I. MỤC TIÊU ĐỀ KIỂM TRA:
- Kiểm tra kiến thức HS về phần văn học hiện đại ( Thơ và truyện hiện đại).
- Rèn luyện cho HS tính độc lập, suy nghĩ, sáng tạo.
- Rèn kĩ năng nhận biết và thông hiểu các chi tiết về nội dung, nghệ thuật, kĩ năng tóm tắt truyện; Kĩ năng phân tích.
II. HÌNH THỨC ĐỀ KIỂM TRA:
- Hình thức đề kiểm tra: trắc nghiệm và tự luận.
- Cách tổ chức kiểm tra: cho học sinh làm bài kiểm tra trong thời gian 90 phút.
III. THIẾT LẬP MA TRẬN:
- Liệt kê các chuẩn kiến thức kĩ năng của nội dung: Đồng chí; Bài thơ về tiểu đội xe không kính; Bếp lửa; Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ; Ánh trăng; Làng; Chiếc lược ngà.
- Chọn các nội dung cần đánh giá và thực hiện các bước thiết lập ma trận đề kiểm tra.
- Xác định khung ma trận:
TUẦN 16 Ngày soạn: 02/12/2011 Ngày kiểm tra: .................... Tiết 75,76: KIEÅM TRA THÔ VAØ TRUYEÄN HIEÄN ÑAÏI I. MỤC TIÊU ĐỀ KIỂM TRA: - Kiểm tra kiến thức HS về phần văn học hiện đại ( Thơ và truyện hiện đại). - Rèn luyện cho HS tính độc lập, suy nghĩ, sáng tạo. - Rèn kĩ năng nhận biết và thông hiểu các chi tiết về nội dung, nghệ thuật, kĩ năng tóm tắt truyện; Kĩ năng phân tích. II. HÌNH THỨC ĐỀ KIỂM TRA: - Hình thức đề kiểm tra: trắc nghiệm và tự luận. - Cách tổ chức kiểm tra: cho học sinh làm bài kiểm tra trong thời gian 90 phút. III. THIẾT LẬP MA TRẬN: - Liệt kê các chuẩn kiến thức kĩ năng của nội dung: Đồng chí; Bài thơ về tiểu đội xe không kính; Bếp lửa; Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ; Ánh trăng; Làng; Chiếc lược ngà. - Chọn các nội dung cần đánh giá và thực hiện các bước thiết lập ma trận đề kiểm tra. - Xác định khung ma trận: MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA MỘT TIẾT VĂN HỌC HIỆN ĐẠI Chủ đề Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Cộng TN TL TN TL Mức độ thấp Mức độ cao Đồng chí Nhận biết hoàn cảnh sáng tác, ý nghĩa nhan đề bài thơ. Hiểu được chủ đề của bài thơ Số câu Số điểm 2 0,5 1 0,25 Số câu3 SĐ: 0,75 Bài thơ về tiểu đội xe không kính Nhận biết hoàn cảnh sáng tác, giọng điệu của bài thơ. Hiểu những phẩm chất của người lính Số câu Số điểm 2 0,5 1 0,25 Số câu 3 SĐ: 0,75 Bếp lửa Nhận biết hoàn cảnh sáng tác Hiểu ý nghĩa của hình ảnh bếp lửa Số câu Số điểm 1 0,25 1 0,25 Số câu 2 SĐ: 0,5 Ánh trăng Nhận biết hoàn cảnh sáng tác Hiểu được ý nghĩa của của chi tiết thơ Số câu Số điểm 1 0,25 1 0,25 Số câu 2 SĐ: 0,5 Làng Nhận biết hoàn cảnh sáng tác Hiểu thái độ của nhân vật qua 1số chi tiết Số câu Số điểm 1 0,25 1 0,25 Số câu 2 SĐ: 0,5 Chiếc lược ngà Nắm được ý nghĩa của tác phẩm Phân tích tình cảm của ông Sáu đối với bé Thu Số câu Số điểm 1 2 1 5 Số câu 2 SĐ: 7,0 Tổng số câu Số điểm Tỉ lệ 7 1,5 15% 5 1,5 15% 1 2 20 % 1 5 50 % 14 10 100% IV: BIÊN SOẠN ĐỀ KIỂM TRA I / Phần trắc nghiệm ( 3đ ): Hãy đọc và khoanh tròn phương án trả lời em cho là đúng nhất. Câu 1: Bài thơ Đồng chí được sáng tác trong thời kì nào? A. Trước Cách mạng tháng Tám.. B. Trong kháng chiến chống Pháp. C. Trong kháng chiến chống Mĩ. D. Đất