LỜI BÌNH TRONG TIẾT DẠY VĂN
A. ĐẶT VẤN ĐỀ:
1.Cơ sở lí luận :
“Văn học là nhân học”.Quả đúng như vậy. Văn học cho chúng ta hiểu về con người, về cuộc sống về xã hội và cũng chính văn học bồi dưỡng cho chúng ta, đặc biệt là học sinh, tâm hồn, tình cảm, nhân cách. Văn học như phù sa bồi dưỡng vung đắp cho học sinh tính nhân văn cao đẹp . Chính những tiết dạy Văn, giáo viên đã giúp cho học sinh có cách hiểu, cách nhìn đúng, đẹp về con người, về cuộc đời để từ đó các em biết được cái hay cái đẹp để vươn tới. Để làm tròn trọng trách ấy của môn Văn nói chung, giờ dạy Văn nói riêng, mỗi một giáo viên dạy Văn trên cơ sở phân tích, phải làm tốt thao tác bình giảng đối với tác phẩm. Có như thế, ta mới giúp học sinh cảm nhận hết vẻ đẹp của những tác phẩm văn chương.
2.Cơ sở thực tế :
- Trong xu thế phát triển của xã hôi hiện nay, việc học Văn đang gặp rất nhiều khó khăn bởi sự cạnh tranh của những môn học tự nhiên khác. Một thực tế, chúng ta phải chấp nhận đó là vốn sống, vốn văn chương của học sinh quá ít ( chỉ có kiến thức cơ bản của sách giáo khoa ) nên để có lời bình sâu sắc, hay mà lại gần với học sinh để học sinh cảm nhận được quả thật là khó. Hơn nữa theo phương pháp giảng dạy mới thực sự nhiều giáo viên lung túng : bình văn thời điểm nào của tiết dạy ? Liệu có sa vào thuyết giảng hay không ? Bình giảng như thế nào cho phù hợp đối tượng ?
- Trong nhiều tiết dạy Văn, nhiều giáo viên chưa kết hợp được phương pháp dạy truyền thống và phương pháp dạy mới cho nên có tiết, có lúc lời giảng của giáo viên bị “mờ” đi hoặc thậm chí không có hoặc có rất ít. Ta thử hình dung xem, tiết dạy Văn chỉ là những câu trả lời của học sinh với giáo viên, học sinh với nhau mà ko có lời bình giảng của giáo viên thì liệu rằng tác phẩm văn chương đó sẽ đọng lại trong tâm trí của các em được những gì? Sâu sắc như thế nào?
- Một thực tế mà giáo viên rất buồn và thường than thở với nhau là: Học sinh không viết được văn. Phải chăng các em ít được có sự rèn luyện thói quen bình một vấn đề Văn học, một câu thơ, một câu văn, ít được học tập lời văn hay, sinh động qua lời bình giảng của thầy cô giáo dạy Văn? Và đặc biệt các em chưa được rèn nhiều về cách cảm nhận, cách diễn đạt, suy nghĩ của mình một cách độc lập về một tác phẩm văn chương?
LỜI BÌNH TRONG TIẾT DẠY VĂN A. ĐẶT VẤN ĐỀ: 1.Cơ sở lí luận : “Văn học là nhân học”.Quả đúng như vậy. Văn học cho chúng ta hiểu về con người, về cuộc sống về xã hội và cũng chính văn học bồi dưỡng cho chúng ta, đặc biệt là học sinh, tâm hồn, tình cảm, nhân cách. Văn học như phù sa bồi dưỡng vung đắp cho học sinh tính nhân văn cao đẹp . Chính những tiết dạy Văn, giáo viên đã giúp cho học sinh có cách hiểu, cách nhìn đúng, đẹp về con người, về cuộc đời để từ đó các em biết được cái hay cái đẹp để vươn tới. Để làm tròn trọng trách ấy của môn Văn nói chung, giờ dạy Văn nói riêng, mỗi một giáo viên dạy Văn trên cơ sở phân tích, phải làm tốt thao tác bình giảng đối với tác phẩm. Có như thế, ta mới giúp học sinh cảm nhận hết vẻ đẹp của những tác phẩm văn chương. 2.Cơ sở thực tế : - Trong xu thế phát triển của xã hôi hiện nay, việc học Văn đang gặp rất nhiều khó khăn bởi sự cạnh tranh của những môn học tự nhiên khác. Một thực tế, chúng ta phải chấp nhận đó là vốn sống, vốn văn chương của học sinh quá ít ( chỉ có kiến thức cơ bản của sách giáo khoa ) nên để có lời bình sâu sắc, hay mà lại gần với học sinh để học sinh cảm nhận được quả thật là khó. Hơn nữa theo phương pháp giảng dạy mới thực sự nhiều giáo viên lung túng : bình văn thời điểm nào của tiết dạy ? Liệu có sa vào thuyết giảng hay không ? Bình giảng như thế nào cho phù hợp đối tượng ? - Trong nhiều tiết dạy Văn, nhiều giáo viên chưa kết hợp được phương pháp dạy truyền thống và phương pháp dạy mới cho nên có tiết, có lúc lời giảng của giáo viên bị “mờ” đi hoặc thậm chí không có hoặc có rất ít. Ta thử hình dung xem, tiết dạy Văn chỉ là những câu trả lời của học sinh với giáo viên, học sinh với nhau mà ko có lời bình giảng của giáo viên thì liệu rằng tác phẩm văn chương đó sẽ đọng lại trong tâm trí của các em được những gì? Sâu sắc như thế nào? - Một thực tế mà giáo viên rất buồn và thường than thở với nhau là: Học sinh không viết được văn. Phải chăng các em ít được có sự rèn luyện thói quen bình một vấn đề Văn học, một câu thơ, một câu văn, ít được học tập lời văn hay, sinh động qua lời bình giảng của thầy cô giáo dạy Văn? Và đặc biệt các em chưa được rèn nhiều về cách cảm nhận, cách diễn đạt, suy nghĩ của mình một cách độc lập về một tác phẩm văn chương? Trước những vấn đề có tính lý luận và thực tế dạy và học Văn đã nêu trên ta thấy rằng, lời bình trong tiết dạy Văn rất quan trọng. Vậy ta hiểu như thế nào về lời bình trong tiết dạy Văn và nên tiến hành như thế nào? B.NỘI DUNG 1.Trước hết, ta hiểu thế nào về lời giảng bình? Trong 1 tiết dạy Văn nhất thiết phải có bình giảng. “Giảng” là thao tác khoa học. Yêu cầu phải chính xác vừa đủ. “Bình” phải dựa trên cơ sở của “giảng”. Bản thân “Bình” cũng là khoa học nhưng đồng thời cũng là nghệ thuật. Bình giảng là dung văn bản của mình mà làm sáng tỏ vấn đề văn bản của tác giả ( Tác phẩm văn chương). Có nghĩa là lời bình đó phải thể hiện cách hiểu, cách đánh giá của chính bản thân người bình, cụ thể là giáo viên dạy Văn. Những câu thơ, câu văn của các tác giả trong các tác phẩm văn chương nó sẽ chỉ tồn tại trong học sinh bằng những con chữ nếu ta không giúp học sinh thổi hồn mình vào trong tác phẩm. Có nghĩa là chúng ta làm cho những con chữ đó phải “cựa quậy”, phải sống lại, phải tỏa rạng, tác động đến tình cảm nhận thức của các em. Bình giảng phải chỉ ra vẽ đẹp gắn bó giữa nội dung và hình thức. Lời giảng bình phải nâng cao hơn giá trị, nội dung từng câu thơ, câu văn trong tác phẩm. Ví dụ: Khi hướng học sinh tìm hiểu khổ thơ sau của nhà thơ Thanh Hải trong bài “Mùa xuân nho nhỏ”, ta bình như thế nào? “Đất nước bốn ngàn năm Vất vả và gian lao Đất nước như vì sao Cứ đi lên phía trước” Có thể nói bốn câu thơ như một lời khái quát súc tích, đúng đắn về lịch sử dân tộc Việt Nam. Thật khó cho học sinh cảm nhận được cái hay cái đẹp của khổ thơ nếu như ta chỉ dừng lại ở từng câu, từng chữ của khổ thơ. Sau khi ca gợi cho học sinh phân tích, hiểu được “vất vả gian lao” của dân tộc ta như thế nào? Cái đẹp của hình ảnh đất nước Việt Nam khi được so sánh với “vì sao” Giáo viên có thể dùng ngôn từ của mình, sự hiểu biết của mình dể có một lời bình hợp lý và hay, nâng cao hiểu biết của các em về đoạn thơ: “Bốn câu thơ ngắn gòn mà súc tích đã khái quát được chiều dài 4000 