Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Lê Thị Mỹ Lam - Tuần 10

Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Lê Thị Mỹ Lam - Tuần 10

 Tuần 10

. Tiết 46,47.

BÀI THƠ VỀ TIỂU ĐỘI XE KHÔNG KÍNH

 ( Phạm Tiến Duật )

I. Mục tiêu cần đạt.

 1. Kiến thức: Thấy được vẻ đẹp của hình tượng người chiến sĩ lái xe Trường Sơn những năm tháng đánh Mĩ ác liệt và chất giọng hóm hỉnh, trẻ trung trong 1 bài thơ của PTD.

- Hiện thực cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước được phản ánh trong TP; vẻ đẹp hiên ngang, dũng cảm, tràn đầy niềm lạc quan CM, của những con người đã làm nên con đường Trường Sơn huyền thoại được khắc hoạ trong bài thơ.

2. Kĩ năng: Đọc - hiểu một bài thơ hiện đại.

- Phân tích được vẻ đẹp hình tượng người chiến sĩ lái xe trong bài thơ.

- Cảm nhận được giá trị của ngôn ngữ, hình ảnh độc đáo trong bài thơ.

3. Thái độ: GD tinh thần yêu nước và lòng tự hào dân tộc.

II. Chuẩn bị .

GV : sgk,giáo án,chân dung nhà thơ.

HS : Bài soạn , sgk.

III. Các bước lên lớp

1. Ổn định tổ chức:

2. Kiểm tra bài cũ: ? Đọc thuộc lòng b/thơ? Tư tưởng chủ đạo của BT Đồng chí ?

 ? Hình ảnh”Đầu súng trăng treo”gợi cho em liên tưởng về:

 a. Sự âm u và trong sáng. b. Hiện thực, lãng mạn.

 c. Sự mạnh mẽ và dịu dàng. d. Hiện tại và tương lai.

 

doc 12 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 677Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Lê Thị Mỹ Lam - Tuần 10", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Ngày soạn : 14-10-2011
 Ngày dạy : 
 Tuần 10 
. Tiết 46,47.
BÀI THƠ VỀ TIỂU ĐỘI XE KHÔNG KÍNH
 ( Phạm Tiến Duật )	
I. Mục tiêu cần đạt.
 1. Kiến thức: Thấy được vẻ đẹp của hình tượng người chiến sĩ lái xe Trường Sơn những năm tháng đánh Mĩ ác liệt và chất giọng hóm hỉnh, trẻ trung trong 1 bài thơ của PTD.
- Hiện thực cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước được phản ánh trong TP; vẻ đẹp hiên ngang, dũng cảm, tràn đầy niềm lạc quan CM, của những con người đã làm nên con đường Trường Sơn huyền thoại được khắc hoạ trong bài thơ.
2. Kĩ năng: Đọc - hiểu một bài thơ hiện đại.
- Phân tích được vẻ đẹp hình tượng người chiến sĩ lái xe trong bài thơ. 
- Cảm nhận được giá trị của ngôn ngữ, hình ảnh độc đáo trong bài thơ. 
3. Thái độ: GD tinh thần yêu nước và lòng tự hào dân tộc.
II. Chuẩn bị .
GV : sgk,giáo án,chân dung nhà thơ.
HS : Bài soạn , sgk.
III. Các bước lên lớp
1. Ổn định tổ chức: 
2. Kiểm tra bài cũ: ? Đọc thuộc lòng b/thơ? Tư tưởng chủ đạo của BT Đồng chí ?
	? Hình ảnh”Đầu súng trăng treo”gợi cho em liên tưởng về:
	a. Sự âm u và trong sáng.	b. Hiện thực, lãng mạn.
	c. Sự mạnh mẽ và dịu dàng.	d. Hiện tại và tương lai.
3. Bài mới:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung
Hoạt động1:
? Trình bày hiểu biết của em về t/g?
? Hoàn cảnh sáng tác b/thơ?
=> Giọng vui tươi, sôi nổi, thể hiện tinh thần lạc quan, tư thế ung dung tự tại, tinh thần dũng cảm của tuổi trẻ trước khó khăn nguy hiểm.
=>GV nhận xét rồi đọc
? Giải thích 1 số từ khó.
? Bài thơ có sự kết hợp giữa những phương thức biểu đạt nào?
? Em hiểu gì về nhan đề BT?
Hoạt động 2:
? T/g đưa vào BT những h/ảnh độc đáo nào?
? Nguyên nhân nào dẫn đến những chiếc xe kh kính? Nhận xét cách nói trong bài thơ và tác dụng của nó?
? Trải qua c/tranh những chiếc xe ấy còn bị biến dạng ntn? Nhận xét từ ngữ mà t.g sử dụng?
? H/ảnh đó gợi điều gì về c/tr?
- Dù trải qua muôn vàn khó khăn, những chiếc xe ấy vẫn băng ra chiến trường...
? Trên những chiếc xe không kính, các chiến sĩ lái xe xuất hiện ntn? Em thử hình dung về tư thế của ng chiến sĩ?
? Từ trong những chiếc xe không kính ấy, cái nhìn của họ ntn? Họ có cảm giác ra sao?
? Vì sao những ng lính lái xe phải “nhìn đất nhìn trời, nhìn thẳng” ?
? Khi ng lính trên xe thấy sao trời và đột ngột cánh chim, như sa như ùa vào buồng lái là anh có cảm giác gì?
? Nhận xét về nhịp thơ, BP tu từ mà t/g sử dụng?
- T/g m/tả tư thế của ng lính lái xe, tư thế làm chủ h/cảnh, ung dung tự tại bao quát đất trời. Tư thế sẵn sàng băng ra trận, ng lính hoà nhập vào thiên nhiên, tìm thấy niềm vui, niềm hp trong c/đấu.
? Trên những chiếc xe không kính ng lính còn cảm nhận thêm những gì? Điều đó phản ánh 1 h/thực ntn? Họ đã chấp nhận nó ra sao?
? Từ đó tính cách nào của ng lính lái xe được bộc lộ?
- GV bình rồi chuyển ý.
- Đọc tiếp 2 khổ 5,6? Những nét sinh hoạt gì của ng lính lái xe được t/h ntn?
? Em hiểu gì về cách sống của họ?
- Tất cả chỉ là tạm thời, còn mục đích chính là đi, lại lên đường. Sinh hoạt khẩn trương nhưng vẫn đàng hoàng...là những phút nghỉ ngơi hiếm có...
? Khổ thơ kết thúc vẫn tiếp tục tập trung vào tứ thơ chủ đạo ntn?
? Độc đáo của khổ thơ này là gì?
Hoạt động 3:
? Nhận xét về giọng thơ?
? Qua đó khái quát nội dung BT?
 Nêu ý nghĩa văn bản. ?
- Đọc phần ghi nhớ?
- HS dựa vào SGK/132
- Tác giả: (1941 – 2007), quê Phú Thọ.
- Là nhà thở trẻ, trưởng thành trong k/c chống Mĩ.
- Chiến đấu ở binh đoàn vận tải T/S.
- Phong cách sôi nổi hồn nhiên, sâu sắc.
- Đạt giải nhất cuộc thi thơ tuần báo văn nghệ1970.
- 2hs đọc, hs khác nhận xét.
- Từ khó /133
- Biêu cảm, tự sự và miêu tả
- Thể thơ tự do
Nói về những chiếc xe kh kính để ca ngợi những ng lính lái xe vận tải TS kiên cường, dũng cảm sôi nổi trẻ trung...
- H/a những chiếc xe kh kính 
 “Không có kính khg phải vì xe khg có kính
 Bom giật bom rung kính vỡ đi rồi. ”
=> Đây là hiện tượng bình thường trong h/cảnh c/tr ác liệt
Nói bằng giọng hồn nhiên,vui đùa. Biểu hiện thái dộ bình thản, chấp nhận gian khó.
“Không có kính, kh có đèn,... ”
=> Các từ phủ định liên tiếp diễn tả độc đáo chiếc xe trên đường ra trận.
“Ung dung buồng lái....như ùa vào buồng lái..... ”
- Vẫn ở tư thế ung dung, hiên ngang.oai hùng
+ Nhìn : đất, trời, nhìn thẳng,
+ Thấy: gió vào xoa mắt đắng..; Con đường chạy thẳng vào tim; sao trời đột ngột cánh chim.
- Vì đó là công việc của họ
- Cảm giác như được bay lên bầu trời. Cảm giác sảng khoái được hoà nhập với vũ trụ.
- Bụi phun, mưa tuôn, mưa xối, gió xoa mắt đắng – những người lính vẫn cười ngạo nghễ. Chấp nhận vượt lên gian khó để hoàn thành nhiệm vụ. Thời tiết khắc nghiệt. Họ vẫn cười, không bận tâm...
“..về đây họp thành tiểu đội
...Bắt tay qua cửa kính vỡ rồi
...Bếp HC ta dựng giữa trời... ” 
=>Trẻ khoẻ yêu đời
..Cái bắt tay qua cửa kính vỡ,cái bếp Hoàng Cầm,Cái võng mắc chông chênh trên đường xe chạy
=> Xe vẫn chạy vì miền Nam ...Chỉ cần trong xe có 1 trái tim
Vẫn tiếp tục “Không có kính” và không có nhiều thứ khác để nói lên sự ác liệt càng tăng của cuộc sống và c/đ. Có trái tim, chiếc xe thành cơ thể sống.. và như thế không 1 khó khăn nào cản trở được
- Ngang tàng, phóng khoáng phù hợp với tính cách lái xe. Nhịp thơ sôi nổi.
HS nêu ý nghĩa văn bản
HS đọc ghi nhớ SGK
I. Tìm hiểu chung.
* Tác giả: (1941 – 2007), quê Phú Thọ.
- Là nhà thở trẻ, trưởng thành trong k/c chống Mĩ
* Tác phẩm:
- Viết năm 1969 in tập thơ”Vầng trăng quầng lửa”
- Phương thức biểu đạt: Biêu cảm, tự sự và miêu tả.
- Thể thơ : Tự do.
II.Tìm hiểu văn bản.
1. Hình ảnh những chiếc xe không kính.
=> Động từ mạnh, từ phủ định. Giọng thơ ngang tàn .Hình ảnh những chiếc xe độc đáo. Gợi sự khốc liệt của c/tr.
2. Hình ảnh người chiến sĩ lái xe.
=> Sử dụng điệp từ, nhịp thơ dồn dập, khoẻ khoắn, vui tươi. Ung dung làm chủ hoàn cảnh.
=> Đoàn kết, cởi mở, thân thiện, chia sẻ, gắn bó.
=> Hình ảnh hoán dụ. Khó khăn kh thể ngăn cản ý chí quyết tâm c/đ. Vẻ đẹp của sự trung thành với lí tưởng CM gpdt.
3,Nghệ thuật:
Lựa chọn chi tiết độc đáo,hình ảnh đậm chất hiện thực.
Sử dụng ngôn ngữ của đời sống,tạo nhịp điệu linh hoạt,thể hiện giọng điệu ngang tàng,trẻ trung,tinh nghịch. 
4,Ý nghĩa văn bản
 Bài thơ ca ngợi người chiến sĩ lái xe dũng cảm,hiên ngang,tràn đầy niềm tin chiến thắng trong thời kì chống Mĩ xâm lược.
*Ghi nhớ/133
4. Củng cố.
 T/g tạo ra 1 h/a độc đáo - những chiếc xe không kính nhằm mục đích gì?
5. Hướng dẫn về nhà . 
- Học thuộc lòng BT. Nắm chắc nội dung và nghệ thuật của bt.
- Chuẩn bị tốt nội dung các văn bản đã học để kiểm tra 45’
* Các tác phẩm thơ văn trung đại
Tên tác phẩm
Tên tác giả
Năm sáng tác
Nội dung chính
IV.Rút kinh nghiệm:
Ngày soạn: 14-10-2011
 Ngày dạy: 
 Tiết 48.
KIỂM TRA VỀ TRUYỆN TRUNG ĐẠI
A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT.
1. Kiến thức: Nắm lại những kiên thức cơ bản về truyện trung đại Việt Nam: những thể loại chủ yếu, giá trị nội dung và nghệ thuật của những tác phẩm tiêu biểu.
2. Kĩ năng: Qua bài kiểm tra, đánh giá được trình độ của HS về các mặt kiến thức và năng lực diễn đạt.
3. Thái độ: ý thức học tập.
B. CHUẨN BỊ.
- GV: Ôn tập cho HS - Ra đề 
- HS: Ôn tập – Chuẩn bị giấy kiểm tra.
C. CÁC BƯỚC LÊN LỚP
1. Ổn định tổ chức : 
2. Kiểm tra: Sự chuẩn bị của HS.
3. Bài mới: 
MA TRẬN
 Cấp độ 
Tên 
Văn 
bản
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Cộng
Cấp độ thấp
Cấp độ cao
TN
TL
TN
TL
TN
TL
TN
TL
Truyện Kiều của Nguyễn Du
Nhận biết Truyện Kiều dựa vào cốt truyện của nhà văn TQ
Hiểu được giá trị nội dung của Truyện Kiều
0.5đ
5%
0.5đ
5%
1đ
10%
Chị em Thúy Kiều
Hiểu được giá trị NT chủ yếu trong đoạn trích 
0.5đ
5%
0.5đ
5%
Cảnh ngày xuân
Nhận biết ý nghĩa từ “thiều quang” 
Ghi lại 4 câu thơ
0.5đ
5%
1đ
10%
1.5đ
15%
Hoàng Lê nhất thống chí
Hiểu được ý nghĩa của tác phẩm HLNTC
Vận dụng hiểu biết trình bày hình ảnh người anh hùng Nguyễn Huệ
0.5đ
5%
3.0 đ
30%
3.5đ
35%
Lục Vân Tiên
Hiểu ý nghĩa câu nói của LVT
0.5đ
5%
0.5đ
5%
Chuyện người con gái Nam Xương
Hiểu và tóm tắt VB một cách ngắn gọn
3đ
30%
3đ
30%
Đề bài:
I. Phần trắc nghiệm (3 điểm): khoanh tròn chữ cái đầu câu mà em cho là đúng nhất
 Câu 1: Về nội dung, Truyện Kiều có hai giá trị lớn là gì?
Giá trị nhân đạo và giá trị nghệ thuật
Giá trị nghệ thuật và giá trị hiện thực
Giá trị nhân đạo và giá trị hiện thực
Giá trị nhân đạo và giá trị lịch sử
C âu 2: Trong văn bản “Chị em Thúy Kiều”, tác giả chủ yếu sử dụng nghệ thuật gì?
A. Nghệ thuật khắc họa tính cách nhân vật
B. Nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật
C. Nghệ thuật kể chuyện
D. Nghệ thuật ước lệ tượng trưng
Câu 3: Truyện Kiều của Nguyễn Du dựa theo cốt truyện nào sau đây?
Đoạn trường tân thanh	C. Vũ trung tùy bút
Kim Vân Kiều truyện	D. Truyền kì mạn lục
Câu 4: Trong doạn trích “Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga”, Lục Vân Tiên cho rằng thấy việc nghĩa mà không làm là người
Bất tài	C. Phi anh hùng
Bất nhân	D. Bất nghĩa
Câu 5: Tên tác phẩm “Hoàng Lê nhất thống chí” có nghĩa là gì?
Vua Lê nhất định thống nhất đất nước
Ghi chép việc vua Lê thống nhất đất nước
Ý chí trước sau như một của Vua Lê
Ý chí thống nhất đất nước vua Lê
Câu 6: Từ “thiều quang” trong hai câu thơ sau có nghĩa là gì?
 “Ngày xuân con én đưa thoi
	Thiều quang chín chục đã ngoài sáu mươi”(Truyện Kiều)
A. Ánh sáng rực rỡ	C. Ánh sáng lướt qua	
B. Ánh sáng đẹp	D. Ánh sáng chói chang
II. Phần tự luận (7 điểm)
Câu 1: Tóm tắt văn bản “Chuyện người con gái Nam Xương” của Nguyễn Dữ (khoảng 15 dòng). (3 điểm)
Câu 2: Trong đoạn trích “Hoàng Lê nhất thống chí”, thiên tài quân sự của Nguyễn Huệ được thể hiện như thế nào? (3 điểm)
câu 3: Ghi lại 4 câu thơ đầu của đoạn trích “Cảnh ngày xuân” (trích Truyện Kiều của Nguyễn Du) (1điểm )
 Đáp án 
I. Trắc nghiệm :
1
2
3
4
5
6
C
D
B
C
B
B
II. Tự luận :
 Câu 1 : Nội dung tóm tắt 
- Xưa có chàng Trương Sinh cưới vợ xong đi lính.
- Vợ ở nhà sinh một đứa con trai tên là Đản.
- Sau khi đi lính về, nghe lời đứa con nói nghi vợ hư mắng chửi và đuổi đi.
- Bị oan Vũ Nương nhảy xuống sông Hoàng Giang tự vẫn.
- Sau khi vợ chết, một đêm đứa con chỉ cái bóng trên tường và nói đó là người đêm đêm hay đến với mẹ.
- Trương Sinh biết vợ bị oan lập đàn giải oan bên sông Hoàng Giang.
- Vũ Nương hiện về giữa dòng sông nhưng từ chối không trở lại trần gian nữa.
 Câu 2 : Trong đoạn trích Hoàng Lê nhất thống chí thiên tài quân sự của Nguyễn Huệ được thể hiện : 
- Ông là người yêu nước, căm thù giặc, hành động mạnh mẽ, quyết đoán.
- Là người trí tuệ sáng suốt, nhạy bén.
- Người có ý chí quyết thắng và tầm nhìn xa trông rộng.
- Người có tài dùng binh như thần.
- Có tư thế oai phong lẫm liệt trong chiến đấu.
 Mỗi ý đều có dẫn chứng trong văn bản Hoàng Lê nhất thống chí.
Câu 3 : Ghi lại chính xác 4 câu thơ đầu của đoạn trích “ Cảnh ngày xuân ”.
 Mỗi câu đúng 0.25 điểm.
4. Củng cố.
 GV nhận xét giờ làm bài.
5. Hướng dẫn về nhà.
 Xem lại bài. Soạn bài:Tổng kết về từ vựng. 
IV.RÚT KINH NGHIỆM:
 Ngày soạn : 14-10-2011
 Ngày dạy: 
 TIẾT 49: 
TỔNG KẾT VỀ TỪ VỰNG
SỰ PHÁT TRIỂN CỦA TỪ VỰNG – TRAU DỒI VỐN TỪ
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT.
Giúp Hs nắm vững hơn và biết vận dụng những ki4én thức về từ vựng đã học từ lớp 6- lơp 9 ( sự phát triển của từ vựng, từ mượn, từ hán Việt, thuật ngữ, biệt ngữ xã hội và trau dồi vốn từ)
II. CHUẨN BỊ.
- GV: SGV_ SGK- Soạn giáo án, bảng phụ.
- HS: Lập bảng ôn tập.
III. CÁC BƯỚC LÊN LỚP
1. Ổn định tổ chức: 
2. Kiểm tra bài cũ: GV kiểm tra việc chuẩn bị “bảng tổng kết từ vựng” của HS
3 Bài mới: 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
Hoạt động 1:
? Nêu những cách phát triển của từ vựng?
? Vận dụng kiến thức vừa thảo luận và thống nhất, em hãy điền vào sơ đồ SGK?
- HS thảo luận.
- HS dựa vào bảng hệ thống đã lập ở nhà và thảo luận nhóm và cử người trình bày.
I. Hệ thống hoá về sự phát triển của từ vựng:
1. Bài tập 1: Các cách phát triển từ vựng:
Các cách phát triển từ vựng
Phát triển về nghĩa của từ ngữ
Phát triển số lượng từ ngữ
Tạo từ 
ngữ mới
Mượn từ ngữ của tiếng nước ngoài
? Hãy lấy dẫn chứng minh hoạ cho sơ đồ đó?
? Có thể có ngôn ngữ mà từ vựng chỉ phát triển theo cách phát triển về số lượng? Vì sao?
Hoạt động 2:
? TN là từ mượn?
? Mục đích mượn từ?
? Chọn nhận định đúng?
? Cảm nhận về các nhóm từ?
- GV cho một nhóm các từ mượn và yêu cầu HS xác định ngôn ngữ gốc của các từ đó.
Hoạt động 3:
? TN là từ Hán Việt?
? Chọn quan niệm đúng mục 2?
Hoạt động 4:
? Thuật ngữ là gì? Cho ví dụ?
? Biệt ngữ xã hội là những từ ngữ như thế nào?
? Trong đời sống hiện nay thuật ngữ đóng vai trò như thế nào? Vì sao?
- Lưu ý HS: Biệt ngữ xã hội chỉ dùng trong tầng lớp nhất định.
VD: Tầng lớp tiểu tư sản: gọi bố là cậu, mẹ là mợ
Hoạt động 5:
? Nêu các hình thức trau dồi vốn từ?
? Giải thích nghĩa của những từ ngữ trên?
- Nhận xét, đánh giá, cho điểm.
? Sửa lỗi dùng từ trong các câu trên?
- HS xp lên điền thông tin ở 3 ô trống trên bảng phụ.
- Cả lớp đem bảng tổng kết ra đối chiếu.
- 1 số em xp nhận xét, bổ sung.
- HS xp trả lời cá nhân, HS khác nhận xét, bổ sung.
- Chia lớp làm 2 nhóm
nhóm 1 làm BT2. 
- Nhóm 2 làm BT3.
- Mỗi nhóm cử 1 em lên bảng trình bày.
- HS xp trả lời cá nhân.
- HS xp trả lời cá nhân.
- Thảo luận cặp đôi.
- Trình bày ý kiến.
- Nhận xét, bổ xung.
- Có 3 cách.
- 3 em lên bảng giải nghĩa 3 từ.
- Nhận xét, bổ xung.
- 3 HS lên bảng phát hiện, sửa lỗi
2. Bài tập 2: 
- Phát triển về nghĩa của từ như: (dưa) chuột; chuột máy tính.
- Phát triển số lượng từ ngữ :
+ Tạo từ mới: rừng phòng hộ, thị trường tiền tệ
+ Mượn từ ngữ của tiếng nước ngoài: in- tơ - nét, cô - ta, AIDS..
 3. Bài tập 3:
- Không.
- Vì: Khái niệm mới và các sự vật hiện tượng là vô hạn nên phải có từ mới ứng với các sự vật đó.
II. Hệ thống hoá về từ mượn
1- Khái niệm về từ mượn:
- Ngoài từ thuần việt là những từ do nhân dân ta tự sáng tạo ra, chúng ta còn vay mượn nhiều từ của tiếng nước ngoài để biểu thị những sự vật, hiện tượng, đặc điểmmà tiếng việt chưa có từ thích hợp để biểu thị. Đó là các từ mượn.
- Trong khi sử dụng từ ngữ chúng ta phải có sự chọn lọc, gìn giữ sự trong sáng tiếng Việt.
- Tiếng vay mượn chủ yếu: tiếng Hán.
2- Bài tập 2: Chọn nhận định đúng.
- Chọn (c)
3- Bài tập 3: Phân biệt các từ:
- săm, lốp, ga, phanh là từ mượn nhưng đã được Việt hoá hoàn toàn dùng như từ thuần việt.
- A-xít, ra- đi-ô, vi- ta-min.là những từ chưa được Việt hóa hoàn toàn 
III. Hệ thống hoá về từ Hán Việt
1- Khái niệm từ Hán Việt:
- Là từ mượn gốc Hán đã trở thành bộ phận chính thức, quan trọng trong hệ thống từ vựng tiếng Việt
2- Bài tập 2: Chọn quan niệm đúng:
- Chọn cách hiểu (b)
IV. Hệ thống hoá thuật ngữ và biệt ngữ xã hội 
1- Thuật ngữ: là những từ ngữ biểu thị khái niệm khoa học công nghệ, thường được dùng trong các văn bản khoa học công nghệ.
2- Biệt ngữ xã hội: là những từ ngữ chỉ được dùng 1 tầng lớp xã hội nhất định.
3- Bài tập 2: Vai trò của thuật ngữ:
- Chúng ta đang sống trong thời đại KHCN phát triển hết sức mạnh mẽ và có ảnh hưởng to lớn đối với đời sống con người. Trình dộ dân trí cũng không ngừng được nâng cao. Nhu cầu giao tiếp và nhận thức của mọi người về những vấn đề KHCN tăng lên chưa từng thấy -> Thuật ngữ đóng vai trò quan trọng và ngày càng quan trọng hơn.
V.Trau dồi vốn từ:
1- Các hình thức trau dồi vốn từ:
- Nắm chính xác nghĩa của từ ngữ.
- Tích lũy thêm từ ngữ mới.
- Sử dụng từ ngữ vào giao tiếp một cách thích hợp.
2- Bài tập 2: Giải nghĩa từ
- Bách khoa toàn thư: sách tra cứu cung cấp đầy đủ những tri thức cơ bản về toàn bộ các ngành, các lĩnh vực xã hội được sắp xếp, trình bày theo kiểu từ điển.
- Đại sứ quán: Cơ quan đại diện chính thức và toàn diện của một nhà nước ở nước ngoài.
- Bảo hộ mậu dịch: chính sách khuyến khích, bảo vệ sản xuất trong nước, chống lại sự cạnh tranh của hàng hóa nước ngoài trên thị trường nội địa.
3- Bài tập 3: Sửa lỗi:
a) Thay từ “béo bổ” = “béo bở”
b) Thay từ “đạm bạc= “tệ bạc”
c) Thay từ “tấp nập” = “tới tấp”
4. Củng cố.
 GV hệ thống lại toàn bộ các đơn vị kiến thức của tiết Tổng kết về từ vựng.
5. Hướng dẫn về nhà.
- Ôn lại các khái niệm trong tiết 49.
- Viết đoạn văn trong đó dùng 5 từ Hán Việt- giải thích nghĩa của các từ đó.
- Chuẩn bị tiết 50:Trả bài TLV số2.
IV.RÚT KINH NGHIỆM :
 . 
 Ngày soạn:15-10-2011
 Ngày dạy
TIẾT 50
 TRẢ BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 2.
I/ MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
Giúp HS:
- Nắm vững hơn cách làm bài văn tự sự kết hợp với miêu tả; nhận ra được những chỗ mạnh, chỗ yếu của mình khi viết loại bài này.
- Rèn luyện kĩ năng tìm hiểu đề, lập dàn ý và diễn đạt.
II/ CHUẨN BỊ:
- GV: Chấm, chữa bài- thống kê điểm- đánh giá ưu và nhược điểm trong bài viết của HS.
- HS: Ôn lại lí thuyết- Nhận và chữa bài
III/ CÁC BƯỚC LÊN LỚP:	
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra:
- Kiểm tra miệng phần lí thuyết (2 phút)
- Kiểm tra bài sửa của HS ( mỗi nhóm 2 em)
3. Bài mới: GV nêu mục đích của giờ trả bài.
GV ghi lại đề bài lên bảng, yêu cầu HS đọc lại đề và phân tích đề; nêu yêu cầu của bài viết.
GV đánh giá chung về bài viết số 2:
I. Nhận xét chung về bài viết số 2:
1. Ưu điểm:
a. Về kiểu bài: 
-100% xác định đúng thể loại bài văn tự sự.
-Sử dụng các yếu tố miêu tả đan xen với tự sự hợp lí.
b. Về cấu trúc:
-Bố cục bài đủ ba phần ( mở bài, thân bài, kết bài)
-Trình bày các phần rõ ràng, mạch lạc.
c. Về nội dung:
-Các phần liên kết chặt chẽ với nhau tạo tính mạch lạc cho bài văn.
-Kể sáng tạo( giàu trí tưởng tượng) – có cảm xúc.
d. Về hình thức:
 - Trình bày sạch, đẹp và khoa học.
2. Nhược điểm:
 - Một số bài viết sai chính tả, sai lỗi dùng từ và chấm câu chưa đúng,....viết sai nhiều lỗi chính tả, diễn đạt kém,lủng củng,tối nghĩa,nhiều câu văn không đúng cấu tạo,không chấm hết câu mà lại viết liền>
II. Kết quả bài viết số 2 
LỚP
TSHS
GIỎI
KHÁ
T. BÌNH
YẾU
KÉM
91
40
01
16
20
03
0
92
40
0
02
29
9
0
III. Sửa bài
GV cho HS đại diện các nhóm lên sửa lỗi của các bạn trong nhóm mình.
GV đánh giá và cho HS đọc lại bài viết đạt điểm 8,9:
 HS nhận xét rút kinh nghiệm.
GV cho 2 em HS đạt điểm 7 đọc lại bài: 
HS nhận xét và rút kinh nghiệm.
GV yêu cầu HS các nhóm trao đổi bài và trao đổi rút kinh nghiệm cho nhau.
GV chốt lại một số vấn đề thuộc kĩ năng trình bày các đoạn văn.
GV cho 2 em HS đọc đoạn văn miêu tả trong bài viết và cho HS đánh giá-. Củng cố lại kiến thức.
GV yêu cầu HS trả lại bài cho các bạn cùng sửa lỗi cho nhau.
4.Củng cố: Bài học rút ra từ việc sửa bài kiểm tra lần 2?
5.Hướng dẫn về nhà:
- Ôn tập lại về kiểu bài tự sự.
- Soạn văn bản: Đoàn thuyền đánh cá.
- Đọc kĩ văn bản và trả lời các câu hỏi phần cuối văn bản
IV.RÚT KINH NGHIỆM:
.
 Kí duyệt:

Tài liệu đính kèm:

  • doctuan 10.doc