Giáo án môn Ngữ văn khối 9 năm 2014 - Tiết 19: Cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp

Giáo án môn Ngữ văn khối 9 năm 2014 - Tiết 19: Cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp

A. Mục tiêu cần đạt

1. Kiến thức

- Nắm được cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp lời của người hoặc một nhân vật.

- Biết cách chuyển lời dẫn trực tiếp thành lời dẫn gián tiếp và ngược lại.

2. Kĩ năng

- Nhận ra được cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp.

- Sử dụng được cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp trong quá trình tạo lập văn bản.

3. Thái độ: - Học tập nghiêm túc

B. Chuẩn bị:

1. GV: Bài soạn, một số ví dụ mẫu.

2. HS: Đọc trước bài, tìm hiểu các ví dụ trong SGK.

C. Các kĩ năng sống cơ bản được giáo dục trong bài

- Kỹ năng tư duy, hỏi ý kiến, giao tiếp.

 

doc 3 trang Người đăng minhquan88 Lượt xem 850Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn khối 9 năm 2014 - Tiết 19: Cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 1/9/2014 
Ngày giảng: 9A: / /2014
	 9B: / /2014
Tiết 19
CÁCH DẪN TRỰC TIẾP VÀ CÁCH DẪN GIÁN TIẾP
A. Mục tiêu cần đạt
Kiến thức 
- Nắm được cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp lời của người hoặc một nhân vật.
- Biết cách chuyển lời dẫn trực tiếp thành lời dẫn gián tiếp và ngược lại.
2. Kĩ năng
- Nhận ra được cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp.
- Sử dụng được cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp trong quá trình tạo lập văn bản.
3. Thái độ: - Học tập nghiêm túc
B. Chuẩn bị: 
1. GV: Bài soạn, một số ví dụ mẫu.
2. HS: Đọc trước bài, tìm hiểu các ví dụ trong SGK.
C. Các kĩ năng sống cơ bản được giáo dục trong bài
- Kỹ năng tư duy, hỏi ý kiến, giao tiếp...
D. Các hoạt động dạy – học
1/ Ổn định tổ chức: 1'	9A:.............................9B:.................................
2/ Kiểm tra bài cũ: 5' 
 Hãy nêu nhận xét của em về từ ngữ xưng hô và việc sử dụng từ ngữ 
 xưng hô? Lấy VD?
3. Bài mới:
* Hoạt động 1: Giới thiệu bài
* Hoạt động 2: HDHS Tìm hiểu cách dẫn trực tiếp 
- Mục tiêu: Tìm hiểu hai cách dẫn lời nói hoặc ý nghĩ. Nhận diện được cách dẫn trực tiếp trong văn bản.
- Phương pháp: Vấn đáp, giải thích, phân tích mẫu.
- Thời gian: 10p
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
- GV yêu cầu hs theo dõi BT ở phần I trang 53 SGK.
? Bộ phận in đậm là lời nói hay ý nghĩa của nhân vật? 
? Nó được ngăn cách với BP đứng trước bằng những dấu gì? 
? Trong đoạn trích b BP in đậm?
? Làm thế nào để phân biệt là lời nói hay ý nghĩ.
 HS: Phát hiện: Từ “nói”, “ nghĩ
? Trong 2 đoạn trích trên, có thể thay đổi vị trí giữa BP in đậm với BP đứng trước nó không? Nếu được thì 2 BP đó ngăn cách bằng những dấu gì?
HS: Có nhưng phải ngăn cách bằng dấu ngoặc kép hoặc gạch ngang.
? Cách dẫn như ở đoạn trích a và đoạn trích b được goi là cách đẫn trưc tiếp. Qua đó em hiểu thế nào cách dẫn trực tiếp.
- GV kết luận
I- Cách dẫn trực tiếp
1- Ví dụ: sgk/ 53
2- Nhận xét
- (a) là lời nói của anh thanh niên
- Nó được tách khỏi phần câu đứng trước bằng dấu hai chấm và dấu ngoặc kép.
- (b) là ý nghĩ của ông họa sĩ.
- Dấu hiệu tách 2 phần là dấu hai chấm và dấu ngoặc kép.
- Có thể thay đổi vị trí của 2 BP ấy. Trường hợp này 2 BP ngăn cách với nhau bằng dấu ngoặc kép và dấu gạch ngang.
* Hoạt động 3 : HDHS Tìm hiểu cách dẫn gián tiếp 
- Mục tiêu: Tìm hiểu hai cách dẫn lời nói hoặc ý nghĩ. Nhận diện được cách dẫn gián tiếp trong văn bản. Biết chuyển đổi cách dẫn gián tiếp thành trực tiếp và ngược lại.
- Phương pháp: Vấn đáp, giải thích, phân tích mẫu, thảo luận.
- Thời gian: 15p’
- GV cho hs thoe dõi Ví dụ (a), (b) ở trang 53 phần II.
? Trong đoạn trích (a) BP in đậm là lời nói hay ý nghĩ. Nó được ngăn cách với BP trước của câu bằng dấu gì?
? Trong đoạn trích (b)BP in đậm là lời nói hay ý nghĩa? Với BP in đậm với BP đứng trước có từ gì có thể thay từ rằng bằng từ gì?
Gv-> Đây là cách dẫn gián tiếp :
 Nhắc lại lời hay ý của người hay nhân vật: có điều chỉnh theo kiểu thuật lại theo tình huống giao tiếp không giữ nguyên vẹn, không dùng dấu (:)
? Qua 2 BT trên em cho biết cách dẫn gián tiếp là dẫn ntn?
Gv hướng dẫn cho hs cách chuyển lời dẫn dẫn gián tiếp thành trực tiếp và ngược lại
- Khi chuyển từ dẫn trực tiếp sang gián tiếp cần bỏ dấu hai chấm và dấu ngoặc kép, thau đổi đại từ nhân xưng cho phù hợp, lược bỏ các từ chỉ tình thái, thêm từ rằng hoặc từ là vào trước lời dẫn.
Lưu ý cần phải giữ nguyên ý khi chuyển có thể thêm bớt từ ngữ.
- Khi chuyển dẫn gián tiếp thành trực tiếp: Khôi phục lại nguyên văn lời dẫn(thay đổi các đại từ nhân xưng thêm bớt các từ ngữ cần thiết..)Sử dụng dấu hai chấm và dấu ngoặc kép.
Gv chuyển mẫu
II. Cách dẫn gián tiếp
1. Ví dụ
2. Nhận xét
Câu a: - Đây là ND của lời khuyên có thể thấy ở từ “khuyên” trong phần lời của người dẫn.
- Nó không đươc đặt trong dấu ngoặc kép.
Câu b: Phần in đậm là ý nghĩ, vì trước đó có từ “hiểu”
- Giữa phần ý nghĩa được dẫn và phần lời nói của người dẫn có từ “rằng”.
- Có thể từ “rằng” đó bằng 1 từ “là”
* Hoạt động 4: HDHS Luyện tập 
- Mục tiêu: HS vận dụng kiến thức vào bài tập thực hành
- Phương pháp: Đàm thoại, thảo luận.
- Thời gian: 10
- GV hướng dẫn HS đọc bài BT1, nêu yêu cầu của BT. Cho học sinh hđ cá nhân.
- BT2: GV HDHS cách chuyển rồi cho HS viết vào giấy 
- GV chốt ý
HS thảo luận nhóm
III- Luyện tập
 Bài tập 1:
- Cách dẫn ở a và b đều là dẫn trực tiếp.
- Cả a và b đều là ý nghĩ được dẫn.
 Bài tập 2: 
a) Câu có lời dẫn trực tiếp:
Trong báo cáoHCM nêu rõ: “Chúng taanh hùng”.
b) Câu có lời dẫn gián tiếp:
Trong báo cáocủa Đảng, CT HCM khẳng định rằng chúng ta phải
Bài tập 3
Vũ Nương nhân đó cũng .......hoa vàng mà dặn Phan nói hộ với chàng Trương rằng nếu chàng còn nhớ.....Vũ Nương sẽ trở về.
4. Củng cố
- Gv khái quát bài học, khắc sâu kiến thức về hai cách dẫn; trực tiếp, gián tiếp.
 5. Hướng dẫn về nhà
 - Về nhà học thuộc ghi nhớ, hoàn thiện các làm bài tập còn lại
 - Chuẩn bị bài: Tóm tắt VBTS, Người kể chuyện trong VBTS
* Rút kinh nghiệm

Tài liệu đính kèm:

  • doctiet 19.doc