Giáo án môn Ngữ văn khối 9, kì I - Tuần 16

Giáo án môn Ngữ văn khối 9, kì I - Tuần 16

Văn bản: CỐ HƯƠNG

 - Lỗ Tấn -

I. MỤC TIÊU: Giúp HS:

- Thấy được tinh thần phê phán sâu sắc xã hội cũ và niềm tin trong sáng vào sự xuất hiện cuộc sống mới, xã hội mới.

- Thấy được màu sắc trữ tình đậm đà của tác phẩm, việc sử dụng thành công các biện pháp nghệ thuật so sánh và đối chiếu, việc kết hợp nhuần nhuyễn nhiều phương thức biểu đạt trong tác phẩm.

- Giáo dục lòng yêu quê hương đất nước.

II. PHƯƠNG PHÁP : Phân tích, nêu vấn đề, gợi tìm, .

III. CHUẨN BỊ :

 Thầy : Tranh tác giả, đọc, nghiên cứu tài liệu SGK, SGV

Trò : Đọc, trả lời câu hỏi SGK

IV. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:

1. Ổn định lớp :

2. Kiểm tra 15 phút: Hãy làm sáng tỏ tình cảm sâu nặng và cao đẹp của ông Sáu đối với bé Thu

3. Bài mới :

 

doc 6 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 732Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn khối 9, kì I - Tuần 16", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 16 	Ngày soạn : 17.12
Tiết 7	6+77+78	Ngày dạy : 19.12
Văn bản: cố hương
 - Lỗ Tấn -
I. Mục tiêu: Giúp HS:
- Thấy được tinh thần phê phán sâu sắc xã hội cũ và niềm tin trong sáng vào sự xuất hiện cuộc sống mới, xã hội mới.
- Thấy được màu sắc trữ tình đậm đà của tác phẩm, việc sử dụng thành công các biện pháp nghệ thuật so sánh và đối chiếu, việc kết hợp nhuần nhuyễn nhiều phương thức biểu đạt trong tác phẩm.
- Giáo dục lòng yêu quê hương đất nước.
II. Phương pháp : Phân tích, nêu vấn đề, gợi tìm, ...
III. Chuẩn bị : 
	Thầy :	Tranh tác giả, đọc, nghiên cứu tài liệu SGK, SGV
Trò : Đọc, trả lời câu hỏi SGK
IV. tiến trình lên lớp:
1. ổn định lớp :
2. Kiểm tra 15 phút : Hãy làm sáng tỏ tình cảm sâu nặng và cao đẹp của ông Sáu đối với bé Thu
3. Bài mới :
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung 
 Hoạt động 1
GV gọi Hs đọc phàn chú thích * SGK
? Nêu vài nét chính về tác giả
( GV cho HS học thêm SGK)
? Trong số các tác phẩm của Lỗ Tấn, thì tập truyện nào là xuất sắc nhất ( Gào thét ( 1923), bàng hoàng(1926))
? Vậy truyện ngắn Cố hương được trích trong tác phẩm nào
 Hoạt động 2
GV đọc mẫu một đoạn, gọi HS đọc
( đọc to, rõ ràng). Tìm hiểu chú thích
? Truyện này chia làm mấy phần. Nêu nội dung chính của từng phần
Hết tiết 1
? Hãy xác định phương thức biểu đạt chủ yếu của truyện
? Ngoài phương thức biểu đạt chủ yếu là tự sự, thì truyện còn sử dụng phương thức nào chính nữa. Vì sao vậy?
GV gọi HS đọc đoạn “ nhưng tiếc thay -> gặp mặt nhau nữa”
? Đoạn văn trên chủ yếu dùng phương thức biểu đạt nào. Và thông qua đó, tác giả muốn nói lên điều gì
- Đọc đoạn 2: “ Người đi vào ->vỏ cây thông”
? Phương thức biểu đạt nào được dùng trong đoạn văn trên. Qua đây, tác giả muốn nói lên điều gì
- Đoạn 3: “Tôi đang mơ màng -> hết”
? Đoạn văn trên sử dụng phương thức biểu đạt nào. Và thông qua đó, tác giả muốn nói lên điều gì
Hoạt động 3
? Trong các nhân vật trong truyện thì nhân vật nào là nhân vật chính.
? Vậy theo em trong hai nhân vật này, nhân vật nào là trung tâm. Vì sao?
( Nhuận Thổ có địa vị rất quan trọng, mọi sự thay đổi làng quê đều tập trung ở nhân vật này, nhưng Nhuận Thổ không phải là nhân vật trung tâm vì không phải là đầu mối của mọi câu chuyện)
Hết tiết 2
GV: Hai biện pháp nghệ thuật được sử dụng là hồi ức và đối chiếu được kết hợp một cách nhuần nhuyễn để làm nổi bậc sự thay đổi của con người và cảnh vật.
? Em hãy chỉ ra sự thay đổi cảnh vật ở làng quê.
? Qua cảnh vật trước mắt như vậy, làm cho em hình dung ra một cảnh làng quê như thế nào
? Để làm nổi bậc sự thay đổi của làng quê, tác giả đã đối chiếu Nhuận Thổ trong quá khứ, Thuỷ Sinh trong hiện tại. Em hãy tìm những chi tiết thể hiện điều đó.
? Qua hàng loạt sự đối chiếu đó tác giả đã phản ánh điều gì
GV: Lỗ Tấn hay chọn người bất hạnh làm đề tài: Vừa vạch trần ung nhọt của xã hội, vừa lôi hết bệnh tật của người lao động ra làm cho mọi người chú ý tìm cách chạy chữa.
? Vậy qua những vấn đề ta phân tích trên, thì mục đích của tác giả viết bài Cố hương để làm gì
? Vậy qua đây em học tập được điều gì
 Hoạt động 4
? Nêu nội dung và nghệ thuật của bài.
I. Giới thiệu tác gả, tác phẩm:
1. Tác giả:
- Lỗ Tấn ( 1881 – 1936)
- Quê: phủ Thiệu Hưng, tỉnh Chiết Giang.
- Là nhà văn nổi tiếng của Trung Quốc
2. Tác phẩm:
- Cố hương là một trong những truyện ngắn tiêu biểu nhất của tập Gào thét.
II. Đọc, tìm hiểu chung
1. Đọc
2. Bố cục: 3 phần:
- Phần 1: Từ đầu -> làm ăn sinh sống: “Tôi” trên đường về quê.
- Phần 2: TT -> sạch trơn như quét: những ngày “ Tôi” ở quê.
- Phần 3: Còn lại: “Tôi” trên đường xa quê.
3. Phương thức biểu đạt:
- Chủ yếu là tự sự có hồi ức xen kẽ-> Yếu tố hồi kí.
- Biểu cảm là phương thức biểu đạt có vai trò rất quan trọng trong truyện, vì:
+ Có nhiều yếu tố hồi kí
+ Dùng ngôi kể thứ nhất.
+ Thể hiện sâu sắc tình cảm của tác giả
- Chủ yếu dùng phương thức tự sự -> làm nổi bậc sự gắn bó giữa hai người bạn thời thơ ấu.
- Phương thức miêu tả, kết hợp với biện pháp hồi ức và đối chiếu -> Sự thay đổi về ngoại hình của Nhuận Thổ -> tình cảnh sống điêu đứng của Nhuận Thổ và nông dân vùng biển.
- Phương thức lập luận -> Cần xây dựng một con đường mới
III. Phân tích:
1. Tìm hiểu nhân vật chính và nhân vật trung tâm:
- Hai nhân vật chính: Nhuận Thổ và Tôi.
- Nhân vật trung tâm: “ Tôi”
Vì: Là đầu mối của toàn bộ câu chuyện
2. Sự thay đổi ở nhân vật nhuận Thổ, các nhân vật khác cũng như cảnh vật ở làng quê:
 cảnh vật ở làng quê
Cảnh vật trước mắt
Cảnh vật trong hồi ức
- Thôn xóm tiêu điều, hoang vắng
- Trên mái ngói, mấy cọng tranh khô phất phơ trước gió
- Đẹp: Không có hình ảnh ngôn ngữ nào diễn tả cho được
=> Sự sa sút về kinh tế, tình cảnh đói nghèo của nông dân
Nhuận Thổ trong quá khứ
Thuỷ Sinh trong hiện tại
- Cổ đeo vòng bạc
- Khuôn mặt tròn trĩnh
- Cổ không đeo vòng bạc
- Vàng vọt gầy còm
- Qua hàng loạt sự đối chiếu, tác giả đã:
+ Phản ánh tình cảnh sa sút về mọi mặt của xã hội Trung Quốc.
+ Phân tích nguyên nhân và lên án các thế lực đã tạo nên thực trạng đáng buồn ấy.
+ chỉ ra những mặt tiêu cực nằm ngay trong tâm hồn, tính cách của bản thân người lao động.
=> Cố hương là bức tranh thu nhỏ của xã hội, những thay đổi trên có tính điển hình của xã hội Trung Quốc hiện đại. Bởi vậy tác giả đặt ra một ván đề: Phải xây dựng “một cuộc đời mới, một cuộc đời mà chúng tôi chưa từng được sống”
IV. Tổng kết:
Ghi nhớ : SGK
4. Củng cố : Hệ thống hoá kiến thức cơ bản
5. Dặn dò : Về nhà học bài, chuẩn bị bài “ôn tập tập làm văn ”
Rút kinh nghiệm
Tuần 16 	Ngày soạn : 20.12
Tiết 79 + 80	Ngày dạy : 22.12
ôn tập phần tập làm văn
I. Mục tiêu: Giúp HS:
- Nắm được các nội dung chính của phần tập làm văn đã học trong ngữ văn 9, thấy được tính chất tích hợp của chúng với văn bản chung.
- Thấy được tính kế thừa và phát triển của các nội dung tập làm văn lớp 9 bằng cách so sánh với nội dung các kiểu văn bản đã học ở lớp dưới.
- Giáo dục HS lòng yêu thích bộ môn.
II. Phương pháp : Phân tích, nêu vấn đề, quy nạp, ...
III. Chuẩn bị : 
	Thầy :	Đọc, nghiên cứu tài liệu SGK, SGV
Trò : Trả lời câu hỏi SGK
IV. tiến trình lên lớp:
1. ổn định lớp :
2. Kiểm tra bài cũ : Lồng vào bài mới
3. Bài mới :
Câu 1: Phần tập làm văn trong ngữ văn 9 tập I có những nội dung lớn nào, những nội dung nào là trọng tâm cần chú ý?
Ngữ văn 9 tập I cung cấp cho HS các nội dung lớn:
a. Văn bản thuyết minh với trọng tâm là luyện tập việc kết hợp giữa thuyết minh với các biện pháp nghệ thuật và yếu tố miêu tả.
b. Văn bản tự sự với 2 trọng tâm:
- Sự kết hợp giữa tự sự với biểu cảm và miêu tả nội tâm, giữa tự sự với lập luận.
- Một số nội dung mới trong văn bản tự sự như: đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm trong tự sự, người kể chuyện và vai trò của người kể chuyện trong tự sự.
Câu 2: Vai trò, vị trí, tác dụng của giải thích và miêu tả trong văn bản thuyết minh như thế nào? Cho ví dụ cụ thể.
	Trong thuyết minh, nhiều khi người ta phải giải thích để làm rõ sự vật cần giới thiệu, nhất là khi gặp các thuật ngữ, khái niệm chuyên môn hoặc những nội dung trừu tượng. Chẳng hạn khi thuyết minh về một ngôi chùa cổ, người thuyết minh có khi phải giải thích về kết cấu, những đặc điểm về kiến trúc, hoặc giải thích về một khái niệm nào đó trong quan niệm của nhà Phật được thể hiện ở cấu trúc ngôi chùa ... và đương nhiên cũng phải vận dụng miêu tả ở đây để người nghe hình dung ra ngôi chùa ấy có dáng vẻ như thế nào, màu sắc, không gian, hình khối, cảnh vật xung quanh ... Từ đó cho HS thấy nếu thiếu yếu tố giải thích, miêu tả thì bài thuyết minh sẽ không rõ ràng, khó hiểu và thiếu sinh động.
Câu 3: Văn thuyết minh khác với văn miêu tả
Văn miêu tả
Văn thuyết minh
- Có hư cấu tưởng tượng, không nhất thiết phải trung thành với sự vật.
- Dùng nhiều so sánh, liên tưởng.
- Mang nhiều cảm xúc chủ quan của người viết
- ít dùng số liệu cụ thể, chi tiết.
- Dùng nhiều trong sáng tác văn chương nghệ thuật.
- ít khuôn mẫu.
- Đa nghĩa.
- Trung thành với đặc điểm của đối tượng sự vật, đảm bảo tính khách quan khoa học.
- ít dùng hình tượng so sánh
- Dùng nhiều số liệu cụ thể, chi tiết.
- ứng dụng trong nhiều tình huống cuộc sống, văn hoá, khoa học.
- Thường theo một yêu cầu giống nhau
- Đơn nghĩa
Câu 4: Văn tự sự là tọng tâm của chương trình Ngữ văn 9 học kỳ I. Như trên đã trình bày, các nội dung tự sự vừa lặp lại, vừa nâng cao. Điều này thể hiện ở: yêu cầu về việc nhận diện các yếu tố miêu tả nội tâm, lập luận, đối thoại và độc thoại, người kể chuyện trong văn bản tự sự; yêu cầu về kỹ năng kết hợp các phương thức trong một văn bản; yêu cầu thấy được vai trò, vị trí và tác dụng của các yếu tố miêu tả nội tâm, lập luận; vai trò tác dụng của đối thoại và độc thoại; của việc thay đổi các hình thức người kể chuyện trong một văn bản tự sự như thế nào.
* Ví dụ:
+ Đoạn văn có sử dụng yếu tố nghị luận
 “ Vua Quang Trung cưỡi voi ... không nói trước”
 ( Ngô gia văn phái, Hoàng Lê nhất thống chí )
+ Đoạn văn tự sự có sử dụng yếu tố miêu tả nội tâm
“ Thực sự mẹ không lo lắng ... dài và hẹp”
 ( Cổng trường mở ra, Ngữ văn 7 )
+ Đoạn văn tự sự sử dụng cả miêu tả nội tâm và nghị luận
	“ Lão không hiểu tôi ... đáng buồn”
 ( Nam Cao, Lão Hạc )
Câu 5,6:
- Đối thoại là hình thức đối đáp, trò chuyện giữa hai hoặc nhiều người. Trong văn bản,đối thoại được thể hiện bằng các gạch đầu dòng ở đầu lời trao và lời đáp.
- Độc thoại là lới nói của một người nào đó không nhằm vào một ai hoặc nói với chính mình, trong văn bản khi người độc thoại cất thành tiếng thì phía trước câu nói có gạch đầu dòng; còn khi không thành tiếng thì không có gạch đầu dòng. Trường hợp sau gọi là độc thoại nội tâm.
- Các hình thức đối thoại, độc thoại tạo cho câu chuyện có không khí như cuộc sống thật, đi sâu vào nội tâm nhân vật, bộc lộ được tính cách và sự chuyển biến trong tâm lý nhân vật ... nghĩa là làm cho câu chuyện sinh động hơn
* Ví dụ:
* Ví dụ về đoạn văn tự sự có sử dụng các yếu tố đối thoại và độc thoại
 [ .... ] Tôi cất tiếng véo von ..... chui vào tổ tao đậu
 ( Tô Hoài, Dế mèn phiêu lưu kí )
Câu 6 : GV hướng dẫn học sinh về nhà làm
Hết tiết 1
Câu 7: Như câu 1 đã cung cấp. GV cho HS nhận biết nội dung tập làm văn trong Ngữ văn 9 vừa lặp lại, vừa nâng cao cả về kiến thức lẫn kỹ năng.
Câu 8: Trong một văn bản có đủ các yếu tố miêu tả, biểu cảm , lập luận mà vẫn gọi đó là văn bản tự sự.Vì các yếu tố miêu tả, biểu cảm , lập luận chỉ là những yếu tố bổ trợ nhằm làm nổi bậc phương thức chính là phương thức tự sự. Khi gọi tên mộ văn bản, người ta căn cứ vào phương thức biểu đạt chính của văn bản đó. Trong thực tế khó có một văn bản nào đó chỉ vận dụng một phương thức biểu đạt duy nhất.
Câu 9: Đánh dấu “x” vào ô trống mà kiểu văn bản chính có thể kết hợp với các yếu tố tương ứng trong nó.
TT
Kiểu văn bản chính
Các yếu tố kết hợp với văn bản chính
Tự sự
Miêu tả
Lập luận
Biểu cảm
Thuyết minh
Điều hành
1
Tự sự
x
x
x
x
2
Miêu tả
x
x
x
3
Lập luận
x
x
x
4
Biểu cảm
x
x
x
5
Thuyết minh
x
x
6
Điều hành
Câu 10: Một số tác phẩm tự sự đã học trong SGK Ngữ văn từ lớp 6 -> 9 không phải bao giờ cũng phân biệt rõ bố cục ba phần: MB, TB, KB. Tuy vậy bài viết tập làm văn kể chuyện của HS vẫn phải có đủ 3 phần đã nêu. Vì khi còn ngồi trên ghế nhà trường, HS trong giai đoạn luyện tập, phải rèn luyện theo yêu cầu “ thị phạm” của nhà trường. Sau khi đã trưởng thành, HS có thể viết tự do, “ phá cách” như các nhà văn.
Câu 11: Những kiến thức và kỹ năng về kiểu văn bản tự sự của phần tập làm văn đã soi sáng thêm rất nhiều cho việc đọc - hiểu văn bản- tác phẩm văn học tương ứng trong SGK Ngữ văn. Chẳng hạn, khi học về các yếu tố đối thoại và độc thoại nội tâm trong tự sự, các kiến thức về tập làm văn đã giúp cho người học hiểu sâu hơn các đoạn trích truyện Kiều cũng như truyện ngắn Làng của Kim Lân.
Câu 12: Ngược lại, những kiến thức và kỹ năng về các tác phẩm tự sự của phần đọc- hiểu văn bản và phầm tiếng Việt tương ứng đã giúp cho HS học tốt hơn khi làm bài văn kể chuyện. Chẳng hạn, các văn bản tự sự trong sách Ngữ văn đã cung cấp cho HS các đề tài, nội dung và cách kể chuyện, cách dùng các ngôi kể, người kể chuyện, cách dẫn dắt, xây dựng và miêu tả nhân vật, sự việc, ..
4. Củng cố : GV hệ thống lại toàn bộ kiến thức cơ bản.
5. Dặn dò : Về nhà học bài, chuẩn bị cho kỳ thi HKI: Ôn tập các kiến thức đã học từ đầu năm cả 3 phân môn.
Rút kinh nghiệm

Tài liệu đính kèm:

  • docVan 9 tuan 16.doc