Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Học kì II - Trường THCS Cát Thành

Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Học kì II - Trường THCS Cát Thành

I-MỤC TIÊU:

 1/ Kiến Thức: Giúp học sinh hiểu được mục đích của việc đọc sách.

 2/Kĩ Năng:Rèn luyện thêm cách viết văn nghị luận qua việc lĩnh hội bài nghị luận sâu sắc sinh động, giàu

 tính thuyết phục của Chu Quang Tiềm.

 3/Thái độ: Giáo dục học sinh có thái độ đúng đắn khi chọn sách và cách đọc sách đúng đắn.

II-CHUẨN BỊ:

 1/ Chuẩn bị của giáo viên:

 - Nội dung bài giảng, sách bình giảng, sách nâng cao.

 - Tranh : Chân dung tác giả và bảng phụ.

 2/ Chuẩn bị của học sinh:

 - Đọc kĩ bài văn, tìm hiểu luận điểm.

 -Trả lời các câu hỏi trong SGK

 

doc 229 trang Người đăng minhquan88 Lượt xem 741Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Học kì II - Trường THCS Cát Thành", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 12/01/2009
Tuần: Tiết: 91 * Bài dạy: 
BÀN VỀ ĐỌC SÁCH
 ( Chu Quang Tiềm) 
I-MỤC TIÊU:
 1/ Kiến Thức: Giúp học sinh hiểu được mục đích của việc đọc sách.
 2/Kĩ Năng:Rèn luyện thêm cách viết văn nghị luận qua việc lĩnh hội bài nghị luận sâu sắc sinh động, giàu
 tính thuyết phục của Chu Quang Tiềm.
 3/Thái độ: Giáo dục học sinh có thái độ đúng đắn khi chọn sách và cách đọc sách đúng đắn.
II-CHUẨN BỊ:
 1/ Chuẩn bị của giáo viên:
 - Nội dung bài giảng, sách bình giảng, sách nâng cao. 
 - Tranh : Chân dung tác giả và bảng phụ.
 2/ Chuẩn bị của học sinh: 
 - Đọc kĩ bài văn, tìm hiểu luận điểm.
 -Trả lời các câu hỏi trong SGK
III-HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 
 1-Ổn định tình hình lớp: (1’)
 - Nề nếp:
 - Chuyên cần: 9A3:.,9A4:.
 2-Kiểm tra bài cũ: (Không kiểm tra)
 3-Giảng bài mới: 
* Giới thiệu bài: ( 1’) Có người nói: “Trí thức của một người là có hạn,
 Trí thức của loài người là vô hạn”.
 Muốn có được những tri thức của loài người, con đường tốt nhất là đọc sách, nhưng đọc như thêù nào? Những vấn đề đó được nhà mĩ học và lí luận học nỗi tiếng của Trung Quốc Chu Quang Tiềm thể hiện trong văn bản “Bàn về đọc sách”. Hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu
* Tiến trình bài dạy: (40’)
TG
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung
 15’
* Hoạt động 1/ Tìm hiểu chung:
1/ Tìm hiểu chung:
-GV Gọi HS đọc chú thích * SGK.
* GV bổ sung:
Chu Quang Tiềm là một học giả lớn của Trung Quốc. Ông đã nhiều lần bàn về việc đọc sách. Những điều ông viết ra là những kinh nghiệm và quá trình nghiền ngẫm lâu dài
-GV Nêu cách đọc và đọc mẫu.
-GV Nhận xét cách đọc của học sinh. Định hướng cho các em học tốt hơn.
-GVdiễn giảng: Có nhiều nhà triết học vĩ đại, nhà văn hóa vĩ đại nói về sách và việc đọc sách.
“Vàng ngọc đầy rương không bằng để lại cho con một quyển sách.”
“Cuốn sách hay là cuốn sách gieo được nhiều dấu chấm hỏi”
Bảy trăm năm về trước Nguyễn Trãi đã từng viết:
 “Án sách cây đèn hai bạn cũ.
Song mai biên trúc một lòng thanh.”
Viết hay và sâu sắc về đọc sách. Học giả Chu Qung Tiềm đã đem đến cho ta nhiều điều thú vị sau.
-Hỏi:Em hãy cho biết vấn đề trọng tâm mà tác giả đặt ra trong bài làgì?
* GV nhận xét và bổ sung:
Vấn đề trọng điểm nhất được đặt ra trong bài này là.
Tầm quang trọng của việc đọc sách và phương pháp đọc sách cho hiệu quả.
-Hỏi: Để làm nổi bật vấn đề trên, tác giả đã sử dụng bố cục bài viết như thế nào?
* GV nhận xét và bổ sung:
 Bố cục: 3phần
-Phần 1:Từ đầu  thế giới mới 
-> Tầm quan trọng, ý nghĩa của việc đọc sách.
-Phần 2:Tiếp  lực lượng 
-> Những khó khăn, các thiên hướng sai lệch của việc đọc sách
-Phần 3: còn lại.
Bàn về phương pháp đọc sách.
-HS đọc chú thích về tác giả Chu Quang Tiềm.
-HS nghe GV bổ sung.
-HS nghe cách đọc.
-2HS đọc lại.
-HS đọc chú thích SGK.
-HS lắng nghe.
- Dự kiến trả lời:
Vấn đề trọng điểm nhất được đặt ra trong bài này là.
Tầm quang trọng của việc đọc sách và phương pháp đọc sách cho hiệu quả.
-HS thảo luận nhóm.
 + Nhóm 1
 + Nhóm 2
 + Nhóm 3
 + Nhóm 4
-Ghi kết quả thảo luận vào bảng nhóm.
-Cử đại diện của nhóm trình bày.
-Lớp nhận xét.
-Ghi phần GV chốt lại.
a-Tác giả – tác phẩm.
- Tác giả:
- Tác phẩm:
 ( SGK)
b/ Đọc và tìm hiểu chú thích :
- Đọc: diễn cảm, đúng.
- Chú thích SGK.
c/ Bố cục của văn bản:
 Bố cục: 3phần
-Phần 1:Từ đầu  “thế giới mới” -> Tầm quan trọng, ý nghĩa của việc đọc sách.
-Phần 2:Tiếp  “lực lượng” -> Những khó khăn, các thiên hướng sai lệch của việc đọc sách
-Phần 3: còn lại.
Bàn về phương pháp đọc sách.
 16’
*Hoạt động 2/ Phân tích:
2/ Phân tích:
-GV Gọi hai HS đọc hai đoạn văn đầu.
-Hỏi: Qua lời bình của Chu Qaung Tiềm, em thấy sách có tầm quan trọng như thế nào?
GV: Mỗi cuốn sách vốn là một cột mốc trên con đường tiến lên của loài người.(VD: từ thơ ca, mà có thơ quốc âm của Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm, thơ nôm của Hồ Xuân Hương.)
GV bổ sung những tấm gương đọc sách.
Lê Quý Đôn “Suốt đời mắt không rời trong sách, tay không ngơi cuốn sách”
-HS đọc lại hai đoạn văn đầu và trả lời câu hỏi:
- Tầm quang trọng của việc đọc sách lưu giữ được tinh hoa văn hóa của nhân dân từ trước đến nay, mỗi cuốn sách có giá trị là một cái mốc trên con đường tiến lên của loài người chính vì thế, đọc sách giúp con người mở rộng tầm hiểu biết.
-HS thảo luận: Ý nghĩa của việc đọc sách:
+ Là con đường quan trọng để nâng cao tầm hiểu biết.
+ Là sự chuẩn bị hành trang để bước vào tương lai vững chắc.
+Không thể tiến xa nếu không không nắm được những thành tựu văn hóa của nhân dân, những thành tựu khoa học của loài người.
a-Mục đích của việc đọc sách.
Tầm quan trọng của việc đọc sách:
-Sách lưu giữ tinh hoa văn hóa nhân dân.
-Mỗi quyển sách là cột mốc cho con đường tiến của loài người.
-Ý nghĩa của việc đọc sách:
+Nâng cao tầm hiểu biết.
+Chuẩn bị hành trang bước đến tương lai.
+Kế thừa tri thức của nhân loại.
 5’
* Hoạt động 3/ Hướng dẫn luyện tập:
3/ Luyện tập:
-Hỏi: Nêu nhận xét cá nhân về bố cục của văn bản?
* GV chốt lại:
 Bố cục ba phần là hợp lí: Hai phần đầu ngắn , phần thứ ba dài vì: Đây là phần trọng tâm đi từ nhận thức ý nghĩa qua liên hệ thực tế đề ra giải pháp và cách suy luận có tính lô gích khi khảo sát , đấnh giá một hiện tượng thuộc về thuyết minh phương pháp.
-HS thảo luận nhóm.
 + Nhóm 1
 + Nhóm 2
 + Nhóm 3
 + Nhóm 4
-Ghi kết quả thảo luận vào bảng nhóm.
-Cử đại diện của nhóm trình bày.
-Lớp nhận xét.
-Ghi phần GV chốt lại.
* Đáp án: Bố cục ba phần là hợp lí: Hai phần đầu ngắn , phần thứ ba dài vì: Đây là phần trọng tâm đi từ nhận thức ý nghĩa qua liên hệ thực tế đề ra giải pháp và cách suy luận có tính lô gích khi khảo sát , đánh giá một hiện tượng thuộc về thuyết minh phương pháp.
 4’
* Hoạt động 4/ Củng cố bài:
4/ Củng cố bài:
- GV củng cố toàn bộ lại kiến thức đã cung cấp. Đặc biệt là ý nghĩa của việc đọc sách.
- HS theo dõi phần củng cố của GV
- Đặc biệt là ý nghĩa của việc đọc sách.
4/ Dặn dò học sinh chuẩn bị cho tiết học tiếp theo( 3’)
 a/ Ra bài tập về nhà:
 -Nắm vững nội dung hai đoạn đầu của văn bản.
 b/ Chuẩn bị bài mới:
 - Soạn tiếp hai nội dung tiếp theo.
 + Cái khó của đọc sách là gì?
 + Phương pháp đọc sách?
IV- RÚT KINH NGHIỆM – BỔ SUNG: 
.
Ngày soạn: 13/01/2009
Tuần : Tiết: 92 * Bài dạy: 
BÀN VỀ ĐỌC SÁCH
 ( Chu Quang Tiềm) ( Tiếp)
I-MỤC TIÊU:
 1/ Kiến Thức: Giúp học sinh hiểu được 2 lập luận chính:
+Cái khó của việc đọc sách.
+Phương pháp đọc sách.
 2/ Kĩ Năng: Lập luận, chứng minh.
 3/ Thái độ: Giáo dục học sinh biết học tập những điều bổ ích khi đọc sách.
II/ CHUẨN BỊ:
 1/ Chuẩn bị của giáo viên:
 - Nội dung bài giảng, sách bình giảng, sách nâng cao. 
 - Tranh : Chân dung tác giả và bảng phụ.
 2/ Chuẩn bị của học sinh: 
 - Đọc kĩ bài văn, tìm hiểu luận điểm.
 -Trả lời các câu hỏi còn lại trong SGK
III/ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
 1/ Ổn định tình hình lớp: (1’)
 - Nề nếp:
 - Chuyên cần: 9A3:.,9A4:.
 2-Kiểm tra bài cũ: (5’)
a) Câu hỏi :
- Câu 1/ Vb “Bàn về đọc sách” của Chu Quang Tiềm nghị luận về vấn đề gì ? Nêu tóm tắt các luận điểm chính của vb ?
- Câu 2/ Trong vb này, học giả Chu Quang Tiềm đã nêu tầm quan trọng và ý nghĩa của việc đọc sách như thế nào ?
b) Đáp án :
 * Câu 1/ - Vấn đề nghị luận : Bàn về chuyện đọc sách để tích luỹ tri thức.
	 - Luận điểm chính :	
+ Khẳng định tầm quan trọng, ý nghĩa cần thiết của việc đọc sách.
+ Nêu các khó khăn, các thiên hướng sai lạc dễ mắc phải của việc đọc sách trong tình 
hình hiện nay.
+ Bàn về phương pháp đọc sách ( bao gồm các lựa chọn sách cần đọc và cách đọc như
 thế nào cho có hiệu quả)
 * Câu 2/ Tầm quan trọng, ý nghĩa của việc đọc sách :
- Sách ghi chép, cô đúc và lưu truyền mọi tri thức, mọi thành tựu của loài người. 
 Là kho tàn di sản tinh thần quí báu của loài người.
 - Đọc sách là một con đường tích luỹ, nâng cao vốn tri thức, là sự chuẩn bị để có thể 
làm cuộc trường chinh vạn dặm trên con đường học vấn, đi phát hiện thế giới mới. 
 3-Giảng bài mới: 
 * Giới thiệu bài: ( 1’) 
 + Cách lựa chọn sách khi đọc ?
 + Phương pháp đọc sách ?
 + Tính thuyết phục, sức hấp dẫn của văn bản ?
Tiết học hôm nay, Thầy cùng các em sẽ tìm hiểu kĩ hơn những vấn đề đó.
 * Tiến trình bài dạy: ( 35’)
TG
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung
 22’
* Hoạt động 1/ Phân tích(Tiếp theo)
2/ Phân tích(Tiếp theo)
- GV gọi HS đọc hai đoạn còn lại của văn bản.
-Hỏi: Muốn tích luỹ học vấn, đọc sách có hiệu quả, tại sao trước tiên cần biết lựa chọn sách mà đọc ? Theo tác giả, nên lựa chọn ntn ? 
+Gợi ý :Đọc sách có dễ không ? Tại sao cần lựa chọn sách khi đọc ?
* GV chốt lại:
- Đọc sách ngày nay không dễ,
vì lịch sử càng tiến lên, di sản tinh thần nhân loại càng phong phú, sách vở tích luỹ càng nhiều .
- Cần phải lựa chọn sách khi đọc, vì nếu không chọn sách đúng đắn, cần thiết thì sẽ dẫn đến hai thiên hướng sai lạc :
 + Sách nhiều khiến người ta không chuyên sâu, dễ sa vào lối “ăn tươi nuốt sống” chứ không kịp tiêu hoá, không biết nghiền ngẫm.
 + Sách nhiều khiến người đọc khó lựa chọn, lãng phí thời gian và sức lực với những cuốn sách không thật có ích.
Hỏi: Theo tác giả Chu QuangTiềm, cần lựa chọn sách khi đọc ntn ?
 * GV chốt lại:
- Không tham đọc nhiều, đọc lung tung mà phải chọn cho tinh, đọc cho kĩ những quyển nào thực sự có giá trị, có lợi cho mình. Cần đọc kĩ các cuốn sách, tài liệu cơ bản thuộc về lĩnh vực chuyên môn, chuyên sâu của mình. Trong khi đọc tài ... âng có bố, thái độ và cử chỉ của Blăng-sốt ntn ?
-Hỏi: Tóm lại, chị Blăng-sốt là người phụ nữ ntn ?
è GV nhận xét và kết luận.
Chị Blăng-sốt là người mẹ rất mực thương con, tính cách đứng đắn.
-Hỏi: Em hãy phân tích diễn biến tâm trạng của bác Phi-líp qua các giai đoạn : 
 + Trên đường đưa Xi-mông về nhà ; 
 + Khi gặp chị Blăng-sốt ; 
 + Lúc đối đáp với Xi-mông.
* GV nhận xét và chốt lại:
 Diễn biến tâm trạng Phi-líp :
- Khi đưa Xi-mông về nhà, Phi-líp nghĩ bụng có thể đùa cợt với chị Blăng-sốt, “nghe đồn chị là một trong những cô gái đẹp nhất vùng” và “tự nhủ thầm rằng một tuổi xuân đã lầm lỡ, rất có thể lỡ lầm lần nữa”.
- Khi gặp chị Blăng-sốt, ý nghĩ kia không còn. Bác hiểu ra chị là người tốt, nên không thể đùa bỡn với chị được nữa.
- Cuối cùng, khi đối đáp với Xi-mông, phần vì thương Xi-mông, phần vì cảm mến Blăng-sốt, bác nói nửa như thật, nửa như đùa là bác vui lòng làm bố Xi-mông.
* Dự kiến trả lời:
 Bản chất của chị được nhà văn chú ý thể hiện qua hình ảnh ngôi nhà của chị – “Một ngôi nhà nhỏ, quét vôi trắng, hết sức sạch sẽ” -> chị tuy nghèo nhưng sống đúng đắn, nghiêm túc.
* Bản chất của chị còn bộc lộ qua thái độ của chị với khách : nghiêm nghị, đứng đắn khi đứng trước người đàn ông lạ lẫm. 
* Bản chất tốt còn bộc lộ ở nỗi lòng của chị khi con nói bị bạn đánh vì không có bố : “Đôi má thiếu phụ đỏ bừng và, tê tái đến tận xương tuỷ,  nước mắt lã chã tuôn rơi”. Khi nghe con hỏi Phi-líp : “Bác có muốn làm bố cháu không ? ” thì chị lặng ngắt và quằn quại, dựa người vào tường, hai tay ôm ngực.
* Dự kiến trả lời:
 Diễn biến tâm trạng Phi-líp :
- Khi đưa Xi-mông về nhà, Phi-líp nghĩ bụng có thể đùa cợt với chị Blăng-sốt, “nghe đồn chị là một trong những cô gái đẹp nhất vùng” và “tự nhủ thầm rằng một tuổi xuân đã lầm lỡ, rất có thể lỡ lầm lần nữa”.
- Khi gặp chị Blăng-sốt, ý nghĩ kia không còn. Bác hiểu ra chị là người tốt, nên không thể đùa bỡn với chị được nữa.
- Cuối cùng, khi đối đáp với Xi-mông, phần vì thương Xi-mông, phần vì cảm mến Blăng-sốt, bác nói nửa như thật, nửa như đùa là bác vui lòng làm bố Xi-mông.
b/ Nhân vật Blăng-sốt :
– “Một ngôi nhà nhỏ, quét vôi trắng, hết sức sạch sẽ” -> chị tuy nghèo nhưng sống đúng đắn, nghiêm túc.
- Nghiêm nghị, đứng đắn khi đứng trước người đàn ông lạ.
- Đau đớn đến tê tái, quằn quại khi con bị bạn đánh vì không có bố, và khi con yêu cầu người khách lạ làm bố của mình.
=> Chị Blăng-sốt là người mẹ rất mực thương con, tính cách đứng đắn
c/ Nhân vật Phi-lip :
* Là một bác thợ rèn cao lớn, râu tóc đen, quăn, vẻ mặt nhân hậu.
* Diễn biến tâm trạng Phi-líp :
- Khi đưa Xi-mông về nhà, Phi-líp nghĩ bụng có thể đùa cợt với chị Blăng-sốt vì chị đã từng lầm lỡ.
- Khi gặp chị Blăng-sốt, Bác hiểu ra chị là người tốt nên rất nghiêm túc, lịch sự. 
- Vì thương Xi-mông và cảm mến Blăng-sốt, Phi-lip vui lòng nhận làm bố của Xi-mông.
* Hoạt động 2/ Tổng kết bài:
3/ Tổng kết bài:
-Hỏi: Qua việc phân tích trên, em thấy tâm trạng của các nhân vật diễn biến ntn ?
* GV nhận xét và chốt lại:
Tâm trạng của Xi-mông diễn biến từ buồn đến vui ; tâm trạng của Blăng-sốt ngượng ngùng đến đau khổ, rồi quằn quại hổ thẹn. Diễn biến tâm trạng của Phi-líp vừa phức tạp, vừa bất ngờ.
-Hỏi:Qua văn bản này, G. Mô-pa-xăng muốn nhắc nhở mọi người điều gì ?
* GV nhận xét và chốt lại:
Qua đó nhắc nhở chúng ta về lòng thương yêu bạn bè, mở rộng ra là lòng thương yêu con người, sự thông cảm với những nỗi đau hoặc lỡ lầm của người khác.
* Dự kiến trả lời:
 Tâm trạng của Xi-mông diễn biến từ buồn đến vui ; tâm trạng của Blăng-sốt ngượng ngùng đến đau khổ, rồi quằn quại hổ thẹn. Diễn biến tâm trạng của Phi-líp vừa phức tạp, vừa bất ngờ.
* Dự kiến trả lời:
- Qua đó nhắc nhở chúng ta về lòng thương yêu bạn bè, mở rộng ra là lòng thương yêu con người, sự thông cảm với những nỗi đau hoặc lỡ lầm của người khác.
- Nhà văn Guy đơ Mô-pa-xăng đã thể hiện sắc nét diễn biến tâm trạng của ba nhân vật Xi-mông, Blăng-sốt, Phi-líp trong đoạn trích Bố của Xi-mông.
- Qua đó nhắc nhở chúng ta về lòng thương yêu bạn bè, mở rộng ra là lòng thương yêu con người, sự thông cảm với những nỗi đau hoặc lỡ lầm của người khác.
* Hoạt động 3/ Luyện tập:
4/ Luyện tập:
* Hoạt động 4/ Củng cố bài:
5/ Củng cố bài:
-GV củng cố lại kiến thức về:
+ Nội dung?
+ Nghệ thuật?
è Gọi HS đọc Ghi nhớ SGK.
- HS đọc Ghi nhớ SGK.
- Ghi nhớ SGK.
 4/ Dặn dò HS chuẩn bị cho tiết học tiếp theo ( 3’)
a/ Ra bài tập về nhà:
 + Học bài.
 + Tóm tắt tác phẩm ( Đoạn trích SGK)
b/ Chuẩn bị bài mới: Ôn bài và soạn bài theo các câu hỏi SGK.
IV- RÚT KINH NGHIỆM – BỔ SUNG: 
Ngày soạn : 16/ 04/ 2006 * Bài dạy: 
Tiết: 153 ÔN TẬP VỀ TRUYỆN
I. MỤC TIÊU: Giúp HS :
Oân tập, củng cố kiến thức về những tác phẩm truyện hiện đại VN đã học trong chương trình Ngữ văn lớp 9. Củng cố những hiểu biết về thể loại truyện : trần thuật, xây dựng nhân vật, cốt truyện và tình huống truyện.
Rèn luyện kĩ năng tổng hợp, hệ thống hoá kiến thức.
Bồi dưỡng lòng yêu thích văn học.
II. CHUẨN BỊ :
GV : Phương án tổ chức lớp : thảo luận nhóm.
HS : Oân lại nội dung kiến thức của các vb truyện đã học ở lớp 9 ; soạn bài.
III.HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Ổn định lớp (1’)
Kiểm tra bài cũ (4’) : Kiểm tra vở soạn bài của học sinh.
Bài mới : GV nêu mục đích yêu cầu của tiết ôn tập.
HĐ của GV
HĐ của HS
NDKT
37’
Hđ 1 : Lập “Bảng thống kê tác phẩm truyện hiện đại VN đã học trong sách Ngữ văn 9.”
TT
Tác phẩm
Tác giả
Năm st
Tóm tắt nội dung
1
Làng
Kim Lân
1948
Qua tâm trạng đau xót, tủi hổ của ông Hai ở nơi tản cư khi nghe tin đồn làng mình theo giặc, truyện thể hiện tình yêu làng quê sâu sắc thống nhất với lòng yêu nước và tinh thần kháng chiến của người nông dân.
2
Lặng lẽ 
Sa 
Pa
Nguyễn Thành Long
1970
Cuộc gặp gỡ tình cờ của ông hoạ sĩ, cô kĩ sư mới ra trường với người thanh niên làm việc một mình tại trạm khí tượng trên núi cao Sa Pa. Qua đó, truyện ngợi ca những người lao động thầm lặng, có cách sống đẹp, cống hiến sức mình cho đất nước.
3
Chiếc lược ngà
Nguyễn Quang Sáng
1966
Câu chuyện éo le và cảm động về hai cha con : ông Sáu và bé Thu trong lần ông về thăm nhà và ở khu căn cứ. Qua đó, truyện ngợi ca tình cha con thắm thiết trong hoàn cảnh chiến tranh.
4
Bến quê
Nguyễn Minh Châu
1985
Qua những cảm xúc và suy ngẫm của nhân vật Nhĩ vào lúc cuối đời trên giường bệnh, truyện thức tỉnh ở mọi người sự trân trọng những giá trị và vẻ đẹp bình dị, gần gũi của cuộc sống, của quê hương.
5
Những ngôi sao 
Xa
xôi
Lê Minh Khuê
1971
Cuộc sống, chiến đấu của ba cô thanh niên xung phong trên một cao điểm ở tuyến đường Trường Sơn trong những năm chiến tranh chống Mĩ cứu nước. Truyện đã làm nỗi bật tâm hồn trong sáng, giàu mộng mơ, tinh thần dũng cảm, cuộc sống chiến đấu đầy gian khổ, hi sinh nhưng rất hồn nhiên, lạc quan của họ.
Hđ 2 : Hd HS trả lời câu hỏi SGK
-H: Các tác phẩm truyện sau CM 8 - 1945 trong bảng thống kê trên đã phản ánh được những nét gì về đất nước và con người VN ở giai đoạn đó .
-H: Hình ảnh các thế hệ con người VN yêu nước trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ được miêu tả qua những nhân vật nào ? Hãy nêu những nét phẩm chất chung của các nhân vật ấy và nét tính cách nổi bật ở mỗi nhân vật.
* GV nêu bt 4 -> Cho HS phát biểu tự do cảm nghĩ của mình -> GV góp ý.
* Cho HS thảo luận nhóm để trả lời câu hỏi 5, 6 -> Gọi HS trả lời , GV góp ý.
Hđ 2 : Trả lời câu hỏi SGK
* Khái quát -> Trả lời .
* Liệt kê -> Nêu.
* Khái quát những nét chung và riêng ở các nhân vật .
* Phát biểu cảm nghĩ về nhân vật yêu thích trong các tác phẩm đã học.
* Thảo luận nhóm -> Nêu kết quả thảo luận.
2 \ SGK : Những nét tiêu biểu về đất nước và con người VN từ năm 1945 :
- Cả dân tộc phải liên tiếp tiến hành 2 cuộc kháng chiến chống Pháp – Mĩ đầy gian khổ, hi sinh nhưng cũng rất anh dũng.
- Dân tộc phải đương đầu với nhiều khó khăn, thách thức mới trong công cuộc bảo vệ và xây dựng lại đất nước theo định hướng XHCN.
- Con người VN bình dị nhưng rất cao đẹp : yêu làng, yêu nước thiết tha ; tình đồng chí, tình gia hương sâu nặng ; có ý thức sống đẹp , giàu tình cảm ,  
3\ SGK
* Hình ảnh con người VN thuộc nhiều thế hệ trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ đã được thể hiện sinh động qua một số nhân vật ông Hai (Làng), người thanh niên (Lặng lẽ Sa Pa) , ông Sáu và bé Thu ( Chiếc lược ngà), ba cô gái thanh niên xung phong (Những ngôi sao xa xôi ).
- Nét phẩm chất chung của các nhân vật : yêu nước thiết tha, tình gia đình sâu nặng, dũng cảm, có tinh thần trách nhiệm và ý thức công dân, hồn nhiên, trong sáng, giàu tình cảm,  
- Tính cách nổi bật ở mỗi nhân vật :
 + Oâng Hai : Tình yêu làng gắn với tình yêu nước và tinh thần kháng chiến.
 + Anh thanh niên : Có cách sống đẹp, cống hiến sức mình cho đất nước trong một công việc hết sức thầm lặng, một mình trên núi cao.
 + Bé Thu : Tính tình cứng cõi, tình cảm nồng nàn, thắm thiết với người cha.
 + Oâng Sáu : Tình cha con sâu nặng, thiết tha trong hoàn cảnh éo le và xa cách của chiến tranh.
 + Ba cô gái thanh niên xung phong : Tâm hồn trong sáng, tính cách dũng cảm, hồn nhiên trong chiến đấu gian khổ hi sinh vẫn lạc quan yêu đời.
5.6 SGK \ Vài đặc điểm nghệ thuật của các truyện đã học.
- Về phương thức trần thuật : chủ yếu sử dụng cách trần thuật ở ngôi thứ nhất ( nhân vật xưng “tôi” ).
- Tình huống truyện đặc sắc.
- Miêu tả nội tâm nhân vật tinh tế, sâu sắc.

Tài liệu đính kèm:

  • docNgu Van 9 Hoc Ky 2.doc