A.Mục tiêu cần đạt
1. Kiến thức
- Bút pháp nghệ thuật tượng trưng, ước lệ của Nguyễn Du trong miêu tả nhân vật.
- Cảm hứng chủ đạo của Nguyễn Du: Ca ngợi vẻ đẹp, tài năng của con người qua một đoạn trích cụ thể
2. Kĩ năng
- Đọc – hiểu một văn bản truyện thơ trong văn học trung đại.
- Theo dõi diễn biến sự việc trong tác phẩm.
- có ý thức liên hệ với văn bản liên quan để tìm hiểu về nhân vật.
- Phân tích được một số chi tiết nghệ thuật tiêu biểu cho bút pháp nghệ thuật cổ điển của Nguyễn Du trong văn bản
3. Thái độ
- GD thái độ trân trọng, tự hào về kiệt tác văn học của dân tộc.
Ngày soạn: 18/9/2014 Ngày giảng: 9A: / /2014 9B: / /2014 Tiết 27 CHỊ EM THÚY KIỀU Nguyễn Du A.Mục tiêu cần đạt 1. Kiến thức - Bút pháp nghệ thuật tượng trưng, ước lệ của Nguyễn Du trong miêu tả nhân vật. - Cảm hứng chủ đạo của Nguyễn Du: Ca ngợi vẻ đẹp, tài năng của con người qua một đoạn trích cụ thể 2. Kĩ năng - Đọc – hiểu một văn bản truyện thơ trong văn học trung đại. - Theo dõi diễn biến sự việc trong tác phẩm. - có ý thức liên hệ với văn bản liên quan để tìm hiểu về nhân vật. - Phân tích được một số chi tiết nghệ thuật tiêu biểu cho bút pháp nghệ thuật cổ điển của Nguyễn Du trong văn bản 3. Thái độ - GD thái độ trân trọng, tự hào về kiệt tác văn học của dân tộc. B. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh 1. GV: Bài soạn Một số lời bình văn về đoạn trích Tranh ảnh chân dung Chị em Thúy Kiều. 2. HS: Đọc và soạn vb theo hd sgk, sưu tầm và đọc Truyện Kiều C: Các kỹ năng sống cơ bản được giáo dục trong bài - Kỹ năng giao tiếp, kỹ nhận xét, đánh giá, kỹ năng tư duy... D. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy và học 1. Ổn định tổ chức: 1p 9A .......................9B............................... 2. Kiểm tra bài cũ: 5p Nêu vắn tắt giá trị nội dung và nghệ thuật nổi bật nhất của truyện Kiều? Những ý kiến sau đúng hay sai? Vì sao? a. Nguyễn Du đã dịch Kim Vân Kiều thành truyện Kiều. b. Nguyễn Du đã hoàn toàn sáng tạo ra truyện Kiều. c. Nguyễn Du đã dựa vào cốt truyện Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm Tài Nhân để sáng tạo truyện Kiều. 3. Bài mới: 1p * Hoạt động 1: Giới thiệu bài Một trong những thành công của nghệ thuật Truyện Kiều là miêu tả nhân vật. Dưới ngòi bút của Nguyễn Du nhân vật hiện lên vô cùng sinh động, đẹp đẽ. Tiêu biểu cho NT đó là đoạn trích Chị em Thuý Kiều. * Hoạt động 2: HDHS Tìm hiểu khái đoạn trích - Mục tiêu: Hs nắm được vị trí đoạn trích, PTBĐ, bố cục đoạn trích - Phương pháp: Thuyết trình, giải thích. - Thời gian: 15phút Hoạt động của thầy và trò Nội dung ? Theo em, đoạn trích đọc nằm ở phần nào của Truyện Kiều? Cho HS đọc phần chú thích. ? Hãy tìm hiểu kết cấu của VB này? ? Trong 4 phần đó, phần nào là trọng tâm của văn bản? Vì sao. HS: Trao đổi, phát biểu: Phần miêu tả tài sắc của Kiều vì chiếm lượng câu chữ nhiều nhất. GV Hướng dẫn đọc và đọc mẫu: giọng vui tươi, trân trọng, trong sáng. GV: Cho Học sinh đọc văn bản. ? Văn bản có sự kết hợp các phương thức biểu đạt nào ? phương thức biểu đạt nào nổi bật? (miêu tả kết hợp tự sự và biểu cảm ) I- Khái quát đoạn trích 1) Vị trí: Đoạn trích nằm ở phần mở đầu của Truyện Kiều( Từ câu 15- 38) 2) Bố cục: 4 phần - 4 câu đầu: Giới thiệu khái quát về hai chị em Thúy Kiều - 4 câu tiếp: Gợi tả vẻ đẹp của Thúy Vân - 12 câu tiếp: Gợi tả vẻ đẹp của Thúy Kiều - 4 câu cuối: Nhận xét chung về cuộc sống của hai chị em 3. Phương thức biểu đạt - Đan xen các phương thức biểu đạt. Nổi bật là miêu tả. * Hoạt động 3: HDHS Tìm hiểu đoạn trích - Mục tiêu: Hs cảm nhận được vẻ đẹp của hai chị em Kiều thông qua nghệ thuật miêu tả ước lệ tượng trưng. - Phương pháp: Gợi mở, giảng bình - Thời gian: 20 - Cho HS đọc 4 câu đầu Nêu lại nội dung? Em hiểu nghĩa của câu thơ là thế nào? HS: Phát biểu: Cốt cách thanh cao như cây mai, tinh thần trong trắng như tuyết. Mỗi người mỗi vẻ nhưng đều hoàn mĩ ?Tác giả sử dụng NT gì khi giới thiệu nhân vật? - NT: Bút pháp ước lệ, gợi tả, soa sánh, ẩn dụ Gv phân tích bút pháp ước lệ(một đặc trung nt cơ bản được sử dụng trong văn thơ trung đại) dùng hình tượng thiên nhiên để nói về vẻ đẹp của con người ? Em nhận thấy những phương thức biểu đạt nào xuất hiện trong đoạn thơ? Tự sự (2 dòng đầu) - Miêu tả (dòng 3) - Biểu cảm (dòng 4 ?Sự kết hợp của nhiều phương thức trên đem lại hiệu quả gì của đoạn thơ? Vừa kể việc, vừa khắc hoạ nhân vật, vừa bộc lộ thái độ của tác giả. - Cho HS đọc 4 câu thơ tiếp theo ? Tác giả giới thiệu bức chân dung của Vân bằng những từ ngữ, hình ảnh nào. - Trang trọng, khuân trăng,, nét ngài, hoa cười, ngọc thốt, đoan trang, mây, tuyết. Gv gợi dẫn hs phân tích các từ ngữ gợi tả bức chân dung Thúy Vân GV: Hai chữ trang trọng nói lên vẻ đẹp trang trọng quý phái của Vân. Vẻ đẹp ấy đã được so sánh với hình tượng thiên nhiên đẹp. Mỗi câu thơ là một nét vẽ tài hoa: khuôn mặt tròn trịa đầy đặn như vầng trăng,lông mày sắc nét, miệng tươi như hoa, tiếng nói trong như ngọc, tóc mềm óng mượt khiến mây thua, làn da trắng mịn. Đó là vẻ đẹp khác thường hơn cả tạo hoá... ? Mượn vẻ đẹp của tự nhiên để nói về vẻ đẹp con người, như vậy tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật gì? Qua chi tiết đó em có nhận xét gì về vẻ đẹp của Thuý Vân. HS: Trao đổi, phát biểu: Ng thuật ẩn dụ tượng trưng ? Theo em, với cách miêu tả như thế Nguyễn Du đã dự báo cuộc đời Thuý Vân sẽ như thế nào. HS: Bình lặng, suôn sẻ. ? Đọc phần VB tiếp theo em thấy tác giả giới thiệu với bạn đọc nhân vật nào. HS: Phát hiện: ? Tại sao tác giả lại tả Vân trước, Kiều sau(dù Kiều là nhân vật chính) HS: Nghệ thuật đòn bẩy ? Phần tả Thuý Kiều có gì khác với phần tả Thuý Vân ntn. HS: Phát hiện: cả sắc lẫn tài. ? Những dòng thơ nào tập trung tả sắc đẹp của Kiều. HS: Phát hiện: ? Vẻ đẹp của Kiều được nhấn mạnh ở nét đẹp nào trong thơ? Sắc: +Sắc sảo, mặn mà + Làn thu thuỷ , nét xuân sơn + Hoa ghen, liễu hờn + Nghiêng nước, nghiêng thành ? Từ đôi mắt đẹp Thuý Kiều, em liên tưởng đến vẻ đẹp nào khác của nàng. HS: Nét đẹp của đôi mắt và ánh mắt. ® Vẻ đẹp tâm hồn. ? Em hiểu thế nào là vẻ đẹp "nghiêng nước, nghiêng thành"? Câu thơ "Sắc đành hai" khẳng định điều gì. - Kiều đẹp toàn vẹn, cả về hình thể lẫn tâm hồn, không có cái đẹp nào sánh kịp. + Sắc đành đòi mộthai - khẳng định tuyệt đối sắc đẹp của Kiều đến mức độc nhất vô nhị, không ai sánh nổi. ? Cách miêu tả vẻ đẹp của Kiều có gì giống và khác với tả Vân. HS: Trao đổi , phát biểu: GV Vẫn dùng hình tượng NT ước lệ, lấy vẻ đẹp của thiên nhiên làm chuẩn mực nhưng điểm khác khi tả Kiều, tác giả tập trung miêu tả vẻ đẹp của đôi mắt. Người ta thường nói đôi mắt là cửa sổ của tâm hồn. Đôi mắt Kiều sống động như biết nói. Rõ ràng, NDu không tả chi tiết như tả Vân mà chỉ dùng đường nét ước lệ, không cần nói nhan sắc ntn chỉ cần viết “Hoa ghen thua thắm, liễu hờn kém xanh cũng đủ cho thấy vẻ đẹp của nàng Kiều không lời nào diễn tả hết, không có một thang bậc nào để đánh giá... HS: Đọc những câu thơ "Thông minh... não nhân" ? Nguyễn Du đã giới thiệu điều gì về Kiều qua những câu thơ trên - Tài: + Thông minh trời phú. + Toàn diện: cầm kì thi hoạ (vẽ tranh, làm thơ, ca hát, chơi đàn, sáng tác nhạc) ? Để viết về tài năng của nàng, tác giả đã sử dụng từ ngữ và biện pháp NT gì. HS: Trao đổi, phát biểu: GV Tác giả đã dành 2/3 số lượng câu thơ để viết về tài năng của nàng. Tài năng của nàng đạt đến mức lí tưởng. Khi tả tài năng, NDu sử dụng biện pháp liệt kê, lớp từ ngữ có tính chất tuyệt đối: làu bậc, ăn đứt, nghề riêng, vốn sẵn, tính trời, pha nghề...cực tả cái tài để ca ngợi cái tâm của nàng. ? Bản nhạc hay nhất của Kiều là gì? Tại sao đó là bản nhạc hay nhất. HS: Nhan đề "Bạc mệnh" Vì: Đó là bản nhạc ghi lại tiếng lòng của trái tim đa sầu, đa cảm. - Tình: + Khúc Thiên bạc mệnh ai oán lòng người thể hiện trái tim đa sầu, đa cảm. GV Vậy vẻ đẹp của Kiều là sự kết hợp của cả sắc - tài - tình. Đúng là 1 giai nhân tuyệt thế. -> Tài năng đạt đến mức lý tưởng theo quan niệm thẩm mỹ phong kiến. ? Vẻ đẹp ấy dự báo cuộc đời nàng sau này như thế nào. HS: Vẻ đẹp ấy báo hiệu lành ít, dữ nhiều. Chân dung Kiều cũng là chân dung mang tính cách số phận, vẻ đẹp của Kiều làm cho tạo hóa phải ghen ghét, những vẻ đẹp khác trong tự nhiên phải đố kỵ: hoa ghen, liễu hờn ? Bốn câu cuối tác giả đề cập đến điều gì? Theo em đó là cuộc sống ntn? - Ca ngợi đức hạnh của 2 chị em: đức hạnh, ? Đoạn thơ sử dụng bút pháp nghệ thuật gì?Với nghệ thuật ấy, em cảm nhận được gì ở nội dung đoạn trích. HS: phát biểu ? Thái độ tác giả khi miêu tả 2 nhân vật HS: Đề cao những giá trị về nhân phẩm, tài năng, khát vọng vẻ đẹp của con người II- Tìm hiểu văn bản 1) Giới thiệu khái quát về hai chị em Thúy Kiều - Vẻ đẹp duyên dáng, thanh cao, trong trắng hoàn mĩ 2) Chân dung Thúy Vân Vẻ đẹp phúc hậu, quý phái, gợi sự hài hoà êm đềm với thiên nhiên và vạn vật xung quanh -> Cuộc đời bình lặng suôn sẻ. 3) Chân dung Thuý Kiều Là sự hội tụ của Sắc đẹp- Tài năng- