Giáo án môn Ngữ văn khối 9, kì I - Tuần 13, 14, 15

Giáo án môn Ngữ văn khối 9, kì I - Tuần 13, 14, 15

I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT

Giúp HS :

- Có hiểu biết bước đầu về tác giả Kim Lân- một đại diện của thế hệ nhà văn đã có những th2nh công từ giai đoạn trước CM 8

- Hiểu , cảm nhận được giá trị nội dung và nghệ thuật của truyện ngắn Làng

II. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG

1. Kiến thức :

- Nhân vật, sự việc, cốt truyện trong một tác phẩm truyện hiện đại.

- Đối thoại, độc thioại và độc thoại nội tâm ; sự kết hợp giữa các yếu miêu tả, biểu cảm trong văn bản tự sự hiện đại.

- Tình yêu làng , yêu nước, tinh thần kháng chiến của người nông dân VN trong thời kì k/c chống TD Pháp

2. Kĩ năng :

- Đọc – hiểu văn bản truyện VN hiện đại được st trong thời kì k/c chống Pháp

- Vận dụng kiến thức về thể loại và sự kết hợp các phương thức biểu đạt trong tác phẩm truyện để cảm nhận một văn bản tự sự hiện đại.

 

doc 17 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 959Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn khối 9, kì I - Tuần 13, 14, 15", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 13, tiết 61, 62	 Ngày soạn :5/11 Ngày dạy :9/11/10
MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
Giúp HS :
Có hiểu biết bước đầu về tác giả Kim Lân- một đại diện của thế hệ nhà văn đã có những th2nh công từ giai đoạn trước CM 8
Hiểu , cảm nhận được giá trị nội dung và nghệ thuật của truyệïn ngắn Làng
II. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG
1. Kiến thức :
Nhân vật, sự việc, cốt truyện trong một tác phẩm truyện hiện đại.
Đối thoại, độc thioại và độc thoại nội tâm ; sự kết hợp giữa các yếu miêu tả, biểu cảm trong văn bản tự sự hiện đại.
Tình yêu làng , yêu nước, tinh thần kháng chiến của người nông dân VN trong thời kì k/c chống TD Pháp
2. Kĩ năng :
Đọc – hiểu văn bản truyện VN hiện đại được st trong thời kì k/c chống Pháp
Vận dụng kiến thức về thể loại và sự kết hợp các phương thức biểu đạt trong tác phẩm truyện để cảm nhận một văn bản tự sự hiện đại.
TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC
Ổn định lớp : 9C9B.
Kiểm tra bài cũ : Đọc thuộc bài thơ ánh trăng. Hình ảnh ánh trăng có ý nghĩa biểu tượng gì ? 
Bài mới :
Hoạt động của thầy và trò
Ghi bảng
Hoạt động 1. Giới thiệu bài.
Cho HS đọc và tìm hiểu chú thích SGK.
Hoạt động 2. Đọc – Tìm hiểu chung về tác phẩm.
Trước khi đọc, GV có thể tóm tắt phần đầu của truyện. GV đọc mẫu một đoạn, sau đó gọi HS đọc tiếp.
Cho HS tóm tắt truyện (phần trong SGK).
? Cho biết truyện nói về điều gì ở người nông dân và trong hoàn cảnh nào ?
Truyện đã diễn tả chân thực và sinh động tình yêu làng quê ở ông Hai – một ngươì nông dân rời làng tản cư trong thời kì kháng chiến chống Pháp.
Hoạt động 3. Đọc – tìm hiểu văn bản.
Tìm hiểu tình huống truyện và diễn biến tâm trạng của ông Hai (câu 1,2 SGK).
? Truyện ngắn Làng đã xây dựng được một tình huống truyện làm bộc sâu sắc tình yêu làng quê và lòng yêu nước của nhân vật ông Hai. Đó là tình huống nào ?
Tác giả đặt nhân vật ông Hai vào một tình huống gay cấn để làm bộc lộ sâu sắc tình cảm yêu làng, yêu nước của ông. Tình huống ấy là cái tin làng ông theo giặc, lập tề mà chính ông nghe được từ miệng những người tản cư dưới quê lên.
? Vì sao ông Hai lại thấy đau đớn, tủi hổ? khi nghe tin làng mình theo giặc, tâm trạng ấy của ông Hai được biểu hiện như thế nào ? => đau đớn, tủi hổ.
? Khi nghe tin làng theo giặc, suy nghĩ của ông Hai giữa t/y làng quê và t/y nước như thế nào ?
GV : Khi nghe tin làng theo giặc, ở ông hai xảy ra một cuộc đấu tranh nội tâm gay gắt giữa t/y làng và t/y đất nước. 
Tình yêu nước rộng lớn hơn, bao trùm lên tình cảm với làng quê. Nhưng dù sao, ông vẫn không thể dứt bỏ tình cảm làng quê, vì thế mà ông càng đau xót, tủi hổ.
? Khi bà Hai muốn không cho gia đình ông ở nữa, ông Hai đã nghĩ gì, làm gì ?
GV cho HS đọc lại đoạn ông Hai trò chuyện với đứa con út (“ông lão ôm thằng con út .được đôi phần”).
GV chốt : Ông hai đã bị đẩy vào con đường bế tắc, tuyệt vọng khi mà mụ chủ nhà muốn đuổi gia đình ông đi, ông chỉ còn biết trút nỗi lòng của mình vào những lời thủ thỉ tâm sự với đứa con nhỏ còn rất ngây thơ.
? Vì sao ông Hai lại trò chuyện với đứa con nhỏ? Qua những lời tâm sự với đứa con nhỏ, thực chất là gì, em cảm nhận được điều gì trong tấm lòng của ông Hai với làng quê, đất nước, với cuộc kháng chiến ? 
? khi nghe tin làng chợ Dầu được cải chính, tâm trạng ông Hai như thế nào ?
? Tình yêu làng quê và lòng yêu nước ở ông Hai có quan hệ như thế nào ?
ð Ngoài tình yêu làng quê, ở ông Hai còn là tình yêu quê hương đất nước, với kháng chiến, với Bác Hồ sâu nặng.
? Tâm lí nhân vật được thể hiện qua những phương diện nào ? (hành động, ngôn ngữ độc thoại và đối thoại) ? diễn biến tâm lí của nhân vật có phù hợp không ?
Tg đặt nhân vật vào tình huống thử thách bên trong để bộc lộ chiều sâu tâm trạng.
Miêu tả rất cụ thể, gợi cảm các diễn biến nội tâm qua các ý nghĩ, hành vi, ngôn ngữ,đặc biệt diễn tả rất đúng và gây ấn tyượng mạnh mẽ về sự ám ảnh , day dứt trong tâm trạng nhân vật.
Ngôn ngữ mang đậm tính khẩu ngữ.
Cách trần thuật linh hoạt, tự nhiên
Hoạt động 4. tổng kết
F Cho HS nêu ý nghĩa văn bản
F Đọc ghi nhớ SGK.
Hoạt động 5. Hướng dẫn HS luyện tập theo Sgk.
Giới thiệu :
Tác giả : Kim Lân (1920), quê Tỉnh Bắc Ninh
Là nhà văn có sở trường về truyện ngắn.
Am hiểu và gắn bó với nông thôn và người nông dân.
Tác phẩm : Truyện ngắn Làng được viết trong thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp và đăng trên tạp chí văn nghệ 1948.
Tìm hiểu văn bản :
Tình huống truyện và diễn biến tâm trạng của ông Hai.
Tin đồn làng ông hai theo giặc, làm ông hai đau đớn, tức giận => điều đó bộc lộ sâu sắc tình yêu làng quê, tình yêu nước của ông.
Khi nghe tin đột ngột ấy, ông Hai sửng sờ : “cổ ông Hai nghẹn ắng hẳn lại, da mặt tê rân rân,..không thở được”.
Từ lúc ấy, tâm trí ông mang nỗi ám ảnh nặng nề, nghe tiếng chửi bọn Việt gian, ông “cúi gầm mặt xuống mà đi”. Về đến nhà, ông nằm vật ra giường. Nhìn lũ con, tủi thân, “nước mắt ông lão cứ giàn ra”.
Suốt mấy ngày sau, ông hai không dám đi đâu.
2. Tình yêu làng quê và tinh thần yêu nước của ông Hai
Khi nghe tin làng theo giặc, ở ông hai xảy ra một cuộc đấu tranh nội tâm gay gắt : “ làng thì yêu thật, nhưng làng theo Tây mất rồi thì phải thù”, tình yêu nước rộng lớn hơn, bao trùm lên tình cảm với làng quê.
Qua những lời trò chuyện của ông hai với đứa con út, thực chất là lời tự nhủ, tự giải bày nỗi lòng mình, ta thấy rõ ở ông Hai :
Tình yêu sâu nặng với cái làng chợ Dầu của ông 
Tấm lòng thuỷ chung cuả ông với kháng chiến, với cụ Hồ.
Khi nghe tin làng chợ Dầu được cải chính. ông Hai vui tươi, rạng rỡ hẳn lên, chia quà cho con, còn khoe nhà ông bị giặc đốt cháy.
Nghệ thuật miêu tả tâm lí và ngôn ngữ nhân vật ông Hai.
Tạo tình huống gay cấn
Nghệ thuật miêu tả tâm lý nhân vật sâu sắc, tinh tế 
Ngôn ngữ truyện mang đậm tính khẩu ngữ, gần gủi với đời sống.
Tổng kết : 
Ý nghĩa văn bản : đoạn trích thể hiện tình cảm yêu làng, tinh thần yêu nước của người nông dân trong thời kì kháng chiến chống thực dân Pháp
 Ghi nhớ : (SGK)
IV. Luyện tập : SGK
Dặn dò : Học bài, chuẩn bị bài mới Tiếng Việt : Chương trình địa phương
Hướng dẫn tự học : nhớ được một số chi tiết nghệ thuật đặc sắc miêu tả tâm trạng nhân vật ông hai trong truyện
—&–
Tuần 13, tiết 63	 Ngày soạn : 5/11 Ngày dạy : 10/11/10
CHƯƠNG TRÌNH ĐỊA PHƯƠNG
(PHẦN TIẾNG VIỆT)
MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
Hiểu được sự khác biệt giữa phương ngữ mà HS đang sử dụng với phương ngữ khác và ngôn ngữ toàn dân thể hiện qua những từ ngữ chỉ sự vật , hoạt động , trạng thái, tính chất
II. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG
1. Kiến thức :
Từ ngữ địa phương chỉ sự vật, hoạt động , trạng thái, đặc điểm, tính chất
Sự khác biệt giữa các từ ngữ địa phương
2. Kĩ năng :
Nhận biết một số` từ ngữ thuộc các phương ngữ khác nhau.
Phân tích tác dụng của việc sử dụng phương ngữ trong một số văn bản.
TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC
Ổn định lớp : 9C9B
Kiểm tra bài cũ : 
Bài mới :
Hoạt động của thầy và trò
Ghi bảng
Hoạt động 1. Hướng dẫn HS làm bt 1
Tìm trong phương ngữ em đang sử dụng hoặc phương ngữ mà em biết những từ ngữ. 
Chỉ sự vật, hiện tượng, không có tên gọi trong các phương ngữ khácvà trong ngôn ngữ toàn dân.
Đồng nghĩa nhưng khác nhau về âm với những từ ngữ trong các phương ngữ khác hoạc trong ngôn ngữ toàn dân. GV hd HS xem mẫu 1 ở SGK
Đồng âm nhưng khác nghĩa với những từ ngữ trong các phương ngữ khác hoăïc trong ngôn ngữ toàn dân. GV hd HS xem mẫu 2 SGK/175
Hoạt động 2. Hướng dẫn HS làm bt 2
Bài tập 3. 
Quan sát hai bảng mẫu ở bt 1 và cho biết những từ ngữ nào (ở trường hợp b) và cách hiểu nào (ở trường hợp c) được coi là ngôn ngữ toàn dân.
GVKL :Tuy không có văn bản chính thức quy định nhưng từ lâu người VN vẫn chọn phương ngữ Bắc làm phương ngữ toàn dân.
Bài tập 4. 
Đọc đoạn trích ở SGK và chỉ ra những từ ngữ địa phương có trong đoạn trích. Những từ ngữ đó thuộc phương ngữ nào ? Việc sự dụng những phương ngữ đó có tác dụng gì ?
è Việc sử dụng những từ ngữ địa phương này có tác dụng làm rõ màu sắc địa phương. Do đó làm cho hình ảnh mẹ Suốt càng chân thực, sinh động.
Bài tập 1.
Những từ ngữ không có trong toàn dân, Vd : móm (vùng Vĩnh Phúc, Phú Thọ) : lá cọ non, phơi tái, dùng để gói cơm nắm, thức ăn, các loại quả khi đen đi xa ; nhút : món ăn vùng nghệ tỉnh làm bằng xơ mít muối trộn với một vài thứ khác ( nhút Thanh Chương ).
Những từ giống về nghĩa nhưng khác về âm (tên gọi khác nhau của cùng một sự vật) vd : bố (miền Bắc), ba (miền Trung, Nam), Tía (một số vùng ở Trung nam bộ), thầy (một số vùng ở đồng bằng Bắc bộ)
Những từ giống về âm nhưng khác nghĩa, vd : hòm là đồ đựng hình khối hộp chữ nhật trong phương ngữ Bắc nhưng là quan tài trong phương ngữ Trung, Nam.
Bài tập 2. 
Những từ ngữ chỉ các sự vật ở bài tập 1a chỉ có ở những địa phương ấy, do đó cũng không có tên gọi ở địa phương khác, không có trong ngôn ngữ toàn dân. Sự xuất hiện của các từ ngữ đó thể hiện tính đa dạng về tự nhiên và xã hội của các vùng miền trên đất nước ta. Số lượng từ này không nhiều, chứng tỏ sự khác biệt giữa các vùng miền ở nước ta. Một số từ ngữ loại này có thể chuyển thành từ ngữ toàn dân.
Bài tập 3 : 
Qua bảng mẫu ở bt 1b,1c, ta thấy phương ngữ phương Bắc được dùng phổ biến nhất trong ngôn ngữ toàn dân ( giữa ngã - té - bổ chọn ngã) ; 
Bài tập 4 : 
Những từ ngữ địa phương có trong bài mẹ Suốt : chi, rứa, nờ, tui, cớ răng, ưng, mụ. Những từ ngữ đó thuộc phương ngữ Trung, chủ yếu sử dụng ở vùng Bắc Trung Bộ.
D ... ể chuyện ở đây dường như thấy hết và biết tất cả mọi việc, mọi hành động, tâm tư, tình cảm của các nhân vật.
Hoạt động 2. tổng kết
GV cho HS rút ra nhận xét, GV tổng kết lại theo những nội dung cơ bản mà phần ghi nhớ trong SGK đã nêu.
Hoạt động 3. Hướng dẫn luyện tập.
Xác định người kể chuyện trong một đoạn văn cụ thể.
Phân tích tác dụng của việc lựa chọn người kể trong một văn bản cụ thể
VAI TRÒ CỦA NGƯỜI KỂ CHUYỆN TRONG VĂN BẢN TỰ SỰ 
Xét đoạn trích “lặng lẽ Sa Pa” của Nguyễn thành Long (SGK) /192.
Đoạn trích kể về cuộc chia tay giữa người hoạ sĩ, cô kĩ sư và anh thanh niên.
Người kể chuyện ở đây là vô nhân xưng, không xuất hiện trong câu chuyện. (ngôi thứ ba)
Những câu : “giọng cười nhưng đầy tiếc rẻ” ; “những người con gái sắp xa ta, biết không bao giờ gặp ta nữa, hay nhìn ta như vậy”, là nhận xét của người kể chuyện về anh thanh niên và suy nghĩ của anh ta.
c. xem phần bên
@ Ghi nhớ : SGK
II. LUYỆN TẬP
Dặn dò : xem lại bài, chuẩn bị bài chiếc lược ngà 
Gợi ý giải bài tập :
Bài tập 1. Cho HS đọc đoạn văn SGK/193.
Bài tập 2a. GV nêu câu hỏi SGK (HS thảo luận nhóm)
Trả lời :
Người kể ở đây là chú bé Hồng nên xưng tôi khi kể. Đây là đoạn văn kể theo ngôi thứ nhất.
Ưu điểm : Giúp người kể dể đi sâu vào tâm tư tình cảm, miêu tả được diễn biến phức tạp trong tâm hồn nhân vật tôi. Lời văn kể mang màu sắc chủ quan.
Hạn chế của cách kể này là nhiều hành động, ý nghĩ của các nhân vật khác, nếu họ không nói ra thì về nguyên tắc, nhân vật “tôi” không thể biết được để kể lại.
Bài tập 2b. Kể lại đoạn truyện theo lời cô kĩ sư trẻ :
Tôi bỗng nghe tiếng kêu :
- Trời ơi ! Chỉ còn năm phút nữa !
Tôi nhìn ra sau nhà . Anh thanh niên từ sau nhà chạy ra, tay anh đang cầm cái làn. Nghe tiếng kêu thất thanh của anh thanh niên tôi bổng thấy trào lên một niềm thương cảm sự cô đơn của anh. Tôi thong thả đứng lên đi lại chỗ ông hoạ sĩ thì chợt nghe tiếng kêu : 
 ÔÂ! Cô còn quên chiếc khăn mùi xoa đây này !
Anh vo tròn chiếc khăn tay cặp giữa cuốn sách để đưa tôi. Hai mà tôi đỏ ửng, tôi rụt rè nhận lại cuốn sách một cách ngượng nghịu.
Tuần 15, tiết 71,72	 Ngày soạn : 20/11/10 Ngày dạy : 24/11/10
MỤC TIÊU CẦN ĐẠT :
Giúp HS : 
Cảm nhận được giá trị nội dung và nghệ thuật của truyện Chiếc lược ngà.
II. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG
1. Kiến thức :
Nhân vật, sự kiện, cốt truyện trong một đoạn truyện Chiếc lược ngà.
Tình cảm cha con sâu nặng trong hoàn cảnh éo le của chiến tranh.
Sự sáng tạo trong nghệ thuật xây dựng tình huống, miêu tả tâm lí nhân vật.
2. Kĩ năng :
Đọc – hiểu văn bản truyện hiện đại sáng tác trong thời kì k/c chống Mĩ cứu nước.
Vận dụng kiến thức về thể loại và sự kết hợp các phương thức biểu đạt trong tác phẩm tự sự để cảm nhận một văn bản truyện hiện đại.
TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
Ổn định lớp : 9B9C
Kiểm tra bài cũ : Tóm tắt truyện LLSP, phân tích nhân vật anh thanh niên trong truyện.
Giới thiệu bài :
Hoạt động của thầy và trò
Ghi bảng
Hoạt động 1. Đọc – Tìm hiểu chú thích 
Hoạt động 2. Đọc - Tìm hiểu văn bản .
Trước khi đọc, GV cần tóm tắt đoạn lược bỏ ở phần đầu của truyện.
GV đọc mẫu một đoạn rồi cho HS đọc tiếp. Có thể đọc từ đầu đến hết cành chia tay của cha con ông Sáu.
GV yêu cầu HS tóm tắt truyện ngắn gọn khoảng từ 8 đến 10 câu.
Tóm tắt : Ông Sáu xa nhà đi kháng chiến. Mãi đến khi con gái lên tám tuổi, ông mới có dịp về thăm nhà, thăm con. Bé Thu không nhận ra cha vì sẹo trên mặt làm ba em không còn giống với người trong bức ảnh chụp mà em đã biết. Em đối xử với ba như một người xa lạ. Đến lúc Thu nhận ra cha, tình cha con thức dậy mãnh liệt trong em thì cũng là lúc ông Sáu phải ra đi. Ở khu căn cứ, người cha dồn hết tình cảm yêu quý, nhớ thương đứa con vào việc làm một chiếc lược bằng ngà voi để tặng cô con gái bé bỏng. Trong một trận càn, ông hy sinh. Trước lúc nhắm mắt, ông còn kịp trao cây lược cho một người bạn.
? Tình huống nào đã bộc lộ sâu sắc và cảm động tình cha con của ông Sáu và bé Thu ?
Hai cha con gặp ngau sau tám năm xa cách, nhưng thật trớ trêu là bé Thu không nhận cha, đến lúc em nhận ra và biểu lộ tình cảm thắm thiết thì ông Sáu lại phải ra đi. Đây là tình huống cơ bản của truyện.
Ở khu căn cứ ông Sáu dồn tất cả tình yêu thương và mong nhớ đứa con vào việc làm cây lược ngà để tặng con, nhưng ông đã hy sinh khi chưa kịp trao món quà ấy cho con gái.
Giới thiệu :
Tác giả, tác phẩm : SGK
Hoàn cảnh sáng tác : 1966
Hoạt động 2. Phân tích diễn biến tâm lý và hành động của bé Thu trong lần cha về thăm nhà 
? Thái độ và hành động của bé Thu khi lần đầu tiên gặp ông Sáu ?
Tự nhiên gặp một người xa lạ, có gương mặt lúc xúc động ửng đỏ vết sẹo trông rất dễ sợ làm bé Thu hoảng hốt bỏ chạy.
Ông càng muốn gần con thì đứa con càng tỏ ra lạnh nhạt, xa cách.
Không chịu gọi ông Sáu bằng ba ; không chịu nhờ ông Sáu chắt nước nồi cơm ; hất tung cái trứng cá ra khỏi chén và bỏ sang bà ngoại.
? Vì sao bé Thu lại có sự ương ngạnh đó ?
Vì bé Thu nhìn thấy ông Sáu có vết thẹo trên mặt không giống với tấm ảnh mà nó đã biết nên nó không chịu nhận ông Sáu là ba.
? Sự ương ngạnh của bé Thu có đáng trách không ? 
Bé Thu từ chối tình cảm của ông Sáu chỉ vì nó quá yêu cha, kính trọng cha nên không dễ dàng nghe lời nói của mọi người. Nó không biết, không tin vì trên mặt ông Sáu có vết thẹo khác với hình trong ảnh.
Phản ứng tâm lý của em là hoàn toàn tự nhiên, chứng tỏ em có cá tính mạnh mẽ, tình cảm sâu sắc, chân thật. Em chỉ yêu cha khi tin chắc đó đùng là ba. Trong sự ương ngạnh đó ẩn chứa cả sự kiêu hảnh của trẻ thơ về một tình yêu dành cho ba.
? Vì sao bé Thu lại nhận ra ông Sáu trước khi ông Sáu lên đường ?
Trong đêm bỏ về nhà bà ngoại, Thu được nghe bà ngoại giải thích về vết sẹo trên mặt của ba Thu.
Lúc nghe ngoại kể xong Thu nằm im, lăn lộn và thỉnh thoảng lại thở dài như người lớn. 
? Cử chỉ ấy thể hiện được tâm trạng gì của bé Thu ?
Tâm trạng ân hận, rai rức trong lòng bé Thu.
? Qua biểu hiện tâm lý và hành động của bé Thu tác giả đã làm nổi rõ một só nét tính cách của nhân vật như thế nào ?
Đó là tình cảm sâu sắc, mạnh mẽ nhưng cũng thật dứt khoát, rạch ròi, cá tính cứng cỏi tưởng như ươnh ngạnh, nhưng Thu vẫn là môït đứa trẻ với tất cả nét hồn nhiên, ngây thơ của con trẻ .
Hoạt động 3. Phân tích tình cảm cha con sâu nặng ở ông Sáu.
? Thái độ của ông Sáu khi mới về phép gặp lại con sau nhiều năm xa cách thể hiện được điều gì ? 
Đoán biết là con , anh vội vàng kêu to không ghìm được xúc độnggiọng run run.
? Lúc bị con từ chối, ông Sáu có phản ứngvà cử chỉ ra sao ?
Đứng sững lại, mặt sầm lại, hai tay buông xuống như bị gẫy. ð Nỗi đau của ông Sáu, nguyên nhân : do chiến tranh phải xa cách con : con không nhận ra cha ð tình huống bất ngờ, cảnh ngộ éo le.
? Những ngày ông Sáu ở nhà thì tình cảm ô Sáu dành cho con như thế nào ?
? Khi trở lại căn cứ, ông Sáu đã thể hiện tình yêu thương con bằng việc làm nào ?
Nỗi day dứt, ân hận vì đã đánh con. Nhớ lời dặn của con ông đã làm cho con chiếc lược bằng cả tấm lòng yêu thương của mình. Chiếc lược trở thành vật quý giá, thiêng liêng càng làm cho ông Sáu mong sớm gặp lại con.
Chiến tranh làm ông Sáu phải hy sinh nhưng tình cảm cha con vẩn thắm thiết : ông trao chiếc lược cho người bạn mang về cho con gái.
ð GV liên hệ thực tế : Chiến tranh gây nên thảm cảnh đau thương, mất mát, cướp đi bao nguồn hạnh phúc của mọi người.
Hoạt động 4. Nhận xét về nghệ thuật trần thuật của truyện ?
Hoạt động 5. tổng kết.
HS nêu ý nghĩa của truyện
Đây là câu chuyện cảm động về tình cha con sâu nặng, chiếc lược ngà cho ta hiểu thêm về những mật mát to lớn của chiến tranh mà nhân dân ta đã trãi qua trong cuộc k/c chống Mĩ cứu nước.
Tìm hiểu văn bản.
Tình cảm của bé Thu đối với cha.
Thái độ và hành động của Thu trước khi nhận ông Sáu là cha.
Tỏ ra ngờ vực, lãng tránh.
Hốt hoảng, mặt tái đi rồi vụt chạy và kêu thét lên khi gặp ông Sáu.
Không chịu gọi ông Sáu là ba, không chịu nhờ ông Sáu chắt nước nồi cơm.
Hất tung cái trứng cá mà ông gắp cho.
F Sự ương ngạnh, không chịu nhận ông Sáu là ba, đó cũng là phản ứng tâm lý tự nhiên của trẻ thơ.
Thái độ và hành động của Thu Khi nhận ra ngườiø cha.
Gọi batiếng kêu như tiếng xé 
Vừa kêu vừa chạy xô tới nhanh như một con sóc, nó hôn ba nórun run. ð Tình cảm yêu thương cha sâu sắc, mạnh mẽ nhưng cũng rất ngây thơ.
Tình cảm cha con sâu nặng ở ông Sáu.
Lần đầu tiên gặp con.
Tình cảm người cha cứ nôn nao
Bước vội vàng ; giọng run run : “Ba đây con” ðnỗi xúc động.
Đau khổ thất vọng khi con không chịu nhận ông là ba.
Những ngày ở nhà
Ông luôn quan tâm, và chờ đợi con gái gọi mình là cha
Lúc ở căn cứ.
Ân hận vì đã đánh con.
Thực hiện lời hứa với con.
Cưa từng chiếc răng lược thận trọng, tỉ mỉ.
Lấy cây lược ra ngắm ngía
Mong gặp lại con.
Trong giây phút cuối cùng, móc cây lược đưa cho một người bạn mang về cho con gái.
Nghệ thuật :
Xây dựng cốt truyện chặt chẽ, có yếu tố bất ngờ, nhân vật kể là bạn ông sáu, chứng kiến toàn bộ câu chuyện, thấu hiểu cảnh ngộ và tâm trạng của nhân vật trong truyện.
Tổng kết :
	Ý nghĩa : xem phần bên Ã
Ghi nhớ : (SGK)
Hướng dẫn tự học : 
Đọc – nhớ những chi tiết nghệ thuật đặc sắc trong đoạn trích
Nắm được những kiến thức của bài học, tìm các chi tiết minh chứng cho những nội dung này
Dặn dò : Học bài, chuẩn bị : Ôn tập Tiếng việt, kiểm tra tiếng việt.
	 Kiểm tra thơ và truyện hiện đại.
Rút kinh nghiệm : 

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 13+14+15.doc