Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Học kì I - Tuần 17

Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Học kì I - Tuần 17

Tiết 79: TRẢ BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 3

I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT

- Rút kinh nghiệm bài viết số 3, bài viết trong giờ kiểm tra tổng hợp.

- Phân tích đề, lập dàn ý đại cương.

- Sửa chữa những sai sót trong quá trình làm bài của học sinh

- Củng cố kiến thức nâng cao kiến thức đã học ở kĩ năng kiến thưc văn tự sự . Tự đánh giá trình độ năng lực của bản thân về kĩ năng xây dựng cốt truyện, nhân vật, xây dựng ngôn ngữ nhân vật trong kể chuyện đời thường và trí tượng tượng của học sinh .

II.CHUẨN BỊ :

 -Giáo viên : Bảng phu,ï hệ thống những lỗi sai cuả học sinh trên bài làm của các em

 - Học sinh : Bảng phụ

 III.TIẾN TRÌNH LÊN LỚP :

 1.Ổn định lớp

 2.Kiểm tra bài cũ : Trong giờ

 

doc 6 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 599Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Học kì I - Tuần 17", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 17
Ngày soạn: 02/12/2011
Ngày giảng: ....................
Tiết 79: TRẢ BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 3
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
- Rút kinh nghiệm bài viết số 3, bài viết trong giờ kiểm tra tổng hợp.
- Phân tích đề, lập dàn ý đại cương.
- Sửa chữa những sai sót trong quá trình làm bài của học sinh
- Củng cố kiến thức nâng cao kiến thức đã học ở kĩ năng kiến thưc văn tự sự . Tự đánh giá trình độ năng lực của bản thân về kĩ năng xây dựng cốt truyện, nhân vật, xây dựng ngôn ngữ nhân vật trong kể chuyện đời thường và trí tượng tượng của học sinh .
II.CHUẨN BỊ :
	-Giáo viên : Bảng phu,ï hệ thống những lỗi sai cuả học sinh trên bài làm của các em 
	- Học sinh : Bảng phụ 
 III.TIẾN TRÌNH LÊN LỚP : 
	1.Ổn định lớp
	2.Kiểm tra bài cũ : Trong giờ
	3.Trả bài kiểm tra : 
Hoạt động thầy và trò
Nội dung
Hoạt động 1 :Học sinh đọc lại đề bài 
* GV : ghi đề lên bảng 
*GV: Đề có yêu cầu gì về thể loại nội dung , phạm vi 
*HS: Thể loại tự sự trình bày dưới dạng xây dựng một câu chuyện tượng tượng .
*GV: Chú ý gì khi thể hiện nội dung? 
*HS: Xây dựng những lời độc thoại, độc thoại nội tâm.
Hoạt động 2: nhận xét về kết quả của bài làm học sinh 
*GV: Nêu những ưu khuyết điểm qua kết quả bài làm của học sinh có dẫn chứng kèm theo .
* ưu điểm: 
- Bố cục rõ ràng ,đầy đủ 
- Nhìn chung nắm được cách kể chuyện 
- Biết vận dung các yếu tố đã học 
* Khuyết điểm :
- Chữ viết cẩu thả 
- Diễn đạt sơ sài , vụng 
- Kết hợp chưa tốt các yếu tố .
Hoạt động 3: Hướng dẫn học sinh làm dàn ý :
*GV: Bố cục văn bản tự sự gồm mấy phần ? Phần mở bài ta làm gì ? Phần thân bài ta kể theo trình tự nào? . Diễn biến ra sao? đưa những yếu tố miêu tả, biểu cảm như thế nào, kết hợp độc thoại , độc thoại nội tâm ? Phần kết bài nêu vấn đề gì ?
*HS: Lần lượt trả lời những câu hỏi của giáo viên .
GV có thể hướng dẫn học sinh lập dàn ý bằng cách chọn ra một bài văn hay đầy đủ ý ,đọc cho cả lớp nghe Sau đó HS dực vào bài văn rút ra dàn ý.
Hoạt động 4: Sửa một số lỗi điển hình 
*GV: chỉ ra những lỗi của bài làm học sinh : Lỗi chính ta,û lỗi dùng từ, lỗi diễn đạt 
GV:hướng dẫn học sinh phân tích nguyên nhân mắc lỗi .Từ đó HS tự sửa 
- Phát bài cho học sinh cho các em nhóm lớp tự tìm ra những lỗi sai của mình ,thống kê ra bảng phụ sau đó trình bày truớc lớp . Học sinh nhận xét . 
*GV: Đánh giá quá trình và kết quả thảo luận của các em . 
- Đưa bảng phụ chốt những lỗi sai 
Hoạt động 5: Chọn đọc những bài mẫu
*GV: Chọn 1 bài yếu, một bài trung bình , một bài yếu 
HS tự sửa lỗi riêng 
 I.Đề bài: Có một lần em mắc lỗi làm mẹ buồn. Hãy kể lại chuyện đó.
* Thể loại : kể chuyện tưởng tượng 
* Nội dung : Có một lần em mắc lỗi làm mẹ buồn. 
* Phạm vi: một lần em mắc lỗi làm mẹ buồn.
II: Nhận xét chung 
1. Ưu điểm :
-Bài viết có bố cục rõ ràng, biết tạo tình huống gặp gỡ tự nhiên.
- Kề sự việc ngắn gọn, tình cảm thân mật, nêu được lời phát biểu của mình .
- Biết tạo ra lời thoại cụ thể chân thật .
2. Khuyết điểm : 
- Một số em tạo tình huống gượng ép, giới thiệu chưa cụ thể địa điểm gặp gỡ ở đâu, thời điểm nào?
- Lời phát biểu nhiều em còn chung chung chưa biết xây dựng lời nói cho phù hợp hoàn cảnh giao tiếp và mục đích chủ đề của mình.
- Diễn đạt còn vụng , nhiều lỗi chính tả, viết tắt ,viết hoa không đúng chỗ, chưa chú ý cách chia đoạn ở thân bài , chấm câu không đúng ngữ pháp 
II. Dàn ý : Theo tiết 68,69 tuần 14
III. sửa lỗi:
1. Chính tả:
-Sem xét – xem xét .
-Khung cảnh -Khung ảnh 
-Phỏng dấn – Phỏng vấn 
-triều mến - trìu mến 
3. Lỗi dùng từ:
4. Lỗi đặt câu:
5. Lỗi dựng đoạn: 
 4.Củng cố :
	-Nhắc HS đọc lại bài làm.
5.Hướng dẫn tự học
	-Ôn tập 
	-Chuẩn bị : Trả bài kiểm tra Tiếng Việt, trả bài kiểm tra văn bản 1 tiết.
IV.RÚT KINH NGHIỆM:
....................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Ngày soạn: 02/12/2011
Ngày giảng: ....................
Tiết 80: TRẢ BÀI KIỂM TRA TIẾNG VIỆT TRẢ BÀI KIỂM TRA VĂN
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
- Nhận xét chung về bài làm kiểm tra của học sinh,
- Sửa chữa sai sót trong quá trình làm bài của học sinh.
- Thống kê chất lượng bài làm của các em.
- Học sinh nhận ra sai sót trong bài làm để có hướng học tốt hơn, làm bài kiểm tra học kì I tốt hơn.
II.CHUẨN BỊ :
-Giáo viên : Bảng phụ, hệ thống những lỗi sai cuả học sinh qua bài làm của các em 
- Học sinh : Bảng phụ 
 III.TIẾN TRÌNH LÊN LỚP : 
	1.Ổn định lớp
	2.Kiểm tra bài cũ : Trong giờ
	3.Trả bài kiểm tra :
 	* Giới thiệu bài : Ở tiết học trước, các em đã làm bài kiểm tra 1 tiết Tiếng Việt và kiểm tra một tiết văn bản, để giúp các em nhận ra những ưu khuyết điểm trong bài làm của mình, rút kinh nghiệm để thi học kì I, chúng ta đi vào tiết học trả bài kiểm tra 1 tiết Tiếng Việt và kiểm tra một tiết văn bản.
Hoạt động thầy và trò
Nội dung
Hoạt động 1 : Trả bài kiểm tra Tiếng Việt
GV nêu lại đề bài và tập trung phân tích , tìm hiểu đề bài . 
- Yêu cầu HS nhớ lại đề bài đã làm 
- HS phân tích đề , chỉ ra yêu cầu về nội dung và hình thức của từng phần 
Học sinh đọc lại đề bài 
* GV : ghi đề lên bảng 
GV nhận xét về kết quả của bài làm học sinh 
- GV cho HS tự nhận xét bài viết của mình ( ưu điểm, nhược điểm ) từ việc đối chiếu với đáp án và yêu cầu vừa nêu . 
*GV: Nêu những ưu khuyết điểm qua kết quả bài làm của học sinh có dẫn chứng kèm theo .
- GV nhận xét đánh giá về bài làm của HS 
+ Ưu điểm : Phần trắc nghiệm : chọn đáp án khá chính xác , đúng yêu cầu 
 Phần tự luận : trả lời đủ các ý theo yêu cầu của câu hỏi , trình bày thành đoạn văn trôi chảy, mạch lạc  
+ Nhược điểm : Phần trắc nghiệm : chọn đáp án chưa đúng yêu cầu 
Phần tự luận : trả lời còn sơ sài, chưa đủ các ý theo yêu cầu của câu hỏi , chưa trình bày phần trả lời thành đoạn văn  
+ Những lỗi cần khắc phục : chọn đáp án phải cẩn thận hơn , trả lời câu tự luận theo đúng yêu cầu  
- Tuyên dương những bài làm tốt của HS 
GVbổ sung và sửa chữa lỗi của bài làm 
- Yêu cầu HS đưa ra hướng sửa chữa các lỗi trong bài làm của mình hoặc của bạn 
 Hoạt động 2 :Trả bài kiểm tra văn
Học sinh đọc lại đề bài 
* GV : ghi đề lên bảng 
H- Nêu lại đề bài và tập trung phân tích , tìm hiểu đề bài ? 
- Yêu cầu HS nhớ lại đề bài đã làm 
- HS phân tích đề , chỉ ra yêu cầu về nội dung và hình thức của từng phần 
GV nhận xét về kết quả của bài làm học sinh 
- GV cho HS tự nhận xét bài viết của mình (ưu điểm, nhược điểm ) từ việc đối chiếu với đáp án và yêu cầu vừa nêu . 
- GV nhận xét đánh giá về bài làm của HS 
+ Ưu điểm : Phần trắc nghiệm : chọn đáp án khá chính xác , đúng yêu cầu 
 Phần tự luận : trả lời đủ các ý theo yêu cầu của câu hỏi , trình bày thành đoạn văn trôi chảy, mạch lạc  
+ Nhược điểm : Phần trắc nghiệm : chọn đáp án chưa đúng yêu cầu 
 Phần tự luận : trả lời còn sơ sài, chưa đủ các ý theo yêu cầu của câu hỏi , chưa trình bày phần trả lời thành đoạn văn  
+ Những lỗi cần khắc phục : chọn câu trả lời phải cẩn thận hơn , trả lời câu tự luận theo đúng yêu cầu  
- Tuyên dương những bài làm tốt của HS 
GV bổ sung và sửa chữa lỗi của bài làm 
- Yêu cầu HS đưa ra hướng sửa chữa các lỗi trong bài làm của mình hoặc của bạïn. 
 Đề bài và đáp án
4.Củng cố 
	-Nhắc HS đọc lại bài làm.
5.Hướng dẫn tự học
	-Ôn tập , xem lại lí thuyết, hoàn chỉnh các đoạn văn. 
-Chuẩn bị : Cố hương .
IV.RÚT KINH NGHIỆM:
....................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Ngày soạn: 02/12/2011
Ngày giảng: ....................
Tiết 81,82	 Tập làm văn ÔN TẬP TẬP LÀM VĂN 
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
- Hệ thống kiến thức phần tập làm văn đã học ở học kì I
- Khái niệm văn bản thuyết minh và văn bản tự sự. Sự kết hợp của các phương thức biểu đạt trong văn bản thuyết minh văn bản tự sự. Hệ thống các văn bản thuộc kiểu văn bản thuyết minh và văn bản tự sự đã học.
- Tạo lập văn bản thuyết minh và văn bản tự sự. Vận dụng kiến thức đã học để đọc - hiểu văn bản thuyết minh và văn bản tự sự.
- Tinh thần , ôn tập nghiêm túc chuẩn bị làm bài kiểm tra học kì I tốt.
II.CHUẨN BỊ :
Giáo viên:
- SGK, sách giáo viên, sách tham khảo, sách thiết kế giáo án
- Bảng phụ.
2. Học sinh:
Trả lời câu hỏi1,2,3, 4, 5, 6 SGK .
III.TIẾN TRÌNH LÊN LỚP :
	1.Ổn định lớp
2.Kiểm tra bài cũ :
 3.Bài mới
HOẠT ĐỘNG CỦA GV & HS 
NỘI DUNG BÀI HỌC
Hoạt động 1 : Hướng dẫn ôn tập
-Giáo viên giao hợp đồng học tập cho các nhóm.
-Các nhóm thảo luận.
-Đại diện nhóm trình bày kết quả của nhóm.
(Có 6 nhóm, mỗi nhóm một câu)
-Các thành viên trong lớp lắng nghe và nhận xét.
-Giáo viên kết luận,
I/ BÀI ÔN TẬP : 
1. Câu1:Các nội dung lớn và trọng tâm:
a, Văn bản thuyết minh: Trọng tâm là luyện tập việc kết hợp giữa thuyết minh với các yếu tố như nghị luận giải thích, miêu tả.
b, Văn bản tự sự:
- Sự kết hợp giữa tự sự với biểu cảm và miêu tả nội tâm nhân vật, giữa tự sự với nghị luận.
-Một số nội dung mới trong văn bản tự sự như đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm trong tự sự, người kể chuyện và vai trò người kể chuyện trong văn bản tự sự.
2. Câu 2: Vai trò vị trí, tác dụng của biện pháp nghệ thuật và miêu tả trong văn bản thuyết minh:
Thuyết minh là giúp cho người đọc, người nghe, hiểu biết về đối tượng, do đó:
-Cần phải giải thích các thuật ngữ, các khái niệmcó liên quan đến tri thức về đối tượng, giúp cho người đọc, người nghe dễ dàng hiểu biết về đối tượng.
-Cần phải miêu tả để giúp người nghe có hứng thú khi tìm hiểu về đối tượng, tránh gây sự khô khan nhàm chán.
3. Câu 3:Phân biệt văn thuyết minh có yếu tố miêu tả, tự sự với văn miêu tả ,tự sự.
a, Văn bản thuyết minh:
-Trung thành với đăc điểmcủa đối tượng một cách khách quan ,khoa học.
-Cung cấp đầy đủ tri thứcvề đối tượng cho người nghe, người đọc.
b,Văn bản lập luận giải thích:
-Dùng vốn sống trực tiếp (do tuổi đời và hoàn cảnh sống quyết định) và vốn sống gián tiếp (học tập qua sách vở và qua các phương tiện thông tin) để giải thích một vấn đề nào đó ,giúp người nghe, người đọc hiểu vấn đề đó.
-Giới thiệucho người nghe, người đọc một cách hiểu vấn đề theo một quan điểm, lập trường nhất định.
c, Văn bản miêu tả:
- Xây dựnghình tượngvề một đối tượng nào đó thông qua quan sát ,liên tưởng so sánh và cảm xúc chủ quan của người viết.
-Mang đến cho người nghe, người đọc một cảm nhận mới về đối tượng.
4. Câu 4:Nội dung văn bản tự sự ở SGK Ngữ văn 9 tập I :
Nhận diện các yếu tố miêu tả nội tâm, nghị luận, đối thoai và độc thoại, đọc thoại nội tâm, người kể chuyện trong văn bản tự sự.
-Thấy rõ vai trò ,tác dụngcủa các yếu tố trên trong văn bản tự sự.
-Kĩ năng kết hợpcác yếu tố trên trong một văn bản tự sự.
5. Câu 5: Đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm-Vai trò tác dụng và hình thức thể hiện trong văn bản tự sự.(SGK)
6.Câu 6:Tìm 2 đoạn văn tự sự (HS đọc đoạn văn đã chuẩn bị ở nhà) 
*Hoạt động 2: Luyện tập.
Hoạt động nhóm 
Mỗi dãy làm một bài tập.
-Đọc trong nhóm .
_Đại diện nhóm trình bày trước lớp.
-Nhận xét của lớp và của giáo viên.
1. Viết đoạn văn có yếu tố miêu tả nội tâm.
2. Viết đoạn văn tự sự có sử dụng yếu tố nghị luận
3.Viết đoạn văn tự sự có sử dụng cả yếu tố miêu tả nội tâm và yếu tố nghị luận.
*Hoạt động 3: Củng cố - Hướng dẫn học tập ở nhà.
- Hệ thống kiến thức vừa ôn tập.
- Hướng dẫn học bài:
- Chuấn bị tiếp các câu hỏi còn lại ở bài Ôn tập (tiếp)
IV.RÚT KINH NGHIỆM:
....................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 17.doc