Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Các dạng đề văn nghị luận và cách lập dàn bài

Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Các dạng đề văn nghị luận và cách lập dàn bài

 C¸c d¹ng ®Ò v¨n nghÞ luËn vµ c¸ch lËp dµn bµi

Văn nghị luận là một loại văn phổ biến sử dụng trong nhà trường hiện nay. Văn nghị luận có tính khoa học, và đòi hỏi tư duy cao nhất nhằm kiểm tra khả năng phân tích, tổng hợp và tư duy khoa học của học sinh mà vẫn đánh giá được ở học sinh khả năng diễn đạt và cảm thụ.

Có 2 dạng nghị luận: Nghị luận văn học và nghị luận xã hội.

Trong đó, nghị luận văn học dường như gây khó dễ cho học sinh hơn cả, bởi lẽ học sinh từ trước tới nay dựa dẫm quen vào văn mẫu, ít có tư duy của riêng mình, đặc biệt là nghị luận xã hội thì rất phong phú, không bị cố định như NLVH.

Dưới đây là những kiến thức cần thiết cho học sinh về kiểu bài văn nghị luận phổ biến trong nhà trường: nghị luận văn học và nghị luận xã hội nhằm nâng cao kỹ năng viết văn của bản thân.

A. NGHỊ LUẬN VĂN HỌC

1. Nghị luận về một ý kiến bàn về văn học

a. Các dạng bài nghị luận về một ý kiến bàn về văn học và cách lập ý

- Nghị luận về văn học sử

Ví dụ:

Đề 1. Anh (chị) hãy phân tích và làm sáng tỏ mọi đặc điểm cơ bản của văn học Việt Nam giai đoạn 1945 - 1954: Chủ yếu được sáng tác theo khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn.

 

doc 9 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 604Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Các dạng đề văn nghị luận và cách lập dàn bài", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 C¸c d¹ng ®Ò v¨n nghÞ luËn vµ c¸ch lËp dµn bµi
Văn nghị luận là một loại văn phổ biến sử dụng trong nhà trường hiện nay. Văn nghị luận có tính khoa học, và đòi hỏi tư duy cao nhất nhằm kiểm tra khả năng phân tích, tổng hợp và tư duy khoa học của học sinh mà vẫn đánh giá được ở học sinh khả năng diễn đạt và cảm thụ.
Có 2 dạng nghị luận: Nghị luận văn học và nghị luận xã hội.
Trong đó, nghị luận văn học dường như gây khó dễ cho học sinh hơn cả, bởi lẽ học sinh từ trước tới nay dựa dẫm quen vào văn mẫu, ít có tư duy của riêng mình, đặc biệt là nghị luận xã hội thì rất phong phú, không  bị cố định như NLVH.
Dưới đây là những kiến thức cần thiết cho học sinh về kiểu bài văn nghị luận phổ biến trong nhà trường: nghị luận văn học và nghị luận xã hội nhằm nâng cao kỹ năng viết văn của bản thân.
A. NGHỊ LUẬN VĂN HỌC
1. Nghị luận về một ý kiến bàn về văn học
a. Các dạng bài nghị luận về một ý kiến bàn về văn học và cách lập ý
- Nghị luận về văn học sử
Ví dụ: 
Đề 1. Anh (chị) hãy phân tích và làm sáng tỏ mọi đặc điểm cơ bản của văn học Việt Nam giai đoạn 1945 - 1954: Chủ yếu được sáng tác theo khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn.
- Nghị luận về lí luận văn học
Ví dụ: 
Đề 1. Bàn về truyện ngắn, có người viết: “Yếu tố quan trọng bậc nhất của truyện ngắn, là những chi tiết cô đúc, có dung lượng lớn và lối hành văn mang nhiều ẩn ý, tạo cho tác phẩm những chiều sâu chưa nói hết” (Từ điển thuật ngữ văn học, NXB Giáo dục, 1992, tr.253).
Anh (chị) có đồng ý với ý kiến trên?
 Nghị luận về lí luận văn học thường là các ý kiến bàn về những đặc trưng cơ bản của văn học, các thể loại tiêu biểu như truyện, thơ, kịch, các vấn đề thuộc phạm vi lí luận văn học như tiếp nhận văn học, phong cách nghệ thuật, Để lập ý cho bài viết, học sinh cần xác định rõ vấn đề nghị luận, bàn đến vấn đề gì, thuộc phạm vi nào? Tại sao lại nói như thế? Nội dung ấy được biểu hiện như thế nào qua tác phẩm văn học tiêu biểu?
- Nghị luận về một vấn đề trong tác phẩm văn học
Ví dụ:
b. Cách lập dàn ý
 Tùy theo đối tượng và phạm vi các vấn đề được đưa ra bàn bạc mà có thể có các cách triển khai khác nhau. Tuy vậy, mục đích của bài học vẫn phải là hướng đến việc rèn luyện các kĩ năng tạo dựng một bài văn bản nghị luận nên nội dung có thể hết sức phong phú nhưng người viết vẫn phải tuân theo những thao tác và các bước cơ bản của văn nghị luận. Có thể khái quát mô hình chung để triển khai bài viết như sau: 
• Mở bài: 
- Dẫn dắt vấn đề.
- Nêu xuất xứ và trích dẫn ý kiến.
- Giới hạn phạm vi tư liệu.
• Thân bài: 
- Giải thích, làm rõ vấn đề:
+ Giải thích, cắt nghĩa các từ, cụm từ có nghĩa khái quát hoặc hàm ẩn trong đề bài. Để tạo chất văn, gây hứng thú cho người viết, những đề văn thường có cách diễn đạt ấn tượng, làm lạ hóa những vấn đề quen thuộc. Nhiệm vụ của người làm bài là phải tường minh, cụ thể hóa những vấn đề ấy để từ đó triển khai bài viết.
+ Sau khi cắt nghĩa các từ ngữ cần thiết cần phải giải thích, làm rõ nội dung của vấn đề cần bàn luận. Thường trả lời các câu hỏi: Ý kiến trên đề cập đến vấn đề gì? Câu nói ất có ý nghĩa như thế nào?
- Bàn bạc, khẳng định vấn đề. Có thể lập luận theo cách sau: 
+ Khẳng định ý kiến đó đúng hay sai? Mức độ đúng sai như thế nào?
+ Lí giải tại sao lại nhận xét như thế? Căn cứ vào đâu để có thể khẳng định được như vậy?
+ Điều đó được thể hiện cụ thể như thế nào trong tác phẩm, trong văn học và trong cuộc sống?
- Mở rộng, nâng cao, đánh giá ý nghĩa của vấn đề đó với cuộc sống, với văn học.
• Kết bài:
+ Khẳng định lại tính chất đúng đắn của vấn đề.
+ Rút ra những điều đáng ghi nhớ và tâm niệm cho bản thân từ vấn đề.
2. Nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ
a. Các dạng bài nghị luận về bài thơ, đoạn thơ và cách lập ý
- Đối tượng của bài văn nghị luận về thơ rất đa dạng: Có thể là một đoạn thơ, bài thơ, một hình tượng, có thể là giá trị chung của đoạn thơ, bài thơ, có thể chỉ là một khía cạnh, một phương diện nội dung hoặc nghệ thuật.
Ví dụ: 
Đề 1. Hãy phân tích khổ thơ sau trong Ánh trăng của Nguyễn Duy 
 Trăng cứ tròn vành vạnh
 kể chi người vô tình
 ánh trăng im phăng phắc
 đủ cho ta giật mình
 (Ngữ văn 9)
Đề 2. Phân tích bài thơ Cảnh khuya của Hồ Chí Minh.
b. Cách lập dàn ý
Đảm bảo bố cục: 3 phần
- Mở bài: Giới thiệu khái quát đoạn thơ, bài thơ và vấn đề cần nghị luận.
- Thân bài: Bàn về giá trị nội dung và nghệ thuật của đoạn thơ, bài thơ.
- Kết bài: Đánh giá chung về đoạn thơ, bài thơ.
c. Một vài lưu ý
- Khi làm bài nghị luận về một đoạn thơ, cần đặt đoạn thơ trong chỉnh thể toàn bài.
- Để tìm được những nét đặc sắc về nội dung, nghệ thuật làm cơ sở, để nêu nhận xét, đánh giá phải nắm vững đặc điểm của thơ: Thơ là tiếng nói của xúc cảm, tình cảm mãnh liệt, của sức liên tưởng, tưởng tượng phong phú; ngôn ngữ thơ cô đọng, hàm súc, giàu hình ảnh và nhạc điệu. Đọc thơ và nhận xét đánh giá tác phẩm thơ cần nhận biết cái đẹp, cái độc đáo của ngôn từ, hình ảnh, nhạc điệu, tứ thơ, ý thơ,
3. Nghị luận về một tác phẩm, một đoạn trích văn xuôi
a. Các dạng bài nghị luận về đoạn trích,tác phẩm văn xuôi và cách lập dàn ý
 Đối tượng nghị luận về một tác phẩm, một đoạn trích văn xuôi rất đa dạng. Có thể là giá trị nội dung và nghệ thuật nói chung, có thể chỉ là một phương diện, thậm chí một khía cạnh nội dung hay nghệ thuật của một tác phẩm, của các tác phẩm, đoạn trích khác nhau.
- Nghị luận về giá trị nội dung tác phẩm, đoạn trích
Ví dụ:
Đề 1. Giá trị nhân đạo của truyện truyện Kiều ( Nguyến Du)
 Nghị luận về giá trị nội dung thường xoay quanh hai giá trị cơ bản là giá trị nhân đạo, giá trị hiện thực. Học sinh cần bám vào các biểu hiện của giá trị nhân đạo (trân trọng đề cao, ngợi ca, bênh vực phẩm chất tốt đẹp, cảm thông, chia sẻ với nỗi đau khổ bất hạnh của con người, lên án tố cáo thế lực áp bức trong xã hội, ) và giá trị hiện thực (tính chân thật, sâu sắc, mức độ điển hình trong miêu tả và phản ánh tực tại cuộc sống,) để lập ý cho bài viết.
- Nghị luận về giá trị nghệ thuật
Ví dụ: đê: Giá trị nghệ thuật trong “ Chuyện người con gái Nam Xương” của Nguyễn Dữ
 Nghị luận về giá trị nghệ thuật thường bàn về các đặc điểm thể loại văn xuôi và giá trị chúng như: cách xây dựng cốt truyện, tình huống, nhân vật, điểm nhìn trần thuật, ngôn ngữ kể chuyện, giọng điệu trần thuật, chi tiết nghệ thuật,
- Nghị luận về một nhân vật
Ví dụ: 
Đề 1. Vai trò của người “Binh Tư” trong truyện ngắn Lão Hạc của nhà văn Nam Cao
 Nghị luận về một nhân vật có nội dung xoay quanh các biểu hiện về phẩm chất, lối sống, tư tưởng của nhân vật, trên cơ sở đó có những đánh giá về vai trò ý nghĩa của nhân vật trong việc thể hiện chủ đề về tác phẩm, về thành công trong việc xây dựng nhân vật của tác giả.
- Nghị luận về một giá trị nội dung, nghệ thuật, một phương diện hay một khía cạnh của nhiều tác phẩm, đoạn trích khác nhau.
b. Cách lập dàn ý
Đảm bảo bố cục 3 phần: 
- Mở bài: Giới thiệu tác giả, tác phẩm, đoạn trích và vấn đề cần nghị luận.
- Thân bài: Mỗi ý kiến nhận xét về đặc điểm nội dung và nghệ thuật của đoạn trích hay tác phẩm triển khai thành một luận điểm. Trong từng luận điểm sử dụng các luận cứ (lí lẽ và dẫn chứng) làm sáng tỏ.
- Kết bài: Đánh giá về ý nghĩa, vị trí, vai trò của tác phẩm trong sự nghiệp tác giả, trong giai đoạn văn học, đối với thời đại; vị trí, ý nghĩa của đoạn trich trong toàn tác phẩm, hoặc của vấn đề nghị luận.
c. Lưu ý
- Các bước tiến hành làm bài văn nghị luận về một tác phẩm, đoạn trích văn xuôi:
+ Đọc kĩ tác phẩm, đoạn trích, nắm chắc nội dung, cốt truyện, các nhân vật, các chi tiết tiêu biểu thể hiện tư tưởng chủ đề tác phẩm.
+ Nêu nhận xét, đánh giá về tác phẩm, đoạn trích theo định hướng của đề hoặc một số khía cạnh đặc sắc nhất của tác phẩm, đoạn trích.
+ Triển khai các luận cứ phù hợp.
+ Lựa chọn các thao tác lập luận: Ngoài các thao tác thường gặp như giải thích, phân tích, tổng hợp, chứng minh, so sánh, bác bỏ, bình luận,  trong bài văn nghị luận về một tác phẩm, đoạn trích văn xuôi rất cần kết hợp các phương thức biểu đạt tự sự (thuật kể tóm tắt nội dung, cốt truyện, nhân vật, chi tiết,), miêu tả, thuyết minh.
- Khi làm kiểu bài này, học sinh hay rơi vào thuật, kể lại chi tiết mà thiếu sự phân tích, đánh giá cụ thể trên cơ sở khoa học - hiểu văn bản. Để tránh đưa ra những ý kiến chung chung, người viết cần nắm chắc đặc trưng của văn bản truyện. Đồng thời phải biết kể lại tình huống truyện, nhớ chính xác những từ ngữ quan trọng miêu tả đặc điểm nhân vật, thuật lại những chi tiết nghệ thuật đắt giá, thuộc được những câu văn hay, đặc sắc, Chỉ như thế, người viết mới có thể nêu ra nhận định cụ thể, thuyết phục. Đây cũng là điểm riêng làm nên độ khó nhất định của kiểu bài nghị luận một tác phẩm hay đoạn trích văn xuôi so với nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ.
- Nếu đề bài trích dẫn cả đoạn văn ngắn cần phân tích, học sinh phải biết vận dụng hiểu biết tác phẩm, tác giả để đọc ra được nội dung của đoạn thông qua cách kể chuyện, cách sử dụng chi tiết, cách xây dựng nhân vật, các biện pháp tu từ, Nhất thiết phải đặt đoạn văn trong chỉnh thể tác phẩm mới có những đánh giá xác đáng về giá trị nội dung và nghệ thuật của đoạn trích.
4. Nghị luận về vấn đề xã hội đặt ra trong tác phẩm văn học
a. Các dạng bài nghị luận về vấn đề xã hội đặt ra trong tác phẩm văn học
Các vấn đề có ý nghĩa được đưa ra trong tác phẩm văn học được đưa ra từ hai nguồn chính:
- Từ các tác phẩm văn học đã được học trong chương trình.
- Từ các mẩu truyện nhỏ hoặc những văn bản ngắn gọn học sinh có thể chưa được học nhưng tương đối dễ tiếp nhận.
Đề . Suy nghĩ của anh (chị) từ câu chuyện sau:
Anh dừng lại tiệm bán hoa để gửi hoa tặng mẹ qua đường bưu điện. Mẹ anh sống cách chỗ anh khoảng 300 kilomet. Khi bước ra khỏi xe anh thấy một bé gái đang đứng khóc trên vỉa hè. Anh đến và hỏi nó sao lại khóc.
- Cháu muốn mua một bông hoa hồng để tặng mẹ cháu - nó khóc nức nở - nhưng cháu chỉ có bảy mươi lăm xu trong khi giá hoa hồng lên đến hai đô la.
Anh mỉm cười và nói với nó: 
- Đến đây, chú sẽ mua cho cháu.
Anh liền mua hoa cho cô bé và đặt một bó hồng để gửi cho mẹ anh. Xong xuôi, anh hỏi cô bé có cần đi nhờ xe về nhà không. Nó vui mừng nhìn anh và trả lời:
- Dạ, chú cho cháu đi nhờ đến nhà mẹ cháu.
Rồi nó chỉ đường cho anh lái xe đến một nghĩa trang, nơi có một phần mộ vừa mới đắp. Nó chỉ ngôi mộ và nói:
- Đây là nhà của mẹ cháu.
Nói xong nó ân cần đặt nhánh hoa hồng lên mộ.
Tức thì anh quay lại tiệm bán hoa hủy bỏ dịch vụ mua hoa vừa rồi và mua một bó hoa hồng thật đẹp. Suốt đêm đó, anh đã lái một mạch 300 kilomet về nhà mẹ anh để trao tận tay bà bó hoa.
 Đề: Câu chuyện về người ăn xin và cậu bé. Suy nghĩ của em sau khi đọc câu chuyện.
 Để làm tốt dạng bài này, học sinh trước hết phải đọc kĩ văn bản, xác định đúng vấn đề nghị luận, từ đó vận dụng kiến thức và sự hiểu biết về đời sống xã hội, những kinh nghiệm và sự trải nghiệm của chinh bản thân để làm bài. Bài viết có thể được lập với hai phần lớn:
- Nêu và phân tích ngắn gọn vấn đề được đặt ra trong tác phẩm.
- Phát biểu nhứng suy nghĩ và tình cảm của mình về vấn đề đó nhân đọc tác phẩm.
b. Cách lập dàn ý
Đảm bảo bố cục 3 phần: 
- Mở bài: 
+ Giới thiệu tác giả, tác phẩm có vấn đề nghị luận.
+ Giới thiệu vấn đề được đưa ra bàn bạc.
- Thân bài:
+ Nêu vấn đề được đặt ra trong tác phẩm văn học, phần này người viết phải vận dụng kĩ năng đọc - hiểu văn bản để trả lời các câu hỏi: Vấn đề đó là gì? Được thể hiện như thế nào trong tác phẩm? Cần nhớ, tác phẩm văn học chỉ là cái cớ để nhân ý kiến đó mà bàn bạc, nghị luận về vấn đề xã hội, vì thế không nên đi quá sâu vào việc phân tích tác phẩm mà chủ yếu rút ra ý nghĩa khái quát để bàn bạc vấn đề có ý nghĩa xã hội.
+ Từ vấn đề được rút ra, người viết tiến hành làm bài nghị luận xã hội, nêu những suy nghĩ của bản thân mình về vấn đề ấy. Học sinh nên tham khảo lại cách thức làm bài nghị luận xã hội (về tư tưởng đạo lí, về một hiện tượng của đời sống) để làm tốt phần này.
- Kết bài:
+ Khẳng định ý nghĩa của vấn đề trong việc tạo nên giá trị của tác phẩm.
+ Từ vấn đề được bàn luận rút ra bài học cho bản thân.
B. NGHỊ LUẬN XÃ HỘI
I. Các dạng bài văn nghị luận xã hội và thao tác làm một bào văn nghị luận xã hội
1. Các dạng bài văn nghị luận xã hội
- NLXH thường là những vấn đề rất rộng của đời sống, học sinh lại thiếu hiểu biết xã hội, nên không có vốn để viết.
- NLXH hay có những câu danh ngôn, định nghĩa, khái niệm, nên chúng thường rất trừu tượng, học sinh sẽ gặp khó khăn khi phải hiểu, phải lý giải được ý nghĩa của nó, ngay từ bước đầu đã vướng phải những vấn đề "khó nuốt" như vậy huống hồ phải triển khai thành bài văn với hệ thống ý chặt chẽ, kín kẽ, thuyết phục...
- NLXH cần ở học sinh sự linh hoạt trong nhận thức vấn đề, và từ nhận thức đi đến trình bày cái hiểu là cả 1 quá trình, để áp dụng và diễn đạt những cái mình hiểu đâu phải chuyện dễ dàng gì với nhiều học sinh. 
 => Chính vì thế, nhiều em đã dở khóc dở cười với văn NLXH, trong khi áp lực của thi cử và các bài kiểm tra luôn đè nặng lên các em. Thực ra, ở Trung Quốc và nhiều nước phương Tây đã có những đề mở này từ rất lâu và áp dụng trong kỳ thi tốt nghiệp và ĐH. Nên việc các em phải tập làm quen với văn nghị luận XH là 1 yêu cầu cần thiết, và các em phải tập với hình thức tư duy của dạng đề này.
* Khi bắt gặp 1 đề NLXH, các em phải tự đặt ra cho mình 2 câu hỏi và phải tự trả lời 2 câu hỏi ấy:
1/ Đề yêu cầu nội dung nghị luận về chủ đề gì?
2/ Thao tác nghị luận chính dùng để nghị luận trong quá trình viết để đáp ứng yêu cầu của đề là gì?
* Các chủ đề quen thuộc của văn nghị luận XH:
- Đạo dức - nhân sinh.
- Tư tưởng văn hoá.
- Lịch sử.
- Kinh tế.
- Chính trị.
- Địa lý, môi trường.
* Các thao tác chính hay dùng: Chứng minh, Giải thích, Bình luận.
=> Đề ra thường vừa yêu cầu về kiến thức (nằm ở các chủ đề khác nhau), vừa yêu cầu về kĩ năng (nằm ở các thao tác yêu cầu cần thực hiện). Nên các em vừa phải chịu học để bổ sung kiến thức cho phong phú, vừa phải rèn luyện các kĩ năng để thực hiện thao tác nghị luận cho đúng phương pháp.
- Về mặt kiến thức, buộc các em phải tự trang bị, vì không có 1 loại biện pháp vạn năng giúp nhét kiến thức vào đầu các em, mà đó phải là 1 quá trình tích luỹ dần dần, đồng thời phải có ý thức học kiến thức trên nhà trường 1 cách đầy đủ. Ở đây, chúng ta chỉ có thể bàn về yêu cầu phương pháp.
Đề bài thường yêu cầu các em phải làm theo 1 thao tác chủ yếu: giải thích, chứng minh hay bình luận. 
2. Các thao tác của một bài văn NLXH
2.1.  Giải thích: 
+ Yêu cầu đặt ra: 
Đi sâu vào những phát ngôn rất súc tích để tìm hiểu và lý giải nội dung ý nghĩa bên trong. Tức là ta phải làm sáng tỏ, giảng giải, bóc tách vấn đề cho người đọc hiểu được thấu đáo cái đang được đề cập khi chúng còn đang mơ hồ.
+ Công việc cụ thể: 
Để làm sáng tỏ vấn đề, ta phải đi vào lý giải từ ngữ, điển tích, khái niệm, đi vào nghĩa đen, nghĩa bóng, nghĩa hẹp, nghĩa mở rộng, đi vào những cách nói tế nhị bóng bẩy để hiểu được đến nơi đến chốn điều người ta muốn và cái lẽ khiến người ta nói như vậy.
Trong thao tác giải thích, ta vừa dùng lý lẽ để phân tích, lý giải là chủ yếu; vừa dùng dẫn chứng để làm sáng tỏ vấn đề, xác lập 1 cách hiểu đúng đắn, sâu sắc có tính biện chứng nhằm chống lại cách hiểu sai, hiểu không đầy đủ, không hết ý.
Bước kết thúc của thao tác giải thích là rút ra điều chúng ta cần vận dụng khi đã tìm hiểu được chân lý. Phương hướng để vận dụng những chân lý này vào cuộc sống hàng ngày, tuỳ theo cho cá thể hay cho cộng đồng mà có hướng vận dụng phù hợp, và mỗi chúng ta phải như thế nào?
=> Từ những điều nói trên, ta rút ra 1 sơ đồ tổng quát theo 3 bước:
- Làm sáng tỏ điều mà người ta muốn nói.(giải thích)
- Trả lời vì sao người ta đã nói như vậy? (tại sao?)
- Từ chân lý được nói lên, rút ra bài học gì trong thực tiễn?(để làm gì)
2.2. Chứng minh: 
+ Yêu cầu đặt ra:
Làm sáng tỏ chân lý bằng các dẫn chứng và lý lẽ. Khi ta đã chấp nhận cái chân lý thể hiện trong 1 phát ngôn nào đó, nhiệm vụ là ta sẽ phải thuyết phục người khác cũng chấp nhận như mình = những dẫn chứng rút ra từ thực tế cuộc sống xưa và nay, từ lịc sử, từ văn học (nếu đề yêu cầu) và kèm theo dẫn chứng là những lý lẽ dẫn dắt, phân tích tạo ra lập luận vững chắc, mang đến niềm tin cho người đọc.
+ Công việc cụ thể:
Bước đầu tiên là phải tìm hiểu điều cần phải chứng minh , không những chỉ bản thân mình hiểu, mà còn phải làm cho người khác thống nhất, đồng tình với mình cách hiểu đúng nhất.
Tiếp theo là việc lựa chọn dẫn chứng. Từ thực tế cuộc sống rộng lớn, tư liệu lịch sử rất phong phú, ta phải tìm & lựa chọn từ trong đó những dẫn chứng xác đáng nhất, tiêu biểu, toàn diện nhất (nên chỉ cần vài ba cái để làm sáng tỏ điều cần CM). Dẫn chứng phải thật sát với điều đang muốn làm sáng tỏ và kèm theo dẫn chứng phải có lý lẽ phân tích - chỉ ra những nét, những điểm ta cần làm nổi bật trong các dẫn chứng kia. Để dẫn chứng và lý lẽ có sức thuyết phục cao, ta phải sắp xếp chúng -> 1 hệ thống mạc lạc và chặt chẽ: theo trình tự thời gian, không gian, từ xưa đến nay, từ xa đến gần, từ ngoài vào trong hoặc ngược lại...miễn sao hợp logic.
Bước kết thúc vẫn là bước vận dụng, đặt vấn đề vào thực tiễn cuộc sống hôm nay để đề xuất phương hướng nỗ lực. Chân lý chỉ giá trị khi soi rọi cho ta sống, làm việc tốt hơn. Ta cần tránh công thức và rút ra kết luận cho thoả đáng, thích hợp với từng người, hoàn cảnh, sự việc.
=> Từ những điều nói trên, ta rút ra 1 sơ đồ tổng quát theo 3 bước:
- Làm rõ điều cần chứng minh trong luận đề được nêu lên.
- Lần lượt đưa ra các dẫn chứng và lý lẽ để làm sáng tỏ điều cần chứng minh.
- Rút ra kết luận về phương hướng nỗ lực.
2.3. Bình luận:
 Đây là thao tác có tính tổng hợp vì nó bao hàm cả công việc giải thích lẫn chứng minh. Nên những yêu cầu của giải thích và chứng minh cũng là yêu cầu đối với văn bình luận, nhưng giải thích và chứng minh sẽ được viết cô đọng, ngắn gọn hơn so với chỉ 1 thao tác chứng minh hoặc giải thích để tập trung cho phần việc quan trọng nhất là bình luận - phần mở rộng vấn đề. 
Trước khi bình luận, ta thường phải bày tỏ thái độ, để khách quan và tránh phiến diện, ta phải xem xét kĩ luận đề để từ đó có thái độ đúng đắn, có 3 khả năng:
- Hoàn toàn nhất trí.
- Chỉ nhất trí 1 phần. (có giới hạn, có điều kiện)
- Không chấp nhận. (bác bỏ)
Sau đó, ta bình luận - mở rộng lời bàn để vấn đề được nhìn nhận sâu hơn, toàn diện hơn, triệt để hơn.
Cuối cùng, ta lại chỉ ra phương hướng vận dụng để đưa lý luận vào áp dụng thực tế cuộc sống.
=> Bố cục của một bài văn bình luận gồm:
- Mở bài: 
Dẫn dắt, giới thiệu luận đề.
- Thân bài:
+ Xác định ý nghĩa cơ bản của luận đề. (ý nghĩa)
+ Bày tỏ thái độ của chúng ta trên những nét bao quát nhất. (đánh giá)
+ Trình bày nội dung cơ bản: bình luận. (mở rộng, bổ sung lời bàn)
- Kết bài:
Kết thúc luận đề (rút ra kết luận thực tiễn).
---> Khi làm bài bình luận, chúng ta phải rất linh hoạt, tránh cái nhìn phiến diện 1 chiều, và không bị sa bẫy vào những câu nói nghe có vẻ tưởng chừng đúng nhưng lại còn tồn tại những cách hiểu lệch lạc, chưa đúng đắn. Bằng vốn tri thức, vốn sống của bản thân ta tìm ra cách hiểu đúng đắn nhất, rồi từ đó bằng lập luận, lý lẽ và dẫn chứng, ta lôi cuốn mọi người đồng ý, đồng tình với cách đánh giá, lời bàn của ta 1 cách bị chinh phục.
II. Một số dạng bài nghị luận xã hội phổ biến và cách lập dàn ý
a) Khái niệm
 Nghị luận về một tư tưởng đạo lí là quá trình kết hợp những thao tác lập luận để làm rõ những vấn đề tư tưởng đạo lí trong cuộc đời.
b) Đề tài
Đề tài của nghị luận về tư tưởng, đạo lí là vô cùng phong phú, bao gồm:
- Các vấn đề về nhận thức như lí tưởng, mục đích sống,
- Các vấn đề về tâm hồn, tính cách như:
+ Lòng yêu nước, lòng nhân ái, vị tha, bao dung, độ lượng,
+ Tính trung thực, dũng cảm, chăm chỉ, cần cù, thái độ hòa nhã, khiêm tốn,
+ Thói ích kỉ, ba hoa, vụ lợi,... 
- Về các quan hệ gia đình như tình mẫu tử, anh em,... 
- Về quan hệ xã hội như tình đồng bào, tình thầy trò, bạn bè,
- Về cách ứng xử, những hành động của mỗi người trong cuộc sống. 
c) Yêu cầu
- Hiểu được vấn đề cần nghị luận qua phân tích, giải thích để xác định vấn đề
- Phân tích, chứng minh những biểu hiện cụ thể của vấn đề, thậm chí so sánh, bàn bạc, bãi bỏ, nghĩa là biết áp dụng nhiều thao tác lập luận.
- Phải biết rút ra ý nghĩa của vấn đề.
- Người thực hiện nghị luận phải có lí tưởng và đạo lí.
d) Các thao tác lập luận cơ bản
Các thao tác lập luận cơ bản thường được sử dụng trong kiểu bài này là giải thích, phân tích, chứng minh, so sánh, bác bỏ, bình luận. 
* Cách làm bài
a) Mở bài
- Giới thiệu vấn đề được đưa ra bình luận.
- Nêu luận đề: dẫn nguyên văn câu danh ngôn hoặc nội dung bao trùm của danh ngôn. 
- Giới hạn nội dung và thao tác nghị luận sẽ triển khai. 
b) Thân bài
- Giải thích tư tưởng, đạo lí cần nghị luận (nêu các khía cạnh nội dung của tư tưởng, đạo lí này).
- Phân tích, chứng minh, bình luận các khía cạnh ; bác bỏ, phê phán những sai lệch (nếu có).
- Khẳng định chung, nêu ý nghĩa, liên hệ thực tế, rút ra bài học nhận thức và hành động. 
- Lấy dẫn chứng minh họa (ngắn gọn, tiêu biểu, dễ hiểu). 
c) Kết bài
Tóm tắt các ý, nhấn mạnh luận đề đã nêu ở đầu bài nhằm chốt lại bài viết hoặc dẫn thơ, văn để mở rộng, gợi ý thêm cho người đọc về vấn đề đang bàn luận. 

Tài liệu đính kèm:

  • docCac dang de va cach lap dan bai.doc