Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Chuyên đề 1: Luyện viết đoạn văn

Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Chuyên đề 1: Luyện viết đoạn văn

Chuyên đề 1 : LUYỆN VIẾT ĐOẠN VĂN

A. MỤC TIÊU DẠY CHUYÊN ĐỀ

 Học xong chuyên đề này, học sinh đạt được:

- Củng cố khái niệm về doạn văn và các cách trình bày nội dung đoạn văn. từ đó viết được đoạn văn theo yêu cầu.

- Nhận diện được từng đoạn văn và kết cấu của từng đoạn văn

- Có kĩ năng xây dựng đoạn văn.

B. PHƯƠNG PHÁP LUẬN CỦA CHUYÊN ĐỀ

1. Hệ thống lí thuyết cơ bản sử dụng cho chuyên đề:

* Khái niệm đoạn văn :

 - Đoạn văn thông thường được hiểu là một phần của VB tính từ chỗ viết hoa, thường lùi vào ở đầu dòng cho đến chỗ dấu chám xuống dòng .

 - > Dấu hiệu nhận biết về mặt hình thức.

- Mỗi đoạn văn thường được trình bày 1 nội dung tương đối hoàn chỉnh(Chủ đề của đoạn )

* Có nhiều cách trình bày nội dung đoạn văn, trong đó lưu ý có 3 cách thường gặp:

 + Diễn dịch : Trình bày theo lối diễn dịch là trình bày ý chỉ cái chung trước , ý chỉ cái riêng sau. Thường nói là đi từ cái chung đến cái riêng.

+ Quy nạp : Trình bày theo lối quy nạp là trình bày ý chỉ cái riêng trước , ý chỉ cái chung sau. Thường nói là đi từ cái riêng đến cái chung.

+ Tổng phân hợp :Gồm câu đề, phần luận giải và câu kết.

 Câu đè thường mang t/c nêu vấn đề , làm tiền đề cho phần luận giải. Câu kết mang t/c tổng kết, khái quát, đánh giá, nâng cao vấn đề.

* Đoạn văn phải đảm bảo tính liên kết về nội dung ( LK chủ đề, LK lôgíc ) và hình thức ( sử dụng các phép LK hợp lí )

 

doc 29 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 988Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Chuyên đề 1: Luyện viết đoạn văn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chuyên đề 1 : LUYỆN VIẾT ĐOẠN VĂN
A. MỤC TIÊU DẠY CHUYÊN ĐỀ
 Học xong chuyên đề này, học sinh đạt được:
- Củng cố khái niệm về doạn văn và các cách trình bày nội dung đoạn văn... từ đó viết được đoạn văn theo yêu cầu.
- Nhận diện được từng đoạn văn và kết cấu của từng đoạn văn
- Có kĩ năng xây dựng đoạn văn.
B. PHƯƠNG PHÁP LUẬN CỦA CHUYÊN ĐỀ
1. Hệ thống lí thuyết cơ bản sử dụng cho chuyên đề:
* Khái niệm đoạn văn : 
 - Đoạn văn thông thường được hiểu là một phần của VB tính từ chỗ viết hoa, thường lùi vào ở đầu dòng cho đến chỗ dấu chám xuống dòng .
 - > Dấu hiệu nhận biết về mặt hình thức.
- Mỗi đoạn văn thường được trình bày 1 nội dung tương đối hoàn chỉnh(Chủ đề của đoạn )
* Có nhiều cách trình bày nội dung đoạn văn, trong đó lưu ý có 3 cách thường gặp:
 + Diễn dịch : Trình bày theo lối diễn dịch là trình bày ý chỉ cái chung trước , ý chỉ cái riêng sau. Thường nói là đi từ cái chung đến cái riêng.
+ Quy nạp : Trình bày theo lối quy nạp là trình bày ý chỉ cái riêng trước , ý chỉ cái chung sau. Thường nói là đi từ cái riêng đến cái chung.
+ Tổng phân hợp :Gồm câu đề, phần luận giải và câu kết.
 Câu đè thường mang t/c nêu vấn đề , làm tiền đề cho phần luận giải. Câu kết mang t/c tổng kết, khái quát, đánh giá, nâng cao vấn đề.
* Đoạn văn phải đảm bảo tính liên kết về nội dung ( LK chủ đề, LK lôgíc ) và hình thức ( sử dụng các phép LK hợp lí ) 
2. Phương pháp cơ bản để luyện vận dụng của chuyên đề :
- Thuyết trình , đàm thoại, nêu vấn đề, gợi tìm,...
- Cho HS tiếp cận VD mẫu để HS nhận diện được cách trình bày nội dung đoạn văn, cấu trúc đoạn văn, vị trí câu chủ đề...
- Thực hành viết đoạn văn theo yêu cầu.
C. CÁC VÍ DỤ VẬN DỤNG :
Ví dụ 1 : Có ý kiến cho rằng khổ thơ dới đây đã diễn tả cực điểm nỗi buồn của ông đồ . ý kiến của em nh thế nào ? Hãy viết một đoạn văn ngắn khoảng 20 -> 25 dòng nêu cảm nhận của em về đoạn văn trên . 
 “ Ông đồ vẫn ngồi đấy 
 Qua đường không ai hay
 Lá vàng rơi trên giấy
 Ngoài trời mưa bụi bay”
1. Nội dung : Đoạn thơ cực tả nỗi buồn của ông đồ .
2. Khai thác cái hay trong cách tạo câu và xây dựng hình ảnh .
+ Khổ thơ có sự phối hợp các dòng thơ có nhiều thanh bằng ( câu thứ hai và thứ tư ) , vần xen kẽ rất chỉnh ( giấy - đấy ; hay - bay ) . Câú trúc này có sức diễn tả cảm xúc buồn thương kéo dài , ngân vang trong lòng người đọc về ông đồ già , một con ngời tài hoa , xa kia từng đợc bao người biết đến , ngưỡng mộ .
+ Xây dựng hình ảnh : 
 - Ông đồ vẫn ngồi chỗ cũ trên hè phố nhưng âm thầm , lặng lẽ trong sự thờ ơ của mọi người . 
 -> Gợi tả h/ả một con người già nua , cô độc , lạc lõng giữa phố phường.
 - Hình ảnh lá vàng , mưa bụi . 
 - > Cảnh tượng thê lương , tiều tuỵ .
* Đoạn văn mẫu :
 Khổ thơ đã cực tả nỗi buồn của ông đồ . Với sự tinh tế trong cách tạo câu và xây dựng hình ảnh, VĐL đã tái hiện được hình ảnh một con người già nua, cô đơn, lạc lõng giữa phố phường trong một cảnh tượng thật thê lương, tiều tuỵ. Vẫn những câu thơ ngũ ngôn không đẽo gọt cầu kì mà thâm trầm ở bề sâu của nó . Vẫn là giọng thơ mang dáng dấp khách quan tả, kể mà không dấu nổi ngậm ngùi . Khổ thơ có sự phối hợp các dòng thơ có nhiều thanh bằng ( câu thứ hai và thứ tư ) , vần xen kẽ rất chỉnh ( giấy - đấy ; hay - bay ) . Câú trúc này có sức diễn tả cảm xúc buồn thương kéo dài , ngân vang trong lòng người đọc về ông đồ già , một con ngời tài hoa , xa kia từng đợc bao người biết đến , ngưỡng mộ là thế , thì nay “ Ông đồ vẫn ngồi đấy - Qua đường không ai hay” , ông tồn tại mà như không tồn tại. Ông vẫn ngồi bày mực tàu giấy đỏ trên hè phố đông người nhưng dường như là không ai biết , chẳng ai hay. Ông ngồi đấy chờ đợi, cô độc , lạc lõng giữa phố phường , giữa đất trời tàn tạ , buồn thương . Thay thế những dòng chữ “ như phượng múa , rồng bay” trên nền giấy đỏ , giờ chỉ còn lá vàng , mưa bụi tàn úa , lạnh lẽo . Đặc biệt là hình tượng “ mưa bụi bay” , “ mưa bụi bay” đẹp với mùa xuân đang về với đất trời , nhưng dường như lại chính là mưa đang rơi trong cõi lòng ông đồ , đang xoá nhoà h/ả ông đồ. Tứ thơ thật sâu sắc , hàm súc . Tác giả đặt cái cô độc giữa cái tấp lập , dửng dưng . Những hình ảnh đối lập , song hành ấy cứ đan xen vào nhau làm cho nỗi buồn thương càng dàn trải , thấm sâu hơn vào trong lòng độc giả đối với ông đồ xưa .
Ví dụ 2 : 
Mở đầu bài thơ “ Ông đồ”, Vũ Đình Liên viết : 
 “ Mỗi năm hoa đào nở 
 Lại thấy ông đồ già 
 Và kết thúc bài thơ , tác giả viết : 
 “ Năm nay đào lại nở 
 Không thấy ông đồ xưa ”
a.Đó là kiểu bố cục gì ?
b.Nhận xét về vị trí của từ “lại” trong hai lần xuất hiện và ý nghĩa của nó ?
c.Mỗi cách gọi “ ông đồ già” , “ ông đồ xưa” có ý nghĩa và giá trị biểu cảm như thế nào ?
Em hãy trả lời các câu hỏi a,b,c ở trên trong một đoạn văn diễn dịch có dộ dài khoảng từ 20 - 25 dòng .
Gợi ý :
 a. Đó là kiểu bố cục : Đầu cuối tương ứng chặt chẽ làm nổi bật chủ đề bài thơ .
 b. Nhận xét về vị trí của từ lại” trong hai lần xuất hiện và ý nghĩa của nó : 
 - Trong câu thơ mở đầu ( Lại thấy ông đồ già ) , từ “ lại” gắn với sự xuất hện của ông đồ .
 - > Gợi tả được sự song hành giữa ông đồ và ngày tết . Ông đồ trở thành một đường nét không thể thiếu được của mùa xuân , như một quy luật tất yếu : Cứ hoa dào nở là ông đồ xuất hiện như ông già Nô - en trước đêm trừ tịch ở Phương Tây , trong sự chờ mong , chào đón , ngưỡng mộ của mọi người .
 - Còn trong câu thơ kết thúc ( Năm nay đào lại nở ) , từ “ lại” gắn với sự xuất hện của của hoa đào .
 - > Gợi tả được sự vắng mặt đột ngột của ông đồ . Đào vẫn nở theo quy luật mỗi khi tết đến xuân về nhưng hình ảnh ông đồ không còn năm trong quy luật ấy nữa . Ông không những vắng mặt mà địa chỉ cũng không còn , ông đã mất hút vào cáI mênh mông , không mảy may dấu vết .
 - Trong hai câu ( mở đầu và kết thúc ) đó , có sự lặp lại của hoa đào nhưng không lặp lại hình ảnh ông đồ . Như vậy chữ “ lại” xuất hiện không chỉ diễn đạt được sự xuất hiện tất yếu và vắng mặt đột ngột của ông đồ . Nó còn cho thấy một quy luật tất yếu của quá trình đi từ có đến không . Từ thời hoàng kim , ông đồ chỉ còn là cái di tích tồi tàn , chìm vào quên lãng . 
 - Tứ thơ “ Cảnh cũ người đâu ” gợi cảm xúc nuối tiếc xót xa , day dứt ,  
 c. Mỗi cách gọi “ ông đồ già” , “ ông đồ xưa” đều có ý nghĩa và giá trị biểu cảm nhất định : 
 - Ông đồ già , cách gọi không chỉ tuổi tác mà xen vào đó là sự kính trọng , thân mật , gần gũi ,  trong thời kì vàng son , rực rỡ của ông đồ .
 - Ông đồ xưa , cách gọi không chỉ gợi được khoảng cách về thời gian mà còn cho thấy hình ảnh ông đồ đã trở thành xưa cũ đang chìm dần vào quên lãng theo thời gian và trong long mọi người trước sự biến thiên của thời đại .
 Đoạn văn diễn dịch dài khoảng từ 20 - 25 dòng . Có thể sử dụng câu chủ đề sau : “Cảnh tàn tạ của nho học một thời mà ông đồ là nhân chứng tiều tuỵ cuối cùng của nó được VĐL diễn tả trong một kết cấu, một ngôn ngữ thật độc đáo ở hai câu thơ mở đầu và kết thúc bài thơ “ Ông đồ” .
* Đoạn văn mẫu :
 Cảnh tàn tạ của nho học một thời mà ông đồ là nnhân chứng tiều tuỵ cuối cùng của nó được VĐL diễn tat trong một ngôn ngữ, một kết cấu thật độc đáo ở hai câu mở đầu và kết thúc bài thơ “ Ông đồ”.Đó là kiểu kếtcấu đầu cuối tương ứng chặt chẽ làm nổi bật chủ đề bài thơ .Chữ lại được dùng thật đặc sắc và giàu ý nghĩa. Với sự xuất hiện nhẹ nhàng , ấm áp ở đầu bt, trong câu thơ mở đầu ( Lại thấy ông đồ già ) , từ “ lại” gắn với sự xuất hện của ông đồ , gợi tả được sự song hành giữa ông đồ và ngày tết . Ông đồ trở thành một đường nét không thể thiếu được của mùa xuân , như một quy luật tất yếu : Cứ hoa dào nở là ông đồ xuất hiện như ông già Nô - en trước đêm trừ tịch ở Phương Tây , trong sự chờ mong , chào đón , ngưỡng mộ của mọi người .Còn trong câu thơ kết thúc ( Năm nay đào lại nở ) , vẫn chũ lại ấy nhưng xuất hiện thật lạh lẽo, nặng nề, từ “ lại” gắn với sự xuất hện của của hoa đào .Gợi tả được sự vắng mặt đột ngột của ông đồ . Đào vẫn nở theo quy luật mỗi khi tết đến xuân về nhưng hình ảnh ông đồ không còn năm trong quy luật ấy nữa . “ Ông đồ già tài hoa, gần gũi, đầy ngưỡng mộ đã trở thành ông đồ xưa, trở thành con người xưa cũ , xa cách .Ông không những vắng mặt mà địa chỉ cũng không còn , ông đã mất hút vào cái mênh mông , không mảy may dấu vết .
Ví dụ 3 : Đoạn văn diễn dịch : 
 Tình thương mẹ đã khiến Hồng trở nên già dặn. Dù còn ít tuổi nhng Hồng đã biết thông cảm với mẹ, hiểu mẹ không có tội gì mà chỉ vì nợ nần cùng túng phải đi tha hơng cầu thực, vì thế mà Hồng cũng trỏ nên khôn ngoan hơn, biết cảnh giác trớc thái độ của ngời cô. Em đã cố giấu đi tình cảm thực, không chỉ từ chối chuyến đi Thanh Hoá mà còn hỏi văn để ngời cô không thực hiện đợc âm mu. Hồng hiểu nỗi đau khổ của mẹ là do những cổ tục khong kiến gây ra nên hình dung những cổ tục đó là mẩu gỗ, cục đá và em muốn chiến đấu xoá bỏ chúng ( nhai , nghiến cho kì nát vụn mới thôi ). Những cảm xúc , suy nghĩ ấy có thể có đợc ở một đứa trẻ ngây thơ không ?
IV. CÁC NỘI DUNG VẬN DỤNG TỰ LUYỆN CỦA HS
Đề 1 : Cho câu chủ đề : “ Cách sống của Bác gợi cho ta nhớ đến cách sống của các vị hiền triết trong lịch sử”. Hãy viết đoạn văn(dài khoảng từ 15 - 17 dòng )trình bày theo lối diễn dịch với câu CĐ trên .
 Gợi ý : Đoạn văn cần nêu rõ : 
- Lối sống của Bác vô cùng giản dị và thanh cao:
+ Nơi ở và làm việc: Chỉ vài phòng nhỏ, là nơi tiếp khách, họp Bộ Chính trị (nhỏ bé, đồ đạc đơn sơ mộc mạc). 
+ Trang phục giản dị: Quần áo bà ba nâu, áo trấn thủ, dép lốp thô sơ.
+ Ăn uống: đạm bạc với những món ăn dân dã, bình dị.
- Cách sống giản dị, đạm bạc của Chủ Tịch Hồ Chí minh lại vô cùng thanh cao, sang trọng:
+ Đây không phải là lối sống khắc khổ của những con người tự vui trong cảnh nghèo khó.
+ Đây cũng không phải là cách tự thần thánh hoá, tự làm cho khác đời, hơn đời.
+ Đây là một cách sống có văn hoá đã trở thành một quan niệm thẩm mĩ: cái đẹp là sự giản dị, tự nhiên.
 Hồ Chí Minh đã tự nguyện chọn lối sống vô cùng giản dị.
- Lối sống của Bác là sự kế thừa và phát huy những nét cao đẹp của những nhà văn hoá dân tộc, cách sống của Bác gợi ta nhớ đến cách sống của các vị hiền triết trong lịch sử như Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm : “ Thu ăn măng trúc, đông ăn giá- Xuân tắm hồ sen, hạ tắm ao” .Ở Bác và họ đều mang vẻ đẹp của lối sống giản dị thanh cao; với Hồ Chủ Tịch lối sống của Người còn là sự gắn bó sẻ chia khó khăn gian khổ cùng nhân dân.
 * Đoạn văn mẫu :
 Cách sống của Bác gợi cho ta nhớ đến cách sống của các vị hiền triết trong lịch sử. Mặc dù ở cương vị lãnh đạo cao nhất của Đảng và Nhà nước nhưng Chủ tịch HCM có một lối sống vô cùng giản dị : Nơi ở và làm việc nhỏ bé, đơn sơ mộc mạc : Chỉ vài phòng nhỏ, là nơi tiếp khách, họp Bộ Chính trị . Trang phục hết sức giản dị: Quần áo bà ba nâu, áo trấn thủ, dép lốp thô sơ. Ăn uống đạm bạc với những món ăn dân dã, bình dị. Cách sống giản dị, đạm bạc của Chủ ... g trong đoạn văn. 
II Tự luận: (7điểm)
 Hãy phân tích nhân vật chị Dậu trong tác phẩm “Tắt đèn”, và phát biểu cảm nghỉ của em về phụ nữ Việt Nam trước và sau cách mạng tháng Tám.
 ----------------*&*----------------------------
HƯỚNG DẪN CÁCH LÀM BÀI:
I Lí thuyết:
Yêu cầu HS viết đoạn văn:
- Hình thức bắt buộc: + Không quá 8 câu.
 + Liên kết mạch lạc , thể hiện đúng nội dung yêu cầu.
 ( nên viết đoạn văn theo lối song hành thuận lợi hơn)
- Yêu cầu về nội dung: Nêu những nhật xét đánh giá của em về tinh thần học tập của lớp.
 * Về nội dung : Đoạn văn HS phải nêu ra những đánh giá về thái độ, tinh thần, phong cách học tập của lớp 
 * Về kiến thức ngữ pháp :HS phải vận dụng một số câu ghép để viêt đoạn văn. Sau khi viết xong , em hãy ghi lại từng câu ghép mà em đã vận dụng tong đoạn văn, phân tích xác định các vế câu - vẽ sơ đồ từng câu đã ghi ra.
II Tự luận:
* Yêu cầu: 
- HS xác định đúng yêu cầu đề:
 +Thể loại : Đây là một kiểu bài phân tích tác phẩm két hợp phát biểu cảm nghĩ.
 + Tư liệu: Dựa vào nội dung tác phẩm Tắt đèn. Nắm vững những phẩm chất nổi bật nhân vật chị Dậu. Kết hợp với phát biểu cảm nghĩ của bản thân đối với nhân vật. 
 - Cảm nghĩ chân thực. Cụ thể sâu sắc.
* Về hình thức diễn đạt:
- Phải biết lựa chọn những đặc điểm nổi bật,tiêu biểu của nhan vật để phân tích.
- Đối chiếu với vai trò ngươi phụ nữ Việt Nam giai đoạnhiện nay để có nhận xét đánh giá về đúng đắn về người phụ trước cách mạng tháng Tám.
-lơi văn trong sáng sinh động, biểu cảm . Bố cục rõ ràng mạch lạc, liên kết chặt chẽ..
 * Gợi ý một số nội dung chính : 
A: Phân tích 
 Nhân vật chị dậu trong tác phẩm Tắt đèn:
 Qua phương pháp phân tích xây dựng nhân vật của tác giả( phân tích lời giới thiệu của tác giả, ngôn ngữ cử chỉ, hành động của chị Dậu với các nhân vật khác trong tác phẩm) cần nêu bật các ý sau:
- * Chị Dậu người phụ nữ nông thôn xinh đẹp, cần cù, đảm đang.
 Chị đã có hai con, chị Dậu vẩn là người phụ nữ xinh đẹp, có duyên ( Đôi mắt sắc ngọt, cặp môi đỏ tươi, khiến cho bọn lính lệ, và quan lại chú ý.)
 Chị là phụ nữ đẹp cả người lẫn nếp, sống trong tình cảnh nghèo túng vì bị áp bức bóc lột, chị càn cù , đảm đang lo liệu việc nhà( mọi viẹc trong nhà anh Daauj đều trông vào hai bàn tay ngườ đàn bà con mọn, trong những ngày sưu thuế ở làng Đông Xá, chị đã chịu bao daéng cay đẻ lo hai xuất sưu cho chồng và em chồng đã chết)
 *- Chị Dậu ngươi phụ nữ nông thôn Viẹt Nam yêu chồng thương con tha thiết. Có phẩm cách trong sạch.
+ Đối với chồng chị yêu thương chăm sóc chunh thủy: Chị đau xót trước cảnh chồng bị trói , bị đánh. Khi chồng ốm chị chị chăm sóc chồng chu đáo,( náu cháo,ngồi chờ xem chồng ăn có ngon miệng không).Khi tánh mạng chồng bị đe dọa, chị cương quyết bảo vệ( Đánh cai lệ, đẩy tên người nhà lý trưởng..) Chung thủy với chồng chị đã cự tuyệt tên quan một cách quyết liệt, giữ phẩm chất của mình cho chồng.
+ Đối với con, chị yêu thương tha thiết: Trong cảnh đói nghèo, chị luôn nhường nhịn cho con.Đế bước cùngphải bán con chị như đứt từng khúc ruột, nói với con những lời đau xót xa con,không lúc nào chị nguôi nổi nhớ thương và mong mỏi có ngày sum họp.
+ Trước bất công, tàn tạo chị luôn giữ gìn phẩm cách trong sạch và có ý thức phản kháng ( tuy chưa tự giác). Chị rất cần tiền nhưng khi tên quan đưa tiền cho chị để định làm ô nhục chị thì chị cương quyết nén xuống đất và chông cự quyết liệt.
+ Khi bị dồn vào bứoc đường cùng, không chịu ngồi chồng bị hành hạ,chị đã ra tay hành động mặc dù biết sẽ ngồi tù(Tức nước vỡ bờ). Bị áp bức chà đạp không phải lúc nào chị cũng cúi đầu cam chịu, nhưng vì chưa được ánh sáng của Đảng soi đường nên chị đành bất lực trước hiện thực đen tối 
 Chị Dậu là hình tượng điển hình của người phụ nữ nông thôn Việt nam trước khi đi theo con đường cách mạng của Đảng.
B Phát biểu cảm nghĩ:
 - Trên cơ sở những ý đã phân tích, thấy rõ những phẩm chát tốt đẹp của người phụ nữ Việt Nam, thông cảm nổi đau xótkhổ cực mà họ phải chịu đựngkhi đất nước nô lệ lầm than: đồng thời thấy được khả năng sẳn có của họ nếu được hướng dẫn đúng hướng.
 - Dựa vào những hiếu biết về vai trò của người phụ nữ hiên nay: so sánh nêu bật những đổi thay lớn của người phụ nữ khi được giải phóng vạch đường chỉ lối. 
Ngườ phụ nữ ngày nay được giải phóng, làm chủ cuộc đời minh. Phát huy mở rộng những phẩm chất tốt đẹp sẳn có. ( yêu chồng ,con , gia đình gắn liền với yêu chủ nghĩa xã hội, yêu nứơc, yêu Đảng: đẩm dang cần cù lao động xây dựng cuộc sống, quê hương đất nước.
Họ đã nêu co tinh thần tụ giác đấu tranh, xây dựng chủ nghĩa xã hội. Học tâp sáng tạo trong công tác cũng như nam giới.
 Những suy nghĩ phải chân thành, cụ thê, thiết thực và sâu sắc. 
	 ----------------------------Hết-------------------------------------------
 ĐỀ 6:
I Lí thuyết: (3điểm)
- Viết hai đoạn văn liên tiếp: Thuyết minh bộ phận bên trong phòng học. (Mỗi đoạn không quá 5 câu)
- Các đoạn văn đó em đã vận dụng phương pháp thuyết minh nào?
II Tự luận: (7điểm)
 Quê em có nhiều phong cảnh đẹp, em hãy viết thư cho một người bạn thân giới thiệu và mời bạn về thăm một vài cảnh đẹp đó.
 --------------*&8-------------------------------
*Gợi ý: - Xem lại bài Liên kết các đoạn văn trong văn bản, lí thuyết về văn thuyết minh(sách Ngữ văn 8 tập 1)
 - Bài tự luận viết ít nhất 6 trang vở HS.
 - Xác định đối tựong cần viết thư, lựa chọn cảnh đẹp ơ quê hương em để giới thiệu với bạn mình. Tình cảm thân thiện với bạn.
* Yêu cầu: Nộp bài vào chiều thứ bảy ngày 27-12- 08. Đề này sẽ giải vào trong buổi học ngày thứ bảy.
 ĐỀ 6:
I Lí thuyết: (3điểm)
- Viết hai đoạn văn liên tiếp: Thuyết minh bộ phận bên trong phòng học. (Mỗi đoạn không quá 5 câu)
- các đoạn văn đó em đã vận dụng phương pháp thuyết minh nào?
II Tự luận: (7điểm)
 Quê em có nhiều phong cảnh đẹp, em hãy viết thư cho một ngươi bạn thân giới thiệu và mời bạn về thăm một vài cảnh đẹp đó.
 ------------------------&*&---------------------------------
*Gợi ý: - Xem lại bài Liên kết các đoạn văn trong văn bản, lí thuyết về văn thuyết minh(sách Ngữ văn 8 tập 1)
 - Bài tự luận viết ít nhất 6 trang vở HS.
 - Xác định đối tựong cần viết thư, lựa chọn cảnh đẹp ơ quê hương em để giới thiệu với bạn mình. Tình cảm thân thiện với bạn.
* Yêu cầu: Nộp bài vào chiều thứ bảy ngày 27-12- 08. Đề này sẽ giải vào trong buổi học ngày thứ bảy.
 ĐỀ 6:
I Lí thuyết: (3điểm)
- Viết hai đoạn văn liên tiếp: Thuyết minh bộ phận bên trong phòng học. (Mỗi đoạn không quá 5 câu)
- Các đoạn văn đó em đã vận dụng phương pháp thuyết minh nào?
II Tự luận: (7điểm)
 Quê em có nhiều phong cảnh đẹp, em hãy viết thư cho một ngươi bạn thân giới thiệu và mờ bạni về thăm một vài cảnh đẹp đó.
 ----------------------------*&*---------------------------------
*Gợi ý: - Xem lại bài Liên kết các đoạn văn trong văn bản, lí thuyết về văn thuyết minh(sách Ngữ văn 8 tập 1)
 - Bài tự luận viết ít nhất 6 trang vở HS.
 - Xác định đối tựong cần viết thư, lựa chọn cảnh đẹp ơ quê hương em để giới thiệu với bạn mình. Tình cảm thân thiện với bạn.
* Yêu cầu: Nộp bài vào chiều thứ bảy ngày 27-12- 08. Đề này sẽ giải vào trong buổi học ngày thứ bảy.
 ĐỀ 6:
I Lí thuyết: (3điểm)
- Viết hai đoạn văn liên tiếp: Thuyết minh các bộ phận bên trong của phòng học. (Mỗi đoạn không quá 5 câu)
- Các đoạn văn đó em đã vận dụng phương pháp thuyết minh nào?
II Tự luận: (7điểm)
 Quê em có nhiều phong cảnh đẹp, em hãy viết thư cho một ngươi bạn thân giới thiệu và mời về thăm một vài cảnh đẹp đó.
 --------------------------*&*---------------------------
*Gợi ý: - Xem lại bài Liên kết các đoạn văn trong văn bản, lí thuyết về văn thuyết minh(sách Ngữ văn 8 tập 1)
 - Bài tự luận viết ít nhất 6 trang vở HS.
 - Xác định đối tựong cần viết thư, lựa chọn cảnh đẹp ơ quê hương em để giới thiệu với bạn mình. Tình cảm thân thiện với bạn.
 HƯỚNG DẪN CÁCH LÀM BÀI:
I Lí thuyết:
Yêu cầu HS viết đoạn văn:
- Hình thức bắt buộc: + Viết 2 đoạn văn liên tiếp mỗi đoạn không quá 5 câu.
 + Liên kết mạch lạc, nhất giữa hai đoạn có liên kết cùng thể hiện đúng nội dung yêu cầu.
- Yêu cầu về nội dung: 2 đoạn văn được xem là một bộ phận của phần thân bài bài văn thuyết minh về một phòng học. Mỗi đoạn thuyết một kết cấu nào đó bên trong phòng học.
 * Về kiến thức ngữ pháp : Chú ý lựa chọn phương pháp thuyết minh trình bày nội dung chặt chẽ và liên kết mạch lạc với nhau.
-Trình bày lại việc chọn các phương pháp tuyết minh đã sử dụng.
II Tự luận:
* Yêu cầu: 
- HS xác định đúng yêu cầu đề:
 +Thể loại : Đây là một bài thể loại viết thư, kết hợp với văn thuyết minh. ( cần vận dụng yếu tố miêu tả .tự sự khi giới thiệu, lời viết thư cần tính biểu cảm)
 + Tư liệu: Chọn phong cảnh đẹp thích hợp cần giới thiệu, phải thu thâp thông tin số liệu, tư liệu để thuyết minh.
 Thể hiện lòng tự hào, yêu mếm cảnh đẹp quê hương mình.
* Về hình thức diễn đạt:
- Cần biết phối hợp giữ lời thoại, lời thuyết minh chặt chẽ, tạo tình cảm bạn bè thân mật. Giúp người bạn dễ cảm nhận cảnh đẹp quê hương mình .có hứng thú sẽ về quê mình tham quan cảnh đẹp đó.
-Lơi văn trong sáng sinh động, biểu cảm . Bố cục rõ ràng mạch lạc, liên kết chặt chẽ..
 * Gợi ý một số nội dung chính : 
- Chuẩn bị: 
+ Chọn đối tượng viết thư cụ thể, có thể là một người bạn thân trước đây cùng học chung nhưng theo gia đình đi xa. Hay là một người bạn kết nghĩa,người bạn thân vưà quen nhau trong một dịp gặp gỡ nào đó.
+ Chọn một vài cảnh đẹp tiêu biểu ở quê hương, có thể là phong cảnh thiên nhiên, di tích lịch sử ở địa phương, cảnh đẹp nổi tiếng , cảnh nhân tạo công trình mới ( nên lựa chọn một hoặc hai cảnh đẹp)
- Viết thư: Cần có những thủ tục thăm hỏi , chỉ nên vừa phải mà giành phần lớn nội dung chính là để giới thiệu những phong cảnh đẹp ở quê hương cho bạn mình biết. Mục tiêu phải đạt được là kích thích sự ham muốn khiến ngươi bạn mình hứng thú sẽ quê mình tham quan cảnh đẹp mà mình đã giưới thiệu.
- Khi thuyết minh chú ý các hình ảnh, âm thanh , màu sắc, vẻ đẹp của phong cảnh . Cung cấp số liệu thông tin chi tiết về cảnh vật giới thiêu từ khái đến cụ thể hay ngược lại, sắc thái không gian, thời gian, địa điểm quan sát để làm nổi bật cảnh đẹp đầy thơ mộng đầy sức sống.
- Lơi thư , ngôn ngữ phải tha thiết thân thiện, lôi cuốn người bạn. Trong lúc giới thiệu miêu tả, có quyền tưởng tượng sáng tạo thêm, vận dụng nghệ thuật nhân hóa để bài văn thêm sinh động, hấp dẫn tạo tâm lí ngươi bạn dể hiểu để cảm thụ cảnh đẹp ngay khi đọc thư.
- Quá trình lồng lời thoại, lời xưng hô thân thiện bộc lộ cảm xúc, nâng cao tư tưởng tình cảm khắc sâu lòng yêu quê hương, tổ quốc và ý thức tự hào và xây dựng và bảo vệ quê hương
- Lời thư phải chân thật tha thiết cởi mở luôn quan tâm đến đối tượng. Không nên quá bịa đặt sáo rổng xa rời thực tế. Cần gắn với sinh hoạt của cuộc sống thì bài viết sẽ có chiều sâu.
	 ----------------------------Hết-------------------------------------------

Tài liệu đính kèm:

  • docTai lieu BD HSG Van 9.doc