Giáo án môn Ngữ văn khối 9, kì I - Tuần 3

Giáo án môn Ngữ văn khối 9, kì I - Tuần 3

Văn bản:

 TUYÊN BỐ THẾ GIỚI VỀ SỰ SỐNG CÒN,

 BẢO VỆ VÀ PHÁT TRIỂN CỦA TRẺ EM

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức: Giúp HS thấy được phần nào thực trạng cuộc sống của trẻ em trên thế giới hiện nay, tầm quan trọng của vấn đề bảo vệ chăm sóc trẻ em. Hiểu được sự quan tâm sâu sắc của cộng đồng quốc tế đối với vấn đề bảo vệ, chăm sóc trẻ em.

2. Kỹ năng: phân tích cảm thụ văn học.

3. Thái độ: Giáo dục HS có lòng biết ơn về sự quan tâm, chăm sóc của Đảng, nhà nước, các tổ chức xã hội đối với trẻ em hiện nay.

II. PHƯƠNG PHÁP : nêu vấn đề, thảo luận nhóm, gợi mở, phân tích .

III. CHUẨN BỊ :

 Thầy : Đọc tài liệu tham khảo " Quyền trẻ em "

 Trò : Đọc kĩ văn bản, trả lời câu hỏi SGK

 

doc 7 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 842Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn khối 9, kì I - Tuần 3", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 3	 Ngày soạn : 3/09/08
Tiết 11+12	 Ngày dạy : 05/09/08
 Văn bản:	
	 Tuyên bố thế giới về sự sống còn,
 bảo vệ và phát triển của trẻ em
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: Giúp HS thấy được phần nào thực trạng cuộc sống của trẻ em trên thế giới hiện nay, tầm quan trọng của vấn đề bảo vệ chăm sóc trẻ em. Hiểu được sự quan tâm sâu sắc của cộng đồng quốc tế đối với vấn đề bảo vệ, chăm sóc trẻ em.
2. Kỹ năng: phân tích cảm thụ văn học.
3. Thái độ: Giáo dục HS có lòng biết ơn về sự quan tâm, chăm sóc của Đảng, nhà nước, các tổ chức xã hội đối với trẻ em hiện nay.
II. Phương pháp : nêu vấn đề, thảo luận nhóm, gợi mở, phân tích ...
III. Chuẩn bị : 
	Thầy : Đọc tài liệu tham khảo " Quyền trẻ em "	
	Trò : Đọc kĩ văn bản, trả lời câu hỏi SGK
IV. Hoạt động dạy - học:
1. ổn định lớp :
2. Kiểm tra bài cũ : 
	H: Nêu cảm nghĩ của em sau khi học bài “ Đấu tranh cho một thế giới hoà bình’’của Gác- xi – a Mác- Két?
3. Bài mới : GV giới thiệu xuất xứ của bản tuyên bố , gợi vài điểm chính về bối cảnh thế giới những năm cuối thế kỉ XX liên quan đến bài học để dẫn dắt vào bài mới.
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung ghi của HS
Hoạt động 1:Tìm hiểu chung
- GV gọi Hs đọc tác phẩm 
H: Em hiểu nghĩa của tư hiểm hoạ, chế độ A-pác-thai như thế nào ?
H: Văn bản được chia làm mấy phần. Nêu nội dung cụ thể của từng phần?
Hoạt động 2: HDHS tìm hiểu tác phẩm
H :ở phần sự thách thức, bản tuyên bố đã nêu lên thực tế cuộc sống của trẻ em trên thế giới như thế nào ?
H: Những dẫn chứng đó chứng tỏ tình trạng thực tế cuộc sống trẻ em trên thế giới như thế nào ?
 Tiết 2
H: Qua phần "cơ hội" em thấy việc bảo vệ, chăm sóc trẻ trong bối cảnh thế giới hiện nay có những điều kiện thuận lợi gì ?
H: Sự hợp tác và đoàn kết quốc tế ngày càng cao đem lại tác dụng gì cho xã hội ?
H: Khi xã hội có nền kinh tế phát triển. Cụ thể như đất nước ta. Em hãy lấy dẫn chứng nói về sự quan tâm của Đảng, nhà nước, tổ chức xã hội đối với trẻ em.
- Mọi trẻ em đều được đến trường
- Tiêm phòng phòng chống dịch bệnh
?Nhận xét đánh giá của em về những cơ hội trên?
- Học sinh đọc phần "Nhiệm vụ”.
H: Hãy tóm tắt những nhiệm vụ cụ thể được tác giả nêu trong văn bản.
H: Em có nhận xét gì về hàng loạt nhiệm vụ mà thế giới đề ra để bảo vệ trẻ em?
H: Theo em tại sao cần đẩy mạnh vấn đề bảo vệ chăm sóc trẻ em ở thế giới nói chung và từng cường quốc nói riêng.
Hs thảo luận.
H: Hãy nêu nội dung chính của bài?
I. Đọc- Tìm hiểu chung.
1. Đọc- hiểu từ khó.
2. Bố cục: 3 phần
- Phần sự thách thức : Cuộc sống khổ cực của trẻ em trên thế giới hiện nay.
- Phần cơ hội : Khẳng định điều kiện thuận lợi cơ bản để cộng đồng quốc tế đẩy mạnh việc chăm sóc ,bảo vệ trẻ em.
- Phần nhiệm vụ : Nhiệm vụ cụ thể mà từng quốc gia cần làm vì sự sống còn , phát triển của trẻ em .
II. Tìm hiểu chi tiết:	
1. Cuộc sống của trẻ em trên thế giới hiện nay:
- Bị trở thành nạn nhân của chiến tranh và bạo lực, của sự phân biệt chủng tộc.
- Chịu đựng thảm hoạ của đói nghèo và mù chữ, môi trường
- Nhiều trẻ em chết mỗi ngày do suy dinh dưỡng và bệnh tật.
-> Khổ cực về nhiều mặt.
2. Điều kiện để đẩy mạnh việc chăm sóc bảo vệ trẻ em:
- Các nước liên kết lại với nhau để có đủ phương tiện và kiến thức bảo vệ sinh mệnh của trẻ em.
- Sự hợp tác quốc tế ngày càng cao :
+ Khôi phục kinh tế.
+ Bảo vệ môi trường. 
+ Ngăn chặn bệnh gây tử vong.
3. Nhiệm vụ của từng quốc gia:
- Tăng cường sức khoẻ và chế độ dinh dưỡng của trẻ em.
- Quan tâm chăm sóc nhiều tới trẻ bị bệnh tật, trẻ có hoàn cảnh sống khó khăn.
- Em gái đối xử bình đẳng với em trai.
- Đảm bảo an toàn cho bà mẹ khi mang thai và sinh đẻ ( an toàn cho trẻ).
- Khuyến khích trẻ tham gia vào sinh hoạt văn hóa xã hội.
- Tiếp tục phát triển kinh tế.
-> Nhiệm vụ đề ra rất cụ thể, toàn diện đi vào tất cả các lĩnh vực( Sức khoẻ, giáo dục) quyền bình đẳng , đặc biệt chú trọng tới trẻ tàn tật
=>Thể hiện sự quan tâm chăm sóc của thế giới đối với trẻ.
4. Tầm quan trọng của vấn đề bảo vệ chăm sóc trẻ em:
- Vì chăm lo đến sự phát triển của trẻ em- liên quan tới tương lai của một đất nước, của toàn nhân loại.
- Qua chủ trương chính sách hành động cụ thể đối với bảo vệ, chăm sóc trẻ em. Nhận ra trình độ văn hoá của một xã hội
*Ghi nhớ : SGk 
4. Củng cố : Trước sự quan tâm của Đảng - nhà nước đối với chúng ta: Ví dụ: cấp sách vở, miễn học phí ... thì các em phải làm gì để xứng đáng với sự quan tâm ấy.
5. Dặn dò : Về nhà học bài, chuẩn bị bài tiếp theo " Các phương châm hội thoại(TT)
Tuần 3	 Ngày soạn : 03/09/08
Tiết 13 	 Ngày dạy : 05/09/08
 Tiếng Việt: 
Các phương châm hội thoại ( TT)
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
 - Nắm được mối quan hệ chặt chẽ giữa phương châm hội thoại và phương châm giao tiếp.
 - Hiểu được phương châm hội thoại không phải là những quy định bắt buộc trong mọi tình huống giao tiếp; vì nhiều lí do khác nhau, các phương châm hội thoại đôi khi không được tuân thủ. 
2. Kỹ năng : 
 - Vận dụng phương châm hội thoại trong các tình huống giao tiếp một cách linh hoạt.
3. Thái độ : 
 - Giáo dục HS giao tiếp có văn hoá, lịch sự.
II. Phương pháp : Giao tiếp, thực hành, đàm thoại, phân tích 
III. Chuẩn bị : 
Thầy : Bảng phụ, nghiên cứu bài dạy.
Trò : Đọc tình huống và trả lời câu hỏi.
IV. Hoạt động dạy - học:
1. ổn định lớp :
2. Kiểm tra bài cũ : 
	- Em đã học những phương châm hội thoại nào? Lấy một ví dụ tình huống không tuân thủ phương châm quan hệ.
3. Bài mới :
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung ghi của HS
Hoạt động 1:Quan hệ giữa phương châm hội thoại với tình huống giao tiếp
- GV gọi HS đọc câu chuyện "Chào hỏi"
H: Câu hỏi " Bác làm việc vất vả và nặng nhọc lắm phải không” ? ở trong tình huống này có thể coi là sự quan tâm đến người khác không? Vì sao?
H: Từ tình huống trên, em rút ra bài học gì?
Học sinh đọc ghi nhớ SGK.
Hoạt động 2: Những trường hợp không tuân thủ phương châm hội thoại:
H: Đọc tình huống 2 cho biết câu trả lời của Ba có đáp ứng đúng câu hỏi của An không.
H: Phương châm hội thoại nào đã không tuân thủ?
Vậy vì sao trong trường hợp này, người nói không tuân thủ phương châm về lượng.
- GV đưa ra hội thoại.
H: Vậy ở tình huống 3 bác sĩ đã không tuân thủ phương châm hội thoại nào? Vì sao?
-GV cho HS tìm tình huống giao tiếp tương tự.
- GV đưa ra hội thoại:
A: cho rằng tiền bạc có thể mua được tất cả: tình cảm, tình yêu, hạnh phúc...
B. Điều đó không đúng: tiền bạc chỉ là tiền bạc
H: Vậy câu nói " tiền bạc chỉ là tiền bạc" có ý nghĩa gì ?
H: Nói nghe qua thì câu nói này đã vi phạm phương châm hội thoại nào?
- Nhưng người nghe tìm nghĩa bên trong(hàm ẩn) H: Như vậy trong giao tiếp có phải tất cả các phương châm hội thoại đều bắt buộc tuân thủ không? Những trường hợp nào không tuân thủ?
Hoạt động 3: Hướng dẫn học sinh làm
- GV gọi Hs đọc bài tập 1
H: Câu trả lời của ông bố không tuân thủ phương châm hội thoại nào ? phân tích để làm rõ sự vi phạm ấy?
H: Thái độ và lời nói của chân, tay, tai, mắt đã không tuân thủ phương châm nào trong giao tiếp .
H: Đặt trong tình huống này việc không tuân thủ phương châm lịch sự có phù hợp với tình huống giao tiếp không
I. Quan hệ giữa phương châm hội thoại với tình huống giao tiếp
 *Ví dụ:”Chào hỏi”
- Trong tình huống này : người được hỏi gọi xuống từ trên cao -> chàng rể làm một việc quấy rối đến người khác gây phiền hà cho người đó -> không tuân thủ phương châm lịch sự.
->Người nói nắm được đặc điểm tình huống giao tiếp.
- Nói với ai ? Nói khi nào?
- Nói ở đâu ? nói nhằm mục đích
*Ghi nhớ (SGK)
II. Những trường hợp không tuân thủ phương châm hội thoại:
Ví dụ 1:
- Trừ tình huống ở phương châm lịch sự. Tất cả các tình huống còn lại đều không tuân thủ phương châm hội thoại.
Ví dụ 2: 
Câu trả lời của Ba không đáp ứng yêu cầu của An
( Vì An hỏi năm nào?
 Ba trả lời chưa cụ thể)
-> Phương châm về lượng
-Vì người nói không biết chính xác thời điểm chế tạo máy bay, phải trả lời một cách chung chung.
Ví dụ 3. Một bệnh nhân mắc bệnh nguy hiểm ( dẫn đến cái chết)
Nhưng bác sĩ lại nói với bệnh nhân: Anh không có vấn đề gì nếu cố gắng thì bệnh sẽ khỏi.
- Không tuân thủ phương châm về chất vì đã nói điều mà mình tin là không đúng. Nhưng đó là một việc làm nhân đạo và cần thiết.
Ví dụ 4. 
- Tiền bạc chỉ là phương tiện để sống chứ không phải là mua được tất cả, không nên chạy theo tiền bạc.
- Không tuân thủ phương châm về lượng
* Ghi nhớ :( SGk) .
III. Luyện tập.
Bài tập 1 (trang 38).
- Không tuân thủ phương châm cách thức.
- Cách nói của ông bố và cậu bé là mơ hồ.
Bài 2
- Không tuân thủ phương châm về lịch sự
- Không phù hợp với tình huống giao tiếp. Vậy thường khách đến nhà phải chào hỏi chủ nhà. Sau đó mới đề cập đến chuyện khác.
4. Củng cố : Thế nào là phương châm hội thoại?
 Xây dựng tình huống không tuân thủ phương châm hội thoại mà vẫn được chấp nhận ? 
5. Dặn dò : Về nhà học bài , ôn tập văn thuyết minh tiết sau làm bài viết số 1
* Rút kinh nghiệm- Bổ sung kiến thức
..................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tuần 3	 	 Ngày soạn : 07/09/08
Tiết 14+15	 Ngày dạy : 09/09/08
Viết bài làm văn số 01
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức : HS vận dụng kiến thức đã học : Kết hợp thuyết minh với giải thích, thuyết minh với miêu tả để viết được bài văn thuyết minh theo yêu cầu .
2. Kỹ năng :Rèn kỹ năng lập luận , miêu tả .
3. Thái độ : Có ý thức tự giác khi làm bài kiểm tra.
II. Phương pháp : Thực hành trên giấy.
III. Chuẩn bị : 
	Thầy : Đề bài , đáp án, biểu điểm
	Trò : Ôn lại một số bài văn thuyết minh .
IV. Hoạt động dạy - học:
1. ổn định lớp :
2. Tiến hành kiểm tra:.
Đề văn:
 Một loài động vật, vật nuôi mà em yêu quý.
* Yêu cầu:
 - Thể loại:Thuyết minh.
 - Nội dung:Thuyết minh về đặc điểm, vị trí, vai trò của động vật hay một vật nuôi mà em yêu quý.
 -Phương thức biểu đạt:Thuyết minh kết hợp tả, kể.	
II.Yêu cầu cần đạt
 1.Phải biết quan sát, tìm hiểu nắm đặc điểm cơ bản của đối tợng thuyết minh cụ thể:
 +Loài vật mà em yêu, thích là con vật nào? Vì sao?
 +Tả hình dáng, con vật đó có điểm nào đáng yêu.
 +Thuyết minh nguồn gốc, đặc điểm cơ bản của loài vật đó.
 +Có ích lợi gì với con người?
 +Tình cảm của em với nó, những biểu hiện gần gũi của nó với chủ.
 2. Kết hợp các phương pháp thuyết minh, nghệ thuật miêu tả trong bài làm.
 3. Diễn đạt trôi chảy, đặt câu, chia đoạn hợp lí, bố cục chặt chẽ.
III.Hướng dẫn chấm:
 - Điểm 9-10: Trình bày đựoc nội dung trên, bài làm lưu loát trôi chảy, giàu cảm xúc. Biết kết hợp thuyết minh với miêu tả và sử dụng hợp lí một số biện pháp nghệ thuật.
 - Điểm 7- 8: Chưa nêu đầy đủ các nội dung trên, nhưng hiểu đề, biết cách làm bài Biết kết hợp thuyết minh với miêu tả và sử dụng các biện pháp nghệ thuật. Diễn đạt trôi chảy.
 - Điểm 5-6: Chưa nêu đầy đủ nội dung( đạt một nửa) biết cách làm bài Biết kết hợp thuyết minh với miêu tả và sử dụng các biện pháp nghệ thuật. Diễn đạt trôi chảy.
 - Điểm 3-4: nội dung sơ sài,thiếu nhiều ý cha biết kết hợp thuyết minh với miêu tả
 - Điểm 1-2 lạc đề, không nắm được đặc điểm thuyết minh.
 - Điểm 0: Bài viết không thực hiện được 1 yêu cầu nào hoặc bỏ giấy trắng.
4. Củng cố : 
	 - GV thu bài, nhận xét tinh thần làm bài của HS ( kiểm tra số lượng bài nộp)
5. Dặn dò :- Về nhà tiếp tục xem lại bài làm của mình
	 - Chuẩn bị trước bài "Chuyện người con gái Nam Xương”. 
* Rút kinh nghiệm- Bổ sung kiến thức
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docVan 9 tuan 3.doc