Tiết 91
Tên bài dạy: BÀN VỀ ĐỌC SÁCH
(Chu Quang Tiềm)
A.MỤC TIÊU.
Giúp HS:
1. Kiến thức: Giúp hs nắm được luận điểm của bài văn nghị luận và tầm quan trọng của việc đọc sách.
2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng xác định luận điểm, phân tích cách lập luận của tác giả.
3. Giáo dục: Giáo dục học sinh say mê đọc sách.
B. CHUẨN BỊ
- Giáo viên: Giáo án.
- Học sinh: Chuẩn bị bài ở nhà
C.TIẾN TRÌNH LÊN LỚP
1. Ổn định lớp
2. Bài cũ: Kiểm tra sự chuẩn bị sách vở của học sinh (Tổ 1+2)
TUẦN 20 Tiết 91 Tên bài dạy: BÀN VỀ ĐỌC SÁCH (Chu Quang Tiềm) A.MỤC TIÊU. Giúp HS: 1. Kiến thức: Giúp hs nắm được luận điểm của bài văn nghị luận và tầm quan trọng của việc đọc sách. 2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng xác định luận điểm, phân tích cách lập luận của tác giả. 3. Giáo dục: Giáo dục học sinh say mê đọc sách. B. CHUẨN BỊ - Giáo viên: Giáo án. - Học sinh: Chuẩn bị bài ở nhà C.TIẾN TRÌNH LÊN LỚP 1. Ổn định lớp 2. Bài cũ: Kiểm tra sự chuẩn bị sách vở của học sinh (Tổ 1+2) 3. Bài mới: Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung cơ bản Hoạt động 1: ĐẶT VẤN ĐỀ Trong cuộc đời mỗi con người, hầu như ai cũng đã từng đọc sách, biết đến sách. Thế nhưng việc chọn sách nào để đọc và đọc như thế nào để có hiệu quả thì không phải ai cũng biết. Tiết học này chúng ta sẽ tìm hiểu điều đó. Hoạt động 2. HƯỚNG DẪN ĐỌC - TÌM HIỂU CHUNG - GV nêu yêu cầu đọc: Rõ ràng, mạch lạc nhưng giọng vẫn tâm tình nhỏ nhẹ, chú ý hình ảnh so sánh trong bài. - Dựa vào chú thích trong SGK, nêu một vài nét về tác giả Chu Quang Tiềm? - Hs : Dựa vào SGK để trả lời. - Tác phẩm ra đời dựa trên sự trải nghiệm của ai? - Hs : Chính tác giả. - Kiểu văn bản này là gì ? Thể loại ? - GV hướng dẫn hs tìm hiểu chú thích 1, 3, 5, 6. - GV cho Hs thảo luận theo 4 nhóm: Tìm hệ thống luận điểm của văn bản? - Hs thảo luận trong 5 phút, đại diện nhóm trình bày, gv nhận xét bổ sung. - Gv chốt ý bằng bảng phụ. I. ĐỌC - TÌM HIỂU CHUNG 1. Đọc: 2. Tìm hiểu chung: a. Tác giả: - Chu Quang Tiềm (1897-1986) - Là nhà mĩ học và lí luận văn học nổi tiếng của Trung Quốc. b. Tác phẩm: - Kiểu loại - Thể loại: Văn bản nhật dụng - Kiểu bài nghị luận. - Chú thích: (SGK) - Bố cục: Gồm 3 luận điểm: + Luận điểm 1: “Từ đầu...Thế giới mới”. àTầm quan trọng, ý nghĩa của việc đọc sách. + Luận điểm 2: “Lịch sử - Lực lượng” àNhững khó khăn khi đọc sách. + Luận điểm 3: “Còn lại” àPhương pháp đọc sách. Hoạt động3: HƯỚNG DẪN TÌM HIỂU CHI TIẾT -Em thường đọc loại sách gì ? - Hs : Trả lời theo thói quen đọc sách của mình. - Vì sao em lại đọc sách? - Hs : Tích luỹ và mở rộng kiến thức đã học, giải trí... - Còn theo tác giả Chu Quang Tiềm sách có vai trò như thế nào ? - Hs : Trả lời. - Sách có vai trò quan trọng như thế nên đọc sách sẽ có ý nghĩa gì? - Hs : Nâng cao, tích luỹ tri thức. - Nêu những kiến thức mà em tích luỹ được từ việc đọc thêm sách ở thư viện? - Hs : Tự bộc lộ II. TÌM HIỂU CHI TIẾT 1. Tầm quan trọng của việc đọc sách: - Vai trò của sách: + Sách ghi chép lưu truyền thành quả tri thức của nhân loại. + Sách là kho báu di sản tinh thần của nhân loại. + Sách là cột mốc trên đường tiến hoá học thuật của nhân loại. - Ý nghĩa của việc đọc sách + Là con đường nâng cao tích luỹ tri thức. + Sự chuẩn bị cho cuộc truờng chinh vạn dặm trên con đường học vấn nhằm phát hiện ra thế giới mới. 4. Củng cố: - Gv yêu cầu hs nhắc lại hệ thống luận điểm . - Nhắc nhở hs: Nên đọc thêm nhiều loại sách, có sổ tích luỹ để ghi lại những kiến thức hay. 5. Rút kinh nghiệm: ...........................................................o0o........................................................ Tiết 92 Tên bài dạy: BÀN VỀ ĐỌC SÁCH (tiếp) (Chu Quang Tiềm) A.MỤC TIÊU. Giúp HS: 1. Kiến thức: Giúp hs hiểu rỏ những khó khăn trong việc đọc sách và phương pháp đọc sách, nắm được nghệ thuật nghị luận chặt chẽ của văn bản. 2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng phân tích văn bản nghị luận, kĩ năng đọc sách có hiệu quả. 3. Giáo dục: Giáo dục hs thái độ coi trọng sách, chăm đọc sách. B. CHUẨN BỊ - Giáo viên: Giáo án. - Học sinh: Chuẩn bị bài ở nhà C.TIẾN TRÌNH LÊN LỚP 1. Ổn định lớp 2. Bài cũ: Nêu các luận điểm của văn bản “Bàn về đọc sách”? Phân tích luận điểm 1(Anh, Bình) 3. Bài mới: Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung cơ bản Hoạt động 1: ĐẶT VẤN ĐỀ Sách có vai trò rất quan trọng trong đời sống con người. Tuy nhiên, sẽ rất nguy hại nếu như chúng ta không biết chọn sách để đọc. Điều này chúng ta sẽ được tìm hiểu trong tiết học này. Hoạt động 2: HƯỚNG DẪN TÌM HIỂU CHI TIẾT ? Theo tác giả nguyên nhân nào khiến người đọc gặp khó khăn khi đọc sách? - Hs : Sách nhiều. ? Vậy, sách nhiều dẫn đến những khó khăn nào ? - Hs : Không chuyên sâu, dễ sa vào lối ăn tươi nuốt sống, không kịp nghiền ngẫm. ? Tác giả đã lí giải vì sao sách nhiều khiến người ta không sâu ? - Hs : + Đọc qua loa, không suy nghĩ. + Đọc nhiều nhưng đọng lại thì ít. ? Cho ví dụ về việc đọc sách nhiều khiến người đọc lạc hướng ? - Hs : Nhiều sách có nội dung gần giống nhau. + Một kiến thức song nhiều sách viết khác nhau. - GV cho hs thảo luận nhóm : Phương pháp đọc sách mà tác giả nêu ra trong văn bản ? - Hs : Thảo luận nhóm, viết vào giấy roki . - Gv nhận xét kết quả từng nhóm, chốt ý và phân tích mỗi ý. ? Nhận xét về nghệ thuật lập luận của tác giả trong đoạn này ? - Hs : Lập luận chặt chẽ, lí lẽ xác đáng, dẫn chứng sinh động. II. TÌM HIỂU CHI TIẾT 1. Tầm quan trọng của việc đọc sách: 2. Khó khăn nguy hại của việc đọc sách: - Sách nhiều: + Không chuyên sâu, dễ sa vào lối ăn tươi nuốt sống, không kịp nghiền ngẫm. + Lạc hướng, lãng phí thời gian, sức lực. 3. Phương pháp đọc sách: - Phải lựa chọn sách. - Cần đọc cho kĩ những quyển sách có giá trị. - Cần đọc cả sách phổ thông lẫn sách tham khảo để trau dồi học vấn. - Không nên đọc tràn lan theo kiểu hứng thú cá nhân mà đọc có kế hoạch và hệ thống. - Đọc nhiều lĩnh vực để biết rộng rồi mới nắm chắc. - Đọc kết hợp với ghi chép. → Lập luận chặt chẽ, lí lẽ xác đáng, dẫn chứng sinh động → Đọc sách không chỉ là việc học tập tri thức mà còn là việc rèn luyện tính cách, học chuyện làm người. Hoạt động 3: HƯỚNG DẪN TỔNG KẾT ? Theo em những yếu tố nào tạo nên sức thuyết phục của văn bản ? - Hs :Lập luận chặt chẽ, dẫn dắt tự nhiên. ? Qua văn bản em hiểu thêm được những gì ? - Hs : Sách là vô cùng quan trọng, cần có phương pháp đọc sách phù hợp. - Gv gọi hs đọc ghi nhớ ở SGK III. TỔNG KẾT: 1. Nghệ thuật : - Bố cục chặt chẽ, dẫn dắt tự nhiên. - Lập luận rõ ràng, có phân tích, lí lẽ xác đáng. - Giọng văn trò chuyện, chia sẻ kinh nghiệm. - Cách viết giàu hình ảnh, nhiều chỗ ví von thú vị. 2. Nội dung : Ghi nhớ 4. Củng cố: - Liên hệ phương pháp đọc sách của bản thân ? - HS tự liên hệ. 5. Rút kinh nghiệm: ...........................................................o0o........................................................ Tiết 93 Tên bài dạy: KHỞI NGỮ (Chu Quang Tiềm) A.MỤC TIÊU. Giúp HS: 1. Kiến thức: Giúp hs nắm được đặc điểm và công dụng của khởi ngữ trong câu. 2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng nhận biết khởi ngữ, phân biệt khởi ngữ với các thành phần chính của câu, biết đặt câu có khởi ngữ. 3. Giáo dục: Giáo dục hs tính tích cực trong học tập. B. CHUẨN BỊ - Giáo viên: Giáo án. - Học sinh: Chuẩn bị bài ở nhà C.TIẾN TRÌNH LÊN LỚP 1. Ổn định lớp 2. Bài cũ: Kiểm tra sự chuẩn bị sách vở của học sinh (Tổ 3,4) 3. Bài mới: Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung cơ bản Hoạt động 1: ĐẶT VẤN ĐỀ Khởi ngữ là một thành phần của câu nhưng lại là một khái niệm rất mới. Vậy khởi ngữ là gì? Chúng ta cùng tìm hiểu. Hoạt động 2. TÌM HIỂU ĐẶC ĐIỂM VÀ CÔNG DỤNG CỦA KHỞI NGỮ - Gọi hs đọc ví dụ ở SGK. ? Xác định chủ ngữ trong các câu a, b,c ? - Hs : a. Anh, b. Tôi, c. Chúng ta. ? Nhận xét về vị trí các từ in đậm trong câu? - Hs : Từ ngữ in đậm, đứng trước chủ ngữ. ? Các từ in đậm có liên quan gì với vị ngữ không ? ? Trước các từ in đậm có thể có các quan hệ từ nào ? ? Như vậy những từ in đậm trên gọi là khởi ngữ. Vậy khởi ngữ là gì ? - Hs: Là thành phần nêu lên đề tài trong câu. ? Nêu đặc điểm, công dụng của khởi ngữ ? - Hs : Ghi nhớ (SGK). I. ĐẶC ĐIẺM VÀ CÔNG DỤNG: 1. VD : SGK. 2. Nhận xét : - Chủ ngữ: a. Anh. b. Tôi . c. Chúng ta. - Từ ngữ in đậm, đứng trước chủ ngữ. + Nêu lên đề tài được nói đến trong câu. + Có thể đứng sau quan hệ từ : về, đối với. → Khởi ngữ Ghi nhớ : SGK. Hoạt động3: HƯỚNG DẪN LUYỆN TẬP - Gọi hs đọc BT1 SGK. - HS hoạt động theo 6 nhóm: Tìm khởi ngữ trong câu ? - Sau 5p đại diện nhóm trình bày, nhận xét bổ sung. - GV gọi hs lên bảng làm BT2 . - Mỗi hs một câu: Viết lại câu có khởi ngữ ? - Hs làm, gv đối chiếu đáp án. II. LUYỆN TẬP: 1. BT1 : Khởi ngữ a. Điều này. b. (Đối với) chúng mình. c. Một mình. d. Làm khí tượng. e. (Đối với) cháu. 2. BT2 : Bảng phụ a. Làm bài thì anh ấy cẩn thận lắm. b. Hiểu thì tôi hiểu rồi nhưng giải thì tôi chưa giải được. 4. Củng cố: - Nhắc lại đặc điểm và công dụng của khởi ngữ ? - Đặt câu có chứa khởi ngữ ? 5. Rút kinh nghiệm: ........................................................o0o........................................................ Tiết 94 Tên bài dạy: PHÉP PHÂN TÍCH VÀ TỔNG HỢP A.MỤC TIÊU. Giúp HS: 1. Kiến thức: Giúp hs hiểu thế nào là phép phân tích, thế nào là phép tổng hợp và ý nghĩa của nó. 2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng nhận diện, phân biệt và vận dụng phép phân tích tổng hợp trong văn nghị luận . 3. Giáo dục: Giáo dục hs tính tích cực tự giác trong học tập. B. CHUẨN BỊ - Giáo viên: Giáo án. - Học sinh: Chuẩn bị bài ở nhà C.TIẾN TRÌNH LÊN LỚP 1. Ổn định lớp 2. Bài cũ: Kiểm tra sự chuẩn bị sách vở của học sinh 3. Bài mới: Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung cơ bản Hoạt động 1: ĐẶT VẤN ĐỀ Tổng hợp và phân tích là 2 phép lập luận cơ bản trong văn nghị luận. Vậy, thế nào là phân tích, tổng hợp? Mối quan hệ giữa chúng ra sao? Tiết học này chúng ta cùng tìm hiểu. Hoạt động 2. TÌM HIỂU PHÉP LẬP LUẬN PHÂN TÍCH VÀ TỔNG HỢP - GV gọi hs đọc văn bản “Trang phục” ở SGK. ? Ở đoạn đầu tác giả đã nêu ra một loạt dẫn chứng để rút ra nhận xét gì ? - Hs : Không ai ăn mặc theo kiểu đó. ? Tìm 2 luận điểm chính của văn bản? - Hs : + Ăn mặc phải chỉnh tề, phù hợp với hoàn cảnh chung và riêng. + Ăn mặc phải phù hợp với đạo đức, giản dị hoà mình vào cộng đồng. ? Làm thế nào mà chúng ta rút ra được 2 luận điểm trên ? - Hs : Dựa vào sự trình bày của tác giả. ? Luận điểm đó được thể hiện ở câu nào trong văn bản. - Hs: 2 câu đầu đoạn. ? Sau khi trình bày vấn đề tác giả đã chốt lại điều gì ? - Hs: Trang phục hợp văn hoá, hợp đạo đứcđẹp ? Ở đây tác giả đã sử dụng phép lập luận gì ? Nằm ở đâu ? - Hs : Lập luận tổng hợp, nằm cuối đoạn. ? Phép phân tích, tổng hợp có mối quan hệ như thế nào ? - Hs : Tổng hợp có được trên cơ sở phân tích, có phân tích mới có tổng hợp. ? Vai trò của 2 phép lập luận trên là gì? - Hs : làm rõ ý nghĩa của sự vật hiện tượng. - GV gọi hs đọc ghi nhớ . I. TÌM HIỂU PHÉP LẬP LUẬN PHÂN TÍCH VÀ TỔNG HỢP: 1. Ví dụ : Văn bản “Trang phục” 2. Nhận xét : Hai luận điểm chính: + Ăn mặc phải chỉnh tề, phù hợp với hoàn cảnh chung và riêng. + Ăn mặc phải phù hợp với đạo đức, giản dị hoà mình vào cộng đồng. → Đặt đầu đoạn, những câu còn lạ ... dễ trầm tư. Họ cũng thích làm đẹp cho mình ngay cả ở trong hoàn cảnh chiến trường (Nho thích thêu thùa, chị Thao chăm chép bài hát, Định thích ngắm mình trong gương, ngồi bó gối mơ mộng và hát). (1.0 điểm) * Những nét riêng biệt ở mỗi người: - Chị Thao: đội trưởng, lớn tuổi nên dự tính tương lai cũng thiết thực hơn, trong công việc thì bình tĩnh và cương quyết nhưng lại rất sợ nhìn thấy máu chảy. (0.5 điểm) - Nho: lúc thì bướng bỉnh, mạnh mẽ, lúc lại lầm lì, thích thêu hoa rực rỡ, loè loẹt trên khăn gôi.(0.5 điểm) - Phương Định: cô gái Hà Nội nhạy cảm và lãng mạn.....(0.25 điểm) * Yêu cầu khác: - Đoạn văn viết phải lôgic, chặt chẽ, có cảm xúc và thể hiện cảm xúc một cách chân thành. (0.25 điểm) - Có liên hệ với bản thân và thế hệ trẻ hiện nay. (0.5 điểm) (Tuỳ vào mỗi bài viết giáo viên đánh giá cho điểm, khích lệ sự sáng tạo của học sinh). Tiết 158 Tên bài dạy: CON CHÓ BẤC (Trích “Tiếng gọi nơi hoang dã”) - Giắc Lân – Đơn- A.MỤC TIÊU. 1. Kiến thức: - Nắm được những nét cơ bản về tác giả Giắc Lân – Đơn và văn bản Con chó Bấc. - Hiểu được tình bạn tuyệt vời của Thooc -Tơn đối với con chó Bấc. 2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng đọc, phân tích văn học nước ngoài. 3. Giáo dục: Bồi dưỡng lòng thương yêu loài vật . B. CHUẨN BỊ - Giáo viênSoạn bài . - Học sinh: Soạn bài. C.TIẾN TRÌNH LÊN LỚP 1. Ổn định lớp 2. Bài cũ: Nhận xét khái quát về diễn biến tình cảm và tâm trạng của 3 nhân vật Xi-mông, Blăng-sốt, Phi-líp. 3. Bài mới: Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung cơ bản Hoạt động 1: ĐẶT VẤN ĐỀ Ở lớp 8 đã biết tác giả O – Hen – Ri với truyện ngắn “Chiếc lá cuối cùng” – một nhà văn Mĩ, văn bản hôm nay cũng là của một nhà văn Mĩ với tư tưởng nhân văn đậm nét trong sáng tác với tiểu thuyết “Tiếng gọi nơi hoang dã”, tác giả Giắc – Lân – đơn. Hoạt động 2. HƯỚNG DẪN ĐỌC - TÌM HIỂU CHUNG - GV hướng dẫn đọc: Chú ý thể hiện rõ tình cảm của nhà văn đối với con chó Bấc H1: Trình bày những hiểu biết về tác giả và tác phẩm. - Hs: SGK. H2: Tóm tắt văn bản? - Hs: SGK. - Gv hướng dẫn tìm hiểu một số từ khó. H3:Bố cục của đoạn trích gồm mấy phần? Nội dung từng phần? I. ĐỌC - TÌM HIỂU CHUNG 1. Đọc: 2. Tìm hiểu chung: a. Tác giả: - Tác giả Giắc - Lân- đơn (1876-1916) là nhà văn Mĩ. b. Tác phẩm. Trích từ tiểu thuyết “Tiếng gọi nơi hoang dã”. c. Từ khó: SGK 3. Bố cục: 3 phần: - Phần 1: Đoạn đầu của phần trích: Giới thiệu về Giôn Thoóc – Tơn. - Phần 2: Đoạn 2 của phần trích: Tình cảm của Thoóc –Tơn đối với Bấc - Phần 3: Còn lại: Tình cảm của Bấc đối với chủ. Hoạt động 3: HƯỚNG DẪN TÌM HIỂU CHI TIẾT H4: Trong đoạn đầu, tác giả muốn giới thiệu điều gì? - Học sinh trả lời. Giáo viên nhận xét. Chốt H4: Sự cảm nhận của con chó Bấc về tình yêu thương đó như thế nào? - Hs: Sôi nổi, nồng cháy, tôn thờ... H5: Vì sao Bấc so sánh với ông chủ trước? - Hs: Để cảm nhận hết tình yêu thương của chủ mới. H6: Tìm những biểu hiện về tình yêu thương đó? - Học sinh trả lời. - Học sinh khác nhận xét. - Giáo viên nhận xét. Chốt H7: Qua đó em có nhận xét về Thoóc – tơn như thế nào? - Hs: yêu thương loài vật, là ông chủ lí tưởng. II. TÌM HIỂU CHI TIẾT 1. Tình cảm của Thoóc-Tơn đối với con chó Bấc: - Tình yêu thương, một tình yêu thương thực sự và nồng nàn lần đầu tiên phát sinh ra bên trong nó. - Tình thương yêu sôi nổi, nồng cháy, tôn thờ, cuồng nhiết. ® Phải đến Giôn Thoóc – Tơn mới khởi dậy lên được. * Biểu hiện: - Anh chăm sóc chó của mình như thể chúng là con cái cảu anh vậy. - Không bao giờ quên chào hỏi hoặc nói lời vui vẻ và ngồi xuống nói chuyện lâu với bấc. - Nói và làm những cử chỉ âu yếm. - Xưng hô với bấc như người bạn: “Trời đất! Đằng ấy hầu như biết nói đấy!”. ® Chỉ riêng Thoóc – tơn có lòng nhân từ với con chó Bấc. Thoóc – tơn là một ông chủ lí tưởng, rất thương yêu con chó của mình.\ 4. Củng cố: - Tình cảm của Thooc-tơn giành chó Bấc. -Tìm hiểu tiếp tình cảm của Bấc giành cho chủ. 5. Rút kinh nghiệm: .............................................................................................o0o....................................................................... Tiết 159 Tên bài dạy: CON CHÓ BẤC (tiếp) (Trích “Tiếng gọi nơi hoang dã”) - Giắc Lân – Đơn- A.MỤC TIÊU. 1. Kiến thức: - Hiểu được tình bạn tuyệt vời của con chó Bấc đối với Thooc-Tơn. - Nắm được cách kể chuyện tưởng tượng của tác giả. 2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng đọc, phân tích văn học nước ngoài. 3. Giáo dục: Bồi dưỡng lòng thương yêu loài vật . B. CHUẨN BỊ - Giáo viên: Soạn giáo án. - Học sinh: Soạn bài. C.TIẾN TRÌNH LÊN LỚP 1. Ổn định lớp 2. Bài cũ: Phân tích tình cảm của Thooc -Tơn đối với con chó Bấc? 3. Bài mới: Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung cơ bản Hoạt động 1: ĐẶT VẤN ĐỀ Ở tiết trước chúng ta thấy được tình cảm tuyệt vời giành cho con chó Bấc. Vậy Bấc có tình cảm gì với ông chủ của mình không? Tiết này chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu. Hoạt động 2: HƯỚNG DẪN TÌM HIỂU CHI TIẾT H1: Đáp lại tình cảm của chủ, Bấc đối xử như thế nào? H2: Vì yêu thương chủ, Bấc lo sợ điều gì? Thể hiện như thế nào? H3: Nhận xét về cách miêu tả của tác giả? H4:Bấc hiện lên như thế nào? - Hs: Yêu quý chủ, có tâm hồn. H5:Tình cảm, thái độ của tác giả? - Hs: yêu thương, cảm phục Bấc. H6: Trong 3 phần trên, phần nào dài nhất, vì sao? - Hs: Đoạn 3 vì tác giả muốn thể hiện tình cảm của Bấc. II. TÌM HIỂU CHI TIẾT 1. Tình cảm của Thoóc-Tơn đối với con chó Bấc: 2.Tình cảm của con chó Bấc với Thoóc-tơn: - Bấc có tài biểu lộ tình thương bằng cách cắn vào tay chủ ® cử chỉ âu yếm. - Tình thương yêu bằng sự tôn thờ: + Nằm phục dưới chân Thoóc – tơn hàng giờ, chăm chú quan sát mọi biểu hiện, cử chỉ trên nét mặt chủ. + Có khi nằm xa hơn quan sát hình dáng và cử động của thân thể chủ. + Nhìn chủ với đôi mắt ánh ngời toả rạng. - Không muốn rời Thoóc – tơn, luôn bám gót chủ, lo sợ Thoóc – tơn biến khỏi cuộc đời ® trong dêm giá lạnh trườn đến mép lều để lắng nghe tiếng thở của chủ. ®Cách quan sát kĩ, miêu tả sinh động thể hiện tình yêu thương loài vật . ® Thế giới tâm hồn của Bấc được hiện lên bằng trí tưởng tượng tuyệt vời của nhà văn® Bấc yêu quý Thoóc-tơn rất đặc biệt đó cũng là tình yêu của TG giành cho Bấc. Hoạt động 3: HƯỚNG DẪN TỔNG KẾT H7: Cảm nhận của em sau khi đọc xong văn bản? HS nêu cảm nhận III. TỔNG KẾT - Văn bản thể hiện trí tưởng tượng tuyệt vời kết hợp những nhận xét tinh tế của tác giả. - Nói lên lòng yêu thương loài vật của tác giả. 4. Củng cố: - Ý nghĩa nhân văn của tác phẩm là gì? (Yêu thương loài vật...) - Học bài theo yêu cầu bài học, luyện tập. - Ôn bài kĩ tiết sau kiểm tra tiếng Việt. 5. Rút kinh nghiệm: .............................................................................................o0o....................................................................... Tiết 160 Tên bài dạy: KIỂM TRA TIẾNG VIỆT A. MỤC TIÊU. 1. Kiến thức: - Kiểm tra được những kiến thức đã ôn tập ở tiết Tiếng Việt, đã học ở kỳ II - Khái quát được thành tựu và những đóng góp của thơ hiện đại việt nam với nền văn học dân tộc. 2. Kỹ năng: - Có kĩ năng sử dụng các đơn vị ngôn ngữ đã học và ôn tập phần tiếng Việt ở kỳ II. - Rèn kĩ năng vận dụng kiến thức vào bài làm cụ thể. - Kĩ năng suy nghĩ sáng tạo. - Kĩ thuật động não. 3. Thái độ: - Nghiêm túc khi làm bài B. CHUẨN BỊ: - Giáo viên: Soạn đề, đáp án, biểu điểm. - Học sinh: Ôn tập, chuẩn bị giấy kiểm tra. C. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP : I. Ổn định tổ chức : II. Hướng dẫn học sinh cách làm bài: III. Theo dõi học sinh làm bài: KHUNG MA TRẬN Mức độ Tên Chủ đề Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Cộng Cấp thấp Cấp độ cao 1. Liên kết câu và liên kết đoạn văn. Viết đoạn văn có các phép liên kết. Chỉ ra các phép đó Số câu: 01 Số điểm: 4.5 Tỉ lệ: 45 % Số câu: 01 Số điểm: 4.5 Tỉ lệ: 45 % 2. Khởi ngữ và các thành phần biệt lập. Chỉ ra được các thành phần đó trong câu. Số câu: 01 Số điểm: 02 Tỉ lệ: 20 % Số câu: 01 Số điểm: 02 Tỉ lệ: 20 % 3. Nghĩa tường minh và hàm ý. Nhận biết và so sánh nghĩa tường minh và hàm ý Số câu: 01 Số điểm: 3.5 Tỉ lệ:35 % Số câu: 01 Số điểm: 3.5 Tỉ lệ:35 % Số câu: 02 Số điểm: 5.5 Tỉ lệ: 55 % Số câu: 01 Số điểm: 4.5 Tỉ lệ: 45 % Số câu: 03 Số điểm: 10 Tỉ lệ: 100 % ĐỀ KIỂM TRA Câu 1: (2.0 điểm) Tìm khởi ngữ và các thành phần biệt lập có trong những câu sau: Còn mắt tôi thì các anh lái xe bảo: “Cô có cái nhìn sao mà xa xăm” Dường như vật duy nhất vẫn bình tĩnh, phớt lờ mọi biến động chung là chiếc kim đồng hồ. Chao ôi, có thể là tất cả những cái đó. Ngoài của sổ bấy giờ những bông hoa bằng lăng đã thưa thớt – cái giống hoa ngay khi mới nở, màu sắc đã nhợt nhạt. Câu 2: (3.5 điểm) So sánh nghĩa tường minh và hàm ý? Cho ví dụ minh hoạ? Câu 3: (4.5 điểm) Hãy viết một đoạn văn ngắn (7 - 10 câu) giới thiệu truyện ngắn mà em thích, trong đó có sử dụng các phép liên kết: phép lặp, phép thế; phép nối. (Có gạch dưới và chỉ ra các phép liên kết đã sử dụng) HƯỚNG DẪN CHẤM, BIỂU ĐIỂM Câu 1: (2.0 điểm) Mỗi câu đúng được 0.5 điểm. a. Mắt tôi: khởi ngữ. b. Dường như: thành phần tình thái. c. Chao ôi: thành phần cảm thán. d. Cái giống hoa ngay khi mới nở, màu sắc đã nhợt nhạt: thành phần phụ chú. Câu 2: (3.5 điểm) Phân biệt Nghĩa tường minh Hàm ý Giống nhau Đều là phần thông báo của người nói gửi đến người nghe. (0.5 điểm.) Khác nhau là phần thông báo được diễn đạt trực tiếp bằng từ ngữ trong câu. Nghĩa tường minh nằm ngay trên câu chữ, đọc lên là có thể hiểu ngay. Nó không mang tính đa nghĩa, không bắt người đọc phải suy luận để hiểu. (1.0 điểm.) là phần thông báo tuy không được diễn đạt trực tiếp bằng từ ngữ trong câu nhưng có thể suy ra từ những từ ngữ ấy. Hàm ý là phần ý nghĩa ẩn sau dưới lớp ngôn từ, bắt người đọc phải suy luận (dựa theo ngữ cảnh của câu nói) để suy ra ý hiểu đó.(1.0 điểm.) Ví dụ Bạn Anh hỏi: Các bạn đã làm bài tập cô giao chưa? Cường: Mình đã làm xong rồi. (0.5 điểm.) Hà: Tối qua mình bận quá. (0.5 điểm.) Câu 3: (4.5 điểm) - Viết được đoạn văn có các phép liên kết theo yêu cầu: phép lặp, phép thế; phép nối. (3.0 điểm). Sai 1 phép liên kết trừ 1.0 điểm. - Gạch chân và chỉ ra được mỗi phép liên kết 0.5 điểm. * Rút kinh nghiệm: .............................................................................................o0o....................................................................... HẾT TUẦN 33 Ngày 09 tháng 4 năm 2012 Ký duyệt của CM Trần Bá Dũng ........................................................o0o........................................................
Tài liệu đính kèm: