Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Lê Thị Mỹ Lam - Tuần 29

Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Lê Thị Mỹ Lam - Tuần 29

 KIỂM TRA VĂN

 ( PHẦN THƠ)

I.Mục tiêu cần đạt:

 *Giúp Hs:-Kiểm tra đánh giá kết quả học tập các VB thơ trong chương trình.

 -Rèn luyện kỹ năng viết văn, cảm nhận, phân tích 1 đoạn , 1câu thơ hay 1 h/ả hoặc 1 vấn đề trong thơ trữ tình.

II.Chuẩn bị:

 GV: Đề bài đã phôtô, đáp án

 HS: Ôn tập kỹ theo nội dung của bài ôn tập.

III.Các bước lên lớp:

 1.Ổn định tổ chức

 2.Kt việc chuẩn bị

 3. Bài mới

 MA TRẬN ĐỀ KT

 

doc 10 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 544Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Lê Thị Mỹ Lam - Tuần 29", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN:29 Ngày soạn:12/3/2012
Tiết:141 Ngày dạy:
 KIỂM TRA VĂN
 ( PHẦN THƠ) 	
I.Mục tiêu cần đạt:
 *Giúp Hs:-Kiểm tra đánh giá kết quả học tập các VB thơ trong chương trình.
	 -Rèn luyện kỹ năng viết văn, cảm nhận, phân tích 1 đoạn , 1câu thơ hay 1 h/ả hoặc 1 vấn đề trong thơ trữ tình.
II.Chuẩn bị:
	GV: Đề bài đã phôtô, đáp án
	HS: Ôn tập kỹ theo nội dung của bài ôn tập.
III.Các bước lên lớp:
	1.Ổn định tổ chức
	2.Kt việc chuẩn bị
 3. Bài mới
 MA TRẬN ĐỀ KT
 Cấp độ 
ND
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Cộng
Cấp độ thấp
Cấp độ cao
TN
TL
TN
TL
TN
TL
TN
TL
Mùa xuân
 nho nhỏ
Nhận biết NT bài thơ mang âm hưởng dân ca
0,5đ(5%)
Chép khổ thơ, hiểu trình bày ND khổ thơ đầu
2đ(20%)
2 câu
2,5đ
25%
Viếng lăng Bác
Nhận ra được mạch cảm xúc của bài thơ
0,5(5%)
Hiểu NT nổi bật của bài thơ là ẩn dụ
0,5đ(5%)
Vận dụng kĩ năng trình bày cảm nhận cái hay, cái đẹp của khổ thơ cuối
4đ(40%
3 câu
5đ
 50%
Sang thu
Nhận ra nét đặc sắc của bài thơ
0,5(5%)
Nhận ra tín hiệu của sự chuyển mùa
0,5(5%)
2câu
1đ
10%
Nói với con
Hiểu NT bài thơ thông qua giọng điệu thủ thỉ tâm tình
0,5(5%)
Hiểu trình bày ý nghĩa bài thơ
1đ(10%)
2câu
1,5đ
15%
 Đề KT
 I.Trắc nghiệm: 3đ 
 Hãy chọn câu trả lời đúng nhất.
Câu1: "Sang thu" của Hữu Thỉnh gợi về thời điểm giao mùa hạ-thu ở vùng nào?
 A.Vùng nông thôn đồng bằng Nam Bộ	 B.Vùng nông thôn đồng bằng Bắc Bộ
 C.Vùng nông thôn đồng bằng Trung Bộ	 D.Vùng đồi núi Trung du.
Câu 2: Văn bản nào sau đây mang âm hưởng gần gũi với dân ca.
 A. Viếng lăng Bác B. Nói với con
 C.Sang thu D .Mùa xuân nho nhỏ	
Câu 3: Biện pháp nghệ thuật nào nổi bật nhất trong bài thơ Viếng lăng Bác của Viễn Phương?
 A. So sánh B. Ẩn dụ C. Nhân hóa D. Lặp từ
Câu 4: Bài thơ "Nói với con" có giọng điệu như thế nào?
	A. Thủ thỉ, tâm tình B. Trầm tỉnh, răn dạy.
 C. Sôi nổi, mạnh mẽ. D. Ca ngợi, hùng hồn.
Câu 5: Sự biến đổi của đất trời lúc sang thu được nhà thơ cảm nhận bắt đầu từ đâu?
 A.Từ một đám mây. B, Từ những cánh chim.
 C. Từ một mùi hương D. Từ một cơn mưa.
Câu 6	: Mạch cảm xúc của bài thơ Viếng lăng Bác diễn ra theo trình tự:
Trình tự cuộc hành trình từ Nam ra Bắc.
Trình tự quan sát từ gần ra xa.
Trình tự thời gian từ quá khứ đến hiện tại.
Trình tự cuộc vào lang viếng Bác.	
II.Tự luận: 7đ
Câu 1: 2đ
 Chép lại khổ thơ đầu Bài thơ "Mùa xuân nho nhỏ" của Thanh Hải? Nêu ngắn gọn nội dung của khổ thơ đó.
Câu:2: 1đ
 Nêu ý nghĩa của bài thơ Nói với con của Y Phương.
Câu 3: 4đ 
 Viết đoạn văn trình bày cảm nhận của em về khổ thơ sau:
	Mai về miền Nam thương trào nước mắt
 Muốn làm con chim hót quanh lăng Bác
 Muốn làm đóa hoa tỏa hương đâu đây
 Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này.
 (Viếng lăng Bác- Viễn Phương)
*Đáp án:
I.Trắc nghiệm: 3đ
 Mỗi câu đúng đạt 0,5đ
Câu
1
2
3
4
5
6
 Đáp án
B
D
B
A
C
D
II.Tự luận(7 đ)
Câu1: 2điểm
 -Chép đúng khổ thơ đầu(1đ)
 - Nêu nội dung: Vẻ đẹp trong trẻo đầy sức sông của thiên nhiên, đất trời mùa xuân và cảm xúc say sưa ngây ngất của nhà thơ.(1đ)
Câu 2: Ý nghĩa bài thơ Nói với con: Bài thơ thể hiện tình yêu thương thắm thiết của cha mẹ dành cho con cái; tình yêu niềm tự hào về quê hương đất nước.(1đ)
 Câu 3: HS trình bày cảm nhận bằng 1 đoạn văn.(4đ)
 Ý cơ bản: Tâm trạng lưu luyến, ước nguyện của nhà thơ muốn được ở mãi bên lăng Bác. Điêp ngữ : Muốn làm.
*Hoạt động 2:GV thu bài, nhận xét giờ làm bài
4.Củng cố:
5.Hướng dẫn về nhà: Tiếp tục tự ôn tập và thuộc các bài thơ đã học
IV.Rút kinh nghiệm
.
Tiết:142
 Ngày soạn: 13/3/2012
 TRẢ BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 6
 LÀM Ở NHÀ 
I Mục tiêu cần đạt.
 - Sửa lỗi về bố cục, liên kết dùng từ ngữ, đặt câu hành văn.
 - Hoàn thiện qui trình viết bài nghị luận về một sự việc, con người (nhân vật)
II. Chuẩn bị.
GV: Đề bài, điểm , phần sửa lỗi của HS.
III. Các bước lên lớp
 1. Ổn định tổ chức
 2. KTBC:
 3. Bài mới.
* Hoạt động 1. GV nhận xét:
 - Ưu điểm: + Bài viết đảm bảo đủ 3 phần.
 + Làm đúng với cách làm hướng dẫn.
 + Viết chính tả đã hạn chế về lỗi.
 - Nhược điểm: + Nhiều bài chưa biết đánh giá, nhìn nhận về vấn đề( đời sống tình cảm 
 của cha con ông Sáu) thiên về tóm tắt truyện nhiều hơn và kể
-> không có cách đánh giá, nghị luận vấn đề lại thiếu tình huống nhận xét.
Diễn đạt kém, vụng về: “ cha con ông Sáu tuy không nhận nhau nhưng vẫn yêu thương nhau”
 “ Vì ông Sáu có vết thẹo nên bé Thu nhìn sợ quá.
 - Bài viết sai chính tả
 - Bố cục không rõ ràng 3 phần:
 *Hoạt động 2: Đọc 1 số bài khá và 1 số bài sai nhiều lỗi chính tả, diễn đạt kém.
 Cho HS đọc những bài khá, giỏi. 
 * Hoạt động 3: Trả bài cho HS tự sửa lỗi.
 4. Củng cố: Cách làm bài nghị luận về tác phẩm truyện
 5. Hướng dẫn về nhà: 
 - Tiếp tục rèn viết câu, liên kết câu để đoạn văn thêm mạch lạc.
 - Chuẩn bị Bài viết số 7
IV.Rút kinh nghiệm
..
 ******************************
Tiết:143-144 Ngày soạn: 15/3/2012
	 TỔNG KẾT PHẦN VĂN BẢN NHẬT DỤNG
I. Mục tiêu cần đạt.
 - Giúp HS trên cơ sở nhận thức rõ bản chất khái niệm văn bản nhật dụng là tính bất cập về nội dung, hệ thống hóa đợc các chủ đề của các vă bản nhật dụng đã học trong toàn bộ chương trình ngữ văn THCS.
 - Nắm được 1 một số đặc điểm cần lu ý cách tiếp cận, đọc hiểu văn bản.
 - Tích hợp với phần tiếng việt ở bài chương trình địa phg, với phần tập làm văn 7. Với thực tế cuộc sống ở những vấn đề nổi bật trong các ch/ trình thời sự trên ti vi...
 - Rèn kĩ năng hệ thống hóa, so sánh tổng hợp liên hệ với thực tế.
II. Chuẩn bị.
 GV: SGK,G/A
 HS: SGK, soạn bài.
III. Các bước lên lớp.
 1. Ổn định tổ chức.
 2. KTBC: Phần chuẩn bị của HS
 3. Bài mới.
 *Hoạt động 1. Hướng dẫn HS trao đổi về phần giới thiệu VB nhật dụng trong C/ trình được trích dẫn.
 Đọc mục 1 sgk/94?	
 - VB nhật dụng có phải khái niệm thể loại không?	
 -Những đặc điểm cần lưu ý của khái niệm này là gì?
 -Em hiểu thế nào là tính cập nhật? Tính cập nhật với tính thời sự
Có liên quan gì với nhau?
- Những VB đã học có phải chỉ có tính thời sự nhất thời hay không? vì sao?
 Tổng kết
 I. Khái niệm VB nhật dụng:
 1.K/n
- Không phải là khái niệm thể loại
- Không chỉ kiểu VB
- Chỉ đề cập đến chức năng, đề tài tính cập nhật.
 2. Đề tài: Rất phong phú: thiên nhiên, môi trường văn hóa, giáo dục chính trị, xã hội, thể thao, đạo đức, nề nếp ....
 3. Chức năng: Bàn luận thuyết minh, tường thuật, miêu tả, đánh giá .. những vấn đề những hiện tượng của đời sống con người, xã hội.
 4. Tính cập nhật: Là tính thời sự kịp thời, đáp ứng yêu cầu, đòi hỏi của cuộc sống hàng ngày, cuộc sống hiện tại gắn với những vấn đề cơ bản của cộng đồng xã hội. Tuy nhiên các Vb nhật dụng trong các chương trình vừa có tính cập nhật vừa có tính lâu dài của sự phát triển lịch sử xã hội. ( Vấn đề môi trường, dân số, bảo vệ di sản văn hóa, chống chiến tranh hạt nhân, giáo dục trẻ em, chống hút thuốc lá, đều là những vấn đề nóng bỏng của hôm nay nhưng đâu phải giải quyết để trong ngày một ngày 2.
5. Giá trị văn chương: Không phải là yêu cầu cao nhất nhưng đó vẫn là 1 yêu cầu quan trọng. CácVb nhật dụng đều thuộc về một kiểu Vb nhất định: Miêu tả kể chuyện thuyết minh, nghị luận điều hành .... nghĩa là VB nhật dụng có thể sử dụng mọi thể loại, mọi kiểu VB.
* HS học VB nhật dụng không chỉ để mở rộng hiểu biết toàn diện mà còn tạo điều kiện tích để thực hiện nguyên tắc giúp HS hòa nhập với cuộc sống xã hội, rút ngắn khỏng cách giữa nhà trường và XH.
*Hoạt động 2. II. Nhắc lại nội dung các VB đã học 	
Lớp
Tên văn bản
Nôi dung
6
1. Cầu Long biên –chứng nhân lịch sử.
2. Động phong Nha
3.Bức thư của thủ lĩnh da đỏ
- Giới thiệu và bảo vệ di tích lsử, danh lam thắng cảnh.
Giới thiệu danh lam thắng cảnh
Qhệ giữa thiên nhiên và con người
7
4. cổng trờng mở ....
5. Mẹ tôi.
6. Cuộc chia tay ..
7. Ca Huế trên sông ....
- Gdục nhà trường, gia đình và trẻ em
- Vhóa dân gian (ca nhạc cổ truyền)
8
8. Thông tin về ngày ...
9. Ôn dịch thuốc lá
10. bài toán dân số.
- Môi trường
-Chống tệ nạn ma túy thuốc lá.
Dsố và tương lai nhân loại.
9
11 Tuyên bố về thế giới và sự sống còn, quyền đợc bảo về và phát triển của trẻ em.
12. Đtranh cho 1 Tgiới hòa bình
 13. Phong cách Hồ Chí Minh 
- Quyền sống con người
- Chống chiến tranh, bvệ hòa bình Tgiới.
- Hội nhập với tgiới và giữ gìn bản sắc dtộc.
 Yêu cầu HS trình bày bảng hệ thống hóa của cá nhân?
 Những vấn đề trên có đạt các yêu cầu của VB nhật dụng không?có mang tính cập nhật không?
 Có ý nghĩa lâu dài không?có giá trị văn học không?
-> Đều đạt yêu cầu của 1 Vb nhật dụng: vừa có tính cập nhật vừa có tính lâu dài.
-> Những VB không hoặc ít có giá trị văn học.
4. Củng cố 
H: Khái niệm văn bản nhật dụng? Thế nào là tính cập nhật.
H: Nhắc lại 1 số VB nhật dụng và nêu nội dung của các Vb đó.
5. Dặn dò: 
- Nắm chắc nội dung phần I, II.
- Làm tiếp hình thức văn bản nhật dụng, phương pháp.
Hoạt động 3: III. Hình thức của văn bản nhật dụng.
 Có thể rút ra kết luận gì về hình thức biểu đạt của Vb nhật dụng?
-> Có thể sử dụng tất cả thể loại, kiểu VB.
-> VB nhật dụng không phải khái niệm thể loại.
có thể chứng minh sự kết hợp giữa các thể loại 1 cách cụ thể
trong các VB nhật dụng đã học?
-> VD: + “Động Phong Nha” lớp 6
 + Ôn dịch thuốc lá(L8)
 Bảng hệ thống 
Kiểu văn bản, thể loại
 Tên văn bản
Hành chính ( điều hành... 
nghị luận
Tự sự 
Miêu tả
Biểu cảm 
Thuyết minh
Truyện ngắn 
Bút kí
Thư từ 
Hồi kí
Thông báo 
Xã luận
Kết hợp phương thức biểu đạt(mtả- tự sự;hành chính – nghị luận:mtả thuyết minh
... Ôn dịch thuốc lá. Bức thư của thủ lĩnh da đỏ, đấu tranh cho thế giới hòa bình ... 
Cuộc chia tay của những con búp bê
Cầu long biên, Động phong nha
Cổng trường mở ra
Động phong Nha, ca Huế...
Cuộc chia tay.., Mẹ tôi
Cầu Long Biên..
Bức thư của thủ lĩnh ....
T/tin về cổng trường mở ra
T/tin về ngày trái đất/2000
Đấu tranh cho một thế giới hòa bình
Phong cách Hồ Chí Minh 
Ôn dịch thuốc lá
Bức thư của thủ lĩnh da đỏ
Cầu long biên, Động Phong Nha...
GV nhấn mạnh bổ sung.
Hoạt động 4
 Em đã chuẩn bị bài và học các bài Vb nhật dụng nh thế nào ở lớp 6, 7, 8, 9?
 Kết quả ra sao?
 Qua mỗi lớp, cách chuẩn bị bài và học bài có gì thay đổi? Lí do và kết quả của sự thay đổi đó?
GV chốt
HS đọc ghi nhớ/96
Hoạt động 5 Hướng dẫn luyện tập
IV. Phương pháp học văn bản nhật dụng.
1. Đọc kĩ các chú thích về Sk, hiện tượng hay vấn đề.
2. Thói quen liên hệ:
+ Thực tế bản thân
+Thực tế cộng đồng ( từ nhỏ-> lớn, nơi học ở nhà ...)
3.Có ý kiến, quan niệm riêng, có thể đề xuất giải pháp
VD: chống hút thuốc lá, đổ rác bừa bãi, không dùng bao ni lông.
4.Vận dụng các kiến thức đã học của các môn học khác để đọc hiểu Vb nhật dụng(l/sử, địa lí, giáo dục công dân ...)
5. Căn cứ vào đặc điểm thể loại, phân tích các chi tiết cụ thể về hình thức biểu đạt để khái quát chủ đề.
6. Kết hợp xem tranh ảnh, nghe và xem ch/trình thời sự, khoa học truyền thông trên ti vi đài và sách báo hành ngày.
* Ghi nhớ/96
V. Luyện tập:
1. Tìm hiểu một trong những vấn đề cập nhật sau( ở đâu, bằng cách nào, trình bày cụ thể)
+ Tăng giá xăng dầu từ đầu năm ... nguyên nhân, ảnh hưởng giá tăng TG..
+ Bỏ thi tốt nghiệp tiểu học và THCS
2. Vấn đề mới nhất mà em vừa cập nhật đêm qua hoặc sáng, trưa nay là gì? từ nguồn TTin nào?
3. Làm thế nào để khắc phục nạn phao thi, hút thuốc lá, nói chuyện trong lớp
4.Củng cố: HS đọc lại ghi nhớ sgk
5. Dặn dò: 
 - Nắm chắc nội dung phần tổng kết.
 - Chuẩn bị viết bài TLV số 7
IV. Rút kinh nghiệm
 ******************************
Tiết:145-146
 Ngày soạn: 15/3/2012
 VIẾT BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 7
 NGHỊ LUẬN VĂN HỌC
I.Mục tiêu cần đạt.
 Bài tập làm văn số 7 nhằm đánh giá học sinh ở:
- Biết cách vận dụng các kiến thức và kĩ năng khi làm bài nghị luận về một tác phẩm truyện hoặc một đoạn trích, bài nghị luận về một đoạn thơ, một bài thơ ...
- Có những cảm nhận suy nghĩ riêng và biết vận dụng một cách linh hoạt nhuần nhuyễn các phép lập luận phân tích giải thích, chứng minh ... trong quá trình làm bài.
-Có kĩ năng làm bài tập làm văn nói chung ( bố cục, diễn đạt, ngữ pháp chính tả)
II. Chuẩn bị: 
 GV: Ra đề, đáp án, thang điểm
 HS: Xem các đề bài sgk
III.Các bước lên lớp:
 1. Ổn định lớp
 2. KT sự chuẩn bị của hs
 3. Đề bài: 
 Những đặc sắc trong bài thơ “ Viếng lăng Bác” của Viễn Phương. 
 * Đáp án:
 1. Mở bài: - Giới thiệu về tác giả, bài thơ( về nội dung – nghệ thuật) :1,5 điểm.
 2. Thân bài: Phân tích những đặc sắc về nội dung và nghệ thuật
 - * khổ 1. Tác giả mở đầu: câu thơ tự sự, cách xưng hô con và Bác -> thể hiện sự gần gũi, kính yêu với Bác. 
+ Sự xúc động của người con.
+ Dấu hiệu “ hàng tre”hình ảnh quen thuộc của đất nc Việt Nam – biểu tượng cho dân tộc Việt Nam.
+ Bão táp mưa sa	(1,5 điểm)
 -*Khổ 2: Phân tích hình ảnh “ ngày ngày mặt trời ... rất đỏ “ -> hình ảnh thực, ẩn dụ
+ Ví Bác như mặt trời để nói lên sự vĩ đại ... 
+ Thể hiện sự tôn kính của Đảng đối với Bác: hình ảnh dòng nguời vào viếng ...(1,5)
 -*Khổ 3: Cxúc suy nghĩ của tác giả khi vào lăng.
+ Bác mãi cùng sông núi, 1 vẻ đẹp thanh cao đang tỏa sáng.
+ Sự rung động đến nhói trong tim là một tình cảm chân thành (1, 5 điểm)
 -*Khổ 4. Cxúc của nhà thơ khi trở lại miền nam đối với Bác (1, 5 điểm)
- Sự nghẹn ngào ... như muốn hóa thân để mãi bên Người
- NThuật: điệp từ, điệp ngữ (3 lần) thể hiện ước nguyện ... 
 3. Kết bài (1,5 điểm)
 - Khẳng định giá trị về nội dung cũng như nghệ thuật của bài thơ.
 - Cảm nghĩ của bản thân.
 Trình bày sạch đẹp, đúng chính tả: (1 điểm)
* Hoạt động 2: Thu bài nhận xét giờ làm. 
4. củng cố
5. Hướng dẫn về nhà:
 Soạn bài : Chương trình địa phương phần tiếng việt.
IV.Rút kinh nghiệm
Kí duyệt: Ngày /3/2012
 TT VĂN- SỬ
 LÊ VĂN DANH

Tài liệu đính kèm:

  • doctuan 29.doc