Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Bùi Trần Hải - Tuần học 34

Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Bùi Trần Hải - Tuần học 34

Tiết 156

 BỐ CỦA XI – MÔNG.

 (G.Đơ Mô - pa – xăng)

 (Tiết 1)

I. Mục tiêu bài dạy

 1. Kiến thức: Giúp học sinh nắm được một số nét cơ bản về cuộc đời và sự nghiệp của tác giả. Nắm được diễn biến và cốt truyện của đoạn trích.

- Thấy được những nét đặc sắc trong NT miêu tả diễn biến tâm trạng theo mạch cốt truyện.

 2. Kỹ năng: Rèn kỹ năng đọc, tóm tắt và phân tích nhân vật qua diễn biến tâm trạng.

 3. Thái độ: Giáo dục lòng yêu quí và trân trọng gia đình.

 II.Các kỹ năng sống cơ bản cần giáo dục trong bài:

 - Tự nhận thức, Lắng nghe tích cực,Thể hiện sự cảm thông, thể hiện sự tự tin,giả quyết mâu thuẫn, ứng phó với sự căng thẳng.

III. Chuẩn bị:

 1.Chuẩn bị về phương pháp và kỹ thuật dạy học:

 -Phương pháp: Đóng vai, trò chơi, vấn đáp, dạy học theo nhóm.

 - Kỹ thuật: Đọc hợp tác, chia nhóm, giao nhiệm vụ, Tóm tắt tài liệu theo nhóm.

 2.Chuẩn bị về phương tiện dạy học: Bảng phụ, Chân dung tác giả, Máy chiếu.

 

doc 15 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 762Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Bùi Trần Hải - Tuần học 34", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Tuõ̀n 34
Ngày soạn: 14.04
Ngày giảng:18.04
Tiết 156
 Bố của Xi – mông.
 (G.Đơ Mô - pa – xăng)
 (Tiết 1)
I. Mục tiêu bài dạy
 1. Kiến thức: Giúp học sinh nắm được một số nét cơ bản về cuộc đời và sự nghiệp của tác giả. Nắm được diễn biến và cốt truyện của đoạn trích.
- Thấy được những nét đặc sắc trong NT miêu tả diễn biến tâm trạng theo mạch cốt truyện.
 2. Kỹ năng: Rèn kỹ năng đọc, tóm tắt và phân tích nhân vật qua diễn biến tâm trạng.
 3. Thái độ: Giáo dục lòng yêu quí và trân trọng gia đình.
 II.Các kỹ năng sống cơ bản cần giáo dục trong bài:
 - Tự nhận thức, Lắng nghe tích cực,Thể hiện sự cảm thông, thể hiện sự tự tin,giả quyết mâu thuẫn, ứng phó với sự căng thẳng.
III. Chuẩn bị: 
 1.Chuẩn bị về phương pháp và kỹ thuật dạy học:
 -Phương pháp: Đóng vai, trò chơi, vấn đáp, dạy học theo nhóm.
 - Kỹ thuật: Đọc hợp tác, chia nhóm, giao nhiệm vụ, Tóm tắt tài liệu theo nhóm..
 2.Chuẩn bị về phương tiện dạy học: Bảng phụ, Chân dung tác giả, Máy chiếu.
IV. Tiến trình bài dạy
 1. ổn định lớp (1’)
 2. Kiểm tra bài cũ (3’)
 3. Bài mới (1’)
 Hoạt động của thầy và trò
 Nội dung
 * Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh đọc, tìm hiểu tác giả, tác phẩm.
 SGK trang 140.
GV hướng dẫn đọc: Chú ý lời đối thoại; Giọng đứt quãng, nức nở của Xi mông.
- Gọi học sinh đọc, kết hợp từ khó.
- Nêu đôi nét ngắn gọn về cuộc đời và sự nghiệp của tác giả?
GV: Tuy chỉ hơn 40 tuổi song ông để lại khối lượng sáng tác lớn.
Máy chiếu: Tác phẩm chính
+ Một cuộc đời (Tiểu thuyết – 1883)
+ Ông bạn đẹp (Tiểu thuyết – 1885)
+ Bố của Xi mông (Truyện ngắn - )
 *Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh đọc- hiểu văn bản.
?Hãy cho biết thể loại của văn bản.
 ? Xác định ngôi kể,Phương thức biểu đạt.
? Xác định bố cục của văn bản.
 -Đoạn 1: Từ đầu...khóc hoài: Nỗi tuyệt vọng của Xi- mông.
-Đoạn 2: Tiếp...một ông bố: Phi-líp gặp Xi-mông và nói sẽ cho em một ông bố.
-Đoạn 3: Tiếp...bỏ đi rất nhanh: Phi-líp đưa Xi- mông về nhà trả cho chị Blăng-sốt và nhận làm bố của em.
-Đoạn 4: Còn lại: Xi- mông đến trường nói với các bạn là có bố và tên bố em là Phi-líp.
Trắc nghiệm: Hãy sắp xếp những sự việc chính sau đây theo đúng diễn biến của đoạn trích?
a. Bác Phi líp gặp Ximông và nói sẽ cho em một ông bố.
b. Ximông đến trường và nói với các bạn có bố là Philíp.
c. Phi líp đưa Ximông về nhà trả cho chị Blăng sốt và nhận làm bố của em.
d. Ximông buồn chán tuyệt vọng, cậu đi lang thang ngoài bờ sông.
(d -> a -> c -> b)
- Dựa vào các sự việc chính, em hãy kể tóm tắt lại đoạn trích bằng lời văn của mình? 
- Nhận xét về ngôi kể, lời kể của đoạn trích?
- Truyện có những nv nào? Ai là nv chính?
- Học sinh đọc thầm Đ1.
Trắc nghiệm: Hoàn cảnh đáng thương của em là gì?
a. Sống nghèo khổ, cô đơn.
b. Không có gia đình.
c. Mồ côi mẹ.
