Giáo án môn Ngữ văn khối 9 năm 2012 - Bài: Đồng chí

Giáo án môn Ngữ văn khối 9 năm 2012 - Bài: Đồng chí

A.Mục tiêu bài học

1) Kiến thức

-Giúp học sinh cảm nhận được vẻ đẹp chân thực, giản dị của anh bộ đội thời kháng chiến chống Pháp và tình đồng chí, đồng chí đồng đội của họ được thể hiện trong bài thơ Đồng Chí.

-Nắm được đặc sắc nghệ thuật của bài thơ: chi tiết và hình ảnh tự nhiên, bình dị mà cô đọng, giàu sức biểu cảm.

2)Kĩ năng

-Đọc, đọc diễn cảm tác phẩm

-Giọng điệu hào sảng, khoan khoái

3)Thái độ

-Trân trọng và kính yêu những người lính

 

docx 9 trang Người đăng minhquan88 Lượt xem 816Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn khối 9 năm 2012 - Bài: Đồng chí", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần : 	Ngày soạn:31/10/2012 
Tiết:	Ngày giảng:
Bài: ĐỒNG CHÍ
	-Chính Hữu-
A.Mục tiêu bài học 
1) Kiến thức 
-Giúp học sinh cảm nhận được vẻ đẹp chân thực, giản dị của anh bộ đội thời kháng chiến chống Pháp và tình đồng chí, đồng chí đồng đội của họ được thể hiện trong bài thơ Đồng Chí. 
-Nắm được đặc sắc nghệ thuật của bài thơ: chi tiết và hình ảnh tự nhiên, bình dị mà cô đọng, giàu sức biểu cảm.
2)Kĩ năng 
-Đọc, đọc diễn cảm tác phẩm
-Giọng điệu hào sảng, khoan khoái
3)Thái độ 
-Trân trọng và kính yêu những người lính
B. Chuẩn bị bài
1. Giáo viên
-GV chuẩn bị tài liệu dạy học SGK-SGV, sách tham khảo cùng các tài liệu liên quan đến tác phẩm, tranh ảnh, băng hình.
2.Học sinh
-Chuẩn bị bài theo câu hỏi SGK
C.Tiến trình dạy học
1.Ôn định lớp 
-GV ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ
3.Giới thiệu bài mới
Hoạt động GV-HS
Nội dung
Hoạt động 1: Hướng dẫn học sing tìm hiểu tác giả, tác phẩm. 
(?) Đọc SGK phần (*) ở chú thích và nêu những nét chính về tác giả Chính Hữu
HS:Đọc=>Trả lời câu hỏi 
(?) Em hãy nêu hoàn cảnh sáng tác của bài thơ ĐồngChí
HS:Suy nghĩ =>Trả lời
Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu tác phẩm 
(?) Em hay cho biết bài thơ đồng chí nên đọc với giọng như thế nào
HS:Suy nghĩ =>Trả lời 
(?) Căn cứ vào kết cấu của bài thơ em hãy cho biết đềtài của bài thơ.
HS:Suy nghĩ =>Trả lời
(?)Dựa vào phần chú thích trong SGK em hiểu thế nào là “đồng chí”
HS: Suy nghĩ =>Trả lời 
(?)Em hãy cho biết bố cục của bài thơ và những nội dung chính.
HS:Suy nghĩ =>Trả lời
(?) ở 2 câu thơ đầu những người lính xưng hô với nhau như thế nào. Em hãy nhận xét cách xưng hô này.
HS: Suy nghĩ =>Trả lời
(?) Những chi tiết, hình ảnh thơ nào đã giới thiệu về quê hương của các anh
HS: Suy nghĩ =>Trả lời
(?) Ở 2 câu thơ đầu em có nhận xét gì về hình ảnh thơ. 
HS:Suy nghĩ=> Trả lời
(?) Em hiểu thế nào là người xa lạ.
HS: Suy nghĩ =>Trả lời
(?) Em có nhận xét gì về đại từ nhân xưng ở 2 câu đầu và câu thứ 3. Và tại sao lại có sự thay đổi như vậy.
HS: Suy nghĩ=> Trả lời
(?)Em hiểu gì về hình ảnh thơ
 Súng bên súng đầu sát bên đầu
HS: Suy nghĩ => Trả lời
(?)Câu thơ không chỉ mang giá trị hiện thực mà còn mang giá trị biểu tượng em có đồng ý với ý kiến đó không?
HS: Suy nghĩ =>Trả lời
(?) Câu thơ sử dụng biện pháp nghệ thuật nào. Biện pháp đó cho em hiểu gì về cơ sở hình thành tình đồng chí tiếp theo?
HS: Suy nghĩ => Trả lời
(?) Em có nhận xét gì về hình ảnh thơ 
Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ
HS : Suy nghĩ => Trả lời
(?) Xuyên xuốt bài thơ là tình đồng chí, đồng đội vậy em hiểu thế nào là tri kỉ 
HS: Suynghĩ => Trả lời
(?) Vậy cơ sở tiếp theo hình thành nên tình đồng chí là gì.
HS: Suy nghĩ => Trả lời 
(?) Em hãy khái quát cơ sở hình thành tình đồng chí bằng sơ đồ sau.
Cơ sở hình thành tình đồng chí
HS:Suy nghĩ =>Trả lời
I.Tìm hiểu chung
1.Tác giả
-Chính Hữu tên khai sinh là Trần Đình Đắc, sinh năm 1926, quê ở huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh.
-Năm 1946 ông gia nhập trung đoàn thủ đô và hoạt động trong quân đội 
-Ông làm thơ từ năm 1947
-Thơ ông không nhiều nhưng có nhiều bài đặc sắc, cảm xúc dồn nén, ngôn ngữ hình ảnh chọn lọc , hàm xúc
-Tác phẩm chính: Tập thơ Đầu súng trăng treo(1946)
- Ông được Nhà nước trao tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật(2000)
2. Tác phẩm
-Bài thơ Đồng Chí được sáng tác vào đầu năm1948, sau khi Chính Hưu cùng đồng đội tham gia chiến đấu trong chiến dịch Việt Bắc đánh bại cuộc tiến công quy mô lớn của giặc Pháp lên chiến khu Việt Bắc.
-Bài thơ Đồng Chí là một trong những tác phẩm tiêu biểu nhất viết về người lính cách mạng của văn học thời kháng chiến chống Pháp(1946-1954)
II.Đọc- hiểu văn bản
Đọc-chú thích
-Bài thơ nên đọcvới giọng chậm rãi, sâu nắng, thủ thỉ.
-Bài thơ viết về đề tài người lính, tình đồng chí, đồng đội.
-Là người có cùng chí hướng, lí tưởng. Người cùng ở trong một đoàn thể chính trị hay một tổ chức cách mạng gọi nhau là “đồng chí”
2. Bố cục: 3 phần
-7 câu đầu: Cơ sở hình thành tình đồng chí.
-Câu 8-17: Biểu hiện của tình đồng chí và sức mạnh của nó.
-Còn lại: Bức tranh về tình đồng chí.
3. Phân tích
 Quê hương anh nước mặn đồng chua
 Làng tôi nghèo đất cày nên sỏi đá 
-Cách xưng hô anh-tôi
=>Thể hiện sự xa lạ
-2 hình ảnh tiêu biểu:
+Nước mặn đồng chua
+ Đất cày nên sỏi đá
Cuộc sống nghèo khó ,vất vả
-Tình đồng chí bắt nguồn từ sự tương đồng về cảnh ngộ ,xuất thân nghèo khó. 
=> Là cuộc sống với sự đồng cảm về gia cấp. Điều đó đãkhiến họ từ mọi phương trời xa lạ tập hợp lại trong hàng ngũ quân đội và trở thành thân quen với nhau.
Anh với tôi đôi người xa lạ 
Tự phương trời chẳng hen quen nhau
-Là những người không quen biết nhau
-Ở 2 câu thơ đầu có sự phân cách giữa quê hương anh và làng tôi, Nhưng đến câu thứ 3 thì đã có sự thay đổi “ Anh với tôi đôi người xa lạ” 
=> Tình cảm của những người lính đã có sự thay đổi từ xa lạ rồi đến thân quen.
-Hình ảnh thơ cụ thể sinh động và theo kết cấu sóng đôi.
-Những người lính không chỉ cùng chung nhiệm vụ mà họ còn chung một lí tưởng. 
=>Đây là cơ sở thứ hai hình thành nên tình đồng chí. Nó được nảy nở từ sự cùng chung nhiệm vụ, sát cánh bên nhau trong chiến đấu.
-Biện pháp hoán dụ 
- Từ gian khổ trong chiến tranh mà tình đồng chí được nảy nở, bền chặt trong sự chan hòa cũng như niềm vui.
-Hình ảnh giản di, mộc mạc mà biểu cảm
-Là đôi bạn thân thiết,có sự am hiểu lẫn nhau.
-Cùng chia sẻ khó khăn
Cung cảnh ngộ, cùng gia cấp.
Cùng chung nhiệm vụ,lí tưởng cách mạng.
Cùng chia sẻ khó khăn gan khổ
==>dđ
Cơ sở hình thành tình đông chí
(?) Sau 6 câu thơ đầu tác giả đẫcó một câu thơ đặc biệt. Em hay phân tích câu thơ đó.
HS: Suy nghĩ => Trả lời
(?) Đặt trong tổng thể của đoạn thơ thì câu thơ này có ý nghĩa gì.
HS: Suynghix => Trả lời
(?) Qua việc tìm hiểu cơ sở, ý nghĩa của tư đồng chí em hiểu được gì về tình đồng đội , đồng chí
HS: Suy nghĩ => Trả lời 
*GV chia lớp làm 4 nhóm cùng thảo luận câu hỏi theo sơ đồ sau.
Chung cảnh ngộ , giai cấp
-Một dòng thơ đặc biệt gồm 1 từ, 2 tiếng vơi dấu chấm cảm vang ngân như một nốt nhấn nổi bật trong bản đàn. Đây là sự kết hợp mọi tình cảm: tình đồng chí là cao độ của tình bạn. tình người.
-Như một lời khép lại tình đồng chí và mở ra một cơ sở tiếp theo cho tình đồng chí.
-Tìnhđồngchí sau những khó khăn của cuộc sống hiện tại thì họ trở nên gắn bó với nhau hơn, bền chặt và vững chắc
Đồng Chí
Quen nhau
Tri kỉ
Xa lạ
Chung nhiệm vụ, lí tưởng cách mạng
Cùng chia gian khổ thiếu thốn
Cơ sơ hình thành tình đồng chí
(?) Trong bước đường hành quân của mình những hồi ưc, những kỉ niệm gì đã trở về trong tâm tưởng của người lính qua 3 câu thơ tiếp theo.
HS: Suy nghĩ => Trả lời 
(?) Trong quân ngũ, nhờ tình đồng chí người lính đã chịu đựng những khó khăn nào. Nhận xét về nhịp điệu của câu thơ. 
HS: Suy nghĩ => Trả lời
(?) Em cosnhaanj xét gì về hình ảnh thơ “Miệng cười buốt giá” 
HS: Suy nghĩ=> Trả lời
(?) Câu thơ nào nói nên sức mạnh của tình đồng chí.
HS: Suy nghĩ => Trả lời 
*GV chia lớp làm 4 nhóm, thảo luận trong 5 phút.
-Nhóm 1: Em hãy miêu tả hình ảnh của khổ thơ cuối.
-Nhóm 2: Phân tích ngắn gọn hình ảnh “Đầu súng trăng treo” 
-Nhóm 3: Em hãy nêu vẻ đẹp tình đồng chí đồng đội trong chiến tranh
-Nhóm 4: Bài thơ đồng chí cho em biết gì về người lính Việt Nam
b. Biểu hiện của tình đồng chí và sức mạnh của nó
Ruộng nương anh gửi bạn thân cày
Gian nhà không mặc kệ gió lung lay
Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính
-Di chiến đấu nơi xa nhưng những người lính luôn nhớ quê hương nơi chôn rau cắt rốn của mình. Họ nhớ những mảnh ruộng gắn liền với cuộc sống bấy lâu nay của họ
=>Bỏ lại nỗi nhớ, niềm thương, rời xa quê hương những người lính chiến đấu trong gian khổ.
Anh với tôi biết từng cơn ớn lạnh 
..
Chân không giày 
-Tìnhđồng chí hiện nên với sự camrthoong sâu sắc những tâm tư, nỗi lòng của nhau. Cùng chia sẻ những gian nan thiếu thốn trong cuộc sống. 
-Câu thơ với giọng diệu chậm rãi, phải chăng sự khó khăn vất vả, thiếu thốn của những người lính đã làm cho nhịp thơ trở nên sâu lắng. 
Những người lính của ta mặc dù còn thiếu thốn quân trang, quân dụng phải đối mặt với cái sốt rét ở rừng, cí giá lạnh của đêm đông. Chỉ đôi mảnh quần vá, cái áo rách vai, người lính vẫn vững lòng theo kháng chiến mặc dù khó khăn gian khổ nhưng những những người lính vẫn nở nụ cười yêu đời.
Tình đồng đội càng trong gian khổ lại càng cao quý và thiêng liêng.
-Sức mạnh của tình đồng chí là sự đoàn kết, yêu thương nhau , truyền cho nhau hơi ấm qua đôi bàn tay. 
“Thương nhau tay nắm lấy bàn tay”
Câu thơ giản dị mà thật xúc động, tình đồng chí thật cao quý và thiêng liêng.
-Tác giả phản ánh rất chân thực hoàn cảnh chiến đấu của người chiến sĩ: rừng hoang, sương muối
=> Sự gian khổ khó khăn nhưng chính tình đồng chí đã sưởi ấm cho tâm hồn họ. 
-Được miêu tả vừa gần vừa xa, thực tại và mơ mộng, chất chiến đấu và chất trữ tình, chiến sĩ và thi sĩ
-Trong đêm chờ giặc tới, trăng là người bạn gần gũi lầm cho tình yêu thiên nhiên của người lính được nảy nở.
-Vẻ đẹp của người lính được tỏa sáng trong chiến tranh gian khổ. Vượt nên trên tất cả tình đồng đội, đồngchí như được sưởi ấm bằng những trái tim đầy nhiệt huyết. Vẫn đứng canh c cho tổ quốc dù đêm đã khuya, sương đã xuống. 
-Bài thơ thể hiện tình đồng chí keo sơn, gắn bó trong cuộc chiến tranh đầy gian khổ.
4. Củng cố 
 a) Nội dung
-Nói nên tình đồng chí dựa trên cơ sở cùng chung cảnh ngộ và lí tưởng chiến đấu được thể hiện thật tự nhiên, bình dị mà sâu sắc trong mọi hoàn cảnh, nó góp phần quan trọng tạo nên sức mạnh và vẻ đẹp tinh thần của người lính cách mạng.
b. Nghệ thuật 
-Bài thơ thể hiện hình tượng cách mạng và sự gắn bó keo sơn của họ qua những chi tiết, hình ảnh, ngôn ngữ giản dị, chân thực, cô đọng, giàu sức biểu cảm.
5. Rút kinh nghiệm
.

Tài liệu đính kèm:

  • docxDong Chi.docx