Giáo án môn Ngữ văn khối 9 năm 2014 - Tiết 11, 12: Tuyên bố với thế giới về sự sống còn, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em

Giáo án môn Ngữ văn khối 9 năm 2014 - Tiết 11, 12: Tuyên bố với thế giới về sự sống còn, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em

A.Mục tiêu cần đạt

1. Kiến thức

- Học sinh nắm được hoàn cảnh ra đời của VB, khái quát nội dung văn bản, hiểu được ý nghĩa nhan đề văn bản.

- Hiểu được tầm quan trọng và sự quan tâm sâu sắc của cộng đồng quốc tế đối với vấn đề bảo vệ, chăm sóc trẻ em.

2. Kĩ năng

Nâng cao hơn kĩ năng đọc hiểu văn bản nhật dụng

 Học tập phương pháp tìm hiểu phân tích VBND

3. Thái độ

- Cảm nhận được sự quan tâm và ý thức được sống trong sự bảo vệ, chăm sóc của cộng đồng.

B. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh

1. GV: một số tư liệu, bài báo viết về quyền trẻ em.

2. HS: Đọc và soạn vb theo hd sgk, sưu tầm những tư liệu về vấn đề thực hiện quyền trẻ em

 

doc 6 trang Người đăng minhquan88 Lượt xem 933Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn khối 9 năm 2014 - Tiết 11, 12: Tuyên bố với thế giới về sự sống còn, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 18/8/2014 
Ngày giảng: 9A: / /2014
	 9B: / /2014
Tiết 11
TUYÊN BỐ VỚI THẾ GIỚI VỀ SỰ SỐNG CÒN, QUYỀN ĐƯỢC BẢO VỆ VÀ PHÁT TRIỂN CỦA TRẺ EM
A.Mục tiêu cần đạt 
1. Kiến thức
- Học sinh nắm được hoàn cảnh ra đời của VB, khái quát nội dung văn bản, hiểu được ý nghĩa nhan đề văn bản.
- Hiểu được tầm quan trọng và sự quan tâm sâu sắc của cộng đồng quốc tế đối với vấn đề bảo vệ, chăm sóc trẻ em.
2. Kĩ năng
Nâng cao hơn kĩ năng đọc hiểu văn bản nhật dụng
	Học tập phương pháp tìm hiểu phân tích VBND
3. Thái độ
- Cảm nhận được sự quan tâm và ý thức được sống trong sự bảo vệ, chăm sóc của cộng đồng.
B. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh
1. GV: một số tư liệu, bài báo viết về quyền trẻ em.
2. HS: Đọc và soạn vb theo hd sgk, sưu tầm những tư liệu về vấn đề thực hiện quyền trẻ em
C: Các kỹ năng sống cơ bản được giáo dục trong bài
- Kỹ năng giao tiếp, kỹ nhận xét, đánh giá, kỹ năng tư duy
D. Tiến trình dạy và học
1. Ổn định tổ chức: 1p 9A .......................9B...............................
2. Kiểm tra bài cũ: 5p
Văn bản “Đấu tranh cho một thế giới hoà bình” gợi cho em những suy nghĩ gì trước tình hình an ninh thế giới hiện nay?
 3. Bài mới: 1p
* Hoạt động 1: Giới thiệu bài
 Ngày hôm nay trẻ em chúng ta được quan tâm chăm sóc, được hưởng quyền của mình, được phát triển toàn diện. Thế nhưng trên thế giới vẫn có rất những trẻ em phải chịu thiệt thòi, bị tước đoạt mọi quyền lợi của mình. Để bảo vệ trẻ em, hội nghị cấp cao thế giới về quyền trẻ em họp tại trụ sở Liên hợp quốc Niu- Ooc ngày 30-9-1990 để đề ra những việc cụ thể cần làm nhằm mang lại quyền lợi cho trẻ em.
* Hoạt động 2: Tìm hiểu chung
- Mục tiêu: Nắm được xuất xứ của tác phẩm, bố cục của văn bản.
- Phương pháp: Vấn đáp, giảng giải
- Thời gian: 20 phút.
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung 
?Hãy giới thiệu xuất xứ của VB?
? Tìm bố cục của VB?
- Mục 1+2: Khẳng định quyền được sống được phát triển của tre em
- Phần thách thức: Thực trạng trẻ em trên thế giới.
- Phần Cơ hội: Những điều kiện thuận lợi để thực hiện nhiệm vụ.
- Phần Nhiệm vụ: Những việc cần phải thực hiện.
?Theo em văn bản này được viết theo phương thức biểu đạt nào.
 HS: Nghị luận. 
?Tại sao văn bản lại được trình bày dưới dạng các con số và đề mục?
- Để dễ hiểu, dễ nhớ, dễ truyền thông, truyền bá đến đại chúng (đây là điểm khác biệt của văn bản với những văn bản nghị luận đã học trước).
I- Tìm hiểu chung
Xuất xứ: Trích tuyên bố của Hội nghị cấp cao t/g về trẻ em.
Ra đời ngày 30/9/1990 tại 
Niu- oóc.
Thể loại: Văn bản nhật dụng
Bố cục: 4 phần
=> Bố cục rõ ràng, rành mạch, liên kết giữa các phần chặt chẽ.
Hoạt động 3: Tìm hiểu văn bản
- Mục tiêu: Nhận thức của cộng đồng quốc tế về trẻ em.
- Phương pháp: Vấn đáp tái hiện, giải thích.
- Thời gian: 15p
? Mở đầu văn bản tác giả kêu gọi vấn đề gì.
 HS: Phát biểu:
Kêu gọi cộng đồng quốc tế phải cùng nhau ngồi lại họp bàn về vấn đề trẻ em 
?Vì sao cộng đồng quốc tế lại đề cập đến vấn đề đó?
-Trẻ em trong trắng dễ bị tổn thương và sống phụ thuộc.
- Hiểu biết ham hoạt động, đầy ước vọng
-Phải được sống...........Tương lai của chúng..........và tương trợ.
?.Em hiểu như thế nào về tâm lí dễ tổn thương và sống bị phụ thuộc của trẻ em
? -Dễ xúc động, dễ yếu đuối trước bất hạnh, thụ động, phụ thuộc. 
? Theo tác giả trẻ em có những quyền nào. 
 HS: Phát hiện, trả lời
? Cách nêu vấn đề của tác giả như thế nào? Tác dụng.
HS: Phát biểu:
GV Rõ ràng quyền của trẻ em được quan tâm đặc biệt, các em có quyền kì vọng vào lời cam kết này. Tính cộng .đồng đạo đức thể hiện ở nhiệm vụ đó một cách rất rõ và sâu sắc, cái nhìn của tác giả đầy tin yêu, đầy trách nhiệm với trẻ...
?Hãy chứng minh rằng cộng đồng quốc tế đã có sự quan tâm đến trẻ em?
- Ra công ước về quyền trẻ em.
- Thành lập các tổ chức phi chính phủ để giúp đỡ trẻ em như Tổ chức cứu trợ trẻ em thuỵ Điển. Quà tặng cho trẻ em nghèo khuyết tật.......
II. Tìm hiểu văn bản
1. Nhận thức của cộng đồng quốc tế về trẻ em.
- Cần phải đảm bảo cho trẻ em có một tương lai tốt đẹp.
- Trẻ em có quyền được sống, được bảo vệ và phát triển.
4. Củng cố bài: 2p’
- GV khái quát nội dung tiết học.
- Phần đầu văn bản giúp em nhận thức như thế nào về cách nhìn nhận của cộng đồng quốc tế về trẻ em
5. Hướng dẫn về nhà: 1p’
Về nhà nắm vững toàn bộ kiến thức tiết học; Tiếp tục tìm hiểu những phần còn lại 
* Rút kinh nghiệm
Ngày soạn: 18/8/2014 
Ngày giảng: 9A: / /2014
	 9B: / /2014
Tiết 12
TUYÊN BỐ VỚI THẾ GIỚI VỀ SỰ SỐNG CÒN, QUYỀN ĐƯỢC BẢO VỆ VÀ PHÁT TRIỂN CỦA TRẺ EM
Tiếp theo
A.Mục tiêu cần đạt 
1. Kiến thức
- Học sinh nhận thức được thực trạng cuộc sống trẻ em hiện nay, những thách thức cơ hội và nhiệm vụ của chúng ta.
- Những thể hiện của quan điểm về vấn đề quyền sống, quyền được bảo về và phát triển của trẻ em ở Việt Nam 
2. Kĩ năng
- Nâng cao hơn kĩ năng đọc hiểu văn bản nhật dụng
- Học tập phương pháp tìm hiểu phân tích trong tạo lập văn bản nhật dụng
- Tìm hiểu và biết được quan điểm của Đảng, Nhà nước ta về vấn đề trẻ em.
3. Thái độ
- Cảm nhận được sự quan tâm và ý thức được sống trong sự bảo vệ, chăm sóc của cộng đồng.
B. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh
1. GV: một số tư liệu, bài báo viết về quyền trẻ em.
2. HS: Đọc và soạn vb theo hd sgk, sưu tầm những tư liệu về vấn đề thực hiện quyền trẻ em
C: Các kỹ năng sống cơ bản được giáo dục trong bài
- Kỹ năng giao tiếp, kỹ nhận xét, đánh giá, kỹ năng tư duy
D. Tiến trình dạy và học
1. Ổn định tổ chức: 1p 9A .......................9B...............................
2. Kiểm tra bài cũ: 5p
? Nhận thức của cộng đồng quốc tế về trẻ em?
3. Bài mới: 1p
* Hoạt động 1: Giới thiệu bài 
* Hoạt động 2: Tiếp tục tìm hiểu văn bản
- Mục tiêu: Hiện thực cuộc sống khó khăn mà trẻ em đang phải gánh chịu, cơ hội để trẻ em có được cuộc sống tốt đẹp và nhiệm vụ của mọi người.
- Phương pháp: Vấn đáp tìm tòi, phân tích, tổng hợp, thảo luận nhóm.
- Thời gian: 30
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung 
 HS: Đọc phần 2
? Văn bản đã chỉ ra những thực tế cuộc sống của trẻ em trên thế giới như thế nào.
 HS: phát hiện, trả lời. 
?Em hiểu thế nào về chế độ a-pác-thai?
? Theo em trong những nỗi bất hạnh trên, nỗi bất hạnh nào là lớn nhất đối với trẻ em.
 HS: Tự bộc lộ.
GV Ngày nay thế giới đang đối diện với những vấn đề bức thiết về trẻ em: nạn buôn bán trẻ em, nhiễm HIV, trẻ em sớm bị phạm tội, trẻ em các nước Nam á chịu ảnh hưởng của động đất, sóng thần..
? Em cảm nhận như thế nào trước những thách thức với trẻ em trên thế giới?
Hs tự bộc lộ
? Từ đó tuyên bố khẳng định điều gì.
 HS: Phát hiện:
Trẻ em đang phải đối mặt với nhiều thách thức lớn, các nhà lãnh đạo phải biết rõ điều này
? Em hiểu sự thách thức mà những nhà lãnh đạo phải đáp ứng được như thế nào .
 HS: những khó khăn phải vượt qua
? Cách lập luận của đoạn văn có gì độc đáo? Từ đó em hiểu LHQ đã có thái độ ntn trước nỗi bất hạnh của trẻ em.
 HS: Trao đổi, phát biểu. 
Lập luận chặt chẽ, dẫn chứng xác thực, 
GV: Văn bản không chỉ nêu thực trạng của trẻ em mà còn nói lên nguyên nhân nhưng không hề đụng chạm đến quốc gia nào. Đó là tính pháp lí, thể hiện cách viết sâu sắc và tế nhị.
- Cho học sinh đọc phần cơ hội.
? Giải nghĩa các từ: “công ước”, “quân bị”.
? Hãy nêu tóm tắt những đk thuận lợi cơ bản để cộng đồng quốc tế hiện nay có thể đẩy mạnh việc chăm sóc và bảo vệ trẻ em.
? Em có nhận xét gì về những cơ hội này?
* Điều kiện thuận lợi
+ Sự liên kết của các quốc gia
+ Các quốc gia đã có ý thức về vấn đề này
+ Đã có công ước về quyền trẻ em
+ Sự đoàn kết hợp tác ngày càng có hiệu quả.
" Đó là những thuận lợi, cơ bản toàn diện để cộng đồng quốc tế có thể đẩy mạnh việc chăm sóc bảo vệ trẻ em.
- Những cơ hội này có xuất hiện ở VN không? Em biết VN có tham gia tích cực vào việc thực hiện công ước về quyền trẻ em không?
- VN có đủ kiến thức thông tin.....Bảo vệ sinh mệnh trẻ (Bệnh viện nhi )
Để bảo vệ sứ mệnh Đảng và nhà nước ta luôn quan tâm chăm lo các lớp học mầm non, phổ cập GD, bệnh viện, nhà văn hoá thiếu nhi, chiến dịch tiêm phòng, trại hè...Chính trị ổn định, kinh tế tăng đều, hợp tác quốc tế ngày càng mở rộng...Đó là những đk tốt để đảm bảo quyền sống cho trẻ em.
- VN là nước thứ hai trên thế giới kí công ước quyền trẻ em năm 1992)
? Em biết những tổ chức nào của nước ta thể hiện ý nghĩa chăm sóc trẻ em VN.
 HS: Tổ chức bảo vệ và chăm sóc sức 
 khoẻ bà mẹ và trẻ em ;Tổ chức S.O.S...
? Em đánh giá ntn về những cơ hội trên.
 HS: Trao đổi, phát biểu:
- Cho HS đọc phần nhiệm vụ.
-? Hãy tóm tắt và nhận xét các nhiệm vụ được nêu ra?
- Quan tâm đến đời sống vật chất, dinh dưỡng cho trẻ em nhằm giảm tử vong.
- Vai trò của phụ nữ cần được tăng cường: Nam – nữ bình đẳng.
- Củng cố gia đình, xây dựng nhà trường, xã hội, khuyến khích trẻ em tham gia xây dựng văn hoá.
?Nhận xét các số liệu ,hình thức lập luận của văn bản?
- Chính xác lập luận chặt chẽ, lô gíc, cách viết sâu sắc, tế nhị, có 
? Dựa trên cơ sở thực tế của cuộc sống trẻ em trên thế giới hiện nay và các cơ hội nêu ở phần trước, bản Tuyên bố đã nêu ra nhiệm vụ nào cho cộng đồng quốc tế. 
 HS: Phát hiện, trả lời:
tình có lí .
? Theo em trong các nhiệm vụ trên, nhiệm vụ nào là quan trọng nhất.
 HS: Bộc lộ.
? Để thực hiện những nhiệm vụ trên, bài viết đưa ra giải pháp nào.
 HS: Phát hiện:
- Tăng trưởng kinh tế
- các nước phải nỗ lực và phối hợp trong hành động chăm sóc và bảo vệ trẻ em
? Trẻ em ở Việt Nam đã được hưởng những quyền lợi gì từ sự nỗ lực của Đảng và Nhà nước ta.
 HS: học tập, vui chơi, chữa bệnh...
GV Có thể nói đây là những vấn đề hết sức cơ bản, chăm lo toàn diện đến mọi mặt đời sống của trẻ em từ những vấn đề như y tế, sức khoẻ, học hành cho đến những vấn đề có tầm vóc vĩ mô như tăng trưởng kinh tế, KHHGĐ, hợp tác quốc tế, sâu xa hơn là cách GD giúp trẻ tự nhận thức được giá trị của bản thân từ đó xây dựng cuộc sống, đảm bảo tương lai cho mình
? Qua bản tuyên bố em nhận thức như thế nào về tầm quan trọng của vấn đề chăm sóc ,bảo vệ trẻ em của cộng đồng quốc tế ->Ghi nhớ .
HS đọc ghi nhớ.
Đây là nhiệm vụ cụ thể, hợp lý vì được thiết lập trên ~ tình trạng thực tế.
2. Sự thách thức
* Trẻ em trên thế giới
- Trở thành nạn nhân của chiến tranh, bạo lực, nạn phân biệt chủng tộc...
- Chịu đựng thảm hoạ của đói nghèo, khủng hoảng kinh tế, dịch bệnh, môi trường
- Tử vong do suy dinh dưỡng, bệnh tật.
-> Cộng đồng quốc tế đã nhận thức thực trạng đau khổ trong cuộc sống của trẻ em và quyết tâm giúp các em vượt qua bất hạnh.
3. Những cơ hội
- Thế giới có nhiều điều kiện tốt nhất để bảo vệ và chăm sóc trẻ em.
4. Nhiệm vụ
Quan tâm đến sự phát triển và giáo dục cho trẻ em một cách cụ thể, toàn diện
* Ghi nhớ/35
* Hoạt động 3: HD HS luyện tập
- Mục tiêu: Hs vận dụng kiến thức vào bài tập thực hành.
- Phương pháp:Thảo luận nhóm, vấn đáp tìm tòi
- Thời gian: 5p
Hướng dẫn luyện tập
? Phát biểu ý kiến của em về sự quan tâm chăm sóc của chính quyền địa phương đối với trẻ em?
III. Luyện tập
Thảo luận vấn đề: Tầm quan trọng của vấn đề chăm sóc và bảo vệ trẻ em tại địa phương.
- Khám chữa bệnh định kỳ
- Thực hiện tốt các chế độ chính sách đối với trẻ em
4. Củng cố bài: 2p’
- GV khái quát nội dung tiết học.- Để xứng đáng với sư quan tâm , chăm sóc của Đảng, Nhà nước em tự thấy mình phải làm gì?
5. Hướng dẫn về nhà: 1p’
- Tìm hiểu thực tế công việc chăm sóc và bảo vệ trẻ em ở địa phương.
- Sưu tầm một số tranh ảnh, bài viết về cuộc sống của trẻ em,những quan tâm của cá nhân hoặc các đoàn thể đến trẻ em.
- Soạn bài: Chuyện người con gái Nam Xương
* Rút kinh nghiệm

Tài liệu đính kèm:

  • docTiet 11,12.doc