Giáo án môn Ngữ văn khối 9, kì I - Tiết 1 đến tiết 46

Giáo án môn Ngữ văn khối 9, kì I - Tiết 1 đến tiết 46

Bài 1 Văn bản: TÔI ĐI HỌC

 -Thanh Tịnh-

A: Mục tiêu.

 GVgiúp HS :

 - Cảm nhận và hiểu đượcnhững tình cảm thiêng liêng ,đẹp đẽ của cha mẹ đ/với con cái .

 - HS thấy được ý nghĩa lớn lao của nhà trường đ/với cuộc đời mỗi con người .

 B .Chuẩn bị :

 - Tranh ảnh buổi lễ khai giảng .

 - GV & HS nghiên cức soạn bài .

C .Tiến trình dạy học :

 I.Ôn định lớp: 81v: 82 v: 83 v:

 II. Bài cũ :

 ? Văn bản nhật dụng (VBND )là gì ? Trong ch/trình Ngữ Văn lớp 6 các em đã học VBND nào ? Của t/giả nào ?

 ? VBND ấy đề cập đến vấn đề gì trong cuộc sống (c/s) con người chúng ta hiện nay ?

 III. Bài mới :

 GV : Các em còn nhớ ngày khai giảng đầu tiên của mình không ? Ai đưa các em đến trường ? Trong đêm trước ngày khai giảng đó mẹ em dã làm gì ? Nghĩ gì ?

 Cha mẹ luôn lo lắng, hồi hộp trên mọi bước đường của chúng ta. Điều này dễ thấy rõ qua v/b “ Cổng trường mở ra ”. Cô trò sẽ tìm hiểu v/b xem người mẹ lo lắng ntn & có suy nghĩ gì khi con chuẩn bị đến

doc 88 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 625Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn khối 9, kì I - Tiết 1 đến tiết 46", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 1 - Tiết1: Ngày soạn:19/8/2011
Ngày dạy :22/8/2011
Bài 1 Văn bản: Tôi đi học
 -Thanh Tịnh-
A: Mục tiêu.
 GVgiúp HS :
 - Cảm nhận và hiểu đượcnhững tình cảm thiêng liêng ,đẹp đẽ của cha mẹ đ/với con cái .
 - HS thấy được ý nghĩa lớn lao của nhà trường đ/với cuộc đời mỗi con người .
 B .Chuẩn bị :
 - Tranh ảnh buổi lễ khai giảng .	
 - GV & HS nghiên cức soạn bài .
C .Tiến trình dạy học :
 I.Ôn định lớp:	81v: 82 v: 	 83 v: 
 II. Bài cũ : 
 ? Văn bản nhật dụng (VBND )là gì ? Trong ch/trình Ngữ Văn lớp 6 các em đã học VBND nào ? Của t/giả nào ?
 ? VBND ấy đề cập đến vấn đề gì trong cuộc sống (c/s) con người chúng ta hiện nay ?
 III. Bài mới :
 GV : Các em còn nhớ ngày khai giảng đầu tiên của mình không ? Ai đưa các em đến trường ? Trong đêm trước ngày khai giảng đó mẹ em dã làm gì ? Nghĩ gì ?
 Cha mẹ luôn lo lắng, hồi hộp trên mọi bước đường của chúng ta. Điều này dễ thấy rõ qua v/b “ Cổng trường mở ra ”. Cô trò sẽ tìm hiểu v/b xem người mẹ lo lắng ntn & có suy nghĩ gì khi con chuẩn bị đến trường lần đầu tiên nhé.
Tg
Hoạt động của GV
Hoạt động của trò
10'
15'
10'
Cho học sinh đọc chú thích * SGK tr8
?Qua phần chú thích * em hãy tóm tắt về nhà văn Thanh Tịnh.
?Văn bản “Tôi đi học” của Thanh Tịnh được viết theo thể loại gì.
?Phương thức biểu đạt chính của văn bảm này là gì.
Hướng dẫn học sinh đọc văn bản
+Đoạn văn diễn tả dòng tâm trạng của nhân vật “tôi” nên cần đọc với giọng thay đổi theo dòng tâm trạng của nhân vật.
Cho học sinh đọc văn bản.
Cho Học sinh tìm hiểu chú thích 2,3,7
Chú ý chú thích “Ông đốc;Lạm nhận”
Bài văn được viết theo dòng hồi tưởng của nhà văn về những ngày đầu tựu trường.
? Em hãy chỉ ra quá trình hồi tưởng của tác giả về buổi tựu trường đầu tiên thể hiện trong bài.
? Em hãy nêu những hoàn cảnh và thời điểm khiến tác giả nhớ về buổi tựu trường đầu tiên của mình.
?Vì sao vào thời điểm đó tác giả lại nhớ về buổi tựu trường đầu tiên của mình.
?Tâm trạng của nhân vật tôi khi nhớ về những kỉ niệm buổi tựu trường đầu tiên như thế nào.
?Để diễn tả tâm trạng đó tác giả đã sử dụng những từ ngữ như thế nào? Em hãy phân tích giá trị biểu cảm của những từ ngữ đó
I. Giới thiệu chung.
1-Tác giả.
-Thanh Tịnh(1911-1988) SGK tr8
2-Tác phẩm.
-Truyện ngắn mang đậm tính tự truyện.
-In trong tập “Quê mẹ-1941”
-Kết hợp hài hoà giữa kể, miêu tả với biểu cảm.
II.Đọc -Hiểu văn bản.
1-Đọc.
Học sinh đọc văn bản.
2-Chú thích.
-Ông đốc: ở đây là ông hiệu trưởng.
-Lạm nhận: nhận quá đi, nhận vào mình những phần, những điều không phải của mình.
3-Bố cục.
+Những cảnh cuối thu đã khiến tác giả nhớ về buổi tựu trường.
+Tâm trạng, cảm giác của nhân vật “tôi” trên con đường cùng mẹ tới trường.
+Tâm trạng, cảm giác của nhân vật “tôi” khi nhìn ngôi trường, các bạn, mọi người, lúc nghe tên mình, khi phải rời tay mẹ vào lớp.
+ Tâm trạng, cảm giác của nhân vật “tôi”lúc ngồi vào chỗ của mình và đón nhận giờ học đầu tiên.
4-Phân tích.
a-Khơi nguồn nỗi nhớ.
-Thời điểm: Cuối thu
-Cảnh thiên nhiên: Lá ngoài đường rụng nhiều, mây bàng bạc.
-Cảnh sinh hoạt: Mấy em nhỏ cùng mẹ tới trường.
 Thời điểm khai giảng hàng năm.
-Tâm trạng: Náo nức; mơn man; tưng bừng; rộn rã.
 Cảm xúc chân thực, cụ thể góp phần rút ngắn khoảng cách thời gian giữa quá khứ và hiện tại.
IV.Củng cố. (3phút)
?Hãy nêu những nét chính về nhà văn Thanh Tịnh và văn bản “Tôi đi học” của ông.
?Em hãy kể một lỉ niệm đẹp về buổi tựu trường đầu tiên của bản thân
V.Hướng dẫn học bài. (1phút)
- Học lại bài cũ, kể tóm tắt lại văn bản.
-Soạn tiếp phần còn lại của văn bản( Tâm trạng của nhân vật tôi theo những dòng hồi tưởng về buổi tựu trường đầu tiên)
Tiết 2: Ngày soạn: 20/8/11 
Ngày dạy: 23/8/11 
 Văn bản: Tôi đi học (Tiếp)
 -Thanh Tịnh-
A. Mục tiêu. 
- Giúp học sinh cảm nhận được tâm trạng hồi hộp, cảm giác bỡ ngỡ của nhân vật “tôi” ở buổi tựu trường đầu tiên trong đời, học sinh thấy được ngòi bút văn xuôi giàu chất thơ, gợi dư vị trữ tình man mác của Thanh Tịnh.
- Qua bài giáo dục học sinh có những tình cảm trong sáng khi hồi ức về tuổi thơ của mình, đặc biệt là ngày đầu tiên tới trường, học hỏi cách viết truyện ngắn của Thanh Tịnh.
- Rèn kĩ năng đọc diễn cảm, phát hiện và phân tích tâm trạng nhân vật “tôi”, liên tưởng đến buổi tựu trường đầu tiên của bản thân .
B. Chuẩn bị:
- Giáo viên: Soạn giáo án, đọc tài liệu tham khảo, bảng phụ ghi câu hỏi bài tập củng cố.
- Học sinh: Học bài cũ, soạn trước bài mới.
C. Tiến trình bài dạy.
I. ổn định tổ chức lớp.(1phút) 81 v: 	 82 v: 83 v: 
II. Kiểm tra bài cũ.(5phút)
? Em hãy trình bày những hiểu biết của em về nhà văn Thanh Tịnh và tác phẩm “ Tôi đi học”.
?Hãy phân tích diễn bến tâm trạng của nhân vật “ Tôi”-Tôi đi học,khi cùng mẹ đi đến trường.
Giáo viên nhận xét, cho điểm.
III.Bài mới.
T/g
Hoạt động của GV
Hoạt động của trò
9'
9'
10'
6'
? Khi nhớ về những kỉ niệm buổỉ tựu trường đầu tiên những cảm xúc của mình được tác giả miêu tả như thế nào.
? Những hình ảnh, chi tiết nào trong văn bản cho ta biết được tâm trạng của chú bé khi cùng mẹ tới trường.
? khi kể truyện trong đoạn văn này tác giả sử dụng nghệ thuật gì.Em có nhận xét gì về nghệ thuật này.
*Tâm trạng của cậu bé lần đầu tiên đến trường. Có sự thay đổi lớn.
? Khi đã cùng mẹ đến trước trường làng Mĩ Lí nhân vật tôi đã nhìn thấy cảnh tượng gì.Tâm trạng ra sao.
? Khi nghe thấy tiếng trống và khi nghe đến tên mình nhân vật tôi đã có tâm trạng gì.
? Vì sao nhân vật tôi lại bất giác dúi đầu vào lòng mẹ nức nở khóc khi sắp vào lớp.
? Qua tìm hiểu trên em thấy nhân vật tôi là một cậu bé như thế nào. Cậu có phải là người yếu đuối không.
? Em có nhận xét gì về cách miêu tả tâm trạng của nhân vật tôi.
? Nhân vật tôi khi bước vào chỗ ngồi có tâm trạng như thế nào. 
? Hình ảnh một con chim liệng đến đứng trên bậc cửa sổ hót mấy tiếng rụt rè rồi vỗ cánh bay đi có phải đơn thuần chỉ có nghĩa thực hay không.Vì sao.
? Dòng chữ tôi đi học kết thúc truyện có ý nghĩa gì.
? Em có nhận xét gì về thái độ cử chỉ của những người lớn (Ông đốc;thầy giáo;phụ huynh )đối với các em lần đầu tiên đi học.
? Qua hình ảnh,cử chỉ và tấm lòng của người lớn đối với các em nhỏ em cảm nhận được gì.
Cho học sinh đọc ghi nhớ 
G/v nhấn mạnh ghi nhớ.
? Em hãy kể lại những kỉ niệm ngày đầu tiên đến trường của bản thân?
? Hãy nêu những cảm xúc của em khi đi tới trường trong ngày đầu tiên đó?
II. Đọc - Hiểu văn bản.(Tiếp )
4.Phân tích(Tiếp )
b-Tâm trạng của nhân vật tôi khi cùng mẹ trên đường tới trường.
- “Những cảm giác trong sáng ấy lại nảy nở, bầu trời quang đãng”.
- “Buổi mai hôm ấy. Mẹ tôi nắm tay tôi. Con đường này tôi đã quen đi lại lắm lần, có sự thay đổi lớn: hôm nay tôi đi học”
- “Tôi có ý nghĩ lướt ngang trên ngọn núi ”
 Cách kể truyên nhẹ nhàng , miêu tả những cảm giác bằng những lời văn giàu chất thơ , hình ảnh so sánh đầy thơ mộng 
cho thấy sự thay đổi lớn trong “tôi”
c-Tâm trạng và cảm giác của nhân vật tôi khi trên sân trường và khi nghe thấy tên mình.
-Sân trường dày đặc những người . Người nào quần áo cũng sạch sẽ gương mặt vui tươi sáng sủa nảy sinh cảm giác mới “đâm ra lo sợ vẩn vơ bỡ ngỡ đứng nép bên người thân thêm vụng và ước ao thầm được như những người học trò cũ ”
-Tiếng trống trường vang lên đã làm “vang dội cả lòng”cảm thấy mình chơ vơ , vụng về lúng túng .
-Vì xa lạ sợ hãi của một cậu bé nông thôn rụt rè ít tiếp xúc với đám đông không phải là một cậu bé yếu đuối (Cảm giác nhất thời) 
 Dùng lối so sánh , từ ngữ miêu tả tâm trạng chính xác cảm xúc của nhân vật.
d-Tâm trạng của nhân vật tôi khi ngồi vào trong lớp học.
-Nhìn cái gì cũng thấy mới,thấy hay hay, cảm giác lạm nhận (Nhận bừa)-Chỗ ngồi kia là của riêng mình, nhìn bạn mới quen mà thấy quyến luyến 
-Hình ảnh có ý nghĩa tượng trưng gợi sự luối tiếc những ngày trẻ thơ chơi bời tự do đã chấm dứt để bước vào giai đoạn mới của cuộc đời-Làm học sinh
-Cách kết thúc truyện tự nhiên bất ngờ. Dòng chữ “Tôi đi học” vừa khép lại bài văn và mở ra một thế giới mới. Dòng chữ gợi cho ta hồi nhớ lại buổi thiếu thời, thể hiện chủ đề truyện.
-Ông đốc: Từ tốn, bao dung.
-Thày giáo trẻ: Vui tính, giàu tình yêu thương.
-Phụ huynh: Chu đáo, trân trọng ngày khai trường.
 Trách nhiệm, tấm lòng của gia đình nhà trường đối với thế hệ trẻ tương lai.
*Ghi nhớ.SGK tr9
-Học sinh đọc ghi nhớ.
III.Luyện tập.
-Học sinh kể những kỉ niệm tiêu biểu nhất.
-Học sinh nêu cảm xúc 
 IV.Củng cố.(4phút)
1.Giáo viên treo bảng phụ có câu hỏi trắc nghiệm lên bảng. Gọi học sinh lên bảng làm bài
? Văn bản tôi đi học có sự kết hợp của những phương tức biểu đạt nào?
A-Tự sự. C.Biểu cảm.
B.Miêu tả. D.Cả A,B,C
2.Hãy phân tích tâm trạng của nhân vật tôi trong văn bản “Tôi đi học” khi cùng mẹ tới trường.
V.Hướng dẫn học.(1phút)
- Học lại bài cũ.
- Làm bài tập phần luyện tập.
- Soạn trước bài “Trong lòng mẹ”qua hệ thống câu hỏi phần :Đọc-Hiểu văn bản.
Tiết 3;
 Ngày soạn: 21/8/11
 Ngày dạy: 2 /8/11 
 Cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ 
A. Mục tiêu. 
- Giúp học sinh hiểu rõ cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ và mối quan hệ về cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ 
- Giáo dục học sinh sử dụng từ Tiếng Việt cho đúng.
- Rèn cho học sinh tư duy trong việc nhận thức mối quan hệ giữa cái chung và cái riêng.
B. Chuẩn bị.
- Giáo viên: Soạn giáo án, đọc tài liệu tham khảo.
- Học sinh: Học bài cũ, ôn lại kiến thức về từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa.
C: Các hoạt động dạy học
 I.ổn định lớp: 81 v: 	 82 v: 83 v: 
II. Kiểm tra bài cũ:
 III. Bài mới.
 GVgiới thiệu bài.
 Nghĩa của từ cũng có các cấp độ khác nhau, có từ mang nghĩa hẹp, có từ lại mang nghĩa rộng, bao hàm nghĩa của các từ nghĩa hẹp.
Tg
Hoạt động của GV
Hoạt động của trò
20'
15'
G/v ghi sơ đồ SGK tr 10 lên bảng
? Nghĩa của từ “động vật” rộng hơn hay hẹp hơn các từ “thú,cá, chim”.
?Vì sao.
-GV: Nghĩa của từ “động vật” bao hàm cả phạm vi nghĩa của các từ “thú chim cá”.
? Nghĩa của từ “thú” rộng hơn hay hẹp hơn nghĩa của các từ “voi hươu”.
?Vì sao.
-GV: Nghĩa của từ “thú” bao hàm cả phạm vi nghĩa của các từ “voi, hươu”.
? Nghĩa của từ “cá” rộng hay hẹp hơn nghĩa của từ “cá thu, cá rô”?Vì sao.
? Nghĩa của từ “chim” rộng hơn hay hẹp hơn nghĩa của từ “tu hú, sáo”?Vì sao.
? Nghĩa của các từ “thú, chim, cá” rộng hơn nghĩa của các từ nào và đồng thời hẹp hơn nghĩa của các từ nào.
? Qua phần tìm hiểu trên em hiểu thế nào là một từ có nghĩa rộng và một từ có nghĩa hẹp.
? Một từ có thể vừa có đồng thời nghĩa rộng và có nghĩa hẹp được không? Vì sao ?
-Cho học sinh đọc ghi nhớ 
-G/v nhấn mạnh ghi nhớ.
-Giáo viên cho học sinh lên bảng làm bài tập.
-Cho học sinh nhận xét bài làm của bạn.
-Giáo viên nhận xét, cho điểm.
-Giáo viên cho học sinh thảo luận theo bàn 
-Gọi học sinh trả lời sau khi đã thảo luận
-G/vnhận xét, cho điểm.
-Giáo viên cho học sinh lên bảng làm bài tập.
-Cho học sinh nhận xét bài làm của bạn.
-Giáo viên nhận xét, cho điểm.
-Giáo viên cho học sin ... à văn: gây hài hước, phê phán sự ngông cuồng, mê muội, tính thực dụng chỉ biết nghĩ đến mình,... ca ngợi lòng nhân nghĩa, vì mục tiêu cao đẹp, sống luôn tỉnh táo, thực tế để đánh giá đúng mọi việc.
IV. Thu bài, rút kinh nghiệm ý thức làm bài (1')
V. Hướng dẫn về nhà (1')
- Ôn tập truyện kí hiện đại Việt Nam.
- Soạn ''Ôn dịch thuốc lá''
- Chuẩn bị tiết luyện nói.
Tiết 45: 
Ngày soạn: 30/10/2011 
 Ngày dạy: 2 /11/2011
 Tập làm văn:
	 	 Luyện nói: kể chuyện theo ngôi kể
 kết hợp với miêu tả và biểu cảm 
A. Mục tiêu.
- Học sinh biết trình bày miệng trước tập thể một cách rõ ràng gãy gọn, sinh động về một câu chuyện có kết hợp với miêu tả và biểu cảm 
- Ôn tập về ngôi kể, củng cố kiến thức đã học về ngôi kể ở lớp 6.
B. Chuẩn bị.
- Giáo viên: Hướng dẫn học sinh chuẩn bị lập dàn ý và kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh 
- Học sinh: Lập dàn ý và tập nói các đề theo hướng dẫn.
C.Tiến trình bài dạy.
I. Tổ chức lớp: (1') 84 v:	 83 v:
II. Kiểm tra bài cũ :(1') Kiểm tra lại một lần nữa sự chuẩn bị của học sinh 
III.Bài mới: 
T/g
Hoạt động của GV
 Nội dung bài học:
10'
10'
20'
- Do đây là kiến thức đã học nên giáo viên hướng dẫn học sinh làm nhanh.
? Kể theo ngôi thứ nhất là kể như thế nào 
? Như thế nào là kể theo ngôi thứ ba.
? Nêu tác dụng của mỗi loại ngôi kể.
? Lấy ví dụ về cách kể ngôi thứ nhất và ngôi thứ 3 ở một vài tác phẩm (đoạn trích) đã học.
? Tại sao người ta phải đổi ngôi kể.
? Sự việc nhân vật chính và ngôi kể trong đoạn văn 
? Các yếu tố biểu cảm nổi bật trong đoạn văn 
? Xác định các yếu tố miêu tả và nêu tác dụng của chúng.
? Đóng vai chị Dậu kể lại đoạn trích.
I. Ôn tập về ngôi kể.
- Kể theo ngôi thứ nhất là người kể xưng tôi trong câu chuyện. Kể theo ngôi này người kể có thể trực tiếp kể ra những gì mình nghe, mình thấy, mình trải qua, có thể trực tiếp nói ra những suy nghĩ, tình cảm của chính mình... kể như là người trong cuộc làm tăng tính chân thực, tính thuyết phục như ''là có thật'' của câu chuyện.
- Kể theo ngôi thứ 3 là người kể tự giấu mình đi, gọi tên các nhân vật bằng tên gọi của chúng. Cách kể này giúp người kể có thể linh hoạt, tự do những gì diễn ra với nhân vật.
- Ngôi thứ nhất: Tôi đi học, Lão Hạc, Những ngày thơ ấu
- Ngôi thứ 3: Tắt đèn, Cô bé bán diêm, Chiếc lá...
+ Tuỳ vào mỗi cốt truyện cụ thể mà người viết lựa chọn ngôi kể cho phù hợp. Cũng có khi trong một truyện, người viết dùng các ngôi kể khác nhau để soi chiếu sự việc, nhân vật bằng các điểm nhìn khác nhau, tăng tính sinh động, phong phú khi miêu tả sự vật, sự việc và con người ...
II. Luyện nói
1. Tìm hiểu đoạn trích.
- Học sinh đọc đoạn văn trong SGK tr110
- Sự việc: Cuộc đối đầu giữa những kẻ đi thúc sưu với người xin khất sưu.
- nhân vật chính: Chị Dậu, cai lệ, người nhà lí trưởng.
+ Các yếu tố biểu cảm nổi bật nhất là các từ xưng hô:
. Cháu van ông ...: van xin, nín nhịn
. Chồng tôi đau ốm ... : bị ức hiếp, phẫn nộ
. Mày trói ...: căm thù, vùng lên
+ Các yếu tố miêu tả:
. Chị Dậu xám mặt...
. Sức lẻo khẻo của anh chàng nghiện ... nham nhảm thét.
. Anh chàng hầu cận ... ngã nhào ra thềm
 Nêu bật sức mạnh của lòng căm thù
- Người đàn bà lực điền chiến thắng anh chàng nghiện
- Người đàn bà con mọn chiến thắng anh chàng hầu cận.
2. Đóng vai chị Dậu kể lại đoạn trích.
- Kể theo ngôi thứ nhất, kết hợp nói với điệu bộ, cử chỉ, kể chuyện kết hợp miêu tả và biểu cảm.
VD: Tôi tái xám mặt, vội vàng đặt con bé xuống đất, chạy đến đỡ lấy tay cai lệ và van xin ''Cháu van ông, nhà cháu vừa mới tỉnh được một lúc, ông tha cho''. ''Tha này! tha này!'' vừa nói hắn vừa bịch luôn vào ngực tôi mấy bịch rồi sấn đến để trói chồng tôi. Lúc ấy hình như tức quá không thể chịu được, tôi liều mạng cự lại: ''Chồng tôi đau ốm, ông không được phép hành hạ!''
Cai lệ tát vào mặt tôi một cái đánh bốp, rồi hắn cứ nhảy vào cạnh chồng tôi. Tôi nghiến hai hàm răng:
''Mày trói ngay chồng bà đi, bà cho mày xem ?''
Rồi tôi túm lấy cổ hắn, ấn dúi ra cửa. Sức lẻo khẻo của anh chàng nghiện chạy không kịp với với sức xô của tôi, nên hắn ngã chỏng quèo trên mặt đất, trong khi miệng vẫn nham nhảm thét trói vợ chồng tôi...
- Giáo viên gọi học sinh khác nhận xét về nội dung nói: Kể chuyện kết hợp miêu tả, biểu cảm, về kĩ thuật nói: sử dụng đúng ngôi kể, nói rõ ràng, diễn đạt tốt thái độ tình cảm, ngữ điệu ... của nhân vật và người kể, tác phong của người kể: bình tĩnh...phân biệt lời thoại với lời người kể...
- Giáo viên đánh giá, cho điểm, khuyến khích, động viên.
IV. Củng cố: (2')
? Khi kể có thể sử dụng ngôn ngữ như thế nào ? Tác dụng của từng ngôi kể.
? Cần chú ý nội dung và kĩ thuật kể như thế nào.
V. Hướng dẫn học ở nhà: (1')
- Tiếp tục tập kể, luyện nói trước gương rèn tác phong tự nhiên, diễn cảm
- Chuẩn bị tiết '' THC về văn thuyết minh''
Tiết 46: 
Ngày soạn: 30/10/2011 
 Ngày dạy: 2 /11/2011
 Tiếng Việt: câu ghép
A. Mục tiêu.
- Học sinh nắm được đặc điểm của câu ghép, nắm được 2 cách nối các vế trong câu ghép.
- Rèn kĩ năng nhận diện câu ghép và cách nối các vế trong câu ghép 
B. Chuẩn bị.
- Giáo viên: Bảng phụ ghi các câu in đậm trong ví dụ mục I
- Học sinh: Xem lại bài (Câu đơn): Dùng cụm C-V để MR nòng cốt câu ở lớp 7, phiếu học tập (bài 3-SGK- tr112)
C.Tiến trình bài dạy.
I. Tổ chức lớp: (1') 
II. Kiểm tra bài cũ :(5') 
? Thế nào là nói giảm, nói tránh ? Tác dụng.
? Giải bài tập 4 SGK tr109.
III. Bài mới: 
T/g
Hoạt động của GV
 Nội dung bài học:
10'
10'
15'
- Gọi học sinh đọc ví dụ trong SGK, chú ý các cụm từ in đậm.
? Tìm các cụm từ C-V trong các câu in đậm.
- Giáo viên treo bảng phụ ghi các câu in đậm để phân tích.
- Gọi học sinh phân tích 
- Gọi học sinh khác nhận xét.
- Giáo viên đánh giá, chốt kiến thức
* Câu 2 có 2 cụm C-V nhỏ làm phụ ngữ cho ĐT ''quên'' và ''nảy nở''
* Câu 5 chỉ có 1 cụm C-V
* Câu 7 có 3 cụm C-V không bao chứa nhau. Cụm C-V cuối giải thích cho cụm C-V (2)
- Hướng dẫn học sinh làm bài tập 3 SGK-tr112 vào phiếu học tập 
? Dựa trên những kiến thức đã học ở lớp dưới, em hãy cho biết câu nào trong những câu trên là câu đơn, câu nào là câu ghép?
- Học sinh điền vào phiếu học tập 
- Học sinh thảo luận nhóm và trình bày.
+ Câu 1, 2 là câu đơn
+ Câu 3 là câu ghép 
? Vậy thế nào là câu ghép?
- Học sinh đọc ghi nhớ trong SGK 
 Câu ghép là câu có 2 hoặc nhiều cụm C-V không bao chứa nhau.
Cho h/s đọc ghi nhớ 
? Tìm thêm những câu ghép trong đoạn trích ở mục I
- Câu 4: ''Nhưng mỗi lần thấy ... rộn rã'' là câu đơn, có cụm C-V nằm trong thành phần TN
? Trong mỗi câu ghép các vế câu được nối với nhau bằng cách nào?
? Tìm thêm các ví dụ khác về cách nối các vế trong câu ghép.
VD:
- Hắn vốn không ưa lão Hạc / bởi vì lão lương thiện quá. (nối bằng quan hệ từ bởi vì)
- Mẹ tôi cầm nón vẫy tôi, vài giây sau, tôi đuổi kịp (nối bằng dấu phẩy)
- Khi 2 người lên trên gác / thì Giôn-xi đang ngủ. (nối bằng cặp quan hệ từ: khi-thì)
Hoặc: Nếu quê anh có nhiều dừa thì quê tôi có nhiều núi.
- Nước dâng cao bao nhiêu, đồi núi dâng cao bấy nhiêu (nối bằng cặp đại từ bao nhiêu - bấy nhiêu hoặc bằng dấu phẩy).
? Em thấy có mấy cách nối các vế của câu ghép.
* Có 2 cách nối:
- Nối bằng từ có tác dụng nối
+ Nối bằng quan hệ từ
+ Nối bằng cặp quan hệ từ
+ Nối bằng cặp từ hô ứng (phó từ, chỉ từ, đại từ)
- Không dùng từ nối giữa các vế, thường dùng dấu phẩy hoặc dấu (:)
- Gọi học sinh đọc ghi nhớ
? Tìm các câu ghép, cho biết trong mỗi câu ghép, các vế câu được nối bằng cách nào?
- Giáo viên hướng dẫn làm bài tập 2, 3
? Hãy đặt câu ghép với cặp quan hệ từ.
? Chuyển thành câu ghép mới/
(Học sinh thi giữa các nhóm theo hướng dẫn của giáo viên).
I. Đặc điểm của câu ghép.
1. Ví dụ 
2. Nhận xét:
+ C2: Tôi quên thế nào được những cảm giác trong sáng ấy nảy nở trong lòng tôi như mấy cành hoa tươi mỉm cười giữa bầu trời quang đãng.
+ C5: Buổi mai hôm ấy, một buổi mai đầy sương thu và gió lạnh, mẹ tôi âu yếm nắm tay tôi dẫn đi trên con đường làng nhỏ và hẹp.
+ C7: Cảnh vật chung quanh tôi đều thay đổi, vì chính lòng tôi đang có sự thay đổi lớn; hôm nay tôi đi học.
3. Kết luận
* Ghi nhớ.
II. Cách nối các vế câu.
1. Ví dụ 
2. Nhận xét
+ C6: Câu này lược CN ở vế 2
+ C1: Hàng năm cứ vào cuối thu, lá /ngoài đường rụng nhiều và trên không không có những đám mây bàng bạc, lòng tôi/ lại náo nức những kỉ niệm miên man của buổi tựu trường.
+ C3: Những ý tưởng ấy tôi/ chưa lần nào ghi lên giấy, vì hồi ấy tôi/ không biết ghi và ngày nay tôi/ không nhớ hết.
- Các vế trong C1, C3, C6 nối với nhau bằng quan hệ từ: vì, và, nhưng
- Các vế trong câu 7 (vế 1 và vế 2) nối với nhau bằng quan hệ từ: vì
- Vế 2 và vế 3 trong câu 7: không dùng từ nối (dùng dấu:)
3. Kết luận
* Ghi nhớ.
III. Luyện tập.
1. Bài tập 1
a) U van Dần, u lạy Dần! (nối bằng dấu phẩy)
- Dần hãy để chị đi với u... (nối bằng dấu phẩy)
- Sáng ngày người ta ... thương không? (nối bằng dấu phẩy)
- Nếu Dần không buông ... nữa đấy. (nối bằng dấu phẩy)
b) - Cô tôi chưa ... không ra tiếng (nối bằng dấu phẩy)
- Giá những cổ tục ... mới thôi (nối bằng dấu phẩy)
c) Tôi lại im lặng ... cay cay (bằng dấu:)
2. Bài tập 2, 3
- Vì trời mưa to nên đường rất trơn.
 Trời mưa to nên đường rất trơn.
 Đường rất trơn vì trời mưa to.
IV. Củng cố: (3')
- Nhắc lại 2 ghi nhớ của bài: k/niệm câu ghép và cách nối các vế của câu ghép.
V. Hướng dẫn học ở nhà: (1')
- Học thuộc 2 ghi nhớ.
- Tiếp tục làm bài tập 4,5 SGK tr114; xem trước bài ''CG''
IV. Củng cố:(5')
- Đọc diễn cảm từ khổ 1 " khổ 4
? Nhắc lại nội dung và nghệ thuật của đoạn 1 - 4, đoạn 2 - 3
V. Hướng dẫn về nhà:(1')
- Học thuộc lòng từ khổ 1 đến hết khổ 4.
- Nẵm được nội dung và nghệ thuật của 4 khổ thơ trên.
- Soạn tiếp khổ 5 bài thơ.
IV. Củng cố:(3')
- Nhắc lại nội dung và nghệ thuật của bài thơ.
- Phát biểu cảm nghĩ của em về bài thơ.
V. Hướng dẫn về nhà:(1')
- Học thuộc lòng bài thơ, nắm được nội dung và nghệ thuật của bài thơ.
- Viết một đoạn thuyết minh về quê hương em (giới thiệu quê hương em)
- Soạn bài: ''Khi con tu hú''.
IV. Củng cố:(3')
? Từ văn bản này, em trân trọng những phẩm chất nào củat Lí Công Uẩn.
- Tầm nhìn sáng suốt về vận mệnh đất nước.
- Lòng tin mãnh liệt vào tương lai dân tộc.
? Sự đúng dắn về quan điểm đó đã được chứng minh như thế nào trong lich sử nước ta.
- Thủ đô Hà Nội luôn là trái tim của Tổ Quốc.
- Thăng Long - Hà Nội luôn vững vàng trong mọi thử thách lịch sử.
V. Hướng dẫn về nhà:(1')
- Nắm chắc nội dung, nghệ thuật của văn bản.
- Học tập cách viết văn bản nghị luận: cách lập luận. 
IV. Củng cố:(3')
? Bút pháp trào phúng của tác giả được tạo bởi những yếu tố nào.
? Bộ mặt thật của bọn thực dân Pháp được thể hiện như thế nào qua phầnI, II, III của đoạn trích.
V. Hướng dẫn về nhà:(1')
- Học thuộc ghi nhớ, nắm được nội dung, nghệ thuật của văn bản.
- Nắm được bút pháp trào phúng, tính chiến đấu trong phong cách sáng tác Nguyễn ái Quốc.
- Soạn bài ''Đi bộ ngao du''

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an(12).doc