Giáo án Ngữ văn 9 - Tuần 33 - GV: Trần Huy Thao - Trường THCS Ngô Mây

Giáo án Ngữ văn 9 - Tuần 33 - GV: Trần Huy Thao - Trường THCS Ngô Mây

Tuần 33 Tiết 121, 122 Ngày soạn: Ngày dạy:

 VIẾT BÀI TẬP LÀM VAN MIÊU TẢ SÁNG TẠO

A. MỤC TIÊU: Giúp học sinh:

Vận dụng các kỹ năng và kiến thức về văn miêu tả nói chung vào thực hiện yêu cầu

B. CHUẨN BỊ:

- Học sinh : Xem lại các bài văn miêu tả.

- Giáo viên : Chuẩn bị đề, tích hợp các văn bản văn đã học.

C. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:

 I. Ổn định lớp.

 II. KTSCBCHS

 III. Phát đề

I. Trắc nghiệm (3 đ_mỗi câu đúng được 0,5 đ): Chọn câu trả lời đúng rồi khoanh tròn vào chữ cái đại diện:

Câu 1: Văn bản Cô Tô được Nguyễn Tuân biểu đạt bằng phương thức nào? Vì sao?

A. Tự sự. Vì văn bản trình bày diễn biến của một sự việc

 B. Miêu tả. Vì văn bản tái hiện trạng thái sự vật, con người

C. Biểu cảm. Vì bày tỏ tình cảm, cảm xúc

D. Nghị luận. Vì văn bản nêu ý kiến đáng giá, bàn luận

Câu 2: Trong câu “mặt trời nhú lên dần dần rồi lêm cho kì hết”, cụm từ “mặt trời ” là:

A. Trạng ngữ C. Vị ngữ

B. Chủ ngữ D. Tất cả đều sai

 