d. Không có bố.
- Điều gì đã khiến em đi lang thang ngoài bờ sông? Tại đây, em đã có suy nghĩ và ý định gì? (Định tự tử)
- Cảnh vật ở bờ sông được miêu tả ntn?
- Đó là cảnh vật ntn?
- Trước cảnh vật TN tươi đẹp hiền hoà ấy, câụ đã có hành động gì?
- Em có nhận xét gì về hành động này của cậu?
GV: Chú dường như quên mất ý định tự tử, quên hết điều phiền muộn trong lòng và thoả sức đùa nghịch với chú nhái con. Song em lại lập tức thay đổi tâm trạng ngay khi nhớ về hiện thực.
- Học sinh đọc đoạn văn từ “ Nhìn chú nhái con khóc nức nở”.
- Vậy điều gì đã khiến chú thay đổi tâm trạng?
- Tìm các chi tiết miêu tả tâm trạng của em lúc này?
- Tại sao nhìn chú nhái con, em lại nhớ nhà và nghĩ đến mẹ? (Chú nhái con chỉ có 1 mình cũng giống em đang lẻ loi, đơn độc)
- Nức nở diễn tả tiếng khóc ntn?
- Buồn chán và tuyệt vọng, em đã làm gì? 
(Xi mông quỳ xuống và đọc kinh cầu nguyện..)
- Qua đoạn đầu, ta thấy tâm trạng của cậu lúc này ntn?
- Tại sao mà em lại đau khổ, tuyệt vọng đến như vậy? Giờ sau tìm hiểu tiếp.
I. Đọc, tìm hiểu chú thích
 1. Đọc
2. Chú thích
 a. Tác giả (1850 – 1893)
- Tên đầy đủ: Guy đơ- Mô pa xăng.
- Nhà văn Pháp – Bậc thầy về truyện ngắn( Khoảng 300 truyện)
- Thể loại: Tiểu thuyết, truyện ngắn.
* Tác phẩm chính:
 b. Tác phẩm: in trong tập “Tuyển tập truyện ngắn Pháp- TK XIX.
II. Đọc, tìm hiểu văn bản
Tìm hiểu chung:
- Thể loại: Truyện ngắn.
-Ngôi kể:Ngôi thứ ba.
- Phương thức biểu đạt:Tự sự,Miêu tả,biểu cảm.
-Bố cục: 4 phõ̀n.
2.Tóm tắt:
3. Phân tích:
 a. Nhân vật Xi mông:
* Khi ở ngoài bờ sông:
- Cảnh vật:
 + Trời ấm.
 + Nắng êm đềm.
 + Nước lấp lánh.
=> Cảnh vật tươi đẹp, hiền hoà nên thơ.
- Hành động:
 + Đuổi theo chú nhái con
=> Hồn nhiên, ngây thơ, đáng yêu, ham chơi, hiếu động.
- Tâm trạng:
 + Nhớ nhà, nghĩ đến mẹ.
 + Buồn vô cùngkhóc.
 + Người rung lên
 + Nức nở, dồn dập, xốn xang.
 + Chẳng nhìn thấy gì, khóc hoài.
=>Tủi thân, tức tưởi và đau khổ đến mức tuyệt vọng.
* Luyện tập:
4. Củng cố,Luyện tập (1’)
5. Hướng dẫn về nhà: (1’) Tiếp tục đọc và tìm hiểu tiếp văn bản.
 .
Ngày soạn: 14.04
Ngày giảng:20.04
Tiết 157
 Bố của Xi – mông.
 (G.Đơ Mô - pa – xăng)
 (Tiết 2)
I. Mục tiêu bài dạy
 1. Kiến thức: Giúp học sinh nắm được những nét đặc sắc trong NT trong miêu tả tâm lý của các nhân vật trong đoạn trích.
 2. Kỹ năng: Rèn kỹ năng đọc, phân tích nhân vật qua diễn biến tâm trạng.
 3. Thái độ: Giáo dục lòng yêu quí và trân trọng gia đình.
 II.Các kỹ năng sống cơ bản cần giáo dục trong bài:
 - Tự nhận thức, Lắng nghe tích cực,Thể hiện sự cảm thông, thể hiện sự tự tin,giả quyết mâu thuẫn, ứng phó với sự căng thẳng.
III. Chuẩn bị: 
 1.Chuẩn bị về phương pháp và kỹ thuật dạy học: Như tiết trước.
 2.Chuẩn bị về phương tiện dạy học:
IV. Tiến trình bài dạy
 1. ổn định lớp (1’)
 2. Kiểm tra bài cũ (3’)
 3. Bài mới (1’)
 Hoạt động của thầy và trò
 Nội dung
* Hoạt động 2: ( Tiếp)
- Gọi học sinh đọc văn bản.
- Khi gặp bác Phi líp, em đã nói ra điều gì?
(Lý do em bị bạn đánh và khóc)
- Khi được bác an ủi và đưa về nhà, tâm trạng em ra sao?
 - Em đã mạnh dạn đề nghị bác điều gì? Nếu không được bác nhận lời thì em đã doạ bác ntn? 
- Điều đó thể hiện tâm trạng gì của cậu lúc này?
- Khi có bố rồi, tâm trạng của cậu có gì thay đổi?
- Thái độ của Ximông ntn trước những lời chế giễu của lũ bạn? 
- Những lời đề nghị ngây thơ và thái độ của Xi-mông đã cho thấy cậu là con người ntn? 
- Kể lại nỗi đau khổ, tuyệt vọng của Xi-mông, nhà văn muốn nhắc nhở chúng ta điều gì? (Nâng niu, quí trọng t/c gia đình)
- Chị Băng sốt được tác giả giới thiệu ntn?
- Chị đã bộc lộ những phẩm hạnh gì?
GV: Khi thấy con bị lũ bạn chê cười và đánh vì không có bố, chị cảm nhận được nỗi đau của con 
- Khi nghe con đề nghị bác Phi-líp làm bố, chị đã có thái độ ntn?
Trắc nghiệm: Chọn cụm từ thích hợp điền vào chỗ trống trong câu văn sau:
“Chị Blăng -sốt, mẹ của Xi-mông là một người phụ nữ.”.
a. Đau khổ và cam chịu.
b. Lầm lỡ và hư hỏng.
c. Nghèo khổ và bất hạnh.
d. Khổ đau và tự trọng.
- Bác Phi- líp được giới thiệu qua những chi tiết nào?
- Khi gặp và nghe Xi-mông nói về hoàn cảnh, bác đã có có hành động và quyết định gì?
- Tại sao bác lại tắt ngay nụ cười?
Trắc nghiệm: Nhân vật bác Phi líp trong đoạn trích là con người ntn?
a. Thích trêu đùa và thích lấy lòng trẻ em.
b. Muốn bỡn cợt với mẹ của Xi-mông.
c. Chỉ muốn qua Xi-mông để làm quen với chị Blăng -sốt.
d. Luôn yêu thương và quan tâm đến những đứa trẻ có hoàn cảnh tội nghiệp.
 *Hoạt động 3:Hướng dẫn học sinh tổng kết.
Trắc nghiệm: Nội dung, tư tưởng nổi bật của đoạn trích là gì?
a. Cảm thương số phận bất hạnh của những đứa trẻ sống lang thang, cơ nhỡ.
b. Đồng cảm với nỗi khổ của những người phụ nữ lầm lỗi.
c. Ca ngợi và đề cao tình thương giữa con người với con người.
d. Tố cáo lối sống vô tâm trong xã hội.
 *Hoạt động 4: Luyện tập
(Lòng yêu thương, nhân ái, niềm cảm thông chia sẻ với nỗi đau của người khác)
* Khi Xi- mông gặp bác Phi- líp.
- Được bác an ủi -> Từ bỏ ý định tự tử.
- Đề nghị bác Phi-líp làm bố và doạ trở lại bờ sông tự tử.
=> Tâm trạng đau khổ, khát khao có bố.
* Khi có bố là Phi- líp:
- Khuây khoả, vui vẻ trở lại.
- Quát vào mặt chúng
=> Tin tưởng, tự hào, hãnh diện.
=> Ximông là cậu bé hồn nhiên, ngây thơ, khát khao có bố và hãnh diện, hạnh phúc khi có một người cha trên đời. 
b. Nhân vật chị Blăng sốt:
* Dáng vẻ và hoàn cảnh:
- Người phụ nữ đẹp nhất vùng.
- Dáng cao lớn, xanh xao, nghiêm nghị.
- Từng bị lầm lỡ.
* Phẩm hạnh:
- Nghèo song nghiêm túc, đứng đắn.
- T/c với con: 
 + Tái tê tận xương tuỷ.
 + Nước mắt lã chã.
 + Lặng ngắt.
 + Quằn quại vì hổ thẹn.
=> Chị là người phụ nữ khổ đau và giàu lòng tự trọng, sống đứng đắn không buông thả, rất đáng nể trọng.
c. Bác Phi -líp:
* Ngoại hình và tính nết:
- Bàn tay chắc nịch
- Giọng nói ồm ồm.
- Cao lớn, râu tóc đen quăn.
- ánh mắt nhân hậu.
* Đối với Xi- mông:
- An ủi, đưa cậu về nhà.
- Nhận làm bố em.
- Nhắc bổng, hôn vào má em.
* Khi gặp chị Blăng- sốt:
- Tắt nụ cười.
- Không dám bỡn cợt.
- Nói năng e dè, ấp úng, nghiêm túc.
=> Bác là con người luôn yêu thương và quan tâm đến những đứa trẻ có hoàn cảnh tội nghiệp.
III. Tổng kết
 1. Nghệ thuật
- Miêu tả chân thực, cụ thể, sinh động diễn biến tâm lý.
- Cốt truyện giản dị, trong sáng.
 2. Nội dung:
-Ca ngợi và đề cao tình thương yêu,nhân ái,niềm cảm thông chia sẻ giữa con người với con người.
IV. Luyện tập: Tái hiện nỗi đau khổ tuyệt vọng và diễn tả niềm hạnh phúc của các nv trong truyện, nhà văn muốn nhắc nhở chúng ta điều gì?
4. Củng cố,Luyện tập (1’)
5. Hướng dẫn về nhà: (1’) Học ND bài
 Ôn tập lại toàn bộ các tác phẩm truyện đã học.
 ..
Ngày soạn: 14.04
Ngày giảng: 23.04
Tiết 158
 ôn tập về truyện.
 I. Mục tiêu bài dạy
 1. Kiến thức: Giúp học sinh hệ thống hoá lại toàn bộ các KT về các tác phẩm truyện hiện đại Việt Nam đã học.
 2. Kỹ năng: Rèn kỹ năng hệ thống hoá và biết so sánh, đối chiếu.
 3. Thái độ: Giáo dục thái độ tự giác học tập.
 II.Các kỹ năng sống cơ bản cần giáo dục trong bài:
 - Tự nhận thức, Xác định giá trị, Tìm kiếm và xử lí thông tin, thể hiện sự tự tin.
III. Chuẩn bị: 
 1.Chuẩn bị về phương pháp và kỹ thuật dạy học:
 - Phương pháp: Dạy học theo nhóm, thuyết trình, vấn đáp.
 - Kỹ thuật:Chia nhóm, giao nhiệm vụ, động não, tóm tắt tài liệu theo nhóm.
 2.Chuẩn bị về phương tiện dạy học: Bảng tổng kết.
IV. Tiến trình bài dạy
 1. ổn định lớp (1’)
 2. Kiểm tra bài cũ (3’)
 3. Bài mới (1’)
 Hoạt động của thầy và trò
 Nội dung
Gv hướng dẫn học sinh lập bảng hệ thống.
Bảng phụ: Bảng ghi sẵn ND, còn lại học sinh lên điền vào các cột tương ứng.
1. Lập bảng hệ thống
STT
 Nội dung
Tên tác phẩm
Tác giả
Năm
s.tác
 1
T/y làng quê thắm thiết hoà vào lòng yêu nước và tinh thần k/c của người nông dân thời kỳ chống Pháp.
Làng
Kim Lân
1948
 2
Ca ngợi tình cha con thắm thiết, thiêng liêng trong cuộc chiến tranh k/c chống Mỹ cứu nước.
Chiếc lược ngà.
Nguyễn Quang Sáng.
1966
 3
Phẩm chất của những con người lao động mới: Bình dị, khiêm nhường mà cao cả. Ca ngợi h/ảnh những con người ngày đêm hy sinh thầm lặng tuổi trẻ trong sự nghiệp bảo vệ và xây dựng đất nước.
Lặng lẽ Sa Pa.
Nguyễn Thành Long
1970
 4
Tái hiện cuộc sống chiến đấu gian khổ và khắc hoạ vẻ đẹp tâm hồn trong sáng, mộng mơ và tinh thần chiến đấu dũng cảm của những cô gái TNXP trên cao điểm Trường Sơn thời chống Mỹ cứu nước.
Những ngôi sao xa xôi.
Lê Minh Khuê.
1971
 5
Những suy nghĩ, trải nghiêm sâu sắc về cuộc đời, số phận con người và sự trân trọng những giá trị bình dị, gần gũi của cuộc sống và quê hương.
Bến quê
Nguyễn Minh Châu.
1985
 Hoạt động của thầy và trò
 Nội dung
- Xã hội VN được tái hiện ntn qua các tác phẩm truyện?
- Qua các nv ấy đã tập trung bộc lộ những phẩm chất nào?
 Trắc nghiệm: Tác phẩm nào có ngôi kể là nv xưng “tôi”?
a. Làng. 
c. Lặng lẽ Sa Pa.
b. Chiếc lược ngà; Những ngôi sao xa xôi.
d. Bến quê.
- Nêu tác dụng của các ngôi kể trên?
- Thế nào là tình huống truyện?
- Nhắc lại các tình huống cơ bản trong các tác phẩm truyện đã học?
2. Truyện Việt Nam sau 1945(10’)
- Phản ánh đầy đủ những nét tiêu biểu của đời sống xã hội và con người VN qua các giai đoạn lịch sử.
- Phản ánh sâu sắc xã hội VN qua các biến cố lớn: Cuộc k/c chống Pháp, Mỹ; xây dựng đất nước.
- Con người: Yêu quê hương, đất nước, trung thực, dũng cảm, hồn nhiên, khiêm tốn, giản dị.
3. Nghệ thuật của truyện VN:
=> Kể chuyện bằng ngôi kể T1, T3 (Qua điểm nhìn của nv chính)
4. Tình huống truyện:
* Làng( nghe tin làng theo tây làm Việt gian)
* Chiếc lược ngà (Vết sẹo trên má ba)
* Bến quê: Chuỗi tình huống
 + Nhĩ đã từng đi khắp nơi trên trái đất – Cuối đời bị bệnh nặng phải nằm liệt trên giường bệnh.
 + Nhĩ khát khao được một lần đặt chân lên bãi bồi bên sông – Nhưng không thể thực hiện được.
 + Nhĩ nhờ con trai thực hiện mong ước cuối cùng – Anh con trai lại mải chơi sa vào đám phá cờ thế.
* Kiểm tra 15’: Trong các nv, em thích nhất nv nào? Nêu cảm nghĩ của em về nv ấy?
Ngày soạn: 20.04 
Ngày giảng:24.04
Tiết 159
 Kiểm tra văn (Phần truyện).
I. Mục tiêu bài học
 Kiến thức: Qua bài kiểm tra, giúp học sinh hệ thống hoá các KT đã học về phần truyện hiện đại VN.
 Kỹ năng: Rèn kỹ năng giải nhanh BTTN và kỹ năng làm bài NL về một tác phẩm truyện hoặc đoạn trích.
 Thái độ: Giáo dục thái độ tự giác học tập.
 II.Nội dung kiểm tra:
 1.Đề bài:
 a.Sơ đồ ma trận:
 Cấp độ
Tên
Chủ đề
 Nhận biết
Thông hiểu
 Vận dụng
 Cộng
Cấp độ thấp
Cấp độ cao
Chủ đề 1
Tìm hiểu văn bản “ Chiếc lược ngà”của Nguyễn Quang Sáng
 Nắm được thời gian ra đời của văn bản.
Lựa chọn đáp án đúng
Số câu
 Số điểm
 Tỉ lệ %
 1
 1
 1
 1
 1
 1
 1
 1
Chủ đề 2
Tìm hiểu văn bản “Lặng lẽ Sa Pa”của Nguyễn Thành Long
 Nắm được một số chi tiết trong tác phẩm
 1
Lựa chọn đáp án đúng
 1
 Số câu
 Số điểm
 Tỉ lệ %
 1
 1
 1
 1
1
1
1
1
Chủ đề 3
Tìm hiểu nội dung Văn bản 
Những ngôi sao xa xôi 
 Nắm được nội dung tác phẩm.
Lựa chọn đáp án đúng
 Số câu
 Số điểm
 Tỉ lệ%
1
1
1
1
1
1
1
1
Chủ đề 4
Phân tích nhân vật trong tác phẩm văn học
Phân tích nhân vật Bé Thu trong tác phẩm “Chiếc lược ngà” của Nguyễn Quang Sáng
Phân tích nhân vật trong tác phẩm văn học
Số câu
 Số điểm 
 Tỉ lệ%
Tổng số câu 
Tổng số điểm
Tỉ lệ%
1
1
1
1
1
7
b. Đờ̀ bài kiờ̉m tra:
I. Trắc nghịêm:(3điểm) Khoanh tròn câu trả lời đúng.
 1. Tác phẩm “ Chiếc lược ngà” (Nguyễn Quang Sáng) được sáng tác vào giai đoạn lịch sử nào?
 a. Thời kỳ k/c chống Pháp. 
 b. Thời kỳ hoà bình xây dựng CNXH ở miền Bắc.
 c .Thời kỳ k/c chống Mỹ. d. Thời kỳ sau năm 1975.
 2. Chi tiết nào sau đây không nằm trong tác phẩm “Lặng lẽ Sa Pa”?
 a. Một vườn hoa trên đỉnh Yên Sơn.
 b. Cô gái bỏ quên chiếc khăn mùi soa.
 c. Người con gái hay tỉa lông mày của mình.
 d. Anh TN đưa cho bác lái xe một gói tam thất.
 3. Nội dung chính được thể hiện trong truyện “Những ngôi sao xa xôi” là gì?
 a. Cuộc sống gian khổ ở Trường Sơn những năm k/c chống Mỹ.
 b. Vẻ đẹp của những người chiến sĩ lái xe trên tuyến đường Trường Sơn.
 c. Vẻ đẹp của những người lính công binh trên tuyến đường Trường Sơn.
 d. Vẻ đẹp của những cô gái TNXP trên tuyến đường Trường Sơn.
 II. Tự luận: (7điểm)
- Phõn tích nhõn vọ̃t bé Thu trong tác phõ̉m “Chiờ́c lược ngà” của Nguyờ̃n Quang Sáng.
 2. Đáp án – Biểu điểm:
 I. Trắc nghiệm(3 điểm): Mỗi câu trả lời đúng được 1 điểm.
 II. Tự luận (7 điểm)
 Mở bài (1 điểm)
 - Giới thiệu khái quát về xuất xứ của nhân vật bé Thu.
 - Giới thiệu khái quát về đặc điểm, tính cách, phẩm chất của nv bé Thu.
 Thân bài (5 điểm)
 - Hoàn cảnh bé Thu khi chưa gặp cha.
 - Khi được gặp cha, diễn biến tâm lí của bé ntn?
 + Hoảng sợ, kêu thét lên, bỏ chạy.
 + Những ngày sau đó? (Bướng bỉnh, ương ngạnh, vô lễ)
 - Trước giờ phút chia tay cha về đơn vị?
 + Gọi cha đầy xúc động.
 + Hôn lên má, lên cổ, vết thẹo
 Kết bài (1 điểm)
 - Khái quát lại đặc điểm, tính cách của bé Thu.
 - Nêu cảm nghĩ bản thân.
3.Kết quả:
 - Số học sinh chưa kiểm tra;
 - Tổng số bài kiểm tra.....trong đó
 Giỏi
 Khá
Trung bình
Yếu-kém
TB tl
 Sl
%
Sl
%
Sl
%
Sl
%
Sl
%
4 .Nhận xét,rút kinh nghiệm (1’)
 -Nhận xét trên lớp về tinh thần ,thái độ ,ý thức làm bài:
5. Hướng dẫn học bài ở nhà: (1’) 
 Đọc và soạn bài “Con chó Bấc”.
Ngày soạn: 10.04
Ngày giảng:
Tiết 153
 Tổng kết ngữ pháp
 (Tiết 3) 
I. Mục tiêu bài dạy
 1. Kiến thức: Giúp học sinh ôn tập hệ thống hoá lại toàn bộ các KT về ngữ pháp đã học.
 2. Kỹ năng: Rèn kỹ năng hệ thống hoá và xác định các TP câu, kiểu câu và các sửa lỗi cho câu.
 3. Thái độ: Giáo dục thái độ tự giác học tập.
 II.Các kỹ năng sống cơ bản cần giáo dục trong bài:
 - Tự nhận thức, Xác định giá trị, giải quyết vấn đề, tìm kiếm và xử lí thông tin.
III. Chuẩn bị: 
 1.Chuẩn bị về phương pháp và kỹ thuật dạy học:
 -Phương pháp: Thuyết trình, Dạy học theo nhóm.
 - Kỹ thuật: Hỏi và trả lời, động não, tóm tắt tài liệu theo nhóm.
 2.Chuẩn bị về phương tiện dạy học: Bảng tổng kết.
IV. Tiến trình bài dạy
 1. ổn định lớp (1’)
 2. Kiểm tra bài cũ (3’)
 3. Bài mới (1’)
 Hoạt động của thầy và trò
 Nội dung
- Câu có mấy TP? Đó là những TP nào?
- Thế nào là TP chính? 
- TP chính bao gồm những bộ phận nào trong câu?
- Nêu đặc điểm của CN và VN?
- Liệt kê các TP phụ trong câu?
- Nêu vị trí và vai trò của trạng ngữ?
- Nêu vị trí và đặc điểm của khởi ngữ?
- Gọi học sinh đọc và nêu y/c BT1.
- Gọi học sinh lên bảng làm. Hs nhận xét, g/v sửa.
Máy chiếu: 
a. Đôi càng tôi/ mẫm bóng.
b. Sau một hồi trống thúc vang dội lòng tôi, 
 TN
mấy cậu học trò cũ/ đến sắp hàng dưới vào lớp.
c. Còn tấm gươngbạc, nó/ vẫn là người 
 KN
bạnđộc ác.
- Thế nào là TP biệt lập?
- Kể tên các TP biệt lập đã học?
- Y/ c học sinh nhắc lại đặc điểm của từng TP biệt lập.
- Học sinh làm miệng BT1.
- Thế nào là câu đơn? Câu đơn có mấy loại?
- GV lấy ví dụ và phân tích các ví dụ, kết hợp làm bài tập 1, 2 SGK trang
- GV nêu và cho học sinh phân tích ví dụ:
Vì trời/ mưa to nên chúng tôi/ được nghỉ học.
- Câu trên có mấy cụm CV? Mối quan hệ giữa 2 vế câu ntn?
- Qua đó nhắc lại thế nào là câu ghép?
- Kết hợp làm BT1.
- Nhắc lại các mối quan hệ ý nghĩa giữa các vế câu ghép?
- Gv đưa ra bảng hệ thống.
- Hãy chỉ ra các kiểu quan hệ của các câu ghép trong bài tập2?
- Hãy tạo ra các câu ghép theo y/c ?
- Có những cách nào để biến đổi câu?
- Xác định việc tách câu và tác dụng
- Biến đổi các câu từ chủ động sang câu bị động?
- Liệt kê các kiểu câu ứng với mục đích giao tiếp?
- Gv hướng dẫn học sinh làm BT.
C. Thành phần câu
 I. Thành phần chính và thành phần phụ
 1. Khái niệm:
 a. Thành phần chính: là những TP bắt buộc phải có mặt trong câu để câu có cấu trúc hoàn chỉnh và diễn đạt một ý tương đối trọn vẹn.
* Thành phần chính gồm CN và VN.
+ CN: Là TP câu nêu tên người, sự vật, sự việc, hiện tượng.
+ VN: Là TP câu nêu lên đặc điểm, trạng thái, hành động, t/c của người, sự vật, sự việc, hiện tượng nêu lên ở CN.
 b. Thành phần phụ:
* Trạng ngữ: Đứng ở đầu, giữa, cuối câu hoặc giữa CN, VN để nêu lên hoàn cảnh, TG, địa điểm, cách thứccủa sự vật được nói đến trong câu.
* Khởi ngữ: Thường đứng trước CN, nêu đề tài được nói đến trong câu.
2. Bài tập:
 a. Bài tập 1: Phân tích TP câu.
II. Các thành phần biệt lập
 1. Khái niệm: TP biệt lập là TP không tham gia vào nghĩa sự việc trong câu.
 2. Các TP biệt lập gồm:
 a. TP cảm thán.
 b. TP tình thái.
 c. TP gọi đáp.
 d. TP phụ chú.
 3. Bài tập:
 a. Bài tập 1:
(a)(b): TP tình thái.
(c) TP phụ chú
(d)TP gọi đáp và tình thái.
(e) TP gọi đáp.
D. Các kiểu câu:
I. Câu đơn:
 1. Câu đơn bình thường(1 cụm C- V) 
VD: Trời/ đang mưa.
 2. Câu đơn đặc biệt: Không xác định được bộ phận CN –VN.
VD: Mưa. Giông gió.
 3. Câu rút gọn: Rút gọn CN hoặc VN.
VD: Lớp tôi đang học, cả lớp bên cạnh.
II. Câu ghép:
 1. Khái niệm: 
-Là câu có từ 2 cụm CV trở lên, mỗi vế câu tạo thành 1 cụm CV độc lập có quan hệ ngang hàng.
2. Bài tập:
 a. Bài tập 2: Chỉ ra kiểu quan hệ của câu ghép.
C1,3: Quan hệ bổ sung
C2,4: Quan hệ nguyên nhân.
C5: Quan hệ mục đích.
 b. Bài tập 3:
C1: Quan hệ tương phản.
C2: Quan hệ bổ sung.
C3: Quan hệ điều kiện, giả thiết.
 c. Bài tập 4: Tạo câu ghép.
(a) Nguyên nhân, kết quả:
Vì quả bomnên hầm của Nho..
(b) Điều kiện, kết quả:
Nếu bom thì
(c) Tương phản: 
Bom nổ gần nhưng hầm
(d) Nhượng bộ:
Hầm của Nho không bị sập tuy bom nổ gần.
III. Biến đổi câu:
 1. Các cách biến đổi câu:
 a. Từ câu đơn -> Câu ghép.
 b. Từ câu chủ động -> Câu bị động.
 2. Bài tập:
 a. Bài tập 1:
(a) Quen rồi.
Ngày nào ít: ba lần.
 b. Bài tập 2: Xác định việc tách câu.
- Và làm việc có khi suốt đêm.
- Thường xuyên.
- Một dấu hiệu chẳng lành.
=> Nhấn mạnh ND của bộ phận câu được tách.
 c. Bài tập 3: Biến đổi câu bị động
- Đồ gốm được người thợ..
-Một cây cầu lớn sẽ được bắc..
- Ngôi đền ấy được người ta xây dựng..
IV. Các kiểu câu ứng với mục đích giao tiếp:
 1. Câu nghi vấn
 2. Câu trần thuật
 3. Câu cảm thán.
 4. Câu cầu khiến.
* Bài tập:
4. Củng cố,Luyện tập: (1’)
5. Hướng dẫn về nhà: (1’)
- Ôn tập lại các KT ngữ pháp đã học.
- Chuẩn bị tiết sau kiểm tra phần truyện hiện đại VN.

Tài liệu đính kèm:

  • docBai soan tuan 32.doc