Tuần 13 .
Tiết 61, 62. VĂN BẢN
LÀNG
(Kim lân)
I. Mục tiêu cần đạt.
1. Kiến thức: Có hiểu biết bước đầu về TG Kim Lân – 1 đại diện của thế hệ nhà văn đã có những thành công giai đoạn trước CM tháng Tám.
- Hiểu, cảm nhận được giá trị ND và nghệ thuật của truyện ngắn Làng.
2. Kĩ năng: Rèn luyện năng lực phân tích nhân vật trong tác phẩm tự sự, đặc biệt là phân tích tâm lý nhân vật.
3. Thái độ: Giáo dục tình yêu quê, lòng yêu nước.
II. Chuẩn bị.
GV:Chân dung nhà văn Kim Lân, SGK, g/a.
HS:Bài soạn
III. Các bước lên lớp
1. ổn định tổ chức: :
2. Kiểm tra bài cũ:
Đọc thuộc lòng bài thơ “ánh trăng” ? Nêu ý nghĩa của bài thơ?
3. Bài mới:
Ngày soạn :04/11/2011 Ngày dạy: Tuần 13 . Tiết 61, 62. VĂN BẢN LÀNG (Kim lân) I. Mục tiêu cần đạt. 1. Kiến thức: Có hiểu biết bước đầu về TG Kim Lân – 1 đại diện của thế hệ nhà văn đã có những thành công giai đoạn trước CM tháng Tám. - Hiểu, cảm nhận được giá trị ND và nghệ thuật của truyện ngắn Làng. 2. Kĩ năng: Rèn luyện năng lực phân tích nhân vật trong tác phẩm tự sự, đặc biệt là phân tích tâm lý nhân vật. 3. Thái độ: Giáo dục tình yêu quê, lòng yêu nước. II. Chuẩn bị. GV:Chân dung nhà văn Kim Lân, SGK, g/a. HS:Bài soạn III. Các bước lên lớp 1. ổn định tổ chức: : 2. Kiểm tra bài cũ: Đọc thuộc lòng bài thơ “ánh trăng” ? Nêu ý nghĩa của bài thơ? 3. Bài mới: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Nội dung Hoạt động 1: ? Trình bày hiểu biết của em về nhà văn Kim Lân? ? Nêu hoàn cảnh sáng tác của truyện ngắn? ? Tóm tắt văn bản ? ? Nêu bố cục của vb? ? Phương thức biểu đạt chính của vb là gì? ? Xác định ngôi kể và tác dụng của nó? Hoạt động 2: ? Quan sát đoạn truyện đầu tiên. Cho biết cuộc sống của gia đình ông Hai ở nơi sơ tán có gì khác thường? ? Em có nhận xét gì về c/sống này? ? Ông Hai quan tâm đến điều gì? Đọc đoạn văn? *Củng cố: ? Qua đó cho thấy t/cảm của ông Hai với làng quê ntn? Tiết:2 Yêu làng quê như vậy thế mà khi nghe tin làng theo giặc ông Hai có c/giác ra sao? Hãy tóm tắt phần truyện kể về n/vật ông Hai từ khi nghe tin xấu về làng? ? Ông Hai có biểu hiện gì khi nghe tin làng mình theo giặc?(Tìm chi tiết) ? Những chi tiết đó cho thấy tâm trạng của ông Hai ntn? ? Vì sao ông lại cảm thấy "cực nhục” Đó có phải là b/hiện của lòng yêu nước không ? Vì sao? ? Chi tiết nào thể hiện sự căm giận của ông với bọn Việt gian? Tại sao ông lại đau đớn tủi nhục, xúc động đến như vậy? ? Qua câu chuyện với mụ chủ nhà, vợ chồng ông Hai đã bị đẩy vào tình thế khó xử ntn? ? Tâm trạng của ông lúc ấy trở nên q/liệt ntn? ý nghĩ : Làng thì yêu thật; Nhưng làng đã theo Tây rồi thì phải thù! Chứng tỏ điều gì đã diễn ra trong lòng ông Hai? ? ở đây kiểu ngôn ngữ nào được sử dụng để n/vật bộc lộ nội tâm? ? Đọc diễn cảm đoạn trò chuyện với thằng Húc. Nói cảm nhận của em về đoạn này? ? Đến đỉnh điểm của câu chuyện, t/giả tìm cách g/q mâu thuẫn và tâm trạng của ông Hai ntn? ? Tâm trạng và thái độ, cử chỉ lời nói của ông ntn khi biết về sự thật về cái làng của mình? Tìm chi tiết? ? Vì sao ông không thấy buồn mà lại vui khi nhà ông bị Tây đốt cháy hết, rồi còn kể rành rọt, tỉ mỉ như chính ông vừa tham dự trận đánh? ? Từ những chi tiết trên, em có suy nghĩ gì về thái độ, h/động, tâm trạng của ông Hai Thu? ? Nhân xét về lời lẽ mà t/giả sử dụng khi m/tả nhân vật ông Hai? ? Nhận xét về nghệ thuật m/tả tâm lí và ngôn ngữ n/vật của tác giả? ? Từ đặc sắc nghệ thuật, có thể khái quát ý nghĩa của truyện ntn? ? Nét riêng trong tình yêu làng của ông Hai là gì? - Đọc phần ghi nhớ? - HS dựa vào phần chú thích trả lời. - 2 HS tóm tắt những chi tiết chính của vb - Chia làm 2 phần: Phần đầu: Từ đầu -> đôi lời: Diễn biến tâm trạng của ông Hai khi nghe tin làng theo giặc Phần còn lại: Diễn biến tâm trạng ông Hai khi nghe tin làng được cải chính - Kết hợp tự sự và miêu tả , b/cảm. Tự sự là chính - Ngôi thứ 3 - Xa quê ở nhờ nhà người khác... - C/sống nơi sơ tán tạm bợ khó khăn nhưng nề nếp. - Khoe làng của ông giàu đẹp - Không khí CM của làng sôi nổi - Khoe: nhà ngói san sát sầm uất như tỉnh, di tích truyền thống,... - Kể say sưa, 2 con mắt sáng,cái mặt biến chuyển... - Tự hào về làng => Có tấm lòng gắn bó với làng quê k/c... - Cổ nghẹn đắng cả lại - Da mặt tê rân rân - Tưởng không thở được. - 1 lúc sau: rặn è è, nuốt 1 cái gì trong cổ, giọng lạc đi - Cúi gầm mặt, nằm vật ra giường, nước mắt trào ra, ông rít lên. - Xấu hổ, uất ức... - Đó chính là b/h của lòng yêu nước - Nước mắt giàn ra,chảy ròng ròng trên má. Tâm trạng đau đớn khi nghe tin làng theo giặc. Tác giả đã tập trung m/tả diễn biến nội tâm n/vật, từ khi nghe tin đến lúc về nhà; rồi suốt mấy ngày ròng rã ông Hai phải sống trong tâm trạng hết sức nặng nề. Từng cử chỉ, thái độ, từng suy nghĩ đã toát lên được cuộc đấu tranh nội tâm gay gắt giữa niềm tự hào kiêu hãnh mà ông đã giành cho làng chợ Dầu... Không biết sống nhờ ở đâu, tâm trạng ông Hai càng trở nên u ám hơn: bế tắc và tuyệt vọng” Biết đem nhau đi đâu bây giờ? Biết đâu người ta chưá bố con ông mà đi?.. - Trong ông lập tức lại diễn ra cuộc đấu tranh q/liệt: Về làng tức là bỏ k/c, bỏ Cụ Hồ....ông q/định dứt khoát trong uất hận: Phải thù cái làng theo giặc ấy dù.... - Ngôn ngữ độc thoại - Thái độ : hồ hởi vui vẻ - Nét mặt: tươi cười, rạng rỡ hẳn lên - Hành động: chia quà cho con, công khai đi báo tin nhà ông bị Tây đốt. - Đó là tiếng lòng sâu thẳm của ông, nói lên thành tiếng q/tâm và ý chí; Là lời giãi bày lòng mình, cũng như là tự minh oan cho chính mình.... - Vui mừng hớn hở. Ông dường như khg tiếc ngôi nhà, lại đi khoe tin nhà mình bị Tây đốt.... - Ông Hai biết hi sinh cái riêng. Sự mất mát về v/chất chẳng thấm vào đâu so với niềm vui t/thần mà ông đang đe đón nhận:làng ông vẫn là làng k/chiến. - Ngôn ngữ mộc mạc, tự nhiên, hợp lí, phù hợp với tính cách ng nông dân. Qua đó ta thấy t/g rất am hiểu đời sống của ... - Yêu làng đến say mê,hãnh diện,thành thói quen khoe làng;yêu làng đặt in tình yêu nước,t/nhất với t/thần k/c,k/quyết chống giặc đến cùng... H/s đọc ghi nhớ. I. Tìm hiểu chung. * Tác giả: ( 1920 - 2007 ), tên khai sinh Nguyễn văn Tài - Quê:Từ Sơn –Bắc Ninh - Có sở trường viết truyện ngắn.Am hiểu và gắn bó với đời sống của ng nông dân. * Tác phẩm: - Sáng tác trong thời kì đầu của cuộc k/c chống Pháp. - Bố cục: 2 phần. - Phương thức biểu đạt: Tự sự và miêu tả, b/cảm. Tự sự là chính - Ngôi thứ 3 II.Tìm hiểu văn bản. 1. Cuộc sống của ông Hai ở nơi sơ tán. => Là người nông dân có tính tình vui vẻ, chất phác. Yêu làng , gắn bó với làng. 2. Tâm trạng, hành động của ông Hai khi nghe tin xấu về làng. => Tâm trạng xấu hổ, uất ức, cực nhục. + Ngôn ngữ độc thoại. Thấy sự cay đắng, tủi nhục...của ông Hai. => Đó là tình yêu sâu nặng với cái làng quê, thuỷ chung với CM và k/c 3.Tâm trạng của ông Hai khi nghe tin cải chính. =>Vui sướng, phấn khởi, h/phúc. => yêu làng tha thiết, có niềm tin vào k/chiến ,vào Bác Hồ. 4.Nghệ thuật: - Xây dựng = diễn biến tâm trạng. - Ngôn ngữ n/vật m/tả nhuần nhị, lời nói mộc mạc. -Tình huống điển hình n/vật bộc lộ t/cách rõ nét. 5.Ý nghĩa văn bản - Tình yêu làng th/nhất bền chặt với tình yêu nước. Đó là thứ t/c mới x/hiện trong tâm hồn và t/cảm ng nông dân VN từ sau CMT8. *Ghi nhớ: 4. Củng cố. - Khắc sâu kiến thức bài học 5. Hướng dẫn về nhà. - Kể tóm tắt phần trích. - Nắm chắc nội dung và nghệ thuật. - Viết ĐV phát biểu cảm nghĩ về n/vật ông Hai. - Chuẩn bị bài:Luyện tập viết đoạn văn tự sự có sử dụng yếu tố nghị luận Ngày soạn:04/11/2011 Ngày dạy : Tiết 63,64. LUYỆN TẬP VIẾT ĐOẠN VĂN TỰ SỰ CÓ SỬ DỤNG YẾU TỐ NGHỊ LUẬN I. Mục tiêu cần đạt. 1. Kiến thức : Thấy rõ vai trò kết hợp của các yếu tố nghị luận trong đoạn văn tự sự. 2. Kĩ năng : Biết vận dụng viết đoạn văn tự sự có sử dụng yếu tố nghị luận. 3. Thái độ: Giáo dục sự tự tin, trình bày lưu loát trước tập thể. II. Chuẩn bị. GV: SGV- SGK- Soạn giáo án. HS: SGK- Soạn bài. III. Các bước lên lớp 1.Ổn định tổ chức: 2. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra đoạn văn nêu cảm nghĩ về nhân vật ông Hai. 3. Bài mới: Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung Hoạt động 1: - GV gọi HS đọc đoạn văn trong SGK cho HS tìm hiểu. ? Yếu tố nghị luận thể hiện trong những câu văn nào? ? Yếu tố nghị luận có vai trò gì trong việc làm nổi bật nội dung đoạn văn? ? Bài học rút ra từ câu chuyện đó là gì? ? Qua đó em hiểu thêm vai trò của yếu tố nghị luận trong văn tự sự như thế nào? Cách đưa yếu tố nghị luận trong văn tự sự? - GV khái quát lại lí thuyết và định hướng cho HS luyện tập. Hoạt động 2: ? Bài tập yêu cầu nêu vấn đề gì? ? Đưa yếu tố nghị luận vào đoạn văn bằng cách nào? Gợi ý: ? Buổi sinh hoạt lớp diễn ra vào thời điểm nào? Ở đâu? Ai điều khiển buổi sinh hoạt đó? Không khí buổi họp thế nào? ? Nội dung buổi sinh hoạt ? Em phát biểu về vấn đề gì? vì sao em nêu vấn đề ấy? ? Em dùng lí lẽ thế nào để thuyết phục cả lớp? - GV chia nhóm cho HS thảo luận và cử đại diện lên trình bày ý kiến. - GV đánh giá. *Củng cố: Các yếu tố nghị luận được sử dụng để làm cho tự sự sâu sắc hơn. Chuẩn bị bài tập 2. Tiết 2 - GV cho HS đọc yêu cầu của bài tập 2 SGK/ 161. GV treo bảng phụ nội dung gợi ý để hs viết bài ? Người em kể là ai? ? Người bà đã làm gì để khuyên bảo em? Bà bảo ban em trong hoàn cảnh nào? ? Nội dung lời dạy bảo của bà? ? Điều gì đã làm em cảm động? - GV cho HS viết đoạn văn trong 15-20 phút. Và cho các nhóm trình bày. GV nhận xét,sửa chữa . Cho điểm những hs viết đoạn văn hay. HS đọc và tìm hiểu đoạn văn. - Câu hỏi thảo luận - Yếu tố nghị luận nằm trong câu trả lời của người bạn được cứu và câu kết của văn bản. - Sự bao dung, lòng nhân ái, biết tha thứ và ghi nhớ ân nghĩa, ân tình. - Yếu tố nghị luận làm cho câu chuyện thêm sâu sắc, giàu tính triết lí và có ý nghĩa giáo dục cao. - Sự bao dung độ lượng, lòng nhân ái và ghi nhớ ân nghĩa, ân tình. - Đưa yếu tố nghị luận vào văn bản tự sự : đưa vào lời thoại của nhân vật hoặc suy nghĩ đánh giá của nhân vật hoặc người kể chuyện. - HS đọc yêu cầu của bài tập. - HS: Phát biểu ý kiến chứng minh Nam là người tốt. - Dùng yếu tố đối thoại để bày tỏ quan điểm của minh đồng thời đưa dẫn chứng về việc làm tốt của nam để giúp mọi người hiểu Nam. (Thời gian, địa điểm, ai là người điều khiển,.....) - Đại diện các nhóm trình bày trước lớp. HS đọc yêu cầu bài tập 2. - Người em kể là bà nội của em. - Bà dạy bảo khi em mắc lỗi. - Bà kể lại một câu chuyện hoặc dùng lí lẽ để khuyên răn em. - Điều khiến em cảm động bởi lời của bà nhẹ nhàng nhưng chứa đựng những điều triết lí về đạo đức - bổn phận làm con và trách nhiệm của mỗi người đối với gia đình. HS dựa vào gợi ý viết bài Các nhóm trình bày, nhận xét, bổ sung. I. Thực hành tìm hiểu yếu tố nghị luận trong văn bản tự sự. * Đoạn văn: “Lỗi lầm và sự biết ơn” - Yếu tố nghị luận: + “Những điều viết trên cát....lòng người”. + “Vậy mỗi ng chúng ta hãy học cách....lên đá” - Vai trò: Nhắc nhở con người có cách ứng xử văn hoá trong cuộc sống vốn rất phức tạp. - Giúp bài văn thêm sâu sắc, giàu tính triết lí. II. Thực hành viết đoạn văn tự sự trong đó có sử dụng yếu tố nghị luận. Bài 1: Viết đoạn văn kể lại buổi sinh hoạt lớp. Trong em đã phát biểu ý kiến chứng minh Nam là người bạn tốt. Bài 2: Viết đoạn văn kể về những việc làm hoặc những lời dạy bảo giản dị mà sâu sắc của người bà kính yêu đã làm cho em cảm động( có sử dụng yếu tố nghị luận) 4. Củng cố: Yếu tố nghị luận có vai trò gì trong văn bản tự sự? Các yếu tố nghị luận được sử dụng làm cho tự sự sâu sắc hơn. 5.Hướng dẫn về nhà: - Sưu tầm những đoạn văn tự sự trong đó có sử dụng yếu tố nghị luận. - Chuẩn bị bài: Chương trình địa phương phần tiếng việt. Đọc và tóm tắt văn bản, xác định các yếu tố làm nổi bật đặc điểm nhân vật. IV.Rút kinh nghiệm ........................................................................................................................................ Ngày soạn :05/11/2011 Ngày dạy : Tiết 65 CHƯƠNG TRÌNH ĐỊA PHƯƠNG PHẦN TIẾNG VIỆT I. Mục tiêu cần đạt: 1.Kiến thức: Hiểu được sự phong phú của các phương ngữ trên các vùng, miền đất nước. 2. Kĩ năng: Phát hiện, chọn lọc, hệ thống kiến thức. 3. Thái độ: Có ý thức sử dụng từ ngữ địa phương một cách hợp lý, thích hợp với hoàn cảnh giao tiếp. II.Chuẩn bị: GV: SGK-SGV- Soạn giáo án. HS: SGK- Tìm hiểu ngữ liệu và sưu tầm từ phương ngữ của các vùng miền. III.Các bước lên lớp 1. Ổn định tổ chức: 2. Kiểm tra bài cũ: 3. Bài mới: Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung Hoạt động 1: - GV hướng dẫn HS kẻ bảng. ? Sưu tầm tìm hiểu tất cả các từ ngữ địa phương khác nhau đang tồn tại, đang được lưu hành, sử dụng ? Xác định xem các từ ngữ đó có nguồn gốc từ địa phương nào? - Tổ chức thảo luận nhóm. - Đại diện trinh bày kết quả. - GV nhận xét, đánh giá. ? XĐ từ xưng hô, cách xưng hô trong đoạn văn a,b? - Tổ chức thảo luận nhóm. - Gọi 2 HS lên bảng làm BT - Nhận xét, đánh giá. - GV chia lớp thành 4 nhóm – HS kẻ bảng và điền theo yêu cầu trong bảng. - Tổ chức thảo luận nhóm. - Gọi 2 HS lên bảng làm BT - Nhận xét, đánh giá. - Thảo luận theo nhóm. - Mỗi tổ cử 1 em lên bảng trình bày. - Nhóm khác nhận xét, bổ sung - HS đọc 2 đoạn văn mẫu SGK tài liệu Ngữ văn địa phương THCS trang 124. - 2 HS lên bảng t.bày. - Nhận xét, bổ sung. - Thảo luận theo nhóm. - Mỗi tổ cử 1 em lên bảng trình bày. - Nhóm khác nhận xét, bổ sung. Sưu tầm và tìm hiểu các từ ngữ địa phương chỉ quan hệ ruột thịt , họ hàng thân thích đang được sử dụng ở địa phương có ý nghĩa tương ứng với từ ngữ toàn dân. STT Từ toàn dân Từ địa phương Nguồn gốc của từ ngữ địa phương 1 2 3 Cha, bố Mẹ Bác (chị gái của bố hoặc mẹ) ba bầm bá miền Nam Phú Thọ Phú Thọ - Đoạn văn a : Từ ngữ xưng hô : ba, mẹ, con, bà ngoại, ông. II. Sưu tầm và tìm hiểu những từ xưng hô và cách xưng hô địa phương đang được sử dụng , nguồn gốc của những từ xưng hô và cách xưng hô ở địa phương ấy. Hướng dẫn HS tìm các phương ngữ mà các em đang sử dụng hoặc các địa phương khác . 1.Các từ chỉ sự vật, hiện tượng không có tên gọi trong các phương ngữ khác và trong ngôn ngữ toàn dân: Nhút: món ăn làm bằng xơ mít muối Bồn bồn: một loại cây thần mềmsống dưới nước, có thể làm dưa hoặc xào nấu. 2.Các từ giống về nghĩa nhưng khác về âm với những từ ngữ trong các phương ngữ khác: Phương ngữ Bắc cá quả lợn ngã mẹ bố Phương ngữ Trung cá tràu heo bổ mạ bọ Phương ngữ Nam cá lóc heo té má tía 3. Giống nhau về âm nhưng khác về nghĩa với những từ trong các phương ngữ khác: Phương ngữ Bắc ốm: bị bệnh Phương ngữ Trung ốm: gầy Phương ngữ Nam ốm: gầy GV cho HS sưu tầm những câu văn, thơ trong đó có dùng từ ngữ địa phương... Hoạt động 2: Hướng dẫn HS luyện tập. Bài tập 1: Có những từ ngữ địa phương như trong mục a vì có những sự vật, hiện tượng xuất hiện ở địa phương này nhưng không xuất hiện ở địa phương khác -> VN là đất nước có nhiều sự khác biệt giữa các vùng miền về địa lí, tâm lí, phong tục... - Một số từ ngữ địa phương có thể chuyển thành từ ngữ toàn dân ... Bài tập 3: GV cho HS quan sát hai bảng mẫu b và c để HS thảo luận và rút ra nhận xét. Bài tập 4:(Thảo luận nhóm) Các từ địa phương có trong đoạn thơ: - chi, rứa, nờ, tui, cớ răng, ưng, mụ-> phương ngữ miền Trung( Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên- Huế) 4.Củng cố: 5. Hướng dẫn về nhà: - Sưu tầm các từ ngữ địa phương và tìm từ toàn dân tương ứng. Chuẩn bị văn bản: Lăng lẽ Sa pa. IV.Rút kinh nghiệm .. Kí duyệt:
Tài liệu đính kèm: