Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Lê Thị Mỹ Lam - Tuần 22

Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Lê Thị Mỹ Lam - Tuần 22

 Tiết 107. HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ CHO CHƯƠNG

 TRÌNH ĐỊA PHƯƠNG

 ( Phần tập làm văn)

I. Mục tiêu cần đạt

Giúp học sinh - Tập suy nghĩ về một hiện tượng thực tế ở địa phương.

 - Viết một bài văn trình bày vấn đề đó với suy nghĩ kiến nghị của mình

 dưới hình thức thích hợp: tự sự, miêu tả, nghị luận, thuyết minh.

II. Chuẩn bị.

 GV: Nghiên cứu SGV, bài soạn.

 HS: Đọc bài trước và chuẩn bị ở nhà.

 

doc 9 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 693Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Lê Thị Mỹ Lam - Tuần 22", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Tuần 22 Ngày soạn:16/01/2012
 Ngày dạy:
 Tiết 107. HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ CHO CHƯƠNG 
 TRÌNH ĐỊA PHƯƠNG 
 ( Phần tập làm văn) 
I. Mục tiêu cần đạt
Giúp học sinh - Tập suy nghĩ về một hiện tượng thực tế ở địa phương.
 - Viết một bài văn trình bày vấn đề đó với suy nghĩ kiến nghị của mình 
 dưới hình thức thích hợp: tự sự, miêu tả, nghị luận, thuyết minh. 
II. Chuẩn bị.
	GV: Nghiên cứu SGV, bài soạn.
 HS: Đọc bài trước và chuẩn bị ở nhà.
III. Các bước lên lớp.
1 Ổn định tổ chức.
2. KTBC.
3. Bài mới.
Hoạt động của thầy 
Hoạt động của trò
Nội dung- Ghi bảng
* Hoạt động1. Giới thiệu nhiệm vụ, yêu cầu của chương trình.
 Đọc yêu cầu sgk/25.
 Em hiểu như thế nào về SV, HT nào đó có ý nghĩa ở địa phương?
* Hoạt động 2. Hướng dẫn cách làm.
H: Đọc lần lượt các ý đã nêu trong sgk?
 Em thấy ở địa phương mình có SV, HT nào đáng quan tâm?
 Em có hiểu SV, HT đó không? có thể nêu đẫn chứng?
 Việc làm đó em nhận định nó ra sao? 
( Đ, S)?
 Bày tỏ thái độ của mình về SV, HT đó?
GV đưa ra yêu cầu bài viết
HS lắng nghe
HS đọc yêu cầu
HS trao đỏi, thảo luận và trả lời
HS đọc lần lượt các ý đã nêu ở SGK
Đó là các hiện tượng như: vấn đề ô nhiễm môi trường, đổ rác bừa bãi, trò chơi điện tử...
HS suy nghĩ và trả lời
Đó là những việc làm chưa đúng
Những hiện tượng đó là đáng phản đối
HS lắng nghe và làm theo hướng dẫn
1. Yêu cầu.
Tìm hiểu, suy nghĩ để viết bài nêu ý kiến riêng dưới dạng nghị luận về 1 SV, HT nào đó ở địa phương.
2. Cách làm.
- Chọn bất cứ SV, HT nào có ý nghĩa ở địa phương.
- Đối với SV, HT được lựa chọn, phải có dẫn chứng như là 1 SV, HT của XH nói chung cần được quan tâm.
- Nhận định được chỗ đúng, chỗ bất cập, không nói quá, không giảm nhẹ.
- Bày tỏ thái độ tán thành hay phản đối xuất phát từ lập trường tiến bộ của XH, không vì lợi ích cá nhân.
Viết bài yêu cầu có bố cục đầy đủ: MB, TB, KB.
* Yêu cầu bài viết.
1. Về nội dung.
- Tình hình, ý kiến, nhận định phải rõ ràng, cụ thể, có lập luận, thuyết minh, thuyết phục.
- Tuyệt đối không được nêu tên người, tên cơ quan đơn vị cụ thể, có thật vì như vậy sẽ bị vi phạm....
2. Thời gian thu bài.
 Tuần 23 
 4. củng cố
 - Mỗi HS sẽ chuẩn bị 1 bài viết phản ánh tình hình địa phương.
 - Em nhận thấy địa phương em những vấn đề nào đáng quan tâm.
 - Nêu dẫn chứng cụ thể. 
5. Hướng dẫn về nhà:
 - Chuẩn bị bài, nộp bài đúng quy định.
 - Soạn bài: Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới.
IV. Rút kinh nghiệm
..
	************************************************
	 Ngày soạn: 17/01/2012
 Ngày dạy:
 Tiết 108- 109. 
 CHUẨN BỊ HÀNH TRANG VÀO THẾ KỈ MỚI	
 Vũ Khoan
I. Mục tiêu cần đạt.
Giúp HS: - Nhận thức được những điểm mạnh, điểm yếu trong tính cách và thói quen 
 của con người Việt Nam, yêu cầu gấp rút phải khắc phục điểm yếu, hình 
 thành những đức tính và thói quen tốt khi đất nước đi vào công nghiệp hóa, 
 hiện đại hóa trong thế kỉ mới.
 - Nắm được trình tự lập luận nghệ thuật nghị luận của tác giả. 
II. Chuẩn bị.
 GV: Văn bản, Giáo án.
 HS: Bài soạn.
III. Các bước lên lớp.
 1. Ổn định tổ chức.
 2. Kiểm tra bài cũ: Trình bày nội dung phản ánh của văn nghệ? Lấy ví dụ để chứng minh?
 3. Bài mới.
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung- Ghi bảng
 Hoạt động 1: Hướng dẫn tìm hiểu tác giả tác phẩm.
 Giới thiệu về tác giả tác phẩm?
GV: Đọc rõ ràng, mạch lạc, tình cảm.
 GV đọc 
 GV nhận xét cách đọc của HS.
 Giải thích một số từ khó? 
 XĐ kiểu loại VB? 
 Nêu bố cục VB?
* Hoạt động2 Hướng dẫn HS tìm hiểu chi tiết.
 XĐ luận điểm chính của VB? 
Hệ thống các luận cứ ( Luận điểm nhỏ)?
 Nhận xét cách nêu vấn đề của tác giả?
 Chỉ ra các thông tin của vấn đề: đtượng tác động, ndung tác động, MĐ tác động?
 Trọng tâm của LĐ là gì?
 Vấn đề qtâm của tgiả có cần thiết không? vì sao? 
 Bài nghị luận được viết vào thời điểm nào của dân tộc? Và của lịch sử?
 Luận cứ đầu tiên được triển khai là gì? Người viết đã luận chứng cho nó như thế nào?
 Ngoài 2 ng/ nhân ấy, còn có những nguyên nhân nào khác khi rộng ra cả nước, cả thời đại, cả thế giới?
 Đọc đoạn cái mạnh thứ nhất.
 Tác giả nêu những cái mạnh, cái yếu đầu tiên của con người VN như thế nào? ý nghĩa? 
 Tóm tắt những điểm yếu của con người VN?
 Những điểm yếu này gây cản trở gì cho chúng ta lhi bước vàơthì kì mới?
 ở luận điểm này, cách lập luận của tác giả có gì đặc biệt?
 Tác dụng của cách lập luận này?
 Sự PT của tác giả nghiêng về điểm mạnh hay điểm yếu của con người VN?điều đó thể hiện dụng ý gì của tác giả?
 Tác gỉẫ nêu những yêu cầu nào đối với hành trang của con ngừời VN?
 Hành trang là những thứ cần mang... nhưng tại sao với chúng talại có những cái cần vứt bỏ? Điều đó cho thấy thái độ nào của tác giả đối với con người và dân tộc?
 Tác giả nêu lại mục đích và sự cần thiết của khâu đầu tiên có ý nghĩa quyết định khi... là gì? vì sao?
 Những điều lớp trẻ cần nhận ra là gì?
 Em hiểu những thói quen tốt đẹp ngay từ những việc nhỏ nhất là gì?
GV: Tg đã đặt lòng tin trước hết vào lớp trẻ. Đó là sự lo lắng, tin yêu và hi vọng... 
GV chỉ định HS đọc ghi nhớ
* Hoạt động 4: Hướng dẫn luyện tập.
 Nêu yêu cầu bài tập 1 / 31
 Nêu yêu cầu bài tập?
HS dựa vào phần chú thích/ SGK trả lời
HS lắng nghe
2 HS đọc.
HS dựa vào phần chú thích
Nghị luận một vấn đề XH
a, Nêu vấn đề: 2 câu đầu: Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới.
b, giải quyết vấn đề: - chuẩn bị cái gì?
- Vì sao cần chuẩn bị.
- Những cái mạnh và cái yếu của con người VN cần nhận rõ.
c, KT vấn đề: Việc quyết định đầu tiên đối với thế hệ trẻ VN.
-Luận điểm chính: Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới.
 Hệ thống luận cứ: - Chuẩn bị bản thân con người là quan trọng nhất.
- Bối cảnh của ta hiện nay, những mục tiêu nhiêm vụ...của đất nước.
- Cần nhận rõ những cái mạnh, yếu của con người VN khi bước vào nền KT mới.
- Việc làm quyết định đầu tiên của thế hệ trẻ.
Vấn đề được nêu 1 cách trực tiếp, rõ ràng, ngắn gọn.
HS suy nghĩ và trả lời
Nhận ra cái mạnh, cái yếu của con người VN. 
 Cần thiết vì đây là những vấn đề thời sự cấp bách để chúng ta hội nhập với nền kinh tế TG, đưa nền kinh tế nước ta....
HS tìm, phát hiện và trả lời
HS trao đổi, thảo luận và trình bày
Tất cả những nguyên nhân đó dẫn đến luận cứ của bài viết. Đó là chỉ rõ cái mạnh, yếu của con người VN trước mắt lớp trẻ.
HS đọc đoạn văn
HS trao đổi, thảo luận và trình bày
Đố kị trong làm KT, lì thị với kinh doanh sùng ngoại hoặc báo ngoại, thiếu coi trọng chủ tín.
Khó phát huy trí thông minh, không thích ứng với nền KT tri thức, không tương tác với nền KT công nghiệp hóa, không phù hợp với SX lớn, gây khó khăn trong quá trình kinh doanh và hội nhập
HS trao đổi và trình bày
- Nêu bật cả cái mạnh, yếu của người VN.
- Dễ hiểu với nhiều đối tượng người đọc.
- nghiêng về chỉ ra điểm yếu của người VN. Muốn mọi người VN không chỉ biết tự hào về những giá trị truyền thống tốt đẹpmà còn biết băn khoăn, lo lắng về những yếu kém rất cần khắc phục....
HS tìm, phát hiện và trình bày.
Hành trang vào thế kỉ mới phải là những giá trị hiện đại. Do đó cần loại bỏ những cái yếu kém, lỗi thời mà người VN ta mắc phải.
( HS tự bộc lộ)
HS Trao đổi, thảo luận và trình bày
Đó là những điểm mạnh và điểm yếu của con người Việt Nam
- Những thói quen của nếp sống công nghiệp, từ giờ giấc học tập làm việc.... đến định hướng nghề nghiệp tương lai.
HS đọc to, rõ ràng ghi nhớ/ SGK
HS làm theo yêu cầu/ SGK
( HS tự làm)
I. Tìm hiểu chung
1. Tác giả.
- Là nhà hoạt động chính trị, là thứ trưởng bộ ngoại giao....
2. Tác phẩm.
Đăng trên tạp chí “ Tia sáng” / 2001 được in vào tập “ Một góc nhìn của tri thức. NXB Trẻ TPHCM 2002
3. Đọc.
- Kiểu VB: Nghị luận một vấn đề XH.( nghị luận giải thích)
II. Tìm hiểu văn bản.
1. Nêu vấn đề: (MB ).
- Đtượng: Lớp trẻ VN.
- ND: nhận ra cái mạnh...
- MĐ: rèn những thói quen tốt để bước vào nền KT mới.
2. Giải quyết vấn đề ( TB ).
- Sự chuẩn bị bản thân con người là quan trọng trong việc chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới.
+ Con người là động lựcphát triển của lịch sử. Không có con người, lịch sử không thể tiến lên, phát triển.
+ Trong nền KT tri thức( TK 21) vai trò của con người lại vô cùng nổi trội.
+ 1 thế giói khoa học công nghệ phát triển như huyền thoại.....
+ Nước ta đồng thời giải quyết 3 nhiệm vụ:
Thoát khỏi tình trạng nghèo nàn.
Đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
Tiếp cận ngay với nền kinh tế tri thức.
a, Những điểm mạnh 
- Thông minh nhạy bén với cái mới.
- Cần cù sáng tạo. Đoàn kết trong kháng chiến.
- Thích ứng nhanh.
-> Đáp ứng yêu cầu sáng tạo của XH hoạt động hữu ích trong 1 nền KT đòi hỏi...
b, Những điểm yếu.
- Kiến thức bị hổng.
- Hạn chế kĩ năng thực hành, sáng tạo.
- Thiếu đức tính tỉ mỉ.
-> các luận cứ đều được nêu song song( cái mạnh song song cái yếu)
-> SD thành ngữ và tục ngữ.
3. Phần kết thúc vấn đề ( kết bài)
- Lấp đầy hành trang bằng những đẩy mạnh.
- Vứt bỏ những điểm yếu. 
* ghi nhớ / 31.
IV.Luyện tập.
Bài 1. Nêu dẫn chứng trong thực tế nhà trường và XH để làm rõ 1 số điểm mạnh, yếu của người VN.
Bài 2.
4. Củng cố: 
 Nhận xét của tác giả về những điểm mạnh, điểm yếu của con người VN?
 Tìm hiểu 1 số tục ngữ, thành ngữ nói về điểm mạnh, điểm yếu của người 
 VN? 
5. Hướng dẫn về nhà:
- Học và đọc lại văn bản.
- Nắm được luận điểm, luận cứ, điều VB muốn nói.
- Soạn bài; Các thành phần biệt lập.
IV.Rút kinh nghiệm 
..
	******************************************** 
 Tiết 110	 Ngày soạn: 18/01/2012
 CÁC THÀNH PHẦN BIỆT LẬP
 ( Tiếp theo)
I. Mục tiêu cần đạt.
Giúp học sinh: - Nhận biết hai thành phần biệt lập: gọi - đáp và phụ chú.
 - Nắm được công dụng của mỗi thành phần trong câu.
	- Biết đặt câu có thành phần gọi đáp; thành phần phụ chú.
II.Chuẩn bị.
 - GV: Bài soạn, VD, bài tập.
 - HS: phần chuẩn bị.
III. Các bước lên lớp.
1. ổn định tổ chức.
2. KTBC: Kể tên 2 thành phần biệt lập đã học? Lấy VD?	
3. Bài mới.
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung - Ghi bảng
Hoạt động1 Hướng dẫn HS xác định thành phần gọi - đáp. 
GV: chỉ định HS đọc VD a, b /31.
 Trong VD a, b chú ý từ ngữ in đậm?
 Trong những từ in đậm, từ ngữ nào dùng để gọi, từ ngữ nào dùng để đáp?
 Những từ ngữ dùng để gọi đáp có tham gia diễn đạt nghĩa SV của câu hay không? Vì sao?
 Trong những từ đótừ ngữ được dùng để tạo lậpcuộc đối thoại, từ ngữ nào được dùng để duy trì cuộc thoại đang diễn ra?
GV: Đó chính là công dụng của thành phần gọi đáp.
 Nhắc lại thành phần gọi đáp có công dụng gì?
Đọc ghi nhớ1
Hoạt động 2. Hướng dẫn xác định thành phần phụ chú.
H: Đọc VD a, b.
 Nếu lược bỏ các từ ngữ in đậm, nghĩa SV củ mỗi câu trên có thay đổi hay không? vì sao?
GV: Điều đó chứng tỏ thành phần phụ chú không phải là 1 bộ phận thuộc cấu trúc cú pháp của câu đó, nó là thành phần biệt lập.
 trong câu a các từ in đậm được thêm vào để chú thích cho cụm từ nào?
 trong câu b cụm C- V in đậm chú thích điều gì?
 GV chỉ định HS đọc ghi nhớ?
Cho VD?
Hoạt động 3: hướng dẫn luyện tập
Nêu yêu cầu bài tập?
 Đọc đoạn trích?
Gợi ý: - từ dùng để gọi: này
 - Từ dùng để đáp: vâng 
 - Quan hệ: trên ( người nhiều tuổi) – dưới ( người ít tuổi)
 - Thân mật: hàng xóm láng giềng gần gũi cùng cảnh ngộ 
HS đọc ví dụ
Từ: này và thưa ông
Từ này dùng để gọi và từ thưa ông dùng để đáp
Không tham gia vào việc diễn đạt.... vì chúng là thành phần biệt lập.
từ này dùng để tạo lập cuộc thoại . Từ thưa ông dùng để duy trì cuộc thoại thể hiện sự hợp tác đối thoại
HS dựa vào phần ghi nhớ để trả lời
HS đọc ghi nhớ/ SKG
HS đọc ví dụ
không thay đổi
 chú thích cho “ đứa con gái đầu lòng”
 chú thích cho điều suy nghĩ riêng của nhân vật tôi, điều suy nghĩ đó có thể đúng và gần đúng hoặc chưa đúng so với suy nghĩ của nhân vật Lão Hạc
HS đọc ghi nhớ/ SGK
- Từ dùng để gọi: này
 - Từ dùng để đáp: vâng 
 - Quan hệ: trên ( người nhiều tuổi) – dưới ( người ít tuổi)
 - Thân mật: hàng xóm láng giềng gần gũi cùng cảnh ngộ. 
I. Thành phần gọi - đáp
1. Ví dụ:
a, Này, bác có....
 -> gọi
b, Các ông....
Ông hai...
- Thưa ông, chúng....
 -> đáp
2. Nhận xét.
-Không tham gia vào việc diễn đạt.... vì chúng là thành phần biệt lập.
II. Thành phần phụ chú.
1. Ví dụ
a, Lúc đi dứa con gái đầu lòng của anh- và cũng là đứa con duy nhất của anh, chưa đầy 1 tuổi.
b, Lão không hiểu tôi, tôi nghĩ vậy, và tôi càng buồn lắm.
2. nhận xét.
*Ghi nhớ (SGK)
III. Luyện tập.
Bài 1. Tìm TP gọi đáp, cho biết từ nào được dùng để gọi đáp.
Bài 2. Tìm thành phần gọi đáp. cho biết lời gọi đáp đó hướng tới ai.
- Cụm từ dùng để gọi: bầu ơi
- Đối tượng hướng tới: tất cả các thành viên trong cộng đồng người việt.
Bài 3. Tìm thành phần phụ chú
a, kể cả anh ( giải thích: mọi người)
b, Các thầy cô giáo, các bậc cha mẹ, đặc biệt là những người mẹ giải thích cho cụm từ “ những người nắm giữ chìa khóa của cánh cửa này”
c, những người chủ thực... mới” ( giải thích “ Lớp trẻ”)
d, có ai ngờ -> thể hiện sự ngạc nhiên của nhân vật trữ tình “ tôi”
thương thương quá đi thôi-> thể hiện tình cảm trìu mến của nhân vật trữ tình “ tôi” với 
 nhân vật “ cô bé nhà bên”
Bài 4 Gợi ý: Liên quan đến những từ ngữ mà nó có nhiệm vụ giải thích hoặc cung cấp thông tin phụ về thái độ, suy nghĩ... tình cảm của các nhân vật với nhau.
Bài 5. Viết đoạn văn ngắn trình bày suy nghĩ của em về việc thanh niên chuẩn bị hành trang.... trong đó có câu chứa thành phần phụ chú.
 4. Củng cố: - Kể tên các tành phầnbiệt lập đã học?
 - Thế nào là thành phần phụ chú, thành phần gọi đáp?
5. Hướng dẫn về nhà: - Học thuộc ghi nhớ.
 - Làm bài tập 2, 5, tìm 1 số văn bản có chứa thành phần phụ chú, gọi đáp.
 - Chuẩn bị : viết bài tập làm văn số 5
IV.Rut kinh nghiệm
 Kí duyệt: Ngày /01/2012
 TT Văn- sử
 LÊ VĂN DANH

Tài liệu đính kèm:

  • doctuan 22.doc