doc 4 trang Người đăng duyphuonghn Lượt xem 612Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 9 - Tuần 33 - GV: Trần Huy Thao - Trường THCS Ngô Mây", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 33 Tiết 121, 122 	 Ngày soạn: Ngày dạy:
	 VIẾT BÀI TẬP LÀM VAN MIÊU TẢ SÁNG TẠO	
A. MỤC TIÊU: Giúp học sinh:
Vận dụng các kỹ năng và kiến thức về văn miêu tả nói chung vào thực hiện yêu cầu
B. CHUẨN BỊ:
Học sinh : Xem lại các bài văn miêu tả.
Giáo viên : Chuẩn bị đề, tích hợp các văn bản văn đã học. 
C. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
	I. Ổn định lớp.
 II. KTSCBCHS
 III. Phát đề
I. Trắc nghiệm (3 đ_mỗi câu đúng được 0,5 đ): Chọn câu trả lời đúng rồi khoanh tròn vào chữ cái đại diện:
Câu 1: Văn bản Cô Tô được Nguyễn Tuân biểu đạt bằng phương thức nào? Vì sao?
A. Tự sự. Vì văn bản trình bày diễn biến của một sự việc
 B. Miêu tả. Vì văn bản tái hiện trạng thái sự vật, con người
C. Biểu cảm. Vì bày tỏ tình cảm, cảm xúc
D. Nghị luận. Vì văn bản nêu ý kiến đáng giá, bàn luận
Câu 2: Trong câu “mặt trời nhú lên dần dần rồi lêm cho kì hết”, cụm từ “mặt trời ” là:
A. Trạng ngữ C. Vị ngữ
B. Chủ ngữ D. Tất cả đều sai
Câu 3: Cây tre Việt Nam của Thép Mới thuộc thể loại nào?
A. Kí B. Truyện ngắn C. Thơ D. Tiểu thuyết
Câu 4: Câu “Tre xung phong vào xe tăng, đại bác” sử dụng phép nhân hóa theo kiểu nào?
A. Dùng từ vốn gọi người để gọi vật 
B. Dùng những từ vốn chỉ hoạt động, tính chất của người để chỉ hoạt động, tính chất của vật
C. Trò chuyện, xưng hô với vật như với người
D. Tất cả đề đúng
Câu 5: Trong văn bản Lao xao, theo nhà văn Duy Khán, các loài chim như “bồ các, sáo sậu, sáo đen, tu hú, chim nhạn” là loài chim như thế nào?
A. Loài chim hiền C. Loài chim không hiền không ác
B. Loài chim ác D. Loài chim chuyên trừng trị chim ác
Câu 6: Các câu “Bồ các là bác chim ri. Chim ri là dì sáo sậu. sáo sậu là cậu sáo đen. Sáo đen là em tu hú. Tu hú lại là chú bồ các” là chất liệu văn hóa dân gian thuộc:
A. Thành ngữ C. Đồng dao
B. Tục ngữ D. Ca dao
II. Tự luận (7 điểm)
Câu 1 (2 điểm):
a. Xác định chủ ngữ, vị ngữ trong câu sau:
Gậy tre, chông tre chống lại sắt thép của quân thù
- Chủ ngữ: ..
- Vị ngữ: .
b. Đặt một (01) câu có vị ngữ là động từ hoặc cụm động từ
Câu 2 (5 điểm):
 Từ bài văn “ Lao xao” của Duy Khán, em hãy tả lại một khu vườn trong một buổi đẹp trời . 
 Đáp án : 
Câu
1
2
3
4
5
6
Đ. án
I/ Yêu cầu chung
Học sinh viết được bài văn miêu tả cảnh hòan chỉnh có bố cục rõ ràng, cân đối . 
Lời văn miêu tả có sáng tạo, biết so sánh, liên tưởng, tưởng tượng . 
Diễn đạt ý lưu lóat. Trình bày sạch đẹp . 
II/ Yêu cầu cụ thể : 
1/ Mở bài : ( 1,5đ) – Giới thiệu cảnh khu vườn ( thời gian, không gian, cảnh khu vườn ) 
2/ Thân bài ( 7đ) 
Tả khái quát khu vườn ( vị trí, diện tích, cây trồng ) ( 2đ) 
Tả cụ thể về khu vườn ( màu sắc, ánh sáng, âm thanh, bầu trời, cây trồng, các cảnh đẹp khác ) ( 5đ) 
3/ Kết bài ( 1,5đ) : Cảm nghĩ của bản thân về khu vườn . 
 IV. Thu bài, nhận xét.
 V. Dặn dò: Lập dàn ý kể về sự đổi thay của quê em
**************************************************
Tuần 33 Tiết 123 	 Ngày soạn: Ngày dạy:
Cầu Long Biên - Chứng nhân lịch sử
 (Theo Thuý Lan, báo Người Hà Nội)	
A. MỤC TIÊU: Giúp học sinh : 
Bước đầu nắm được khái niệm về “ Văn bản nhật dụng “ và ý nghĩa của việc học văn bản nhật dụng.
Hiểu được ý nghĩa của văn bản. Từ đó nâng cao ý thức, tình cảm đối với các di tích lịch sử 
Thấy được vị trí và tác dụng của các yếu tố nghệ thuật đã tạo nên sức hấp dẫn của bài ký 
B. CHUẨN BỊ:
- Giáo viên: Soạn bài; Đọc sách giáo viên và sách bài soạn.
- Học sinh: Soạn bài
C. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
	I. Ổn định lớp.
 II. Bài cũ: Trong các văn bản đã học, em thích nhất văn bản nào? vì sao em thích?
 III. Bài mới:
	- Dẫn vào bài mới (Dẫn nhập): Cầu Long Biên - chứng nhân lịch sử của Thuý Lan từng được đăng tải trên báo "Người Hà Nội" và nó đã hiện diện trên trang sách Ngữ Văn lớp 6 của chúng ta. Bài văn sẽ đưa chúng ta ngược thời gian một thế kỉ, để sống với cây cầu, một chứng nhân lịch sử
	- Bài mới:
 HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
NỘI DUNG
Hoạt động 1. HD tìm hiểu chung
- Em hiểu thế nào văn bản nhật dung?
- GV hướng dẫn cho HS đọc
- Cách đọc: giọng chậm rãi, tình cảm như thể đang trò chuyện với cây cầu.
- GV đọc mẫu 1 đoạn sau đó gọi HS đọc
- GV hỏi chú thích 1,3,7,8,10
- Em thấy bài kí này có nét đặc sắc gì về phương thức?
- Nêu bố cục của bài kí?
I. Tiếp xúc văn bản:
1. Khái niệm văn bản nhật dụng:
 - Nội dung: gần gũi, bức thiết với cuộc sống của con người và cộng đồng xã hội hiện đại như: thiên nhiên, môi trường, năng lượng, dân số, quyền trẻ em, ma tuý...
- Về hình thức: Thường là những bài báo, thường được viết theo thể bút kí trong đó có sự kết hợp giữa các phương thức kể, tảc, biểu cảm...
- Tác dụng: có giá trị thông tin tuyên truyền, phổ biến, cập nhật một vấn đề văn hoá, xã hội nào đó 
2. Tác giả, tác phẩm: SGK
3. Đọc và giải nghĩa từ khó:
4. Bố cục:
- Tác giả chọn sự kết hợp tự sự, miêu tả với phương thức trữ tình.
- Bài có thể chia làm 3 đoạn:
 + Khái quát về cây cầu Long Biên - chứng nhân LS.
 + Cầu Long Biên qua một thế kỉ đau thương và anh dũng của đất nước và nhân dân VN
 + Cầu Long Biên trong tương lai.
Hoạt động 2. HD tìm hiểu giới thiệu về cầu Long Biên
- HS đọc đoạn 1 (từ đầu đến HN)
- Tác giả giới thiệu cầu Long Biên bằng những chi tiết nào?
- Em có nhận xét gì về cách trình bày của tác giả?
II. Phân tích:
1. Giới thiệu khái quát về cây cầu Long Biên - chứng nhân lịch sử:
- Cầu Long Biên bắc qua sông Hồng.
- Khởi công 1898 - 4 năm sau hoàn thành.
- Kiến trúc sư người Pháp thiết kế.
Þ Cách giới thiệu ngắn gọn, khái quát đầy đủ, thuyết phục. Hình ảnh nhân hoá trở thành nhan đề rất phù hợp với nội dung của bài viết.
Hoạt động 3. HD tìm hiểu phần 2 của văn bản
- Cầu Long Biên khi mới khánh thành mang tên gì? Cái tên đó có ý nghĩa gì?
- Tại sao cầu Long Biên là kết quả của cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất?
- Vì sao nói là chứng nhân đau thương của người VN thuộc địa?
- Đoạn văn tác giả sử dụng biện pháp tu từ gì? Biện pháp tu từ ấy gợi cho em cảm xúc gì?
- Năm 1945 cầu Đu-me được đổi tên là cầu Long Biên điều đó có ý nghĩa gì?
- Tác giả tả cụ thể về cây cầu nhằm mục đích gì?
- Việc trích dẫn một bài thơ và lời bản nhạc trong đoạn văn có tác dụng như thế nào trong việc nổi bật ý nghĩa nhân chứng của cây cầu?
- Kỉ niệm cây cầu trong thời chống Mĩ được nhớ lại có gì giống và khác với thời chống Pháp?
- Cảm xúc của tác giả khi đứng trên cây cầu vào những ngày nước lên có ý nghĩa gì? Vì sao người viết thầm cảm ơn cầu?
2 Biên trong thờ. Cầu Long Biên qua những chặng đường lịch sử:
a. Cầu Long Biên thời Pháp thuộc:
- Cầu Long Biên mang tên toàn quyền Pháp Đu-me Þ gợi nhắc một thời thực dân nô lệ, áp bức và bất công. 
- Cây cầu phục vụ cho việc khai thác kinh tế của thực dân Pháp ở VN.
- Nó được XD không chỉ bằng mồ hôi mà còn bằng cả xương máu của bao con người.
- Hình ảnh so sánh: 
 Cây cầu như một dải lụa uốn lượn, vắt ngang sông Hồng Þ sức mạnh của kĩ thuật cầu sắt, sự tiến bộ của công nghệ làm cầu, lần đầu tiên được áp dụng ở VN tình cảm của người viết khi nhắc nhớ lại những cảnh ăn ở khổ cực của dân phu VN và cảnh đối xử tàn nhẫ của các chủ TB Pháp
 Cầu Long Biên là chứng nhân sống động, ghi lại giai đoạn LS đau thương của ND VN.
b. Cầu Long Biên từ Cách mạng tháng Tám đến nay:
- Việc đổi tên ý thức chủ quyền, độc lập của dân tộc.
- Việc trích dẫn bài thơ, bản nhạc Cầu Long Biên đã trở thành kỉ niệm mang tính chất cá nhân của mỗi mgười 
- Chống Pháp, chống Mĩ đau thương và anh dũng đều gắn với cây cầu LS.
- Đoạn văn tả cảnh và cảm xúc của người viết đứng trên cây cầu vào những ngày nước lên chống chọi lại thiên nhiên, bão lũ.
 Tác giả thầm cảm ơn cây cầu đã bền bỉ dẻo dai, vững chắc vượt lên và chiến thắng thuỷ thần hung bạo, cảm ơn ND HN đã bảo vệ cây cầu.
Hoạt động 4. HD tìm hiểu phần 3 của văn bản
- Trong sự nghiệp đổi mới, chúng ta có thêm những cây cầu nào bắc qua sông Hồng? Cầu Long Biên lúc này mang ý nghĩa nhân chứng gì?
- Câu văn cuối cùng " Còn tôi cố gắng....VN", câu văn đó gợi cho em những suy nghĩ gì về cầu Long biên và tác giả của bài viết này?
3. Cầu Long Biên hôm nay và ngày mai:
- Bắc qua sông Hồng có cầu Thăng Long, cầu Chương Dương : nhân chứng cho thời kì đổi mới nhanh chóng của đất nước
- Ý tưởng nối nhịp cầu vô hình nơi du khách... Þ là một ý tưởng đẹp, mới và rất nhân văn, nhân bản. 
Như vậy: Cầu Long Biên là chứng nhân cho tình yêu của mọi người đối với VN. Là nhịp cầu hoà bình và thân thiện. Là tình yêu bền chặt trong tâm hồn tác giả.
Hoạt động 5. HD tổng kết và luyện tập
Ý nghĩa của văn bản ? 
Học sinh đọc mục ghi nhớ . 
Phần luyện tập : Học sinh làm ở nhà . 
III. Tổng kết ( ghi nhớ ) 
IV/ Luyện tập .
 IV. Củng cố: tình cảm với vật có ý nghĩa trong cuộc sống
 V. Dặn dò: Học bài; Sọan : Viết đơn 
***************************************************
Tuần 33 Tiết 124 	 Ngày soạn: Ngày dạy:
	 Viết Đơn	
A. MỤC TIÊU: Giúp học sinh:
Hiểu được khi nào cần viết đơn. 
Cách trình bày một lá đơn. Những sai sót cần tránh khi viết đơn . 
B. CHUẨN BỊ:
- Giáo viên: Soạn bài; Đọc sách giáo viên và sách bài soạn.
- Học sinh: Soạn bài
C. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
	I. Ổn định lớp.
 II. Bài cũ: Kiểm tra bài sọan của học sinh
 III. Bài mới:
	- Dẫn vào bài mới (Dẫn nhập)
	- Bài mới:
Hoạt động của thầy
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1: Khi nào cần viết đơn
I. KHI NÀO CẦN VIẾT ĐƠN? 
- Gọi HS dọc tình huống
- Em rút ra nhận xét khái quát khi nào thì cần viết đơn?
- Cho HS đọc các tình huống trong SGK.
- Trong những trường hợp đó, trường hợp nào cần viết đơn? Trường hợp nào cần phải viết văn bản khác? Vì sao?
- Từ 2 bài tập trên em có thể rút ra kết luận gì?
1. Tình huống
2. Cụ thể:
a. Bị mất chiếc xe đạt khi đến thăm bạn Þ Viết đơn trình báo cơ quan công an nhờ giúp đỡ tìm lại chiếc xe đạt.
b. Muốn theo học lớp nhạc hoạ Þ Viết đơn xin nhập học.
c. Cãi nhau Þ Viết bản tường trình hay kiểm điểm.
d. Muốn học ở nơi mới Þ Đơn xin chuyển trường, Đơn xin học.
Þ Kết luận:
- Trong cuộc sống con người rất nhiều khi cần phải viết đơn, khi có nguyện vọng, yêu cầu nào đó cần được giải quyết.
- Đơn từ là loại văn bản không thể thiếu được trong cuộc sống hàng ngày.
Hoạt động 2: Tìm hiểu các loại đơn và nội dung
II. CÁC LOẠI ĐƠN VÀ NHỮNG DUNG KHÔNG THỂ THIẾU ĐƯỢC TRONG ĐƠN.
- Hãy so sánh và tìm những chỗ giống và khác nhau trong hai lá đơn từ đó rút ra những nội dung nhất thiết cần phải có trong 1 lá đơn, giải thích lí do?
 - HS quan sát, đọc kĩ hai lá đơn và rút ra nhận xét.
1. Các loại đơn.
 a. Đơn viết theo mẫu in sẵn: Người viết đơn chỉ cần điền những từ , câu thích hợp vào những chỗ có dấu ...
 b. Viết đơn không theo mẫu: Người viết phải tự nghĩ nội dung và trình bày.
2. Nội dung không thể thiếu được trong đơn.
- Quốc hiệu, Tiêu ngữ 
- Tên của đơn: để người đọc biết được mục đích của người viết đơn.
- Tên người viết đơn.
- Nơi (tên người) nhận đơn.
- Lí do viết đơn và những yêu cầu, đề nghị của người viết đơn.
- Ngày tháng năm và nơi viết đơn.
- Chữ kí của người viết đơn.
Chú ý: Đơn có thể viết tay hoặc đánh máy nhưng chữ kí thì nhất thiết phải tự kí.
Hoạt động 3: 
III. CÁCH THỨC VIẾT ĐƠN
- HS rút ra cách trình bày.
1. Đơn có mẫu: Điều vào chỗ trống những nội dung cần thiết.
2. Đơn không theo mẫu: (SGK)
3. Cách trình bày:
- Tên đơn phải viết chữ to, chữ hoa hoặc chữ in.
- Phần quốc hiệu, tên đơn phải viết giưũa trang giấy.
- Lời văn: gọn gàng, sáng sủa, dễ đọc, nhất là phần yêu cầu, dề nghị phải viết thành thực, chính đáng. Không viết dài dòng.
Hoạt động 4
IV. GHI NHỚ: (SGK)
 HS đọc
 IV. Củng cố: Tình huống viết đơn và cách thức trình bày một lá đơn
 V. Dặn dò: Soạn bài : Bức thư của thủ lĩnh da đỏ .

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_ngu_van_9_tuan_33_gv_tran_huy_thao_truong_thcs_ngo_m.doc