nước được hoà bình độc lập. . Câu 2: Chủ đề bài thơ Đồng chí là gì ? A. Ca ngợi tình đồng chí keo sơn gắn bó giữa những người lính Cụ Hồ trong cuộc kháng chiến chống Pháp. B. Tình đoàn kết gắn bó giữa hai anh bộ đội cách mạng. C. Sự nghèo túng , vất vả của những người nông dân mặc áo lính. D. Vẻ đẹp của hình ảnh "đầu súng trăng treo" Câu 3: Bài thơ Bài thơ về tiểu đội xe không kính được sáng tác trong thời kì nào? ? A. Trước Cách mạng tháng Tám.. B. Trong kháng chiến chống Pháp. C. Trong kháng chiến chống Mĩ. D. Đất nước được hoà bình độc lập. . Câu 4: Tác giả Bài thơ Bài thơ về tiểu đội xe không kính đã sáng tạo ra một hình ảnh độc đáo - những chiếc xe không kính - nhằm mục đích gì? A. Làm nổi bật hình ảnh những người lính lái xe hiên ngang, dũng cảm mà sôi nổi, trẻ trung. B. Nhấn mạnh tội ác của giặc Mĩ trong chiến tranh. C. Làm nổi bật sự vất vả, gian lao của những người lính lái xe. D. Làm nổi bật những khó khăn thiếu thốn về điều kiện vật chất và vũ khí của những người lính trong cuộc kháng chiến. Câu 5: Bài thơ Bếp lửa của Bằng Việt sáng tác trong hoàn cảnh nào? Nhà thơ xa bà đi bộ đội. Nhà thơ xa quê đi xây dựng kinh tế. Nhà thơ xa quê đi học ở nước ngoài. Nhà thơ đi sơ tán. Câu 6: “ Bếp lửa” chứa một triết lí thầm kín: “Những gì là thân thiết nhất của tuổi thơ mỗi người đều có sức toả sáng, nâng đỡ con người trong suốt hành trình rộng dài của cuộc đời”. Đúng hay sai? A. Đúng B. Sai. Câu 7: Giọng điệu của Bài thơ Bài thơ về tiểu đội xe không kính là: Ngang tàng, phóng khoáng, pha chút nghịch ngợm, phù hợp với đối tượng được miêu tả. Trữ tình, nhẹ nhàng, phù hợp với đối tượng được miêu tả. Sâu lắng, nhẹ nhàng, phù hợp với đối tượng được miêu tả. Hào hứng, hoành tráng, phù hợp với đối tượng được miêu tả. Câu 8: Nhận định nào nói đúng nguồn gốc của từ “Đồng chí” Là những người cùng một giống nòi. Là những người sống cùng một thời đại. Là những người bạn thân thiết. Là những người cùng một chí hướng chính trị. Câu 9: Bài thơ Ánh trăng được sáng tác trong thời kì nào? A. Trước Cách mạng tháng Tám.. B. Trong kháng chiến chống Pháp. C. Trong kháng chiến chống Mĩ. D. Đất nước được hoà bình độc lập. Câu 10: Câu tục ngữ nào phù hợp với nội dung bài thơ Ánh trăng? A. “Không thầy đố mày làm nên” B. “Có công mài sắt có ngày nên kim” C. “Uống nước nhớ nguồn” D. “Lá lành đùm lá rách”. Câu 11: Câu: “Tây nó đốt nhà tôi rồi ông chủ ạ, đốt nhẵn” thể hiện thái độ gì của ông Hai? A . Đau xót . B . Tỏ ra vui mừng . C . Căm thù bọn xâm lược . D . Căm ghét vì làng theo Tây . Câu 12: Trong đoạn trích tác phẩm Làng, khi chưa nghe tin làng mình theo giặc, ông Hai đi ra phòng thông tin như thế nào? A. Đi lủi thủi, tránh mặt tất cả mọi người. B. Đi nghênh ngang giữa đường vắng, gặp ai quen cũng níu lại cười cười. C. Len lén đi, không chào hỏi ai. D. Đi nem nép vào một bên đường, gặp ai quen thì níu lại hỏi tin tức. II. Tự luận ( 7 đ ) Câu 1: Cho biết ý nghĩa văn bản Chiếc lược ngà - Nguyễn Quang Sáng. Câu 2: Em hãy phân tích tình cảm cha