Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Hướng dẫn Cách làm mở bài

Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Hướng dẫn Cách làm mở bài

Đúng, trúng và hay

Nếu thời gian cho một bài Văn là 90 phút, bạn mất bao lâu để viết phần mở bài? Không ít bạn đã thú nhận: “có khi mình mất gần tiết cho một cái mở bài”. Như vậy, thời gian còn lại để hoàn chỉnh phần thân bài và kết luận là điều không thể. Sau đây là một số phương pháp để có một mở bài đúng, trúng và hay mà không mất quá nhiều thời gian

Trước hết cần hiểu về các khái niệm đúng, trúng và hay về phần mở bài. Theo cô Thanh Thủy: “Một mở bài được xem là đúng khi nó nói được vấn đề đặt ra trong đề bài. Trúng là khi mở bài gọi tên đúng, chính xác vấn đề mà đề bài yêu cầu. Mở bài hay là khi nó kết được cả hai yếu tố đúng, trúng và đạt được sự lôi cuốn, gợi mở. Tùy vào dụng ý của người viết mà chúng ta có cách mở bài trực tiếp hoặc gián tiếp”

Mở bài trực tiếp thường đi thẳng vào vấn đề cần nghị luận, không câu nệ câu chữ, ý tưởng nên thường nêu ra được vấn đề một cách trực tiếp nhất, rõ ràng nhất. Nhưng cũng chính điều đó dẫn đến sự hạn chế của một mở bài trực tiếp. Nó ít khi có được sự mềm mại, uyển chuyển, linh hoạt, khơi gợi mà một mở bài cần có và nên có. Bởi mở bài giống như một lời chào đầu tiên dành cho người đọc. Ngay từ lời chào đầu đã không hấp dẫn người đọc thì liệu người đọc có hứng khởi mà đi tiếp những phần tiếp theo không? Vì thế, chúng ta nên đầu tư một chút cho “lời chào” bằng cách mở bài gián tiếp.

Mở bài gián tiếp thường bắt đầu từ một khía cạnh liên quan đến vấn đề cần nghị luận. Từ đó người viết dẫn dắt một cách khéo léo và có liên kết đến vấn đề chính mà đề ra yêu cầu. Thường thì có 4 cách mở bài gián tiếp: Diễn dịch, quy nạp, tương liên, đối lập.

“Với mở bài theo lối diễn dịch các em nêu ra những ý kiến khái quát hơn vấn đề đặt ra trong đề bài rồi mới bắt đầu vào vấn đề ấy. Chẳng hạn khi phân tích bài Thu điếu (Nguyễn Khuyến), chúng ta sẽ bắt đầu bằng: “Đề tài mùa thu trong văn học xưa nay ”

Mở bài theo kiểu quy nạp tức là nêu lên những ý nhỏ hơn vấn đề đặt ra trong đề bài rồi mới tổng hợp lại vấn đề cần nghị luận.

 

doc 48 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 739Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Hướng dẫn Cách làm mở bài", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
cách làm mở bài
1.
Đúng, trúng và hay
Nếu thời gian cho một bài Văn là 90 phút, bạn mất bao lâu để viết phần mở bài? Không ít bạn đã thú nhận: “có khi mình mất gần tiết cho một cái mở bài”. Như vậy, thời gian còn lại để hoàn chỉnh phần thân bài và kết luận là điều không thể. Sau đây là một số phương pháp để có một mở bài đúng, trúng và hay mà không mất quá nhiều thời gian
Trước hết cần hiểu về các khái niệm đúng, trúng và hay về phần mở bài. Theo cô Thanh Thủy: “Một mở bài được xem là đúng khi nó nói được vấn đề đặt ra trong đề bài. Trúng là khi mở bài gọi tên đúng, chính xác vấn đề mà đề bài yêu cầu. Mở bài hay là khi nó kết được cả hai yếu tố đúng, trúng và đạt được sự lôi cuốn, gợi mở. Tùy vào dụng ý của người viết mà chúng ta có cách mở bài trực tiếp hoặc gián tiếp”
Mở bài trực tiếp thường đi thẳng vào vấn đề cần nghị luận, không câu nệ câu chữ, ý tưởng nên thường nêu ra được vấn đề một cách trực tiếp nhất, rõ ràng nhất. Nhưng cũng chính điều đó dẫn đến sự hạn chế của một mở bài trực tiếp. Nó ít khi có được sự mềm mại, uyển chuyển, linh hoạt, khơi gợi mà một mở bài cần có và nên có. Bởi mở bài giống như một lời chào đầu tiên dành cho người đọc. Ngay từ lời chào đầu đã không hấp dẫn người đọc thì liệu người đọc có hứng khởi mà đi tiếp những phần tiếp theo không? Vì thế, chúng ta nên đầu tư một chút cho “lời chào” bằng cách mở bài gián tiếp. 
Mở bài gián tiếp thường bắt đầu từ một khía cạnh liên quan đến vấn đề cần nghị luận. Từ đó người viết dẫn dắt một cách khéo léo và có liên kết đến vấn đề chính mà đề ra yêu cầu. Thường thì có 4 cách mở bài gián tiếp: Diễn dịch, quy nạp, tương liên, đối lập.
“Với mở bài theo lối diễn dịch các em nêu ra những ý kiến khái quát hơn vấn đề đặt ra trong đề bài rồi mới bắt đầu vào vấn đề ấy. Chẳng hạn khi phân tích bài Thu điếu (Nguyễn Khuyến), chúng ta sẽ bắt đầu bằng: “Đề tài mùa thu trong văn học xưa nay” 
Mở bài theo kiểu quy nạp tức là nêu lên những ý nhỏ hơn vấn đề đặt ra trong đề bài rồi mới tổng hợp lại vấn đề cần nghị luận. 
Chúng ta có thể mở bài theo cách tương liên: Nêu lên một ý giống như ý trong đề rồi bắt sang vấn đề cần nghị luận. Ý được nêu ra có thể là một câu tục ngữ, ca dao, danh ngôn, một nhận định hoặc những chân lý phổ biến, những sự kiện nổi tiếng. 
Còn một cách nữa để có một mở bài gián tiếp đó là sử dụng phương pháp đối lập. Người viết thường nêu lên những ý trái ngược với ý trong đề bài rồi lấy đó làm cớ để chuyển sang vấn đề cần nghị luận. Học sinh nào sử dụng nhuần nhuyễn phương pháp này thì hiệu quả mang lại sẽ rất cao, gây được ấn tượng đối với người đọc. 
3 nguyên tắc làm mở bài 
Như đã nói, một mở bài hay trước hết phải là một mở bài đúng. Và đây là 3 nguyên tắc để có một mở bài đúng, hay mà vẫn không mất quá nhiều thời gian. Các bạn lưu ý nhé:
- Cần nêu đúng vấn đề đặt ra trong đề bài. Nếu đề bài yêu cầu giải thích, chứng minh, phân tích hay bình luận một ý kiến thì phải dẫn lại nguyên văn ý kiến đó trong phần mở bài.
- Chỉ được phép nêu những ý khái quát, tuyệt đối không lấn sang phần thân bài, giảng giải minh họa hay nhận xét ý kiến trong phần mở bài
- Để không quá tốn thời gian cho phần mở bài trong các kỳ thi quan trọng, các bạn có thể chuẩn bị sẵn một số hướng mở bài cho từng dạng đề. Chuẩn bị sẵn vài ý kiến nhận định của các nhà phê bình văn học về một số vấn đề lớn (VD: chủ đề nhân đạo, hiện thực trong các tác phẩm, trong từng giai đoạn) hoặc những nhận định chung về các tác phẩm, tác giả. Những tư liệu này sẽ là nguyên liệu sẵn có giúp bạn không phải lúng túng khi bắt đầu làm bài. 
Mong rằng 4 phương pháp mở bài gián tiếp cùng những nguyên tắc trên sẽ giúp cho các bạn học sinh không còn gặp tình trạng “không biết bắt đầu từ đâu dù trong đầu có rất nhiều ý tưởng” như bạn sweetnightmare đã bày tỏ trên diễn đàn của Hocmai.vn. Chúc các bạn thành công trong các bài văn của mình, đặc biệt là mở bài phải đúng và cuốn hút đấy nhé! 
LUYỆN THI VÀO LỚP 10 THPT - MÔN VĂN
, ĐỀ SỐ 1
Câu 1: (2,5 điểm)
Chép lại chính xác bài thơ Bánh trôi nước của Hồ Xuân Hương và phân tích ý nghĩa của các cặp từ trái nghĩa có trong bài thơ. 
Câu 2: (5 điểm)
Suy nghĩ của em về nhân vật ông Hai trong truyện ngắn Làng của nhà văn Kim Lân.
GỢI Ý TRẢ LỜI PHẦN TỰ LUẬN
Câu 1: (2,5 điểm)
Học sinh chép được chính xác bài thơ cho 0,5 điểm. Nếu sai 3 lỗi về từ ngữ hoặc chính tả thì trừ 0,25 điểm.
Phân tích ý nghĩa của các cặp từ trái nghĩa : nổi - chìm, rắn- nát với nghĩa tả thực là quá trình nặn bánh : do bàn tay con người để bột rắn hoặc nát và quá trình luộc bánh mới cho vào bánh chìm xuống nhưng khi chín thì nổi lên ; Nghĩa tượng trưng : cuộc đời, thân phận của người phụ nữ trong xã hội cũ không được làm chủ cuộc đời mình, bị phụ thuộc vào kẻ khác, bị xã hội xô đẩy, vùi dập, chìm nổi lênh đênh. Các cặp từ trái nghĩa nói lên được tấm lòng đồng cảm sâu sắc và là tiếng nói của người phụ nữ xót xa cho giới mình của Hồ Xuân Hương.
Câu 2: (5 điểm)
Học sinh vận dụng các kĩ năng về nghị luận nhân vật văn học để nêu những suy nghĩ về nhân vật ông Hai - người nông dân yêu làng, yêu nước trong kháng chiến chống Pháp bằng các ý cụ thể như sau :
a. Giới thiệu về truyện ngắn Làng, tác phẩm viết về người nông dân trong những ngày đầu cuộc kháng chiến chống Pháp, giai đoạn đất nước đang ở thế cầm cự, nhân dân làng Chợ Dầu theo lệnh kháng chiến đi tản cư ở vùng Yên Thế (Bắc Giang). Và chính trong hoàn cảnh đó, nhân vật ông Hai, người nông dân thật thà chất phác đã thể hiện những trưởng thành trong nhận thức và suy nghĩ của mình về tình cảm yêu làng, yêu nước.
b. Phân tích các phẩm chất về tình yêu làng của ông Hai : 
- Nỗi nhớ làng da diết trong những ngày đi tản cư : buồn bực trong lòng, nghe ngóng tin tức về làng, hay khoe về cái làng Chợ Dầu với nỗi nhớ và niềm tự hào mãnh liệt.
- Đau khổ, dằn vặt khi nghe tin làng mình làm Việt gian : tủi nhục đau đớn, xấu hổ không dám nhìn ai, lo sợ bị người ta bài trừ, không chứa ; ruột gan cứ rối bời, không khí gia đình nặng nề, u ám...
- Niềm sung sướng cảm động đến trào nước mắt khi tin xấu về làng ông được cải chính : ông đi khoe khắp nơi, đến từng nhà với dáng vẻ lật đật và lại tự hào ngẩng cao đầu kể về làng Chợ Dầu quê hương ông một cách say sưa và náo nức lạ thường.
c. Đánh giá và khẳng định tình yêu làng của ông Hai gắn với tình yêu đất nước, yêu kháng chiến: trong thâm tâm ông luôn tự hào về ngôi làng giàu truyền thống văn hoá, trù phú và tự hào về sự thuỷ chung với cách mạng, với Bác Hồ của quê hương mình. Sự thay đổi nhận thức để nhận ra kẻ thù là bọn đế quốc phong kiến theo một quá trình tâm lí hết sức tự nhiên khiến ta thêm trân trọng yêu mến người nông dân này vì tình cảm gắn bó với quê hương, xóm làng và cách mạng.
d. Khẳng định tình yêu quê hương đất nước là một vẻ đẹp của con người Việt Nam, đặc biệt trong những ngày đất nước gian nguy tình cảm ấy được thử thách càng tô đẹp thêm phẩm chất của con người Việt Nam.
LUYỆN THI VÀO 10 THPT - MÔN VĂN
GỢI Ý TRẢ LỜI PHẦN TỰ LUẬN, ĐỀ SỐ 2
Câu 1: (1,5 điểm)
Chép lại chính xác 4 dòng thơ đầu trong đoạn trích Cảnh ngày xuân trích trong Truyện Kiều của Nguyễn Du. Viết khoảng 5 câu nhận xét về nội dung và nghệ thuật của đoạn thơ đó.
Câu 2: (6 điểm)
Nêu suy nghĩ của em về bài thơ Đoàn thuyền đánh cá của Huy Cận.Câu 1: (2,5 điểm)
Học sinh chép chính xác 4 dòng thơ cho 0,5 điểm (nếu sai 3 lỗi chính tả hoặc từ ngữ trừ 0,25 điểm) :
Ngày xuân con én đưa thoi,
Thiều quang chín chục đã ngoài sáu mươi.
Cỏ non xanh tận chân trời,
Cành lê trắng điểm một vài bông hoa. 
Nội dung và nghệ thuật của đoạn thơ (1 điểm)
+ Bức tranh mùa xuân được gợi lên bằng nhiều hình ảnh trong sáng : cỏ non, chim én, cành hoa lê trắng là những hình ảnh đặc trưng của mùa xuân.
+ Cảnh vật sinh động nhờ những từ ngữ gợi hình : con én đưa thoi, điểm...
+ Cảnh sắc mùa xuân gợi vẻ tinh khôi với vẻ đẹp khoáng đạt, tươi mát.
Câu2:(5điểm)
Yêu cầu : bằng cách sử dụng kĩ năng của văn lập luận, học sinh đánh giá, bày tỏ những cảm xúc, suy nghĩ về bức tranh hoàn chỉnh của chuyến ra khơi đánh cá được Huy Cận miêu tả trong bài thơ Đoàn thuyền đánh cá và sự ngợi ca biển, ngợi ca con người lao động trong không khí làm chủ. Cụ thể :
1. Giới thiệu về hoàn cảnh sáng tác bài thơ (1958) khi miền Bắc xây dựng xã hội chủ nghĩa, tái hiện cảnh sắc thiên nhiên và không khí lao động của một vùng biển giàu đẹp của miền Bắc, ca ngợi con người và biển cả hùng vĩ, bao la.
2. Cảm nhận về con người và biển cả theo hành trình chuyến ra khơi của đoàn thuyền đánh cá :
a. Cảnh đoàn thuyền đánh cá ra khơi :
- Hoàng hôn trên biển : đẹp hùng vĩ qua các hình ảnh so sánh : Mặt trời xuống biển như hòn lửa.
- Cảnh người lao động ra khơi : mang vẻ đẹp lãng mạn, thể hiện tinh thần hào hứng và khẩn trương trong lao động : Câu hát căng buồm cùng gió khơi.
b. Cảnh lao động đánh cá trên biển ban đêm :
- Cảm nhận về biển : giàu có và lãng mạn (đoạn thơ tả các loài cá, cảnh thuyền đi trên biển với cảm xúc bay bổng của con người : Lướt giữa mây cao với biển bằng)
- Công việc lao động vất vả nhưng lãng mạn và thi vị bởi tình cảm yêu đời, yêu biển của ngư dân. Họ coi đó như một cuộc đua tài : Dàn đan thế trận lưới vây giăng...
c. Cảnh đoàn thuyền đánh cá từ khơi xa trở về :
- Hình ảnh thơ lặp lại tạo nên một lối vòng khép kín với dư âm của lời hát lạc quan của sự chiến thắng.
- Hình ảnh nhân hoá nói quá : Đoàn thuyền chạy đua cùng mặt trời gợi vẻ đẹp hùng tráng về nhịp điệu lao động khẩn trương và không khí chiến thắng sau đêm lao động miệt mài của các chàng trai ngư dân.
- Cảnh bình minh trên biển được miêu tả thật rực rỡ, con người là trung tâm bức tranh với tư thế ngang tầm vũ trụ và hình ảnh no ấm của sản phẩm đánh bắt được từ lòng biển : Mắt cá huy hoàng muôn dặm phơi.
3. Khẳng định đây là bài ca lao động yêu đời phơi phới của người ngư dân sau những ngày dành được tự do với ý thức quyết tâm xây dựng quê hương đất nước giàu đẹp. 
LUYỆN THI VÀO 10 THPT - MÔN VĂN D3
Câu 1: (1,5 điểm)
Nhận xét về nghệ thuật tả người của Nguyễn Du qua đoạn trích Mã Giám Sinh mua Kiều.
Câu 2: (6 điểm)
Cảm nghĩ về thân phận người phụ nữ qua bài thơ Bánh trôi nước của Hồ Xuân Hương và tác phẩm Chuyện người con gái Nam Xương của Nguyễn Dữ.
BL:
Câu1:(1,5điểm)
Nhận xét nghệ thuật tả người của Nguyễn Du qua đoạn trích Mã Giám Sinh mua Kiều cần đạt được các ý cơ bản sau :
- Bút pháp tả thực được Nguyễn Du sử dụng để miêu tả nhân vật Mã Giám Sinh. Bằng bút pháp này, chân dung nhân vật hiện lên rất cụ thể và toàn diện : trang phục áo quần bảnh bao, diện mạo mày râu nhẵn nhụi, lời nói xấc xược, vô lễ, cộc lốc "Mã Giám Sinh", cử chỉ hách dịch ngồi tót sỗ sàng... tất cả làm hiện rõ bộ mặt trai lơ đểu giả, trơ trẽn và lố bịch của tên buôn thịt bán người giả danh trí thức.
- Trong Truyện Kiều, tác giả sử dụng bút pháp tả thực để miêu tả các nhân vật phản diện như Mã Giám Sinh, Tú Bà, Sở Khanh, Hồ Tôn Hiến... phơi bày bộ mặt th ... Điểm đặc sắc nhất về nghệ thuật trong đoạn văn trên là gì?
a. Cách xây dựng tình huấng hấp dẫn
b. Cách bộc lộ tình cảm linh hoạt 
c. Sử dụng nhiều biện pháp ẩn dụ, nhân hoá.
d. Sử dụng các kiểu câu linh hoạt có giá trị biểu cảm
8. Câu văn “ Sao chóng thế?“ được dùng với mục đích gì?
a. Bày tỏ ý nghi vấn	b. Thể hiện sự cầu khiến
c. Bộc lộ cảm xúc	d. Trình bày một sự việc
9. Từ “rõ ràng” trong câu văn “ Rõ ràng tôi không tiếc những viên đá” là thành phần gì?
a. Khởi ngữ	b. Thành phần biệt lập tình thái
c. Thành phần biệt lập phụ chú	d. Thành phần biệt lập cảm thán
10. Từ “ chúng” trong đoạn văn “ Ôi chao, có thể làtâm trí tôi”được dùng để thay thế cho từ ngữ nào?
a. Bỗng chốc 	b. Một cơn mưa đá
c. Những cái đó 	d. Cả a,b,c
PHẦN II: TỰ LUẬN (6đ)
Câu 1(1đ) Trong bài thơ “ Viếng lăng Bác” Viễn Phương viết:
Bác nằm trong giấc ngủ bình yên
Giữa một vầng trăng sáng dịu hiền
Vẫn biết trời xanh là mãi mãi.
Mà sao nghe nhói ở trong tim”
Hãy viết đoạn văn (5 câu) phân tích cảm xúc của nhà thơ về Bác.
Câu 2(5đ)
Người xưa có câu: “Uống nước nhớ nguồn”
Hãy giải thích câu tục ngữ trên. Ngày nay nhân dân ta đã kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp đó như thế nào?
-------------------------------------------------
ĐÁP ÁN ĐỀ BỘ ĐỀ 14
PHẦN I TRẮC NGHIỆM(4đ) Mỗi câu đúng 0.4đ
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
c
c
b
c
b
a
d
c
b
c
PHẦN II: TỰ LUẬN (6đ)
Câu 1: Về nội dung (0,5đ)
- Trình bày được cảm xúc: Không gian, thời gian như ngừng lại => miêu tả sự yên tỉnh trang nghiêm và lòng thành kính của tác giả.
- Nỗi xức động ghi nhận bằng hình ảnh ẩn dụ trời xanh và động từ “nhói”=> tả sự hoá thân của Bác, và nỗi xúc động của nhà thơ.
- Về hình thức (0,5đ) đủ số câu - đoạn văn gọn có sự liên kết.
Câu 2: Bài làm văn
* Yêu cầu về nội dung
- Giải thích được các hình ảnh nước, nguồn từ đó làm rõ ý nghĩa câu tục ngữ: người được hưởng thụ, kế thừa những giá trị tinh thần vật chất quý báu của người trước phải biết trân trọng, ghi nhớ và đến đáp công ơn những lớp người đã làm nên các giá trị ấy.
- Dùng những hiểu biết của mình để nhận định và chứng minh được: Đạo lí tốt đẹp đó được kế thừa và phát huy trong đời sống xã hội ta ngày nay.
- Qua đó, thể hiện tình cảm thái độ của bản thân
* Về hình thức 
- Vận dụng được phép lập luận giải thích chứng minh
- Bố cục hợp lý, chặt chẽ, văn viết trong sáng mạch lạc
* Biểu diễn:
- Điểm 5: Đáp ứng đủ các yêu cầu trên - viết có cảm xúc không mắc các lỗi thông thường 
- Điểm 4: Cơ bản đạt các yêu cầu nhất là các yêu cầu về nội dung- và lập luận rõ ràng. Có thể có vài sai sót nhỏ về lối diễn đạt.
- Điểm 3: Đạt trên mức trung bình
- Điểm 2,5:Cơ bản giải thích chứng minh được vấn đề, song có thể diễn đạt chưa tốt.
- Điểm 1-2: Tuỳ theo mức độ còn lại
- Điểm 0: Lạc đề hoàn toàn hoặc không làm được gì.
=========================================================================
BỘ ĐỀ 15
ĐỀ THI HỌC KỲ II
Môn : Ngữ Văn - Lớp 9 - Thời gian 90’
Phần I: Trắc nghiệm (4 điểm, gồm 10 câu, thời gian 15 phút)
Đọc kỹ đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi bằng cách chọn câu trả lời đúng nhất, ghi chữ cái ở đầu câu đó vào giấy làm bài (ví dụ: 1A, 2B,...)
 “Tôi rửa cho Nho bằng nước đun sôi trên bếp than. Bông băng trắng. Vết thương không sâu lắm, vào phần mềm. Nhưng vì bom nổ gần, Nho bị choáng. Tôi tiêm cho Nho. Nho lim dim mắt, dễ chịu, có lẽ không đau lắm. Chị Thao luẩn quẩn bên ngoài, lúng túng như chẳng biết làm gì mà lại rất cần được làm việc. Chị ấy sợ máu.
 -Gọi điện về đơn vị nhé !”
 (Ngữ Văn 9, tập 2)
1/Đoạn văn trên được trích từ tác phẩm nào?
A-Lặng lẽ Sa Pa B-Những ngôi sao xa xôi C-Cố hương D-Bến quê
2/Nhân vật “Tôi” trong đoạn trích là ai?
A-Nho B-Chị Thao C-Tác giả D-Phương Định
3/Phương thức biểu đạt chính của đoạn văn trên là gì?
A-Tự sự B-Miêu tả C-Biểu cảm D-Nghị luận
4/Có bao nhiêu câu của đoạn trích có sử dụng thành phần phụ chú?
A-Một B-Hai C-Ba D-Bốn
5/Tác giả của tác phẩm có chứa đoạn trích trên?
A-Nguyễn Quang Sáng B-Nguyễn Thành Long C-Lê Minh Khuê D-Nguyễn Minh Châu
6/Từ gạch chân trong câu “Nho lim dim mắt, dễ chịu, có lẽ không đau lắm.” là thành phần gì?
A-Khởi ngữ B-Thành phần biệt lập tình thái
C-Thành phần biệt lập phụ chú D-Thành phần biệt lập cảm thán
7/Từ “lúng túng” thuộc loại từ nào trong các từ sau?
A-Từ ghép B-Từ láy C-Từ đơn D-Từ đơn đa âm tiết
8/Câu: “ Gọi điện về đơn vị nhé!” có thành phần biệt lập nào?
A-Thành phần tình thái B-Thành phần cảm thán 
 C-Thành phần phụ chú D-Thành phần Gọi - Đáp
9/Nhân vật “Tôi” đã cảm nhận điều gì về chị Thao?
A-Đảm đang, tháo vát C-Lo lắng nhưng không biết hành động, xử trí như thế nào
B-Vất vả, giản dị D-Tần tảo và chịu đựng hi sinh
10/Quan hệ giữa các vế trong câu ghép “Nhưng vì bom nổ gần, Nho bị choáng” là quan hệ gì?
A-Quan hệ nguyên nhân B-Quan hệ điều kiện
C-Quan hệ tương phản D-Quan hệ nhượng bộ
Phần II: Tự luận (6 điểm, thời gian 75 phút)
 Cảm nhận của em về bài thơ “Viếng lăng Bác” của Viễn Phương.
-------------------------------------------------
ĐÁP ÁN ĐỀ BỘ ĐỀ 15
Phần I: Trắc nghiệm (4 điểm, gồm 10 câu, mỗi câu trả lời đúng được 0,4 điểm)
 1B, 2D, 3A, 4A, 5C, 6B, 7B, 8D, 9C, 10A
Phần II: Tự luận (6 điểm)
*Về nội dung: Một vài định hướng chính:
1/Mỗi khổ giãi bày một nỗi niềm riêng: Khổ một thể hiện niềm xúc động khi nhìn thấy hàng tre ở lăng Bác. Khổ hai giãi bày niềm thương tiếc, tôn kính của nhân dân dành cho Bác. Khổ ba là nỗi xúc động nghẹn ngào khi nhìn thấy Bác như đang trong giấc ngủ bình yên thanh thản ngàn đời. Khổ bốn là niềm dạt dào xúc động muốn được ở mãi bên Người.
2/Nét xuyên suốt toàn bài thơ “Viếng lăng Bác” là tình yêu thương, niềm tôn kính vô hạn đối với Bác. Đó không chỉ là tình cảm của tác giả mà còn của toàn thể miền Nam, toàn thể đất nước...
*Về nghệ thuật: Bài thơ có nhiều hình ảnh đẹp, xúc động, vừa thực vừa gợi nhiều liên tưởng.
 BIỂU ĐIỂM PHẦN TẬP LÀM VĂN:
-5-6: Vận dụng tốt kĩ năng về kiểu bài. Cảm nhận đúng hướng. Mạch lạc. Có chất văn. Vài lỗi diễn tả nhẹ.
-3-4: Vận dụng tương đối tốt kĩ năng kiểu bài, đảm bảo nội dung. Vài lỗi diễn đạt.
-1-2: Sơ sài, tản mạn, tối nghĩa.
-0 : Chưa làm được gì.
=========================================================================
BỘ ĐỀ 16
ĐỀ THI HỌC KỲ II
Môn : Ngữ Văn - Lớp 9 - Thời gian 90’
I.PHẦN TRẮC NGHIỆM: ( 4 điểm ) 
 Đọc ba khổ thơ sau và trả lời các câu hỏi bên dưới bằng cách khoanh tròn vào chữ cái đầu của câu trả lời đúng nhất:
Ta làm con chim hót
Ta làm một cành hoa
Ta nhập vào hoà ca
Một nốt trầm xao xuyến.
Một mùa xuân nho nhỏ
Lặng lẽ dâng cho đời	
Dù là tuổi hai mươi
Dù là khi tóc bạc.
Mùa xuân ta xin hát
Câu Nam ai, Nam bình
Nước non ngàn dặm mình
Nước non ngàn dặm tình
Nhịp phách tiền đất Huế.
 (Trích Mùa xuân nho nhỏ-NV9-Tập2)
Câu.1: Bài "Mùa xuân nho nhỏ "của tác giả nào?
 A.Thanh Hải B. Chế Lan Viên
 C. Nguyễn Duy D. Nguyễn Khoa Điềm
Câu 2: Bài "Mùa xuân nho nhỏ" ra đời trong hoàn cảnh nào?
 A.Trong cuộc kháng chiến chống Pháp.
 B. Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ
 C.Khi miền Bắc hoà bình và đang xây dựng CNXH.
 D.Khi đất nước thống nhất.
Câu 3: Sự sáng tạo đặc sắc nhất của tác giả trong bài thơ là:
 A.Hình ảnh cành hoa	 B.Hình ảnh con chim hót
 C .Hình ảnh nốt nhạc trầm	 D.Hình ảnh mùa xuân nho nhỏ
Câu 4: Xác định biện pháp tu từ trong hai câu thơ:
"Dù là tuổi hai mươi
Dù là khi tóc bạc"
 A. Ẩn dụ ; B. Hoán dụ ; C. Điệp ngữ ; D. So sánh 
Câu 5: Hàm ý là phần thông báo được diễn đạt trực tiếp trong câu.
 A. Đúng B. Sai
Câu 6: Hãy điền từ ngữ thích hợp vào dấu ba chấm của nhận xét sau:
 Thế giới sáng tạo của em bé thật diệu kì. Ở trò chơi thứ nhất, em là .................. Còn mẹ là ................... Ở trò chơi thứ hai, em đã hoá thành ...................còn mẹ là............... Tình mẫu tử quả là một thế giới lung linh, kì ảo, vĩnh hằng và bất diệt
 ( mây , trăng, sóng, bến bờ, sao, gió )
Câu7: Đọc mẫu đối thoại sau. Hãy chỉ ra câu có chứa hàm ý và cho biết nội dung của hàm ý đó?
 Thầy giáo đang giảng bài thì một học sinh bước vào.
Giáo viên: - Bây giờ là mấy giờ rồi em?
Học sinh: - Em xin lỗi thầy, em bị hỏng xe.
Nội dung của hàm ý: .............................................................................................................
Câu 8: Hãy sắp xếp các ý sau theo thứ tự hợp lýcủa các bước làm bài nghị luận.
 A. Viết bài ; B. Tìm hiểu đề và tìm ý ; C .Đọc và chữa bài D. Lập dàn ý
. ....................................................................................................
Câu 9: Câu nào sau đây là câu đặc biệt?
 A. Tôi, một quả bom trên đồi. ; B. Vắng lặng đến phát sợ.
 C. Cây còn lại xơ xác. D. Đất nóng.
Câu 10: Phần gạch chân trong câu sau: "Tôi đội một chiếc mũ to tướng cao lêu đêu chẳng ra hình thù gì làm bằng da của một con dê." Là cụm từ gì?
A. Cụm danh từ ; B .Cụm tính từ C . Cụm động từ ; D. Cụm chủ vị 
II PHẦN TỰ LUẬN : ( 6 Điểm )
 Câu 1 : Chép khổ thơ cuối của bài thơ "Viếng lăng Bác" ( 2 điểm ) 
Câu 2 : (Phần tập làm văn ) 
 Suy nghĩ của em về nhân vật anh thanh niên trong tác phẩm " Lặng lẽ sa pa " Của Nguyễn Thành Long ( 4 điểm ) 
-------------------------------------------------
ĐÁP ÁN ĐỀ BỘ ĐỀ 16
I.Phần trắc nghiệm: (4đ)
Câu 1:Chọn A; Câu 2:Chọn D; Câu 3:Chọn D; Câu 4:Chọn C; Câu 5:Chọn B;
Câu 10:Chọn A(Mỗi câu đúng 0,25đ)
 Câu 6:Điền theo thứ tự: Mây, trăng, sóng, bến bờ(Mỗi từ đúng được 0,25đ)
Câu 7: Nội dung của hàm ý là: Sao em lại đi học muộn vậy?(0,5đ)
 Câu có chứa hàm ý là câu hỏi của thầy(0,5đ)
Câu 8: A-B-D-C (0,5đ)
Câu 9:Chọn B(0,5đ)
II.Phần tự luận: (6đ)
Câu1(2đ): Học sinh chép đúng ngyên văn đoạn thơ, nếu sai hai lỗi chính tả -0,25đ
Câu 2:Yêu cầu về mặt nội dung:
-Học sinh phải nêu được các ý sau :
 + Hoàn cảnh sống và làm việc : Một mình trên đỉnh núi cao, công việc " đo gió, đo mưa, đo nắng " dự vào việc báo trước thời tiết hằng ngày để phục vụ sản xuất, chiến đấu . Công việc đòi hỏi phải tỉ mĩ, chính xác và có tinh thần trách nhiệm cao .
 + Có ý thức về công việc và lòng yêu nghề .
 + Anh tổ chức sắp xếp cuộc sống một mình ở trạm khí tượng thật ngăn nắp, chủ động .
 + Anh có nét tính cách và phẩm chất đáng mến : Sự cởi mở, chân thành, quý trọng tình cảm người người khác . Ngoài ra anh còn là người khiêm tốn thành thật . 
 Yêu cầu về mặt hình thức :
 Bài văn phải đảm bảo bố cục ba phần, có luận điểm, luận cứ rõ ràng, thuyết phục .
0 –1 Điểm Bài làm quá sơ sài không thể hiện được nội dung yêu cầu đề hoặc có ý nhưng rất sơ sai 
2 điểm có hiểu đề nhưng bài làm chưa sâu , chưa nêu nhiều dẫn chứng .bài làm sai quá ba lỗi diễn đạt hoặc chính tả 
 3 điểm bài làm có ý một số chỗ có phân tích nhưng chưa sâu sắc . Còn sai vài lỗi chính tả hoặc diễn đạt
4 điểm : bài làm hay súc tích thuyết phục . Không sai lỗi chính tả và diễn đạt .
=======================================================

Tài liệu đính kèm:

  • docOn tap van 9(2).doc