Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Cách làm bài văn nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí (tiết 1)

Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Cách làm bài văn nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí (tiết 1)

CÁCH LÀM BÀI VĂN NGHỊ LUẬN

VỀ MỘT VẤN ĐỀ TƯ TƯỞNG, ĐẠO LÍ ( tiết 1 )

I. Mục tiêu cần đạt : Giúp HS :

- Nắm được cách làm bài văn nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo đức.

- Rèn luyện kĩ năng tìm hiểu đề, tìm ý và lập dàn bài cho bài văn nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo đức.

- Bồi dưỡng ý thức học đi đôi với hành.

II. Chuẩn bị :

· GV : Tham khảo tài liệu liên quan : SGV

· HS : Tìm hiểu trước bài học.

III. Tiến trình tiết dạy :

 1. Ổn định lớp (1)

 2. Kiểm tra bài cũ (4) : Kiểm tra việc chuẩn bị bài ở nhà của học sinh.

 3. Bài mới : Cách làm bài văn nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí như thế nào ?

 

doc 7 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 744Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Cách làm bài văn nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí (tiết 1)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NGAY SOAN :
17
01
2011
TUAN :
24
NGAY DAY :
19
01
2011
TIET :
113
CÁCH LÀM BÀI VĂN NGHỊ LUẬN
VỀ MỘT VẤN ĐỀ TƯ TƯỞNG, ĐẠO LÍ ( tiết 1 )
I. Mục tiêu cần đạt : Giúp HS :
Nắm được cách làm bài văn nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo đức.
Rèn luyện kĩ năng tìm hiểu đề, tìm ý và lập dàn bài cho bài văn nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo đức.
Bồi dưỡng ý thức học đi đôi với hành.
II. Chuẩn bị :
GV : Tham khảo tài liệu liên quan : SGV
HS : Tìm hiểu trước bài học.
III. Tiến trình tiết dạy :
 1. Ổn định lớp (1’)
 2. Kiểm tra bài cũ (4’) : Kiểm tra việc chuẩn bị bài ở nhà của học sinh.
 3. Bài mới : Cách làm bài văn nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí như thế nào ?
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung kt
Hđ 1 : Hd HS tìm hiểu phần I của bài.
* Gọi HS đọc phần I và trả lời các câu hỏi :
(a) Các đề bài trên có điểm gì giống nhau ? Chỉ ra sự giống nhau đó.
(b) Mỗi em tự nghĩ ra một vài đề bài tương tự. 
* GV gợi ý cách làm -> Gọi HS nêu đề văn của mình -> HS khác nhận xét đề của bạn -> GV góp ý chung.
Hđ 1 : Tìm hiểu phần I – Đề bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí :
* Đọc các đề bài ở phần I -> Trả lời câu hỏi :
- Dạng đề : nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí ;
- Yêu cầu của đề : người viết nêu suy nghĩ , ý kiến của mình về các vấn đề tư tưởng, đạo lí cho sẵn.
* Tự ra một đề bài tương tự các đề văn nêu trên -> Nêu.
I – Đề bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí :
 ( SGK )
Hđ 2 : Hd HS tìm hiểu phần II của bài học.
* GV chép đề lên bảng : Suy nghĩ về đạo lí “Uống nước nhớ nguồn”
* Gọi HS đọc phần II - 1.2. SGK.
* GV nhấn mạnh lại những nội dung trong phần tìm hiểu đề, tìm ý và lập dàn bài của đề văn trên.
* Gọi HS đọc phần II – 3.a
-H: Trong đoạn văn mở bài theo cách “đi từ cái chung đến cái riêng”, những câu văn nào nói đến cái chung của đạo lí “Uống nước nhớ nguồn” và những câu văn nào đề cập đến cái riêng của câu tục ngữ trên ?
-H: Trong đoạn văn mở bài theo cách “ đi từ thực tế đến đạo lí” , những câu nào nêu lên thực tế, câu nào nhắc đến đạo lí trên ?
* Gọi HS đọc phần II – 3.b.c -> GV cho HS trình bày những điều các em chưa rõ về những phần này -> GV giải thích.
-H: Sau khi viết bài xong chúng ta phải làm gì, vì sao phải làm như vậy ? 
* GV gợi ý để HS chốt kiến thức cần ghi nhớ :
-H: Muốn làm tốt bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí thì người viết cần chú ý điều gì ?
-H: Nhiệm vụ từng phần trong dàn bài chung của kiểu văn này là gì ?
Hđ 2 : Tìm hiểu cách làm bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí :
* Chép đề vào vở.
* Đọc phần II – 1.2 SGK
* Nghe, lưu ý .
* Đọc phần II – 3. a 
* Xác định -> Trả lời : Câu (1) nói đến cái chung , các câu còn lại đề cập đến cái riêng.
* Xác định -> Nêu : Câu (1) nêu thực tế, câu (2) nói đến vấn đề cần bàn luận.
* Đọc phần II – 3.b.c -> Tìm hiểu những ý cơ bản trong phần Thân bài và Kết bài của dàn bài trên.
* Đọc bài -> sửa chữa.
* Khái quát -> Nêu.
 II – Cách làm bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí :
* Muốn làm tốt bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí, ngoài các yêu cầu chung đối với mọi bài văn, cần chú ý vận dụng các phép lập luận giải thích, chứng minh, phân tích, tổng hợp.
* Dàn bài chung :
- Mở bài : Giới thiệu vấn đề tư tưởng, đạo lí cần bàn.
- Thân bài :
 + Giải thích, chứng minh nội dung vấn đề tư tưởng, đạo lí.
 + Nhận định, đánh giá vấn đề tư tưởng, đạo lí đó trong bối cảnh của cuộc sống riêng, chung.
- Kết bài : kết luận, tổng kết, nêu nhận thức mới, tỏ ý khuyên bảo hoặc tỏ ý hành động.
* Bài làm cần lựa chọn góc độ riêng để giải thích, đánh giá và đưa ra được ý kiến của người viết.
Hđ 2 : Hd HS luyện tập.
-H: Trong phần Mở bài, em sẽ giới thiệu vấn đề cần bàn luận như thế nào ( gồm những ý gì ) ?
* Cho HS trình bày cách Mở bài của mình -> HS khác nhận xét ( hoặc bổ sung ) -> GV nhận xét, lựa chọn, kết luận.
* Hướng dẫn HS viết đoạn văn mở bài -> Gọi HS đọc đoạn văn của mình, HS khác góp ý -> Gv nhận xét, góp ý chung.
Hđ 2 : Luyện tập
* Trinh bày cách mở bài của bản thân .
* Viết đoạn văn Mở bài.
III. Luyện tập : 
 Đề : Đức tính khiêm nhường.
Dàn bài 
 I. Mở bài : Nêu vấn đề nghị luận : 
 - Không những người không ngoan đứng đắn, mà ngay đến kẻ kém cỏi thô lậu, ai cũng muốn được mọi người chung quanh nể trọng, thương yêu mình.
 - Muốn được mọi người thương yêu thì việc đầu tiên là rèn luyện nhân cách trong đó phẩm chất, đức tính khiêm nhường có ý nghĩa hết sức quan trọng.
Hđ 3 : Củng cố – dặn dò :
 * Gọi HS đọc phần ghi nhớ SGK để củng cố kiến thức bài học.
 * Dặn dò : 
 - Nắm nội dung kiến thức bài học.
 - Tiếp tục lập dàn bài cho đề văn trên
NGAY SOAN :
18
01
2011
TUAN :
24
NGAY DAY :
20
01
2011
TIET :
114
CÁCH LÀM BÀI VĂN NGHỊ LUẬN
VỀ MỘT VẤN ĐỀ TƯ TƯỞNG, ĐẠO LÍ ( tiết 2 )
I. Mục tiêu cần đạt : Giúp HS :
Củng cố kiến thức về cách làm bài văn nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo đức.
Rèn luyện kĩ lập dàn bài cho đề văn nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo đức.
Bồi dưỡng ý thức học đi đôi với hành.
II. Chuẩn bị :
GV : Phương án tổ chức lớp : thảo luận nhóm.
