Giáo án Ngữ văn lớp 9, kì II - Tuần 21

Giáo án Ngữ văn lớp 9, kì II - Tuần 21

LUYỆN TẬP PHÉP PHÂN TÍCH, TỔNG HỢP

A.Mục đích yêu cầu : Giúp Hs :

1. Kiến thức:

 - Mục đích, đặc điểm , tác dụng của việc sử dụng phép phân tích và tổng hợp

2. Kĩ năng:

 - Nhận dạng được rõ hơn văn bản có sử dụng phép lập luận phân tích và tổng hợp

 - Sử dụng phép phân tích và tổng hợp thuần thục hơn khi đọc hiểu và tạo lập văn bản nghị luận

3. Thái độ:

- Tích cực tự giác học tập

B. Chuẩn bị:

 GV: Đọc sgk, sgv, tài liệu

 HS: Soạn bài, chuẩn bị BT bảng phụ

C.Tiến trình lên lớp:

 1, KTBC: Thế nào là phép phân tích trong văn bản nghị luận ?

 Vì sao bất kỳ sự phân tích nào cũng cần đến sự tổng hợp ?

 2, Bài mới :

 

doc 7 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 921Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn lớp 9, kì II - Tuần 21", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 21 Ngày soạn : 2/1/2011
Tiết: 101, 102 Ngày dạy: /1/2011 
 LUYỆN TẬP PHÉP PHÂN TÍCH, TỔNG HỢP
A.Mục đích yêu cầu : Giúp Hs :
1. Kiến thức:
	- Mục đích, đặc điểm , tác dụng của việc sử dụng phép phân tích và tổng hợp
2. Kĩ năng:
	- Nhận dạng được rõ hơn văn bản có sử dụng phép lập luận phân tích và tổng hợp
	- Sử dụng phép phân tích và tổng hợp thuần thục hơn khi đọc hiểu và tạo lập văn bản nghị luận
3. Thái độ:
- Tích cực tự giác học tập
B. Chuẩn bị:
 GV: Đọc sgk, sgv, tài liệu
 HS: Soạn bài, chuẩn bị BT bảng phụ
C.Tiến trình lên lớp:
 1, KTBC: Thế nào là phép phân tích trong văn bản nghị luận ?
 Vì sao bất kỳ sự phân tích nào cũng cần đến sự tổng hợp ?
 2, Bài mới :
MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
HOẠT ĐỘNG THẦY TRÒ
NỘI DUNG
Hoạt động 1: Khởi động
- Gv giới thiệu bài
Hoạt động 2: Nhận diện phép phân tích, tổng hợp trong 2 đoạn văn :
- Mục đích, đặc điểm , tác dụng của việc sử dụng phép phân tích và tổng hợp
HS: đọc 2 đoạn văn a và b
HS: thảo luận :
 Nhóm 1,2,3 (đoạn a)
 Nhóm 4,5,6 (đoạn b)
 Với câu hỏi (phiếu học tập:
a Đoạn văn trình bày vấn đề gì ? Vấn đề đó được thể hiện ở câu nào trong đoạn văn ?
b tác giả đã vận dụng phép lập luận nào để trình bày vấn đề và vận dụng ra sao ? 
->Đại diện nhóm trình bày kết quả thảo luận, nhóm khác bổ sung, 
GV: kết luận .
Bài 1: Tìm phép lập luận :
* Đoạn văn a:
Vấn đề: Thơ hay
Luận điểm: “Thơ hay là hay cả hồn lẫn xác, hay cả bài”
- Phép phân tích : 
hay ở + màu sắc (các điệu xanh)
 + cử động (thuyền, sóng, lá...)
 + vần thơ kết hợp với từ, nghĩa, chữ...
* Đoạn văn b:
Vấn đề: Mấu chốt của sự thành đạt
Luận điểm: “Mấu chốt của sự thành đạt là ở đâu ?”
- Phép phân tích : 
 + Nguyên nhân khách quan : gặp thời hoàn cảnh ĐK htập thuận lợi Tài năng trời phú 
 + Phản bác nguyên nhân khách quan
 + Nhấn mạnh, khẳng định nguyên nhân chủ quan : tinh thần kiên trì, phấn đấu htập, trau dồi phẩm chất đạo đức (-> mở rộng tiêu chuẩn sự thành đạt)
*Hoạt động 3: Thực hành phép phân tích :
Nhận dạng được rõ hơn văn bản có sử dụng phép lập luận phân tích 
- Sử dụng phép phân tích thuần thục hơn khi đọc hiểu và tạo lập văn bản nghị luận
GV:dẫn dắt vào BT 2? Vậy theo em thực chất của cách học qua loa đối phó là gì?
HS trình bày 
HS: đọc yêu cầu BT 3 
Hs thảo luận nhóm, trình bày, bổ sung
 Cả lớp theo dõi, nhận xét , bổ sung .
Gv chốt
Bài 2a: Phân tích bản chất của cách học đối phó-Học đối phó là học mà không lấy việc học làm mục đích, xem học là việc phụ .
- Học bị động cốt đối phó với yêu cầu đòi hỏi của thầy cô, cha me, thi cử ...
- Là cách học hình thức cũng đến lớp,cũng đọc sách, cũng có điểm, có bài, nhưng không đi sâu vào thực chất kiến thức 
Bài 3 : Phân tích các lý do bắt buộc mọi người phải đọc sách :
 - Sách là kho trí thức của nhân loại được đúc kết tích lũy từ hàng nghìn năm nay .
- Muốn tiến bộ , phát triển phải đọc sách để tiếp thu những tri thức khoa học và kinh nghiệm thực tiễn đã đúc kết , nếu không sẽ bị lạc hậu , giật lùi .
- Đọc sách thì ta thấy kiến thức nhân loại là mênh mông như đại dương còn sự hiểu biết của ta nhỏ bé như giọt nước -> Có thái độ khiêm tốn , ý chí cao trong học tập .
* Hoạt động3 : Thực hành phép tổng hợp : 
Nhận dạng được rõ hơn văn bản có sử dụng phép lập luận tổng hợp
- Sử dụng phép tổng hợp thuần thục hơn khi đọc hiểu và tạo lập văn bản nghị luận
GV:Nêu yêu cầu của BT 2.b 
Đại diện HS trình bày
HS: đọc yêu cầu bài 4 và làm miệng:
 Bài 2 /b. Tổng hợp tác hại của lối học đối phó :
Chính vì học bị động , hình thức , không lấy việc học là mục đích chính nên lối học đối phó không những làm cho người học mệt mỏi , đầu óc rỗng tuếch mà còn không tạo ra được những nhân tài đích thực cho đất nước .
 Bài 4 : Tổng hợp những điều đã phân tích về đọc sách :
 Tóm lại , trong quá trình học tập tất yếu phải đọc sách , cho nên phải biết chọn sách mà đọc và phải biết cách đọc để tiếp thu có hiệu quả những tri thức và kinh nghiệm của nhân loại . Đó chính là hành trang để làm cuộc trường chinh vạn dặm trên con đường học vấn của mỗi người .
 * Hướng dẫn về nhà : 
 - Học bài .
 - Hoàn thành các bài tập 
 - Soạn bài:Tiếng nói của văn nghệ 
 ( Đọc văn bản , trả lời câu hỏi theo yêu cầu sgk )
*Rút kinh nghiệm: 
*************************************************
Tuần: 21 Ngày soạn : 2/1/2011
Tiết: 103, 104 Ngày dạy: /1/2011 
 TIẾNG NÓI CỦA VĂN NGHỆ 
 -Nguyễn Đình Thi -
A. Mục tiêu cần đạt Giúp học sinh 
1. Kiến thức:
	- Nội dung và sức mạnh của văn nghệ trong đời sống của con người
	- Nghệ thuật lập luận của nhà văn trong văn bản
2. Kĩ năng:
	- Đọc hiểu một văn bản nghị luận
	- Rèn luyện thêm cách viết một văn bản nghị luận
	- Thể hiện những suy nghĩ, tình cảm về một tác phẩm văn học
3. Thái độ:
 - Liên hệ với quan điểm về văn học nghệ thuật của Bác
 -Giáo dục học sinh ý thức tự hào, trân trọng, yêu thích văn nghệ .
 B. Chuẩn bị :
GV: Đọc văn bản , sgv, tài liệu chuẩn KT-KN
HS: Đọc văn bản , soạn câu hỏi tìm hiểu .
 C.Tiến trình lên lớp :
1. Ổn định:
2.KTBC : Em học tập điều gì từ lời khuyên của tác giả Chu Quang Tiềm qua văn bản “Bàn về đọc sách” ? 
3.Bài mới: 
MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
HOẠT ĐỘNG THẦY TRÒ
NỘI DUNG
* Hoạt động 1 : Khởi động
* Hoạt động 2 : Tìm hiểu tác giả, tác phẩm
Tìm hiểu tác giả, tác phẩm
? Hãy tóm tắt những nét chính về cuộc đời sự nghiệp của tác giả Nguyễn Đình Thi ? 
GV: Giới thiệu thêm .
? Văn bản có xuất xứ và hoàn cảnh ra đời thế nào ? 
GV: Giới thiệu thêm :. 
I. Tác giả, tác phẩm
1, Tác giả:
Nguyễn Đình Thi (1924-2003) quê Hà Nội, là nghệ sĩ đa tài:văn, thơ, nhạc, lý luận phê bình, quản lýlãnh đạo văn nghệ nhiều năm.
- Được trao giải thưởng HCM về VHNT năm 1996 .
2, Tác phẩm:
- Xuất xứ: Sáng tác 1948 
* Hoạt động 3: HDHS đọc, tìm hiểu hệ thống luận điểm
GV:Hướng dẫn đọc : Mạch lạc, rõ ràng , diễn cảm những dẫn chứng thơ văn .
-GV: đọc , 2 h/s khác đọc hết văn bản :
? “Tiếng nói của văn nghệ’’ thuộc thể loại gì ? (Nghị luận)
? Vấn đề nghị luận được thể hiện qua những luận điểm nào ? 
-> GV treo bảng phụ:
 (- Nội dung của văn nghệ : Cùng với thời đại khách quan , nội dung của VN là nhận thức mới mẻ là tình cảm tư tưởng cá nhân của nghệ sĩ .Mỗi t/p văn học lớn là một cách sống của tâm hồn , từ đó làm thay đổi hẳn “ Mắt ta nhìn , óc ta nghĩ” 
 - Vai trò của tiếng nói VN đối với đ/s con người nhất là trong oàn /cảnh chiến đấu , sản xuất vô cùng gian khổ của DT ta trong những năm đầu kh/chiến .
 - Những khả năng cảm hóa kỳ diệu của VN với mỗi con người qua những rung cảm sâu xa . ) 
?Em nhận xét gì về sự liên kết giữa các luận điểm trên ?
II. Đọc, tìm hiểu chung
1. Đọc:
2. Chú thích
3. Hệ thống luận điểm: 3 luận điểm:
* Hoạt động 4 : Tìm hiểu nội dung phản ánh của văn nghệ :
- Nội dung phản ánh của văn nghệ trong đời sống của con người
	- Nghệ thuật lập luận của nhà văn trong đoạn văn 
 HS: đọc : “Từ đầu ....Tôn xtôi”
? Theo em nghệ sĩ xây dựng t/p để làm gì ? 
? Điều mới mẻ ấy được thể hiện dưới hình thức nào ? 
? Để chứng minh cho nội dung trên tác giả đã nêu dẫn chứng nào?
 ( T/giả đưa ra phân tích 2 d/c tiêu biểu từ 2 t/giả vĩ đại của DT và thế giới đó là : 2 câu thơ tả cảnh mùa xuân của Nguyễn Du trong “TK”và cái chết của An-na-rê-nhi-na( trong tiểu thuyết cùng tên của L.tôn-xtôi ).
HS: đọc chú giải 1 để hiểu thêm d/c 2 
 ? Vậy cái thực tại khách quan được ghi lại trong hai d/c đó là gì ?
 ( Cảnh mùa xuân, Cái chết của một cô gái)
 ? Còn điều mới mẻ mà tác giả muốn gởi đến cho chúng ta qua hai d/c đó ra sao ? 
( -Ta rung động trước cái đẹp của thiên nhiên-> Lòng thấy trẻ trung, yêu thiên nhiên, cuộc sống
-Ta bâng khuâng, rung cảm trước cái chết thảm khốc, căm phẫn những kẻ đã đẩy cô đến cái chết)
? Ngoài nội dung phản ánh hiện thực văn nghệ còn có nội dung nào nữa ? 
? Để làm sáng tỏ luận điểm 1 , t/giả dùng phép lập luận gì ?
 ( Diễn dịch –phân tích – D/c văn học ) 
? Qua tìm hiểu , theo em nội dung cơ bản của văn nghệ là gì ?
? Như vậy, nội dung của văn nghệ khác nội dung của các môn KHXH khác như lịch sử, địa lý,... ở điểm nào ?
 ( - Các môn KHTN, XH: Khám phá, miêu tả, đúc kết các hiện tượng tự nhiên, qui luật khách quan
-Văn nghệ : Khám phá thế giới nội tâm, tính cách, số phận con người, mang tính hình tượng, hư cấu)
III. Tìm hiểu văn bản :
1. Nội dung phản ánh của văn nghệ 
- Không chỉ ghi lại cái đã có mà còn muốn nói một điều gì mới mẻ.
- Gửi vào tác phẩm một lời nhắn nhủ, đem một phần của mình góp vào đời sống chung quanh
-> Mang lại cho người đọc bao rung động ngỡ ngàng trước những điều tưởng chừng rất quen thuộc .
=> Nội dung chủ yếu của văn nghệ : là hiện thực cụ thể, sinh động, là đ/s tình cảm của con người qua cái nhìn và tình cảm có tính cá nhân của nghệ sĩ
TIẾT 2
*Hoạt động 5: Tìm hiểu sức mạnh kỳ diệu của văn nghệ 
- Sức mạnh của văn nghệ trong đời sống của con người
	- Nghệ thuật lập luận của nhà văn trong đoạn văn 
HS: đọc đoạn“Chúng ta nhận rõ .... trang giấy” và nhắc lại nội dung chính của luận điểm thứ 2 
? Em hãy giải thích tại sao con người lại cần tiếng nói của văn nghệ ?
? Theo em đối tượng tiếp nhận văn nghệ là ai ?(quần chúng nhân dân) 
.?Những quần chúng được tác giả đề câp trong VB là những đối tượng nào ? Văn nghệ đã tác động tới họ ra sao ? 
 ( Gv phân tích tác dụng của VN đối với các tầng lớp cần lao: Ngươì tù, người nông dân, dân tộc nô lệ,
 VD: Những bài ca dao, hát ghẹo, tác phẩm văn chương cổ vũ chiến đấu)
? Em có nhận xét gì về lý lẽ , d/c mà t/giả dùng để lập luận ? 
 (Lý lẽ , d/c cụ thể rõ ràng, kể, tả )
? Đoạn văn được trình bày theo cách lập luận gì ? 
? Vậy qua đoạn văn , ẹm hiểu gì về vai trò của văn nghệ đối với đời sống con người?
? Nếu không có văn nghệ, đời sống con người sẽ ra sao? Cho ví dụ minh hoạ?
2. Sức mạnh kỳ diệu của văn nghệ :
- Giúp ta sống đầy đủ, phong phú hơn ( về tinh thần)
- Là sợi dây buộc chặt con người với cuộc đời, với sự sống..
- Làm cho tâm hồn họ được sống, trở nên tươi mát, đỡ khắc khổ
->Dẫn chứng cụ thể, kết hợp nghị luận với miêu tả, tự sự
=> Văn nghệ đem lại niềm vui, tình yêu cuộc sống cho tâm hồn con người
*Hoạt động 6 : Tìm hiểu con đường riêng của văn nghệ đến với người tiếp nhận
- con đường riêng của văn nghệ đến với người tiếp nhận
Hs đọc đoạn còn lại
? Em hãy nêu luận điểm 3?
? Tiếng nói của văn nghệ đến với chúng ta bằng con đường nào?
GV phân tích hai con đường VN đến với người tiếp nhận qua một số tác phẩm đã học :Truyện Tấm Cám, Thạch Sanh, Con hổ có nghĩa, Bức tranh của em gái tôi, Tiếng gà trưa, Quê hương, Một số vở kịch, chèo 
3. Con đường riêng của văn nghệ đến với người tiếp nhận:
-Văn nghệ đến với tiếp nhận bằng tư tưởng, tình cảm
- Giúp người tiếp nhận tự nhận thức và hoàn thiện mình
*Hoạt động 7 : Hướng dẫn tổng kết :
Nội dung, nghệ thuật của văn bản
? Em có nhận xét gì về cách viết văn n/luận của tác giả ? 
 ( Gợi ý : 
- Bố cục , cách dẫn dắt vấn đề ?
 - Cách nêu d/c và chứng minh các luận điểm
- Giọng văn )
? Qua tìm hiểu , em hiểu gì về tiếng nói của văn nghệ đối với đời sống của chúng ta ? 
HS: đọc ghi nhớ /sgk
IV. Tổng kết :
1. Nghệ thuật:
 - Bố cục chặt chẽ , hợp lý , cách dẫn dắt tự nhiên .
- Lập luận chặt chẽ, giàu hình ảnh, dẫn chứng phong phú, thuyết phục
- Giọng văn chân thành ,say sưa , giàu cảm xúc .
2. Nội dung: 
 Ghi nhớ ( Sgk)
* Hướng dẫn về nhà : 
 - Học bài 
	 - Soạn bài “ Các thành phần biệt lập”
 *.Rút kinh nghiệm:
***********************************
Tuần: 21 Ngày soạn : 2/1/2011
Tiết: 105 Ngày dạy: /1/2011 
CÁC THÀNH PHẦN BIỆT LẬP
A. Mục tiêu cần đạt : Giúp học sinh : 
1. Kiến thức:
	- Đặc điểm của thành phần tình thái và cảm thán
	- Công dụng của các thành phần trên
2. Kĩ năng:
	- Nhận biết thành phần tình thái và cảm thán trong câu
	- Đặt câu có thành phần tình thái và cảm thán 
3. Thái độ:
 - Tích cực, tự giác học tập
 B. Chuẩn bị :
 GV: Đọc sgk , sgv , tài liệu tham khảo, bảng phụ .
 HS: Soạn bài theo hướng dẫn .
 C.Tiến trình lên lớp :
1. Ổn định:
2.KTBC : ?Em hãy đặt 1 câu nói về trang phục có thành phần khởi ngữ ? Em hiểu gì về thành phần khởi ngữ đó ? 
3.Bài mới :
MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
HOẠT ĐỘNG THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG
*Hoạt động1: Khởi động
*Hoạt động 2: Hình thành khái niệm thành phần tình thái:
HS: đọc VD/sgk (a,b)
? Các từ in đậm có ý nghĩa gì trong việc thể hiện nội dung của câu ?
(Nhận định của người nói đối vời sự việc nói trong câu)
? Vậy em đọc được thái độ gì của người nói qua 2 từ trên ? 
? Nếu không có những từ ngữ in đậm trên thì nghĩa sự việc trong câu có khác không ? Vì sao ?
? Vậy thế nào là phần tình thái ?
 HS: lấy vd câu có chứa tình thái .
(Dường như mọi chuyện đã im ắng rồi.)
I. Thành phần tình thái:
*Ví dụ: (sgk)
a, Chắc: độ tin cậy cao
b, Có lẽ: chưa thật đáng tin cậy 
-> Diễn đạt thái độ người nói
=> Thành phần tình thái
-> Ý 1/Ghi nhớ trang 18
*Hoạt động 3: Hình thành khái niệm thành phần cảm thán :
HS: đọc vd sgk .
? Các từ ngữ in đậm trên có được dùng để chỉ sự vật, sự việc trong câu không ? 
 (không , nó giúp người nói giãi bày nỗi lòng của mình)
? Em đọc được cảm xúc gì của người nói qua những từ trên ?
? Em hiểu ntn là thành phần cảm thán 
? Hãy tìm 1 số từ cảm thán và đặt câu 
 HS: đọc Ghi nhớ/sgk
HS: lấy ví dụ 
 GV: giúp hs phân biệt thành phần cảm thán và câu cảm thán . ? Hai thành phần tình thái, cảm thán có điểm gì chung ? (thành phần biệt lập)
? Em hiểu thế nào là thành phần biệt lập ? 
II.Thành phần cảm thán:
*Ví dụ: (sgk)
a, Ồ (vui sướng)
b, Trời ơi (tiếc rẻ)
-> Bộc lộ trạng thái tâm lí, tình cảm của người nói.
=> Phần cảm thán.
-> Ý2 / Ghi nhớ / sgk / 18
*Ghi nhớ: sgk
*Hoạt động 4: Hướng dẫn luyện tập 
HS đọc yêu cầu BT1 và làm miệng .
HS: đọc yêu cầu BT2.
 - 2 hs lên bảng làm.
HS: đọc yêu cầu BT3 và thảo luận theo bàn .
? Tìm từ có độ tin cậy cao nhất, thấp nhất và giải thích lý do tác giả NQ Sáng dùng từ “chắc” ?
GV: Hướng dẫn hs làm bt4.
Viết 1 đoạn văn ngắn nói về cảm xúc của em khi được thưởng thức 1 tác phẩm VN (truyện, thơ, phim, ảnh...) trong đoạn có chứa thành phần cảm thán, tình thái.
HS: làm bài độc lập,
GV: gọi trình bày, cho điểm bài làm tốt.
GV có thể lấy VD để hs tham khảo.
III.Luyện tập:
Bài1: 
Cảm thán Tình thái 
 a, Có lẽ b, Chao ôi
 c, Hình như
 d, Chả nhẽ
Bài2: Sắp xếp các tình thái theo sự tăng dần của độ tin cậy .
Dương như (hình như, có vẻ như) – có lẽ – chắc là – chắc hẳn – chắc chắn .
Bài3 : “Chắc chắn” độ tin cậy cao nhất .
 “Hình như” độ tin cậy thấp nhất .
- Tác giả NQ Sáng chọn từ “chắc” : độ tin cậy bình thường có thể xảy ra theo hai khả năng :
- Theo tình cảm huyết thống thì sự việc diễn ra như vậy
 -Do thời gian, ngoại hình, sự việc có thể xảy ra khác đi một chút .
Bài 4 : Đoạn văn thể hiện cảm xúc của em khi thưởng thức 1 tác phẩm văn nghệ .
 * Hướng dẫn về nhà: 
 - Học bài
 - Hoàn thành các bài tập
 - Soạn bài: Nghị luận về 1 sự việc, hiện tượng đời sống.

Tài liệu đính kèm:

  • docTuần 21.doc