng và cảm xúc của bản thân trong cuộc gặp gỡ .
- Bài viết mạch lạc, không mắc lỗi diễn đạt ( Câu, từ, chính tả ).
*Yêu cầu cụ thể:
a. Mở bài(1điểm):
 - Nêu lý do, hoàn cảnh gặp gỡ ( Nhân dịp 22/12 ; 30/4 )
 - Nêu cảm nhận chung.
b. Thân bài:(6 điểm)
- Giới thiệu, miêu tả quang cảnh buổi lễ; không khí chung ( Vui tươi)(1điểm)
- Tâm trạng chung của mọi người( Hồi hộp, náo nức)(1 điểm)
- Diễn biến cuộc gặp gỡ, trò chuyện( Em đã hỏi những gì? Người lính lái xe đã trả lời ra sao?(1 điểm)
- Tâm trạng, cảm xúc của người lính lái xe khi nhớ về những kỷ niệm ấy (Bồi hồi, xúc động, rưng rưng) (1điểm)
- Thái độ của em khi nghe kể về những điều ấy? Từ đó em hiểu thêm gì về cuộc sống sinh hoạt và chiến đấu, tinh thần anh dũng của các chiến sĩ lái xe? (1 điểm)
- Cảm xúc, tâm trạng của em sau cuộc trò chuyện( Gợi những suy nghĩ gì về cuộc sống của các thế hệ cha anh ? (1 điểm)
c. Kết bài:( 1 điểm) 
 - ấn tượng chung của buổi gặp gỡ.
 - Lời hứa bản thân.
3.Kết quả:
-Số học sinh chưa được kiểm tra:
-Tổng số bài kiểm tra: trong đó:
 Giỏi
 Khá
Trung bình
Yếu-Kém
TBtl
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
 4.Nhận xét -rút kinh nghiệm( 1’) GV thu bài, nhận xét ý thức làm bài.
 5.Hướng dẫn về nhà:( 1’)
 - Ôn kiểu bài.
 - Chuẩn bị bài “ Người kể trong văn tự sự.
 ........................................................................
Ngày soạn: 26.11
Ngày giảng:05.12
Tiết 73: Hướng dẫn đọc thêm
 Người kể chuyện trong văn tự sự
I. Mục tiêu bài học:
 1.Kiến thức: Giúp học sinh hiểu được thế nào là người kể chuyện. Vai trò, mối quan hệ giữa người kể, ngôi kể trong văn tự sự.
 2.Kỹ năng: Rèn kỹ năng nhận diện người kể chuyện trong văn tự sự và chuyển đổi ngôi kể.
3.Thái độ:GD ý thức sử dụng ngôi kể, lời kể phù hợp.
 II. Các kĩ năng sống cơ bản cần giáo dục trong bài:
 - Tự nhận thức, xác định giá trị, tư duy sáng tạo, tìm kiếm và xử lí thông tin.
 III. Chuẩn bị:
 1.Chuẩn bị về phương pháp và kỹ thuật dạy học:
 - Phương pháp: Dạy học theo nhóm, đóng vai.
 - Kỹ thuật: Giao nhiệm vụ, Chia nhóm, Hỏi chuyên gia.
 2. Chuẩn bị về phương tiện dạy học: Bảng phụ.
IV.Tiến trình bài dạy:
1.ổn định lớp (1’) 
2. Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh (1’):
*Đặt vấn đề vào bài:
3. Bài mới (1’)
 Hoạt động của thầy và trò
 Nội dung
 *Hoạt động 1:
- Gọi học sinh đọc ví dụ SGK trang 192.
- Đoạn trích kể về ai? Sự việc gì?
- Người kể chuyện có xuất hiện không?
- Truyện được kể bằng ngôi kể thứ mấy?
- Ai là người kể lại sự việc trên? Có phải là một trong ba nhân vật trên kể không ? Vì sao?
GV: Người kể lại các sự việc trên dấu mặt, không xuất hiện và không phải là 1 trong 3 nhân vật trên ( Vô nhân xưng). Chuyện đựơc kể theo ngôi kể thứ 3( Lời kể của chính tác giả).
- Các nv được kể và miêu tả cụ thể trên những phương diện nào?
GV: Tác giả kể về các nv bằng cách miêu tả, tái hiện lại những suy nghĩ
Máy chiếu: Những câu văn “ giọng cười đầy tiếc rẻ”, “ những người con gái sắp xa ta, biết không bao giờ gặp ta nữa, hay nhìn ta như vậy” là lời nhận xét của người nào? Về ai?
- Tại sao mà người kể chuyện có thể hiểu được tâm trạng và những suy nghĩ, tình cảm đến vậy cuả các nv trong truyện?
- Vậy việc người kể chuyện đan xen những lời bình, lời nhận xét như vậy có tác dụng gì trong tình huống chia tay này? 
- Có thể thay đổi ngôi kể cho đoạn trích trên không? 
- Nếu là 1 trong 3 nv trên kể lại truyện thì ngôi kể, lời văn sẽ phải thay đổi lại ntn? 
( Nv xưng tôi hoặc sẽ xưng tên của 1 trong 3 nv đó để kể lại câu chuyện).
GV khái quát và chốt: Trong đoạn văn tự sự trên, người kể chuyện không xuất hiện. Tức là người đứng ở bên ngoài quan sát, kể lại diễn biến hành động, cử chỉ, suy nghĩ, tình cảm của các nv. Thỉnh thoảng đưa ra những lời nhận xét về nv. Là người am hiểu tất cả mọi sự việc, hành động và diễn biến nội tâm tinh tế của nv. Đó là người kể chuyện trong văn tự sự.
- Vậy qua tìm hiểu VD trên, em hiểu thế nào là người kể chuyện trong văn tự sự? 
- Gọi hs đọc ghi nhớ sgk trang 
 *Hoạt động 2 :Hướng dẫn học sinh làm bài tập
- Hs đọc và nêu y/c BT1.
- Đoạn tích được kể bằng ngôi kể thứ mấy?
- Ai là người kể chuyện và kể lại sự việc gì?
- Việc lựa chọn ngôi kể bằng ngôi kể thứ nhất như vậy có tác dụng gì?
 GV: Ngôi kể như vậy không có tính khách quan cao vì sẽ không miêu tả được bao quát các đối tượng nv một cách sinh động, nên khó tạo ra cái nhìn đa chiều, gây sự đơn điệu trong giọng văn trần thuật. Bởi vậy, trong văn tự sự thì ngôi kể thứ nhất chỉ phù hợp với những câu chuyện mang tính chất tường thuật, hồi ký.
- Hs đọc và nêu y/c BT2.
- Xác định ngôi kể của văn bản?
- Thử đóng vai của 1 trong 3 nv để kể lại câu chuyện? ( Ngôi kể thứ nhất, xưng tôi) 
 I.Bài học
1.Vai trò của người kể chuyện
a. Ví dụ:
- Sự việc: Cuộc chia tay của 3 nv ( anh TN với ông họa sĩ già và cô gái trẻ )
- Người kể chuyện không xuất hiện 
( Ngôi kể thứ 3).
* Miêu tả, tái hiện lại những suy nghĩ, cảm xúc, tâm trạng, thái độ, hành động của các nv.
* Lời nhận xét của người kể chuyện về các nv ( Người kể đã hoá thân vào nhân vật để gọi ra đúng tâm trạng con người trongtình huống đó).
-> Gây sự xúc động, tạo nỗi buồn man mác, bâng khuâng, xao xuyến, bịn rịn của các nv.
- Có thể thay đổi ngôi kể sang ngôi kể thứ nhất.
b. Ghi nhớ:SGK
II.Luyện tập:
1.Bài tập 1:
- Ngôi kể: Thứ nhất (Người kể chuyện xưng tôi : Bé Hồng)
- Sự việc : Bé Hồng gặp mẹ và những tình cảm, cảm xúc của mẹ dành cho bé Hồng.
* Tác dụng:
+ Ưu điểm: Miêu tả khách quan cụ thể, trực tiếp tâm trạng của bé Hồng.
+ Nhược điểm: Không miêu tả được trực tiếp diễn biến tâm trạng của người mẹ.
2.Bài tập 2: Chuyển đổi ngôi kể.
 4.Củng cố,luyện tập (1’);
 -Nắm được nội dung bài học,vai trò của người kể chuyện trong văn tự sự.
 5.Hướng dẫn về nhà(1’):
- Học nội dung bài.
- Đọc và trả lời các câu hỏi, chuẩn bị bài 
 “ Chiếc lược ngà” của nhà văn Nguyễn Quang Sáng.

Tài liệu đính kèm:

  • docBai soan tuan 14.doc