Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Chương trình địa phương (phần tập làm văn)

Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Chương trình địa phương (phần tập làm văn)

 CHƯƠNG TRÌNH ĐỊA PHƯƠNG ( phần Tập làm văn )

Tìm hiểu, suy nghĩ và viết bài về tình hình địa phương

I. Mục tiêu cần đạt : Giúp HS :

- Tập suy nghĩ về một hiện tượng thực tế ở địa phương. Viết một bài văn trình bày vấn đề đó với suy nghĩ, kiến nghị của mình dưới các hình thức thích hợp : tự sự, miêu tả, nghị luận, thuyết minh.

- Rèn luyện kĩ năng viết bài văn nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống xã hội.

- Bồi dưỡng ý thức rèn luyện kĩ năng tự học – tự rèn.

II. Chuẩn bị :

· GV : Tìm hiểu các sự việc, hiện tượng có ý nghĩa đối với xã hội, đáng khen, đáng chê hay có vấn đề đáng suy nghĩ ở địa phương.

· HS : Tìm hiểu các sự việc, hiện tượng có ý nghĩa đối với xã hội ở địa phương ; tìm hiểu trước bài học.

III. Tiến trình tiết dạy :

1) Ổn định lớp (1)

2) Kiểm tra bài cũ (4)

a. Câu hỏi :

(1) Nêu một đề bài nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống.

(2) Muốn làm tốt bài văn về một sự việc, hiện tượng đời sống, ta phải làm gì ?

(3) Nêu dàn bài chung của bài văn nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống.

b. Đáp án :

(2) Muốn làm tốt bài văn nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống, phải tìm hiểu kĩ đề bài, phân tích sự việc, hiện tượng đó để tìm ý, lập dàn bài, viết bài và sửa chữa sau khi viết.

(3) Dàn bài chung :

 - MB : Giới thiệu sự việc, hiện tượng có vấn đề.

 - TB : Liên hệ thực tế, phân tích các mặt, đánh giá, nhận định.

 - KB : Kết luận, khẳng định, phủ định, lời khuyên.

 

doc 2 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 851Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Chương trình địa phương (phần tập làm văn)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NGAY SOAN :
17
01
2010
TUAN :
22
NGAY DAY :
19
01
2010
TIET :
102
	 CHƯƠNG TRÌNH ĐỊA PHƯƠNG ( phần Tập làm văn )
Tìm hiểu, suy nghĩ và viết bài về tình hình địa phương
I. Mục tiêu cần đạt : Giúp HS : 
Tập suy nghĩ về một hiện tượng thực tế ở địa phương. Viết một bài văn trình bày vấn đề đó với suy nghĩ, kiến nghị của mình dưới các hình thức thích hợp : tự sự, miêu tả, nghị luận, thuyết minh.
Rèn luyện kĩ năng viết bài văn nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống xã hội.
Bồi dưỡng ý thức rèn luyện kĩ năng tự học – tự rèn.
II. Chuẩn bị :
GV : Tìm hiểu các sự việc, hiện tượng có ý nghĩa đối với xã hội, đáng khen, đáng chê hay có vấn đề đáng suy nghĩ ở địa phương.
HS : Tìm hiểu các sự việc, hiện tượng có ý nghĩa đối với xã hội ở địa phương ; tìm hiểu trước bài học.
III. Tiến trình tiết dạy :
Ổn định lớp (1’)
Kiểm tra bài cũ (4’)
a. Câu hỏi :
Nêu một đề bài nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống.
Muốn làm tốt bài văn về một sự việc, hiện tượng đời sống, ta phải làm gì ?
Nêu dàn bài chung của bài văn nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống.
b. Đáp án : 
(2) Muốn làm tốt bài văn nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống, phải tìm hiểu kĩ đề bài, phân tích sự việc, hiện tượng đó để tìm ý, lập dàn bài, viết bài và sửa chữa sau khi viết.
(3) Dàn bài chung :
 - MB : Giới thiệu sự việc, hiện tượng có vấn đề.
 - TB : Liên hệ thực tế, phân tích các mặt, đánh giá, nhận định.
 - KB : Kết luận, khẳng định, phủ định, lời khuyên.
Bài mới : 
 - Ở địa phương em ở có những sự việc, hiện tượng gì có ý nghĩa xã hội ?
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung kt
Hđ 1 : GV giới thiệu nhiệm vụ, yêu cầu của chương trình và cách làm bài.
Bước 1 : Giới thiệu nhiệm vụ, yêu cầu của chương trình
* Gv chép yêu cầu của chương trình địa phương lên bảng : Tìm hiểu, suy nghĩ để viết bài nêu ý kiến riêng dưới dạng nghị luận về một sự việc, hiện tượng nào đó ở địa phương.
-H: Các em hiểu như thế nào về yêu cầu trên ?
Bước 2 : Hướng dẫn cách làm bài .
* Gọi HS đọc mục 2 – Cách làm trong SGK 
-H: Trong phần định hướng cách làm trong SGK, các em có điều gì chưa rõ ?
* GV nêu phần lưu ý : Về nội dung, đây là bài tập làm văn chứ không phải là báo cáo, tường trình hay đơn khiếu nại trong thực tế, nên các em cần quán triệt các yêu cầu sau :
- Về nội dung : tình hình, ý kiến và nhận định của cá nhân HS phải rõ ràng cụ thể, có lập luận, thuyết minh, thuyết phục.
- Tuyệt đối không được nêu tên người, tên cơ quan, đơn vị cụ thể, có thật, vì như vậy phạm vi tập làm văn đã trở thành một phạm vi khác.
Hđ 1 : Nắm nhiệm vụ , yêu cầu của chương trình.
* Chép yêu cầu của chương trình.
* Nêu cách hiểu của bản thân.
* Nắm cách làm bài.
* Nêu thắc mắc về cách thực hiện bài văn.
* Lưu ý.
1. Yêu cầu : Tìm hiểu, suy nghĩ để viết bài nêu ý kiến riêng dưới dạng nghị luận về một sự việc, hiện tượng nào đó ở địa phương.
Hđ 2 : Dặn dò :
Đầu tư nhiều cho bài văn trên.
Trao đổi bài cho nhau để cùng nhau góp ý, sửa lỗi hoặc bổ sung những điều còn thiếu.
Lớp trưởng thu và nọp bài cho giáo viên bài vào tuần 25.

Tài liệu đính kèm:

  • doc20 - CHUAN BI CHO CTDP ( PHAN TLV ).doc