Giáo án môn Ngữ văn khối 9, kì I - Tuần 2 - Tiết 6 đến tiết 10

Giáo án môn Ngữ văn khối 9, kì I - Tuần 2 - Tiết 6 đến tiết 10

ĐẤU TRANH CHO MỘT THẾ GIỚI HOÀ BÌNH

I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT : Giúp học sinh :

- Nhận thức được mối nguy hại khủng khiếp của viêc chạy đua vũ trang, chiến tranh hạt nhân.

- Có nhận thức, hành động đúng để góp phần bảo vệ hòa bình

II. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG

1. Kiến thức

- Một số hiểu biết về tình hình thế giới những năm 1980 liên quan đến văn bản.

- Hệ thống luận điểm, luận cứ, cách lập luận trong văn bản.

2. Kĩ năng

Đọc – hiểu văn bản nhật dụng bàn về một vấn đề liên quan đến nhiệm vụ đấu tranh vì hòa bình của nhân loại.

III. CHUẨN BỊ : GV : giáo án, tranh ảnh (nếu có) ; HS : bài soạn,

IV. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC :

1. Ổn định lớp, ktss :9

 9

2. Kiểm tra bài cũ :

- Bác đã làm những gì để có vốn tri thức uyên thâm ?

- Phong cách Hồ Chí Minh được biểu hiện như thế nào ?

3. Giới thiệu bài : Cuộc chiến tranh Iraq đã gây ra bao chết chóc, mất mác, đau thương. Chiến tranh là đồng nghĩa với tội ác. Muốn loại trừ chiến tranh chúng ta phải cùng nhau đấu tranh cho một thế giới hoà bình mà chúng ta cùng nhau tìm hiểu qua bài học hôm nay.

4. Tiến trình hoạt động :

 

doc 11 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 891Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn khối 9, kì I - Tuần 2 - Tiết 6 đến tiết 10", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 2, Tiết 6,7	 Ngày soạn : / /2010 Ngày dạy : / /2010
Bài 2
ĐẤU TRANH CHO MỘT THẾ GIỚI HOÀ BÌNH
I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT : Giúp học sinh :
Nhận thức được mối nguy hại khủng khiếp của viêc chạy đua vũ trang, chiến tranh hạt nhân.
Có nhận thức, hành động đúng để góp phần bảo vệ hòa bình
TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG
Kiến thức 
Một số hiểu biết về tình hình thế giới những năm 1980 liên quan đến văn bản.
Hệ thống luận điểm, luận cứ, cách lập luận trong văn bản.
Kĩ năng 
Đọc – hiểu văn bản nhật dụng bàn về một vấn đề liên quan đến nhiệm vụ đấu tranh vì hòa bình của nhân loại.
CHUẨN BỊ : GV : giáo án, tranh ảnh (nếu có) ; HS : bài soạn, 
TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC :
Ổn định lớp, ktss :9
	 9
Kiểm tra bài cũ :
Bác đã làm những gì để có vốn tri thức uyên thâm ?
Phong cách Hồ Chí Minh được biểu hiện như thế nào ?
Giới thiệu bài : Cuộc chiến tranh Iraq đã gây ra bao chết chóc, mất mác, đau thương. Chiến tranh là đồng nghĩa với tội ác. Muốn loại trừ chiến tranh chúng ta phải cùng nhau đấu tranh cho một thế giới hoà bình mà chúng ta cùng nhau tìm hiểu qua bài học hôm nay.
Tiến trình hoạt động :
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
GHI BẢNG
HOẠT ĐỘNG 1 :TÌM HIỂU CHUNG 
GV hướng dẫn HS đọc phần chú thích sgk/19
Tác giả : Ga-bri-en Gac-xi-a mac-ket, sinh năm 1928, là nhà văn có nhiều đóng góp cho nền hòa bình nhân loại thông qua các hoạt động xã hội và sáng tác văn học. Ông đã nhận giải thưởng Nô-ben năm 1982.
Văn bản trích trong tham luận thanh gươm Đa- mô-clet của nhà văn đọc tại cuộc họp 6 nước Aán Độ, Mê-hi-cô, Thụy Điển, Aùc-hen-ti na, Hi lạp, Tan-da-ni-a tại Mê-hi-cô vào tháng 8 năm 1986
HOẠT ĐỘNG 2. ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN
1/ GV cho HS trả lời câu hỏi 1/SGK
? Hãy nêu luận điểm của văn bản ? è HS trình bày
GV chốt : Chiến tranh hạt nhân là một hiểm hoạ khủng khiếp đang đoe doạ toàn thể loài người và mọi sự sống trên trái đất, vì vậy đấu tranh để loại bỏ nguy cơ ấy cho một thế giới hoà bình là nhiệm vụ cấp bách của toàn thể nhân loại.
? Hệ thống luận điểm được trình bày bằng hệ thống luận cứ như thế nào ? => HS có thể trình bày các ý sau :
Kho vũ khí hạt nhân có khả năng huỷ diệt cả trái đất và các hành tinh trong hệ mặt trời.
Cuộc chạy đua vũ trang đã làm mất đi khả năng cải thiện đời sống cho hàng tỉ người.
Chiến tranh hạt nhân không chỉ đi ngược lại lí trí con người mà còn đi ngược lại lí trí của tự nhiên, phản lại sự tiến hoá.
Vì vậy chúng ta phải có nhiệm vụ ngăn chặn cuộc chiến tranh hạt nhân, đấu tranh cho một thế giới hoà bình.
2/ GV cho HS Phân tích các luận cứ (các câu 2,3,4/SGK)
? Nguy cơ chiến tranh hạt nhân được tác giả chỉ ra như thế nào ? 
=> Mọi người, không trừ trẻ con đang ngồi trên một thùng 4 tấn thuốc nổ, tất cả chổ đó nổ tung lên, sẽ làm biến hết thảy, không phải một lần mà là 12 lần, mọi dấu vết của sự sống trên trái đất.