HS : Lập dàn bài cho đề văn : Đức tính khiêm nhường.
III. Tiến trình tiết dạy :
 1. Ổn định lớp (1’)
 2. Kiểm tra bài cũ (4’) : 
 a) Câu hỏi :
 (1) Khi làm bài văn nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí, người viết cần chú ý những gì ?
 (2) Nêu dàn bài chung của bài văn nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo đức.
 b) Đáp án :
 (1) Muốn làm tốt bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí, ngoài các yêu cầu chung đối với mọi bài văn, cần chú ý vận dụng các phép lập luận giải thích, chứng minh, phân tích, tổng hợp.
 (2) Dàn bài chung :
- Mở bài : Giới thiệu vấn đề tư tưởng, đạo lí cần bàn.
- Thân bài :
 + Giải thích, chứng minh nội dung vấn đề tư tưởng, đạo lí.
 + Nhận định, đánh giá vấn đề tư tưởng, đạo lí đó trong bối cảnh của cuộc sống riêng, chung.
 - Kết bài : kết luận, tổng kết, nêu nhận thức mới, tỏ ý khuyên bảo hoặc tỏ ý hành động.
 3. Bài mới : GV nêu mục tiêu cần đạt của tiết học.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung kt
Hđ 1 : Hd HS lập dàn bài cho đề văn : Đức tính khiêm nhường.
* Cho HS thảo luận nhóm để rút ra khái niệm khiêm nhường là gì và tìm các biểu hiện của tính khiêm nhường.
* HS thảo luận xong, GV gọi đại diện trả lời, HS khác góp ý (hoặc bổ sung) -> GV nhận xét chung, khái quát.
-H: Tại sao con người lại cần phải có đức tính khiêm nhường ? Ví dụ chứng minh.
-H: Ngược lại với thái độ khiêm nhường là đức tính xấu gì ? 
-H: ( thảo luận nhóm ) Qua việc bàn luận trên, em thấy mình cần phải xây dựng những thái độ gì trong ứng xử hằng ngày ? 
-H: Đức tính khiêm nhường có lợi gì cho con người trong cuộc sống ? 
Hđ 1 : Lập dàn bài cho đề văn : Đức tính khiêm nhường.
* Thảo luận nhóm để tìm nghĩa của từ khiêm nhường và những biểu hiện của nó trong cuộc sống.
* Trình bày kết quả thảo luận.
* Suy luận, tìm hiểu nguyên nhân vì sao con người cần có đức tính khiêm nhường -> Tìm ví dụ để chứng minh -> Phát biểu.
* Phát hiện , liệt kê , suy luận -> Trả lời.
* Thảo luận nhóm để rút ra thái độ cần phải có ở mỗi con người -> Trả lời.
* Phát hiện, suy luận -> Nêu
Đề : Đức tính khiêm nhường.
Dàn bài 
II. Thân bài :
 1. Giải thích khái niệm, nêu các biểu hiện của đức tính khiêm nhường : 
 - Vậy khiêm nhường là gì ? Khiêm nhường là tính nhã nhặn, biết sống một cách nhún nhường, luôn hướng thượng, tự khép mình vào những khuôn thước của cuộc đời, và bao giờ cũng cầu tiến, tiến mãi không ngừng nhưng không bao giờ khoe khoang, không tự đề cao cá nhân mình với người khác.
 - Các biểu hiện của tính khiêm nhường : Người có tính khiêm nhường tự cho mình là người kém cỏi, còn phải cố gắng, trau dồi, học hỏi nhiều hơn nữa. Người có tính khiêm nhường không bao giờ chịu chấp nhận sự thành công của cá nhân mình trong nhất thời mà lúc nào cũng cho sự thành công ấy chỉ là tầm thường, không đáng kể, cần phải hơn thế nữa.
 2. Phân tích mặt đúng – sai , lợi - hại của đức tính khiêm nhường .
 (a) Tại sao con người lại cần phải có đức tính khiêm nhường ?
 - Cuộc đời là một trường tranh đấu bất tận, tài nghệ của một cá nhân dù lớn đến đâu nữa thì chỉ là một giọt nước bé bỏng trong đại dương vô tận. Sự hiểu biết của một con người không thể đem so sánh với mọi người, càng không thể so sánh với bao thế hệ, bao thời đại trên khắp hành tinh này. Vì thế, khiêm nhường là tự nhận ra cái hạn chế của mình để cố gắng vươn lên.
 Bác Hồ chính là tấm gương sáng ngời về đức tính khiêm nhường. Món ăn, nơi ở, cách ăn mặc  của Bác rất giản dị.
 - Ngược lại với đức tính khiêm nhường là gì ? Đó là tính tự cao tự đại, tự kiêu tự mãn. Đó là những kẻ mới tạo được một địa vị, một tiếng tăm thì đã lấy mãn nguyện, đồng thời kẻ đó “lên mặt”, khinh thường những người khác. Những kẻ đó đã lầm biết bao vì cuộc đời giống như một dòng chảy liên tục của sông suối, nếu ta dừng lại có nghĩa là chúng ta đang lùi bước, đang lạc hậu. Hơn nữa, họ còn sai lầm và khờ dại trong nghệ thuật ứng xử vì “cao nhân tắc hữu cao nhận trị”, đồng thời tự kiêu chỉ làm cho những người chung quanh căm ghét, xa rời.
 3. Xây dựng thái độ đúng cần phải có :
 - Làm một con người sống trong xã hội, mọi người phải biết thực chất giá trị của bản thân mình, của công việc mình làm, không nên quá ỷ lại vào tài năng mình mà coi thường những người chung quanh là tầm thường, non kém. 
 - Khiêm nhường không có nghĩa là tự hạ uy tín của mình, tự làm kẻ thua thiệt mà phải luôn cố gắng vươn lên, phấn đấu đến những thành công mới.
 4. Tác dụng của tính khiêm nhường :
 - Nâng cao giá trị con người trong xã hội. Lòng khiêm nhường còn là dấu hiệu của những con người đứng đắn, luôn biết nhìn xa trông rộng. 
 - Con người có lòng khiêm nhường thường thành công trong công việc và nhất là trong lĩnh vực giao tế ứng xử với mọi người chung quanh.
-H: Em dự định sẽ kết bài như thế nào ? 
* Trình bày hướng kết bài của bản thân.
III. Kết bài :
 Tóm lại, con người khiêm nhường là con người hoàn toàn biết mình, hiểu người, không tự đề cao vai trò, ca tụng chiến công của cá nhân mình cũng như không bao giờ chấp nhận một tinh thần chủ bại, một mặc cảm đối với cuộc sống. Và đây là một đức tính không thể thiếu được khi muốn thành công trên đời .
Hđ 2 : Hd HS viết đoạn văn .
* GV yêu cầu HS dựa vào dàn ý trên để viết các đoạn văn theo yêu cầu.
* GV chia lớp thành 6 tổ và giao nhiệm vụ :
 - Tổ 1. 2 viết phần “Giải thích khái niệm, nêu các biểu hiện của đức tính khiêm nhường”.
 - Tổ 3 triển khai ý phần “Phân tích mặt đúng – sai , lợi - hại của đức tính khiêm nhường”
Hđ 2 : Viết đoạn văn
* Viết đoạn văn theo yêu cầu của GV
- Tổ 4 triển khai ý phần “Xây dựng thái độ đúng cần phải có “
 - Tổ 5 - Tác dụng của tính khiêm nhường .
 - Tổ 6 viết phần kết bài.
* HS viết xong, GV gọi mỗi tổ 1 đén 2 HS trình bày bài của mình, HS khác góp ý, GV nhận xét, góp ý chung.
* Trình bày đoạn văn.
Hđ 3 : Dặn dò :
Triển khai dàn ý trên thành một bài văn hoàn chỉnh.
 - Lập dàn bài cho đề văn : Nước ta có nhiều tấm gương vượt lên số phận, học tập thành công ( như anh Nguyễn Ngọc Kí bị hỏng tay, dùng chân viết chữ ; anh Hoa Xuân Tứ bị cụt tay, dùng vai viết chữ ; anh Đỗ Trọng Khơi bị bại liệt đã tự học, trở thành nhà thơ ; anh Trần Văn Thước bị tai nạn lao động, liệt toàn thân đã tự học, trở thành nhà văn,  ). Lấy nhan đề “Những người không chịu thua số phận”, em hãy viết bài văn nêu suy nghĩ của mình về những con người ấy.

Tài liệu đính kèm:

  • doc23- CACH LAM BAI VAN NL TU TUONG, DAO LI.doc