con sâu nặng của ông Sáu đối với bé Thu ( 5 đ ) V: HƯỚNG DẪN CHẤM, BIỂU ĐIỂM I. Trắc nghiệm ( Mỗi câu đúng 0,25 đ ) 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 B A C A C A A D D C B B II. Tự luận. Câu 1 Học sinh nêu được ý nghĩa văn bản Chiếc lược ngà (2đ) Câu 2: PT được các ý sau: - Lần đầu tiên gặp con ( 1 đ ) Thuyền còn chưa cập bến, ông Sáu đã nhảy thót lên bờ, vừa gọi vừa chìa tay đón con. - Những ngày đoàn tụ: ( 1 đ ) Ông Sáu quan tâm, chờ đợi con gái gọi mình là cha. - Những ngày xa con: ( 3 đ ) + Ông Sáu thực hiện lời hứa với con. Quyết tâm làm chiếc lược ngà, khắc lên dòng chữ nhỏ “Yêu nhớ tặng Thu con của ba”® chính chiếc lược ngà làm dịu đi nỗi ân hận và tình cảm nhớ thương con. + Giờ phút cuối cùng trước lúc hi sinh, anh Sáu yên lòng khi biết cây lược sẽ được chuyển đến tận tay con gái→ chiếc lược ngà đã trở thành một vật quý thiêng liêng về tình cha con. 4.Cuûng coá : -Nhaéc HS ñoïc laïi baøi laøm. 5.Höôùng daãn töï hoïc -OÂn taäp -Chuaån bò : Ôn tập tập làm văn (tiếp theo). IV.RUÙT KINH NGHIEÄM : ........................................................................................................................................................................................................................................................................................ Ngày soạn: 02/12/2011 Ngày giảng: .................... Tiết 77,78: Văn bản CỐ HƯƠNG Lỗ Tấn I.Mục tiêu 1.Kiến thức - Giúp học sinh cảm nhận được nội dung và nghệ thuật của truyện ngắn “Cố hương” qua đoạn trích, thấy được tinh thần phê phán sâu sắc xã hội cũ và niềm tin trong sáng vào sự xuất hiện tất yếu của cuộc sống mới, xã hội mới của nhà văn. 2. Kỹ năng : - Rèn kỹ năng nhận xét, đánh giá màu sắc trữ tình đậm đà của tác phẩm, việc sử dụng thành công các biện pháp nghệ thuật so sánh và đối chiếu, kết hợp nhuần nhuyễn các phương thức biểu đạt. Rèn kỹ năng tóm tắt tác phẩm, phân tích nhân vật. 3. Thái độ : - Bồi dưỡng tình yêu quê hương, đất nước, biết trân trọng tình cảm cao đẹp. II Chuẩn bị : - GV: SGK - Tài liệu tham khảo - Bình giảng văn 9 - HS: Soạn -Đọc văn bản theo câu hỏi hướng dẫn. III. Tiến trình dạy và học : 1- Ổn định tổ chức : 2- Kiểm tra : Không KT giờ trước KT 1 tiết 3- Bài mới : Hoạt động của thầy và trò Nội dung - HS đọc chú thích (*) SGK 216. - GV tóm tắt : Lỗ Tấn (1881-1936) là nhà văn nổi tiếng của Trung Quốc. Thời thanh niên ông từng học nhiều nghề như hàng hải, khai mỏ, nghề y mong muốn đem kiến thức khoa học giúp nước, giúp dân. Nhưng ông nhận thức rằng sự dốt nát, ngu muội là căn bệnh nguy hiểm nhất cần chữa đầu tiên, ông chuyển sang viết văn nhằm thức tỉnh, cải tạo đầu óc ngu muội và hèn nhát của quần chúng. Sự nghiệp sáng tác của ông phong phú, tác phẩm giàu giá trị hiện thực và tính chiến đấu. Giọng văn của ông bề ngoài lạnh lùng, điềm tĩnh nhưng bên trong sôi sục nhiệt huyết yêu nước và tinh thần đấu tranh. - Là truyện ngắn tiêu biểu rút trong tập gào thét (1923). Lỗ Tấn phê phán xã hội phong kiến, lễ giáo phong kiến và đặt ra vấn đề con đường của nông dân trong toàn xã hội để mọi người cùng suy ngẫm. - HS và GV đọc 1 lần. Chú ý ngắt ở phần tách đoạn. HS: trả lời - Nêu bố cục của đoạn trích?Nội dung của đoạn? - Em có nhận xét gì về bố cục truyện ? Về chi tiết mở đầu và kết thúc truyện ? - Xác định ngôi kể ? Nội dung kể ? Trình tự kể như thế nào? - Ngôi kể thứ nhất : xưng tôi nhưng có nên đồng nhất tôi chính là tác giả không ? Tại sao ? GVĐH: + Không đồng nhất tôi là tác giả. Vì Lỗ Tấn có sử dụng một số chi tiết thực về mình nhưng có sáng tạo nghệ thuật (Khoảng 20 năm ấy Lỗ Tấn có về quê một số lần, ông dạy học ở quê nhà). Không gian, thời gian được trình bày như vậy làm nổi bật sự đổi thay của cố hương và tô đậm tình cảm của nhân vật tôi với cố hương. - Chuyện được kể lại theo trình tự thời gian và không gian nhưng có đan xen nhiều đoạn hồi ức, đoạn độc thoại nội tâm, miêu tả phong cảnh ... tìm đoạn văn minh hoạ ? - GV nâng cao : Cách sử dụng không gian và thời gian nghệ thuật của truyện. Không phải ngẫu nhiên mà Lỗ Tấn để tôi về trong đêm và rời quê lúc hoàng hôn. Cũng không ngẫu nhiên để tôi suy tư về hiện tại, tương lai trên một chiếc thuyền. Trên “con đường” hiểu theo nghĩa đen mà tôi và gia đình đang đi, luận bàn, suy tư về con đường theo nghĩa bóng cho cả dân tộc, cho tương lai con cháu, con đường tự do và hạnh phúc của con người. “cố hương” có ý nghĩa khái quát là hình ảnh thu nhỏ của xã hội, đất nước. - Hoạt động nhóm: - Qua phân tích bố cục của truyện, em nhận thấy phương thức biểu đạt chủ yếu của Cố hương là gì ? Tại sao ? - Đại diện nhóm trả lời. - Ngoài phương thức biểu đạt chủ yếu đó còn phương thức nào khác không ? Ngôi kể, yếu tố hồi ký có tác động như thế nào ? I-Tìm hiểu chung : 1- Tác giả : - Lỗ Tấn (Chu Thụ Nhân) danh nhân văn hóa. - Quê Triết Giang - TQ -Sự nghiệp sáng tác phong phú, tác phẩm giàu giá trị hiện thực và tính chiến đấu. II- Đọc - hiểu văn bản 1. Đọc: 2- Bố cục : 2 phần -Từ đầu -> sạch trơn như quét: Những ngày nhân vật tôi ở nhà. - Còn lại: Tâm trạng và ý nghĩ nhân vật tôi trên đường rời quê. - Truyện có yếu tố hồi ký. - Bố cục đầu cuối tương ứng. => Kể theo trình tự thời gian, không gian, có sự đan xen giữa quá khứ và hiện tại. - Cốt truyện rõ rệt diễn ra theo trình tự thời gian nhưng vẫn giàu màu sắc trữ tình. - Hình ảnh “con đường”, “cố hương” có ý nghĩa biểu tượng. *Phương thức biểu đạt chủ yếu của truyện - Phương thức biểu đạt tự sự là chủ yếu. - Phương thức biểu cảm đóng vai trò quan trọng. - Kết hợp sinh động các phương thức biểu đạt tự sự, miêu tả, biểu cảm, lập luận - Truyện có nhiều nhân vật. Nhân vật nào là nhân vật chính, nhân vật trung tâm của tác phẩm ? GV: Yêu cầu HS kể ngắn gọn đoạn đầu HS kể. GV nhận xét cách kể. - Nhân vật Tôi được nói đến trong thời điểm nào? Những ngày ở quê nhân vật Tôi gặp những ai? Cuộc gặp gỡ nào được kể nhiều nhất? - GV giao vấn đề nhiệm vụ: - Tìm chi tiết tả cảnh người, việc hiện tại trong quá khứ, cảm xúc của tác giả? - GV phát phiếu học tập - Học sinh làm vào phiếu học tập GV thu phiếu học tập . Nhận xét bài làm của từng nhóm. .GV nhận xét, bổ xung treo bảng phụ có ghi ND. - Học sinh đọc - GV khái quát lại - Nguyên nhân nào làm cho các nhân vật Thay đổi? III. Tìm hiểu văn bản 1. Nhân vật Tôi: a. Nhân vật Tôi trong những ngày ở nhà: + Hiện tại: - Nhuận thổ: Vàng sạm, nếp nhăn, mũ rách, mũ bông , tay thô kệch. - Thuỷ sinh: Vàng vột , cổ không đeo vòng. + Quá khứ: - Đeo vàng sáng, mắt tròn, da bánh mật, tay hồng hào mập mạp, tình bạn hồn nhiên. * Cảm xúc: Buồn, đau xót, cô đơn vì con người thay đổi xa sút. => Vì đói nghèo, lễ giáo -> nhân vật Tôi thương cảm bùi ngùi. - GV: cho HS tóm tắt phần 3 HS tóm tắt. - Cảnh vật hiện ra trong con mắt nhân vật Tôi trong phút giây xa cách như thế nào? - Cảnh vật quá khứ hiện ra như thế nào? - Cảm xúc và suy nghĩ của nhân vật Tôi được bộc lộ ra làm sao? - GV: vì sao rời cố hương nhân vật Tôi lại cảm thấy lòng Tôi không chút lưu luyến mà lẻ loi vô cùng? - GV: khi rời cố hương nhân vật Tôi có mong ước điều gì? - Em đánh giá như thế nào về tình cảm nhân vật Tôi với cố hương? HS: suy nghĩ trả lời - Em có suy nghĩ gì về nhân vật Nhuận Thổ qua cái nhìn của nhân vật Tôi? - GV: Hình ảnh Nhuận Thổ và một số nhân vật khác muốn bộc lộ một sự thật, đó là sự thật nào? GV: Liên hệ thực tế xã hội Việt Nam giai đoạn ( 30- 45) GV: Trong truyện có những con đường nào tác giả nói đến? -Hoạt động nhóm: - Con đường tác giả muốn nói đến là con đường nào? con đường đó có ý nghĩa như thế nào? . Nhóm khác nhận xét -> GV chốt lại nội dung. -Hình ảnh cố hương mang ý nghĩa gì? - Vấn đề đặt ra trong tác phẩm là gì? - Nêu giá trị nội dung và nghệ thuật của truyện. - HS đọc ghi nhớ ( SGK) b. Cảm xúc của nhân vật Tôi trên đường rời cố hương: Hiện tại Cảnh quá khứ Cảm xúc suy nghĩ - Con thuyền xa rời dần - Ngôi nhà mờ dần trong hoàng hôn - cánh đồng xanh biếc vòm trời - Lòng không chút lưu luyến, hướng tới tương lai hy vọng tin tưởng vào con đường đã lựa chọn hy vọng vào thế hệ trẻ-> suy nghĩ triết lý về hình ảnh con đường, niềm hy vọng trong cuộc sống. => Tình yêu quê hương gia đình sâu đậm hy vọng vào tương lai thế hệ trẻ sẽ đem đến những thay đổi cho quê hương. 2. Nhân vật Nhuận Thổ: - Từ chú bé hồn nhiên, khoẻ mạnh -> Bác nông dân nghèo túng khô cằn, đần độn. Nhưng vẫn giữ phẩm chất tốt đẹp. = > là những minh chứng cho về sự sa sút tiêu điều của cố hương vì nghèo đói, lạc hậu -> đó là hình ảnh thu nhỏ của xã hội phong kiến TQ 3. Hình ảnh con đường: - Đường thuỷ, đường sông đưa nhân vật Tôi về quê, rời quê. - Con đường trong suy nghĩ liên tưởng của tác giả. -> Triết lý về cuộc sống con đường đi đến tự do hạnh phúc do chính con người tạo ra. III. Tổng kết: * Ghi nhớ (SGK) 4- Củng cố : - Chủ đề của truyện - Nội dung và nghệ thuật 5- Hướng dẫn về nhà : - Đọc lại văn bản nắm chắc nội dung - Chuẩn bị bài: Ôn tập tập làm văn. IV.RUÙT KINH NGHIEÄM : ........................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tài liệu đính kèm: