Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Cách làm bài nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống

Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Cách làm bài nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống

CÁCH LÀM BÀI NGHỊ LUẬN

VỀ MỘT SỰ VIỆC , HIỆN TƯỢNG ĐỜI SỐNG

I. Mục tiêu cần đạt : Giúp HS :

- Tìm hiểu các dạng đề và cách làm bài văn nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống.

- Rèn luyện kĩ năng tìm hiểu đề, lập dàn ý cho bài văn nghị luận.

- Ý thức thực hành luyện tập trong học tập.

II. Chuẩn bị :

· GV : Phương án tổ chức lớp : thảo luận nhóm.

· HS : Soạn bài.

III. Tiến trình tiết dạy :

1. Ổn định lớp (1)

2. Kiểm tra bài cũ (4) :

a) Câu hỏi :

(1) Nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống là gì ?

(2) Nêu những yêu cầu về nội dung và hình thức của bài văn nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống.

b) Đáp án :

(1) Nghị luận về một sự việc, hiện tượng trong đời sống là bàn về một sự việc, hiện tượng có ý nghĩa đối với xã hội, đáng khen, đáng chê hay có vấn đề đáng suy nghĩ.

(2) Yêu cầu về nội dung và hình thức của bài văn nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống.

- Yêu cầu về nội dung của bài văn nghị luận này là phải nêu rõ được sự việc, hiện tượng có vấn đề ; phân tích mặt sai, mặt đúng, mặt lợi, mặt hại của nó ; chỉ ra nguyên nhân và bày tỏ thái độ, ý kiến nhận định của người viết.

- Về hình thức, bài viết phải có bố cục mạch lạc ; có luận điểm rõ ràng, luận cứ xác thực, phép lập luận phù hợp ; lời văn chính xác, sống động.

 

doc 4 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 692Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Cách làm bài nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NGAY SOAN :
29
12
2011
TUAN :
20
NGAY DAY :
31
12
2011
TIET :
100
CÁCH LÀM BÀI NGHỊ LUẬN
VỀ MỘT SỰ VIỆC , HIỆN TƯỢNG ĐỜI SỐNG
I. Mục tiêu cần đạt : Giúp HS :
Tìm hiểu các dạng đề và cách làm bài văn nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống.
Rèn luyện kĩ năng tìm hiểu đề, lập dàn ý cho bài văn nghị luận.
Ý thức thực hành luyện tập trong học tập.
II. Chuẩn bị : 
GV : Phương án tổ chức lớp : thảo luận nhóm.
HS : Soạn bài.
III. Tiến trình tiết dạy :
Ổn định lớp (1’)
Kiểm tra bài cũ (4’) :
a) Câu hỏi :
Nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống là gì ?
Nêu những yêu cầu về nội dung và hình thức của bài văn nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống.
b) Đáp án :
(1) Nghị luận về một sự việc, hiện tượng trong đời sống là bàn về một sự việc, hiện tượng có ý nghĩa đối với xã hội, đáng khen, đáng chê hay có vấn đề đáng suy nghĩ.
(2) Yêu cầu về nội dung và hình thức của bài văn nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống.
- Yêu cầu về nội dung của bài văn nghị luận này là phải nêu rõ được sự việc, hiện tượng có vấn đề ; phân tích mặt sai, mặt đúng, mặt lợi, mặt hại của nó ; chỉ ra nguyên nhân và bày tỏ thái độ, ý kiến nhận định của người viết.
- Về hình thức, bài viết phải có bố cục mạch lạc ; có luận điểm rõ ràng, luận cứ xác thực, phép lập luận phù hợp ; lời văn chính xác, sống động.
 3. Bài mới :
- Cách làm bài văn nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống như thế nào ?
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung kt
Hđ 1 : Hd HS tìm hiểu Đề bài nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống .
* Gọi HS đọc phần I .
* GV nêu các câu hỏi trong mục I -> Cho HS thảo luận nhóm câu hỏi (a – Các đề bài trên có điểm gì giống nhau ? Chỉ ra những điểm giống nhau đó. ) -> Gọi HS trả lời, HS khác góp ý (hoặc bổ sung ) -> GV nhận xét chung, kết luận.
* GV gọi HS ra những đề bài tương tự -> GV góp ý.
Hđ 1 : Tìm hiểu các dạng đề bài nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống 
* Đọc phần I SGK.
* Thảo luận nhóm -> Trình bày :
- Nêu một sự việc, hiện tượng trong đời sống và mệnh lệnh làm bài, cụ thể :
+ Thuộc dạng đề nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống.
+ Nêu một sự việc, hiện tượng trong đời sống mà các em thường gặp hoặc nắm bắt được trên các phương tiện thông tin đại chúng ; yêu cầu người làm bài chọn một số sự việc - hiện tượng tiêu biểu để nghị luận, chứng minh và nêu suy nghĩ của mình về điều đó.
* Tập ra một đề bài nghị luận về một sự việc – hiện tượng trong đời sống.
I. Đề bài nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống :
Hđ 2 : Hd HS tìm hiểu phần II SGK.
* GV giới thiệu đề bài trong SGK -> H: Muốn làm bài văn nghị luận phải trải qua những bước nào ? -> GV góp ý.
* GV hướng dẫn HS tìm hiểu đề và tìm ý cho đề văn trên :
- Đề thuộc loại đề gì ? Đề nêu sự việc, hiện tượng gì ? Đề yêu cầu làm gì ?
* GV hướng dẫn HS tìm ý cho đề văn trên :
- Những việc làm của Nghĩa chứng tỏ em là người ntn ? Vì sao Thành đoàn TP Hồ Chí Minh phát động phong trào học tập bạn Nghĩa ? Những việc làm của nghĩa có khó không ? Nếu mọi HS đều làm được như Nghĩa thì đời sống sẽ ntn ?
Hđ 2 : Tìm hiểu cách làm bài văn nghị luận về một sự việc, hiện tượng trong đời sống .
* Nhắc lại các bước làm bài tập làm văn.
* Suy luận -> Trả lời :
- Loại đề : Nghị luận về một hiện tượng – sự việc trong đời sống.
- Đề nêu sự việc – hiện tượng : Bạn Phạm Văn Nghĩa, học sinh lớp 7 trường THCS Bắc Sơn, quận Gò Vấp, nhà ở Hóc Môn là người :
+ Thường ra đồng giúp mẹ trồng trọt.
+ Một hôm mẹ thấy Nghĩa tự tay thụ phấn cho bắp -> năm ấy ruộng bắp nhà Nghĩa năng suất cao hơn mọi năm.
+ Ở nhà Nghĩa còn nuôi gà, nuôi heo. Em còn làm một cái tời để me kéo nước đỡ mệt.
+ Thành đoàn TP Hồ Chí Minh đã phát động phong trào “Học tập PVN”. Phong trào ấy được các bạn học sinh nhiệt liệt hưởng ứng.
- Yêu cầu của đề : Nêu suy nghĩ của mình về hiện tượng ấy.
* Phân tích đề, tìm ý -> Nêu :
- Những việc làm của Nghĩa chứng tỏ em là người : 
 + Biết thương mẹ, giúp đỡ mẹ trong việc đồng án.
 + Biết kết hợp học với hành.
 + Biết sáng tạo, làm cái tời cho mẹ kéo nước đỡ mệt.
- Thành đoàn TP Hồ Chí Minh phát động phong trào học tập bạn Nghĩa vì học tập nghĩa là học yêu cha mẹ, học lao động, học cách kết hợp học với hành, học sáng tạo – làm việc nhỏ mà có ý nghĩa lớn.
II. Cách làm bài nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống :
* GV hướng dẫn HS lập dàn bài : Gv giới thiệu cái khung dàn ý trong SGK và yêu cầu HS về nhà tự cụ thể hoá thành dàn ý chi tiết.
* Gọi HS đọc mục II.3 SGK -> GV yêu cầu HS viết đoạn Mở bài -> Gọi HS đọc đoạn văn của mình, HS khác góp ý -> GV nhận xét chung.
-H: Muốn làm tốt bài văn về một sự việc, hiện tượng đời sống, các em phải làm gì ?
-H: Nhiệm vụ các phần trong bố cục chung của bài văn nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống ntn ?
* Gv thuyết trình ý : Bài làm cần lựa chọn góc độ riêng để phân tích, nhận định ; đưa ra ý kiến, có suy nghĩ và cảm thụ riêng của người viết.
* Nắm dàn ý của đề bài trên trong SGK
* Nắm cách viết bài -> Viết đoạn văn Mở bài.
* Khái quát kiến thức bài học -> Trả lời.
* Muốn làm tốt bài văn nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống, phải tìm hiểu kĩ đề bài, phân tích sự việc, hiện tượng đó để tìm ý, lập dàn bài, viết bài và sửa chữa sau khi viết.
* Dàn bài chung :
 - MB : Giới thiệu sự việc, hiện tượng có vấn đề.
 - TB : Liên hệ thực tế, phân tích các mặt, đánh giá, nhận định.
 - KB : Kết luận, khẳng định, phủ định, lời khuyên.
* Bài làm cần lựa chọn góc độ riêng để phân tích, nhận định ; đưa ra ý kiến, có suy nghĩ và cảm thụ riêng của người viết.
Hđ 3 : Hd HS luyện tập.
* GV nêu lại đề I.4 -> Cho HS thảo luận để xây dựng dàn ý đại cương .
* Gọi HS nêu kết quả thảo luận, nhóm khác nhận xét ( hoặc bổ sung ) -> GV góp ý chung, chốt.
Hđ 3 : Luyện tập
* Thảo luận nhóm để lập dàn ý đại cương cho đề văn trên -> Trình bày kết quả thảo luận.
III. Luyện tập : 
 1) Lập dàn bài cho đề 4, mục I ở trên.
Dàn bài
* Mở bài : 
 - Nguyễn Hiền nhà rất nghèo ; nhưng nhờ thông minh và ham học, ông đã đỗ trạng nguyên từ khi mới 12 tuổi.
 - Oâng là một tấm gương sáng để chúng ta noi theo.
* Thân bài :
 - Hoàn cảnh của Nguyễn Hiền thật đặc biệt : nhà rất nghèo, phải xin làm chú tiểu trong chùa ; việc chính là quét lá và dọn dẹp vệ sinh.
- Tinh thần ham học và chủ động học tập của Hiền thật đáng khâm phục : 
 + Thường đứng nép bên cửa để nghe thầy giảng kinh ; hay hỏi thêm thầy những chỗ cậu chưa rõ.
 + Lấy lá để viết chữ, lấy que tre xâu thành từng xâu ghim xuống đất. Mỗi ghim là một bài.
 + Xin thầy đi thi và đỗ trạng nguyên khi mới 12 tuổi ; vua Trần không bổ dụng vì trạng nguyên còn quá trẻ.
- Có ý thức tự trọng cao : Vua triệu về kinh để tiếp sứ ngoài, ông yêu cầu phải đón rước như những trạng nguyên khác. 
* Kết bài :
 - Tấm gương ham học vượt khó của Nguyễn Hiền có ý nghĩa rất lớn đối với thế hệ trẻ hôm nay.
 - ( Bài học cho bản thân ).
Hđ 4 : Củng cố – Dặn dò.
Gọi HS đọc phần Ghi nhớ SGK để củng cố kiến thức bài học.
Dặn dò : 
Nắm các bước tìm hiểu đề và dàn ý chung của bài văn nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống.
Hoàn thiện bài tập 1 vào vở bài tập.
Soạn bài : Chương trình địa phương ( phần tập làm văn )

Tài liệu đính kèm:

  • doc20-CACH LAM BAI NGHI LUAN VE MOÏT HIEN TUONG ...doc