năm lịch sử của dân tộc ta: “Vất vả và gian lao”. Trong câu thơ này ta như hình dung được bóng dáng của Sơn Tinh cùng nhân dân đoàn kết bên nhau đắp núi cao để chống Thủy Tinh. Ta như hình dung được bóng dáng của những con người Việt Nam lam lũ sớm trưa trên đồng ruộng: “Cày đồng đang buổi ban trưa Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày” Cũng trong câu thơ này, ta nghe như khí thế ra trận của Thánh Gióng thuở ban đầu giữ nước. Ta như nghe âm hưởng hào hung của “Hịch tướng sĩ”, âm vang của “Bình Ngô đại cáo”. Ta như nghe khí thế tiến quân của Quang Trung Nguyễn Huệ. Ta như nghe khí thế chiến thắng của cha ông ta trong hai cuộc chiến thắng chống Pháp và chống Mỹ oai hung vẫn còn vọng lại. Như thế đó, câu thơ thực sự “ý toại ngôn ngoại”. Câu thơ như đưa ta trở về quá khứ đáng tự hào của dân tộc. 2. Ta cũng cần phân biệt một ranh giới tương đối giữa phân tích tác phẩm và bình giảng trong một tiết dạy Văn. Phân tích rộng hơn bình giảng. Bình giảng là một dạng đặc biệt của phân tích. Nói tới bình giảng ta nói tới việc chỉ ra sự gắn bó hữu cơ giữa nội dung và hình thức của một tác phẩm văn học. Nhà văn, nhà thơ thuyết phục người đọc bằng chính hình tượng văn học. Qua lời người bình nói chung, giáo viên dạy Văn nói riêng, phải giúp học sinh thấy được ý nghĩa và tác dụng của những yếu tố hình thức nghệ thuật trong việc chuyển tải nội dung. Cũng từ đó, làm cho người đoc, học sinh thấy rõ đặc trưng của Văn hoc, thấy rõ vì sao tác phẩm tạo nên khoái cảm cho người thưởng thức Văn học. Cho nên, thông thường khi bình giảng là bình giảng những câu thơ, câu văn, đoan văn hay, chi tiêt nghệ thuật có ý nghĩa. Vấn đề là giáo viên phải chọn được câu văn hay, đoạn thơ hay, từ hay, chi tiết có ý nghĩa để bình. Cho nên, không nên bình quân tràn lan cả bài mà phải có đậm, có nhạt, có kỹ, có lướt qua tùy theo vị trí quan trọng của chi tiết ấy đối với tinh thần chung của tác phẩm. Ví dụ: 1. Khi phân tích bài “Mùa xuân nho nhỏ” của Thanh Hải, ta tập trung bình giảng hình ảnh “Mùa xuân nho nhỏ” bởi đó là hình ảnh thể hiện chủ đề của tác phẩm. 2. Khi dạy bài “Ngắm trăng” ta nên chọn hình ảnh người tù - Bác Hồ - ngắm trăng. Để từ đó toát lên được chủ đề của bài thơ. Hình ảnh Bác – người chiến sĩ cách mạng – một thi nhân – một chiến sĩ cách mang – yêu thiên nhiên, lạc quan. 3. Làm thế nào để có lời bình hay và có hiệu quả ? Bình chỉ có thể sâu sắc, dễ lay động tâm hồn học sinh khi các em đã thực sự hiểu về tác phẩm - ở góc độ tư duy logic. Cho nên, muốn bình giảng tốt, giáo viên phải nắm vững kiến thức ngữ văn, những đơn vị tạo nên tác phẩm như: từ, câu, nhịp, giọng điệu, tứ thơ, thể thơ, luật thơ, những vấn đề liên quan đến nội dung bình giảng. Chúng ta phải gợi cho học sinh hiểu giá trị của những biện pháp nghệ thuật mà tác giả sử dụng. Để từ đó bình nâng cao hơn giá trị câu thơ, câu văn, tác phẩm. Bình giảng tập trung khám phá vẻ đẹp nội tại của văn bản nghệ thuật chứ không đi lạc ra những vấn đề ngoài văn bản, thoát ly văn bản. Nói như vậy không có nghĩa chỉ căn cứ vào câu, chữ, từ trong văn bản, mà ta phải “huy động” vốn tri thức có liên quan để rồi xoáy sâu vào câu thơ, câu văn, đoạn thơ, đoạn văn mà bình. Ví dụ: Khi bài thơ “Cảnh khuya” của Hồ Chí Minh có người đã bình như sau: “Không khí bài thơ có một cái gì như là huyền ảo, khiến người đọc cảm thấy như là bước chân vào cõi thần tiên. Ta lắng nghe một giọng hát từ xa vẳng lại. Đó là tiếng suối ngân nga trong rừng sâu: “Tiếng suối trong như tiếng hát xa” Câu thơ đột nhiên có một dáng điệu trẻ trung, hiện đại gợi sự thích thú cho người đọc. Hình như người xưa thường nói “đàn suối”, “phách suối”- “ta nghe suối chảy như cung đàn cầm” (Nguyễn Trải) – chứ chưa từng nói tiếng suối hát chăng? Một liên tưởng rất thực, phù hợp với cảnh vật và sinh hoạt của con người lúc bấy giờ ở chiến khu Việt Bắc. Nhưng lối ví von ấy đồng thời lại muốn đưa thẳng trí tưởng tượng của nhà thơ vào cõi mơ màng, tiếng suối hay giọng người, âm thanh của tự nhiên hay tiếng hát cất lên từ cõi xa xăm nào giữa rừng khuya lung linh ánh nguyệt..” 4. Một vấn đề nhiều giáo viên dạy văn quan tâm đó là bình vào thời điểm nào của tiết dạy văn ? Quả thật, đây là nghệ thuật của giáo viên đứng lớp. Đó là kết quả của sự cảm thụ tác phẩm, là sự “bật” thành lời của giáo viên mà tác động đến học sinh. Theo tôi, có thể bình sau khi phân tích một số hình ảnh, chi tiết có cùng nội dung, chủ đề. Có thể bình khi cần khắc sâu trong học sinh một hình ảnh chi tiết nào đó rất “đắt” trong tác phẩm. Cũng có thể bình tiêu đề của tác phẩmvv.. Để từ đó gợi hứng thú cho học sinh, làm cơ sở để học sinh hiểu sâu hơn, hay hơn tác phẩm. Cũng có thể bình ở phần kết tiết dạy để tổng kết nâng cao. Ví dụ: Trong bài “Viếng lăng bác” (Viễn Phương) ở khổ thơ thứ ba, có lẽ chúng ta nên bình sâu cách dùng từ “nhói”. Trong câu thơ: “Mà sao nghe nhói ở trong tim” của tác phẩm. Điều đó sẽ giúp học sinh cảm nhận sâu về tình cảm của tác giả đối với Bác để rồi hiểu về tình cảm của Viễn Phương dành cho Bác ở khổ thơ cuối và cả bài thơ. 5. Điều cuối cùng, đó là giáo viên phải gợi cho học sinh để tập cho học sinh bình, tham gia vào quá trình bình giảng của giáo viên trong tiết dạy. Bởi cái cuối cùng của quá trình dạy Văn chính là “Dạy người”. Các em sẽ vận dụng cách diễn đạt, cách lập luậntrong từng tiết học Văn hôm nay, qua lời bình, để rồi khi ra đời các em sẽ chủ động, tự tin trong giao tiếp, sinh hoạt. Đối với lời bình của học sinh, chúng ta chưa yêu cầu phải hoàn chỉnh, sâu sắc. Có thể chỉ là ý cơ bản. Trên cơ sở lời bình của học sinh mà giáo viên sửa chữa, giúp các em có lời bình hay về ý tứ, trôi chảy về diễn đạt. C. KẾT LUẬN Lời bình trong một tiết dạy Văn là cần thiết và quan trọng. Lời bình như luồng gió làm bay bổng tâm hồn của tác giả, khắc sâu hơn điều cốt lõi mà tác giả muốn gữi đến chúng ta. Lời bình làm cho lâu đài nghệ thuật, kỳ công của tác giả vốn đã đẹp lại càng đẹp, sáng lung linh. Tuy còn nhiều khó khăn trong thực hiện thao tác bình nhưng mỗi giáo viên dạy Văn chúng ta hãy cố gắng làm tốt để tiết học Văn sinh động hấp dẫn, góp phần kích thích niềm đam mê, thích thú học Văn trong học sinh. Góp phần bồi dưỡng tâm hồn, nhân cách cho học sinh. Góp phần khẳng định vị trí, tầm quan trọng của Văn học đối với quá trình giáo dục học sinh, để Văn học xứng đáng với nhận định của Mác Xim Goóc Ki: “Văn học là nhân học”. Trên đây, chỉ là một vài suy nghĩ, hiểu về lời bình trong tiết dạy Văn, đang rất ít ỏi nhưng cần thiết. Rất mong được góp ý của đồng nghiệp. (st)
Tài liệu đính kèm: