Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Học kì I - Tuần 18

Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Học kì I - Tuần 18

Ngày soạn: 09/12/2011

Ngày giảng: .

Tiết 83,84: ÔN TẬP TẬP LÀM VĂN (KẾT HỢP ÔN TẬP PHẦN VĂN)

I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT

- Hệ thống kiến thức phần tập làm văn đã học ở học kì I

- Khái niệm văn bản thuyết minh và văn bản tự sự. Sự kết hợp của các phương thức biểu đạt trong văn bản thuyết minh văn bản tự sự. Hệ thống các văn bản thuộc kiểu văn bản thuyết minh và văn bản tự sự đã học.

- Tạo lập văn bản thuyết minh và văn bản tự sự. Vận dụng kiến thức đã học để đọc - hiểu văn bản thuyết minh và văn bản tự sự.

- Tinh thần tự học, ôn tập nghiêm túc chuẩn bị làm bài kiểm tra học kì I tốt.

II.CHUẨN BỊ :

1. Giáo viên:

- SGK, sách giáo viên, sách tham khảo, sách thiết kế giáo án

- Bảng phụ.

2. Học sinh:

Trả lời câu hỏi 7, 8, 9, 10, 11, 12 SGK.

III.TIẾN TRÌNH LÊN LỚP :

 1.Ổn định lớp

2.Kiểm tra bài cũ: kết hợp trong giờ học.

 

doc 2 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 830Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Học kì I - Tuần 18", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 18
Ngày soạn: 09/12/2011
Ngày giảng: ...................
Tiết 83,84: ÔN TẬP TẬP LÀM VĂN (KẾT HỢP ÔN TẬP PHẦN VĂN)
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
- Hệ thống kiến thức phần tập làm văn đã học ở học kì I
- Khái niệm văn bản thuyết minh và văn bản tự sự. Sự kết hợp của các phương thức biểu đạt trong văn bản thuyết minh văn bản tự sự. Hệ thống các văn bản thuộc kiểu văn bản thuyết minh và văn bản tự sự đã học.
- Tạo lập văn bản thuyết minh và văn bản tự sự. Vận dụng kiến thức đã học để đọc - hiểu văn bản thuyết minh và văn bản tự sự.
- Tinh thần tự học, ôn tập nghiêm túc chuẩn bị làm bài kiểm tra học kì I tốt.
II.CHUẨN BỊ :
Giáo viên:
- SGK, sách giáo viên, sách tham khảo, sách thiết kế giáo án
- Bảng phụ.
2. Học sinh:
Trả lời câu hỏi 7, 8, 9, 10, 11, 12 SGK.
III.TIẾN TRÌNH LÊN LỚP :
	1.Ổn định lớp
2.Kiểm tra bài cũ: kết hợp trong giờ học.
 3.Bài mới
HOẠT ĐỘNG CỦA GV & HS
NỘI DUNG BÀI HỌC
1. Giáo viên giao hợp đồng học tập cho học sinh.
2. Hoạt động nhóm- Các nhóm thảo luận, ghi kết quả vào giấy to sau đó dán lên bảng.
3. Các nhóm cử đại diện lên trình bày.
4. Học sinh nhận xét.
5. Giáo viên kết luận.
*Phân công các nhóm như sau:
-Nhóm 1: Câu 7.
-Nhóm 2: câu 8.
Nhóm 3:câu 9.
- Nhóm 4: câu 10 
-Nhóm 5: câu 11.
-Nhóm 6: câu 12.
Học sinh viết đoạn văn sau đó đọc trước lớp.
Ôn tập (tiếp)
7. Câu 7:So sánh sự giống và khác nhau
a, Giống nhau: Văn bản tự sự phải có:
-Nhân vật chính và một số nhân vật phụ.
-Cốt truyện :Sự việc chính và một số sự kiện phụ.
b, Khác nhau:
Ơ lớp 9 có thêm:
-Sự kết hợp giữa tự sự với biểu cảm và miêu tả nội tâm.
-Sự kết hợp giữa tự sự vớicác yếu tố nghị luận.
-Đối thoại và độc thoại nội tâm trong tự sự.
-Người kể chuyện và vai trò của người kể chuyện trong văn bản tự sự.
8 .Câu 8:Nhận diện văn bản
a, Gọi tên một văn bản ,người ta căn cứ vào phương thức biểu đạt chính của văn bản đó.
Ví dụ:
-Phương thức tái tạo hiện thực bằng cảm xúc chủ quan: Văn bản miêu tả.
-Phương thức lập luận: Văn bản nghị luận.
-Phương thức tác động vào cảm xúc: Văn biểu cảm.
-Phương thức tái tạo hiện thực bằng nhân vật và cốt truyện: Văn bản tự sự.
b, Trong một văn bản có đủ các yếu tố miêu tả, biểu cảm, nghị luận mà vẫn gọi đó là văn bản tự sự vì các yếu tố ấy chỉ có ý nghĩa bổ trợ cho phương thức chính là "Kể lại hiện thực bằng con người và sự việc
c, Trong thực tế , ít gặp hoặc không có văn bản nào chỉ vận dụng một phương thức biểu đạt duy nhất.
9 Câu 9:Khả năng kết hợp
a, Tự sự + Miêu tả +Nghị luận +Biểu cảm + Thuyết minh.
b, Miêu tả +Tự sự +Biểu cảm +Thuyết minh.
c,Nghị luận+Miêu tả +Biểu cảm +Thuyết minh.
d, Biểu cảm +Tự sự +Miêu tả +Nghị luận.
10,Câu 10 :Giải thích
a, bố cục ba phần là bố cục mang tính qui phạm đối với học sinh khi viết bài Tập làm văn. Nó giúp cho học sinh bước đầu làm quen với tư duy cấu trúc khi xây dựng văn bản.
b, Một số tác phẩm tự sự đã được học không phải bao giờ cũng phân biệt rõ bố cục ba phần nói trên vì các nhà văn quan tâm đén vấn đề tài năng và cá tính sáng tạo.
11. Câu 11 Những kiến thức và kĩ năng về kiểu văn bản tự sự của phần Tập làm văn đã soi sáng thêm rất nhiều cho việc đọc -hiểu văn bản,tác phẩm văn học tương ứng trong sách giáo khoa.
Ví dụ:
-Khi học về đối thoại và đọc thoại nội tâm trong văn bản tự sự ,các kiến thức về Tập làm văn đã giúp cho người họchiểu sâu sắc hơn về các nhân vật trong Truyên Kiều.
12. Câu 12
Những kiến thức và kĩ năng về tác phẩm tự sự của phần Đọc hiểu văn bản và phần Tiếng Việt tương ứng đã cung cấp cho học sinh những tri thức cần thiết để làm bài văn tự sự. Đó là những gợi ý, hướng dẫn bổ ích về nhân vật, ngôi kể ,sự việc ,các yếu tố nghị luạn, miêu tả 
Ví dụ: Từ các bài: Lão Hạc, Chiếc lược ngà, Lặng lẽ Sa Pahọc sinh học tập được cách kể chuyện ở ngôi thứ nhất xưng Tôi,ngôi thứ ba,về cách kết hợp tự sự, biểu cảm và nghị luận với miêu tả
*Luyện tập:
Viết đoạn văn ngắn với nội dung tự chọn về một cuộc đối thoại giữa hai người. 
*Hoạt động 3:Củng cố dặn dò:
- Hệ thống toàn bài.
-Hướng dẫn về nhà: Ôn tập lại toàn bộ nội dung phần Tập làm văn đã học.
Tiết 85 + 86 KIỂM TRA TỔNG HỢP HỌC KÌ I
 (Làm theo đề của Sở giáo dục và đào tạo

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 18.doc