? Bằng cách lập luận như thế nào mà tác giả làm cho người đọc hiểu rõ được nguy cơ khủng khiếp ấy ? 
F Vào đề trực tiếp, dẫn chứng rõ ràng,xác thực, đã thu hút người đọc và gây ấn tượng mạnh mẽ về tính chất hệ trọng của vấn đề đang được nói tới.
? Sự tốn kém và tính chất vô lí của cuộc chạy đua vũ trang hạt nhân đã được tác giả chỉ ra bằng những chứng cứ nào ?
F Tác giả đưa ra hàng loạt dẫn chứng với những so sánh thật thuyết phục trong các lĩnh vực y tế, xã hội, tiếp tế thực phẩm, giáo dục
Y tế : giá 10 chiếc tàu sân bay bằnh chương trình phòng bệnh trong 14 năm, bảo vệ cho một tỷ người khỏi bệnh sốt rét, cứu 14 triệu trẻ em.
Tiếp tế thực phẩm : Chỉ cần 27 tên lửa MX là đủ trả tiền nông cụ cho các nước nghèo để họ có được thực phẩm trong 4 năm.
Giáo dục : Chỉ 2 chiếc tàu ngầm mang vũ khí hạt nhân là đủ tiền xoá nạn mù chữ cho toàn thế giới.
Kl: Những so sánh làm cho người đọc ngạc nhiên bất ngờ trước những sự thật hiển nhiên mà phi lí.
? Vì sao có thể nói : chiến tranh hạt nhân không những đi ngược lại lí trí con người mà còn đi ngược lại lí trí của tự nhiên nữa ?
F Tác giả đưa ra những chứng cứ từ khoa học địa chất và cổ sinh học là nguồn gốc và sự tiến hoá của sự sống trên trái đất.
F GV cho HS đọc đoạn văn “từ khi mới nhen nhúm sự sống làm đẹp mà thôi”.(SGK/19)
KL :. Nếu chiến tranh hạt nhân xãy ra, nó sẽ đẩy lùi sự tiến hoá trở về điểm xuất phát ban đầu và tiêu huỷ mọi thành quả của quá trình tiến hoá sự sống trong tự nhiên.
? Nêu suy nghĩ của em về lời cảnh báo của nhà văn ? (thảo luận 3 đến 5 phút). 
F chiến tranh là tội ác, sự huỷ diệt, phi lí .
Trước những tai hoạ trên, tác giả đưa ra lời đề nghị gì ? ý nghĩa ? 
F Nhiệm vụ cấp bách của toàn nhân loại là ngăn chặn nguy cơ đó, đồng thời đấu tranh cho một thế giới hoà bình.
- Xây dựng một thế giới không có vũ khí hạt nhân.
- Đề ra các biện pháp phòng tình huống xấu nhất.
- Lên án những kẻ tham vọng chính trị mà sản xuất ra loại vũ khí giết người hàng loạt, đe doạ sự sống của con người.
? Vì sao văn bản lại có tên là “Đấu tranh hoà bình” ? 
F Đây là luận đề, thông điệp mà tác giả gởi đến cho mọi người.
HOẠT ĐỘNG 3 : Tổng kết 
? Nêu suy nghĩ của em về văn bản trên. GV gợi ý cho HS về tình hình chiến sự thế giới hiện nay và rút ra bài học và phương hướng hành động tích cực.
? Bài viết đã sử dụng cách thức diễn đạt nào ? HS đọc ghi nhớ 2/sgk
HOẠT ĐỘNG 4 : Luyện tập
HOẠT ĐỘNG 5 : Dặn dò : đọc lại văn bản, học thuộc ghi nhớ, soạn bài “Tuyên bố thế giớitrẻ em”, chuẩn bị bài các phương châm hội thoại (tt)	
I. ĐỌC – HIỂU CHÚ THÍCH
Tác giả : 
Thể loại : văn bản nhật dụng
II. TÌM HIỂU VĂN BẢN 
Nguy cơ chiến tranh hạt nhân :
-(8/8/1986) mọi người đang ngồi trên một thùng 4 tấn thuốc nổ, trái đất nổ tung 12 lần.
-Tiêu diệt tất cả các hành tinh xoay quanh mặt trời cộng bốn hành tinh nữa và phá huỷ thế thăng bằng của mặt trời.
Cuộc chạy đua vũ trang chuẩn bị cho chiến tranh hạt nhân làm mất đi khả năng để con người được sống tốt đẹp hơn.
MN<= Xem các dẫn chứng 
Tác hại của chiến tranh hạt nhân
- Chiến tranh hạt nhân không những đi ngược lại lí trí con người mà còn phản lại sự tiến hoá của tự nhiên.
Nhiệm vụ đấu tranh ngăn chặn chiến tranh hạt nhân, cho một thế giới hoà bình :
 - Mở ra nhà băng lưu trử trí nhớ có thể tồn tại sau tai hoạ hạt nhân.
- Ngăn chặn và xoá bỏ nguy cơ ch tranh hạt nhân
- Kêu gọi đấu tranh vì một thế giới hòa bình.
TỔNG KẾT : 
 Ghi nhớ : SGK/21 
IV. LUYỆN TẬP : SGK Trang 9
ca&bd
Tuần 2, tiết 8	 Ngày soạn :21/8/2010 Ngày dạy : /8/2010
CÁC PHƯƠNG CHÂM HỘI THOẠI
MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:
Giúp học sinh nắm được những hiểu biết cốt yếu về ba PCHT : phương châm quan hệ, phương châm cách thức và phương châm lịch sự.
Biết vận dụng hiệu quả những phương châm này trong giao tiếp. 
TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG
Kiến thức : 
Nội dung phương châm quan hệ, phương châm cách thức và phương châm lịch sự.
Kĩ năng : 
Vận dụng phương châm quan hệ, phương châm cách thức và phương châm lịch sự trong hoạt động giao tiếp
Nhận biết và phân tích được cách sử dụng các PCQH, PCCT, PCLS trong một tình huống giao tiếp cụ thể.
CHUẨN BỊ : Giáo án, bảng phụ,
TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG
Ổn định lớp,ktss : 9B
 9C
Kiểm tra bài cũ :
Thế nào là phương châm về chất ? cho 1 ví dụ.
Thế nào là phương châm về lượng ? cho 1 ví dụ.
Giới thiệu bài : Các em đã học hai phương châm về lượng và về chất, ngoài hai phương châm này còn có một số phương châm khác nữa mà các em sẽ tìm hiểu trong bài học hôm nay.
Tiến trình hoạt động :
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG KIẾN THỨC
HOẠT ĐỘNG 1 : tìm hiểu phương châm quan hệ
Thành ngữ “ông nói gà, bà nói vịt” dùng để chỉ tình huống hội thoại như thế nào ?
C Chỉ tình huống hội thoaị mà trong đó mỗi người nói một đằng, không khớp nhau nên không hiểu nhau. Ví dụ : trống đánh xuôi, kèn thổi ngược.
? Vậy điều gì sẽ xãy ra khi nếu xuất hiện những tình huống hội thoại như vậy ? C trong tình huống như vậy thì con người sẽ không hiểu nhau và những hoạt động của xã hội sẽ trở nên rối loạn.
? Vậy trong giao tiếp cần nói như thế nào ? 
GV cho hs đọc ghi nhớ 1 (SGK)
I. PHƯƠNG CHÂM QUAN HỆ
Vd : sgk
-ông nói gà, bà nói vịt
-trống đánh xuôi, kèn thổi ngược.
Ghi nhớ :
Khi giao tiếp, cần nói đúng vào đề tài giao tiếp, tránh nói lạc đề
HOẠT ĐỘNG 2 : PHƯƠNG CHÂM CÁCH THỨC
Thành ngữ “dây cà ra dây muống”, “lúng túng như ngậm hột thị”, dùng để chỉ những cách nói như thế nào ?
Thành ngữ 1 : Chỉ cách nói rườm rà, dài dòng
Thành ngữ 2 : Chỉ cách nói ấp úng, không thành lời, không rành mạch.
Những cách nói đó ảnh hưởng như thế nào trong giao tiếp?
 Đáp : Cách nói ấy làm cho người nghe khó tiếp nhận hoặc tiếp nhận không đúng nội dung được truyền đạt. Điều đó làm cho giao tiếp không đạt kết quả mong muốn.
? Qua đó em có thể rút ra điều gì trong giao tiếp? => HS đọc ghi nhớ sgk.
Học Sinh đọc lại truyện cười: “mất rồi” C? Vì sao ông khách lại có suy hiểu lầm như vậy ? 
Đáp : vì cậu bé trả lời quá ngắn gọn, thiếu từ xưng hô không có chủ ngữ nên dễ gây ra sự hiểu lầm.
II.PHƯƠNG CHÂM CÁCH THỨC
Vd : 
-dây cà ra dây muống, 
-lúng túng như ngậm hột thị
Ghi nhớ :
Khi giao tiếp, cần chú ý đến cách nói ngắn gọn, rành mạch ; tránh mơ hồ.
HOẠT ĐỘNG 3 : PHƯƠNG CHÂM LỊCH SỰ
 Cho HS đọc truyện: “Người ăn xin”
? Vì sao ông lão ăn xin và cậu bé trong câu chuyện đều cảm thấy như mình đã nhận từ người kia 1 cái gì đo ù? 
F Đáp :Tuy cả hai người đều không có của cải, tiền bạc gì cả, nhưng cả 2 đều cảm nhận được tình cảm mà người kia đã dành cho mình, đặc biệt là tình cảm của cậu bé dà ... ôn trọng người khác dù người đó là ăn xin.
Qua câu chuyện em rút ra được bài học gì? C GV cho hs đọc ghi nhớ 3(SGK)
III. PHƯƠNG CHÂM LỊCH SỰ
Vd : câu chuyện “ Người ăn xin”
Ghi nhớ :
Khi giao tiếp, cần tế nhị và tôn trọng người khác (phương châm lịch sự)
HOẠT ĐỘNG 4 : HS luyện tập theo SGK. GV có thể tổ chức cho HS làm việc theo nhóm ; cho đại diện nhóm trình bày, các nhóm còn lại bổ sung và sửa chửa, GV KL.
GỢI Ý GIẢI BÀI TẬP
Những câu tục ngữ, ca dao trên khẳng định vai trò của ngôn ngữ trong đời sống và khuyên ta trong giao tiếp nên dùng những lời lẽ lịch sự, nhã nhặn. Câu “Kim vàng ai nỡ uốn câu” có nghĩa là : không ai dùng một vật quý (chiếc kim bằng vàng) để làm một việc không tương xứng với gía trị của nó (uốn thành chiếc lưỡi câu)
Một số câu tục ngữ, ca dao tương ứng :
Chim khôn hót tiếng rảnh rang
Người khôn nói tiếng dịu dàng dể nghe.
Vàng thử lửa lửa thử than
Chuông kêu thử tiếng, người ngoan thử lời
Chẳng được miếng thịt miếng xôi
Cũng được lời nói cho nguôi tấm lòng
Một lời nói quan tiền thúng thóc
Một lời nói dùi đục cẳng tay.
Một câu nhịn chín câu lành
Phép tu từ có liên quan trực tiếp đến phương châm lịch sự là phép nói giảm nói tránh.
Ví dụ : thay vì nói bạn bị trượt hai môn, nhiều HS nói là bị vướng hai môn. Thay vì chê bài viết của người đó dở, ta nói bài viết chưa được hay.
Chọn từ ngữ thích hợp với mỗi chổ trống :
a) Nói nhẹ như khen, là /nói mát/
b) Nói trước lời người kháclà /nói hớt/
c) Nói nhằm chăm chọcla ø/nói móc/
d) Nói chen vào chuyện của người trên là /nói leo/
e) Nói rành mạch, cặn kẽ, có trước cósau là / nói ra đầu ra đũa/
 Các từ ngữ trên chỉ những cách nói liên quan đến PCLS (câu :a, b, c, d) và PCCT (câu e).
Đôi khi người nói phải dùng những cách diễn đạt như vậy vì :
Khi người nói chuẩn bị hỏi về một vấn đề không đúng vào đề tài mà hai người đang trao đổi, tránh để người nghe hiểu là mình không tuân thủ PCQH, người nói dùng cách diễn đạt trên.
Trong giao tiếp, đôi khi ví một lý do nào đó, người nói phải nói một điều mà người đó nghĩ là sẽ làm tổn thương thể diện người đối thoại. Để giảm nhẹ ảnh hưởng và thể hiện sự lịch sự, người nói sử dụng những cách diễn đạt trên.
Những cách nói này báo hiệu cho người đối thoại biết là người đó không tuân thủ PCLS và phải chấm dứt sự không tuân thủ đó.
Giải thích nghĩa của các thành ngữ
Nói băm, nói bổ : nói bốp chát, xỉa xói, thô bạo (PCLS)
Nói nhu đấm vào tai : nói mạnh, trái ý người khác, khó nghe (PCLS)
Điều nặng tiếng nhẹ : nói trách móc, chì chiết (PCLS)
Nửa úp, nửa mở : nói mập mờ, ởm ờ, không nói ra hết ý (PCCT)
Mồm loa mép giải :lắm lời, đanh đá (PCLS)
Đánh trống lảng : nói sang chuyện khác (PCQH)
Nói như dùi đục chấm mắm cáy : nói không khéo, thô cộc, thiếu tế nhị ((PCLS)
Dặn dò : Học thuộc ghi nhớ, làm bài tập số 5.
Tuần 2, tiết 9	 Ngày soạn : 24/8/2010 Ngày dạy : /8/2010
SỬ DỤNG YẾU TỐ MIÊU TẢ 
TRONG VĂN BẢN THUYẾT MINH
MỤC ĐÍCH YÊU CẦU : 
Giúp HS rèn luyện kĩ năng sử dụng yếu tố miêu tả trong văn bản thuyết minh
TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG
kiến thức :
Những yếu tố miêu tả trong văn thuyết minh
Vai trò của yếu tố miêu tả trong bài văn thuyết minh
Kĩ năng
Viết đoạn văn, bài văn thuyết minh sinh động
CHUẨN BỊ : Giáo án, bảng phụ,
TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC.
Ổn dịnh lớp :
Kiểm tra bài cũ :
- Hãy thuyết minh một trong những vật dụng thường sử dụng trong gia đình.
Giới thiệu bài mới :
Việc thuyết minh cung cấp cho mọi người trí thức phổ biến trong cuộc sống, để việc thuyết minh được sinh động, cụ thể hơn chúng ta cần kết hợp thuyết minh với miêu tả mà chúng ta sẽ tìm hiểu trong bài học hôm nay.
Tiến trình hoạt động :
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
GHI BẢNG
Hoạt động 1 : Đọc – tìm hiểu bài (2 HS đọc bài )
	? Qua tựa đề của văn bản, em hãy cho biết bài văn thuyết minh về vấn đề gì ? F cây chuối trong đời sống Việt Nam.
Phải trình bày đúng, khách quan đặc điểm của đối tượng.
? Hãy chỉ ra các câu thuyết minh về đặc điểm tiêu biểu của cây chuối.
Đoạn 1 : chú ý câu đầu tiên “ Đi khắpnúi rừng” và hai câu cuối đoạn
Đoạn 2 : chú ý câu “ cây chuối là thức ăn thức dụng từ thân đến lá, từ gốc đến hoa, quả !”
Đoạn 3 : Giới thiệu về quả chuối.
? Đoạn này giới thiệu những loại chuối và các công dụng của chuối ntn ?
Chuối chín để ăn. 
Chuối xanh để chế biến thức ăn
Chuối để thờ cúng.
Mỗi loại lại chia ra cách dùng, cách nấu món ăn, cách thờ cúng khác nhau.
Hoạt động 2 :
? Hãy chỉ ra những câu văn có tính miêu tả về cây chuối. 
Có một loại chuốivỏ trứng cuốc.
Có buồng chuối trăm quảgốc cây.
Chuối xanh có vị chátmón gỏi.
Chuối xanh nấu vớikhông thay thế được.
? Nêu vai trò, ý nghĩa của yếu tố miêu tả trong bài văn thuyết minh về cây chuối ?
Yếu tố miêu tả làm cho bài viết sinh động.
C làm rõ hơn về hình ảnh, công dụng của cây chuối.
HOẠT ĐỘNG 3 : Câu hỏi thảo luận
? Trong bài thuyết minh, yếu tố thuyết minh và miêu tả, yếu tố nào là quan trong hơn ? vì sao ? 
Fyếu tố thuyết minh là chủ yếu, yếu tố miêu tả chỉ gợi lên hình ảnh để thuyết minh về vấn đề tri thức khách quan khoa học. Miêu tả ở đây cần thiết nhưng chỉ đóng vai trò phụ trợ. Nếu lạm dụng miêu tả thì sẽ làm lưu mờ nội dung tri thức thuyết minh trong bài.
	? Khi thuyết minh có thể kết hợp với yếu tố nào ?
GV cho Hs đọc Ghi nhớ
HOẠT ĐỘNG 4 : Luyện tập 
GV hướng dẫn HS luyện tập.
I. TÌM HIỂU YẾU TỐ MIÊU TẢ TRONG VĂN BẢN THUYẾT MINH
Văn bản : 
	CÂY CHUỐI TRONG ĐỜI SỐNG VIỆt NAM.
Bài văn thuyết minh về cây chuối trong đời sống Việt Nam.
Bố cục : 3 đoạn 
Đoạn 1 : đoạn đầu tiên. Giới thiệu về cây chuối.
Đoạn 2 : đoạn tt. Nói về ích lợi của cây chuối.
Đoạn 3 : còn lại. Ích lợi của quả chuối.
Những câu miêu tả về cây chuối : xem phần bên
Ghi nhớ : SGK /25
LUYỆN TẬP :bài tập 1,2/26
	GỢI Ý GIẢI BÀI TẬP
1. Bổ sung yếu tố miêu tả vào các chi tiết thuyết minh sau 
Thân cây chuối có hình dáng : to tròn, màu xanh bóng.
Lá chuối tươi : màu xanh, có đường sống ở giữa.
Lá chuối khô : màu vàng nâu, úa khô 
Nõn chuối : màu xanh nhạt,cuộn tròn lại, mềm, dáng thẳng đứng.
Bắp chuối : hình thoi, màu đỏ nhiều bẹ ghép lại, bên trong mỗi bẹ có những nãi chuối nhỏ.
Quả chuối : tròn dài, màu vàng khi chín, màu xanh khi sống.
GV cho HS thảo luận để chọn lọc các chi tiết miêu tả.
2. Chỉ ra yếu tố miêu tả trong đoạn văn sau :
Tách là một loại chén uống nước của Tây, nó có tai. Chén của ta không có tai.
Đọc và tìm những câu miêu tả trong văn bản : trò chơi ngày xuân
Những câu miêu tả :
Lân được trang trí công phu, râu ngũ sắccác hoạ tiết đẹp
Những người tham gia chia làm hai phe được thua.
Bàn cờ là sân rộng rãiđược che lộng.
Sau hiệu lệnh  đôi bờ sông.
Tuần 2, Tiết 10	 Ngày soạn :25/8/2010 Ngày dạy : /8/2010
LUYỆN TẬP SỬ DỤNG YẾU TỐ MIÊU TẢ TRONG 
	VĂN BẢN THUYẾT MINH
MỤC TIÊU CẦN ĐẠT :
Giúp HS rèn luyện kĩ năng sử dụng yếu tố miêu tả trong văn bản thuyết minh.
TRỌNG TÂM KIẾN THỨC
Kiến Thức :
Những yếu tố miêu tả trong văn bản thuyết minh.
Vai trò của yếu tố miêu tả trong văn bản thuyết minh.
Kĩ năng :
Viết đoạn văn, bài văn thuyết minh sinh động hấp dẫn
TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC :
Ổn định lớp : 9
	 9 ..
Kiểm tra bài cũ :
- Trong bài thuyết minh, người viết phải trình bày như thế nào ?
- Khi viết thuyết minh, người viết phải đạt những yêu cầu gì ?
Giới thiệu bài : Chúng ta đã được học bài kết hợp thuyết minh với miêu tả, hôm nay chúng ta sẽ luyện tập về sử dụng yếu tố miêu tả trong thuyết minh.
Tiến trình hoạt động :
Hoạt động 1: Tìm hiểu đề, tìm ý, lập dàn ý
Giáo viên đọc và ghi đề lên bảng : CON TRÂU Ở LÀNG QUÊ VIỆT NAM
? Đề yêu cầu trình bày vấn đề gì ? => Con trâu ở làng quê Việt Nam.
? Cụm từ : “Con trâu ở làng quê Việt Nam” bao gồm những ý gì ?] Con trâu / ở làng quê Việt Nam.
? Vậy phải trình bày vị trí, vai trò của con trâu trong đời sống của người nông dân ở làng quê VN. 
Tìm ý và lập dàn ý :
Mở bài : Giới thiệu vấn đề gì ? Giới thiệu chung về con trâu VN.
Thân bài : cần giới thiệu gì về con trâu ? 
Con trâu trong nghề làm ruộng : cày, bừa, kéo xe, trục lúa
Con trâu trong lễ hội, đình đám.
Con trâu với tuổi thơ nông thôn.
Kết bài : Con trâu trong tình cảm của người nông dân.
Hoạt động 2 : hướng dẫn HS làm bài tập
Bước 1 : xây dựng đoạn mở bài vừa có thuyết minh vừa có miêu tả.
Nội dung cần thuyết minh trong phần mở bài là gì ?
? Yếu tố miêu tả cần sử dụng là gì ? ( màu sắc, hình dáng, bước đi )
GV cho HS nhận xét và ghi chép
Bước 2 :Giới thiệu con trâu trong nghề làm ruộng.
? Trong nghề làm ruộng con trâu đã giúp người nông dân những việc gì ? (cày, bừa, kéo xe, trục lúa) HS giới thiệu từng loại việc và có sự miêu tả con trâu trong từng loại việc đó.
Bước 3: Giới thiệu con trâu trong một số lễ hội (chọi trâu)
Bước 4 : Con trâu với tuổi thơ ở nông thôn VN ( hình ảnh con trâu đang thong dong gặm cỏ bên cạnh những chú mục đồng đang thổi sáo ) C đời sống thanh bình ở làng quê Việt Nam.
Bước 5 : Viết đoạn kết bài
Trong phần kết bài, em cần nêu những ý gì ? Cần miêu tả những hình ảnh gì ?
Tầm quan trong của trâu trong đời sống người nông dân VN
Hoạt động 3 : Hướng dẫn luyện tập ( bài tập 1,2 SGK/29)
Dặn dò : 
Xem lại lí thuyết về văn thuyết minh, tuần sau làm bài viết số 1 tại lớp
Soạn bài mới : Tuyên bố thế giới trẻ em.
Hướng dẫn tự học : 
Chọn đề văn thuyết minh để luyện tập tìm ý, lập dàn ý. 
Viết một đoạn văn thuyết minh có sử dụng yếu tố miêu tả

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 2 bai 2 dau tranh cho mot the gioi hoa binh.doc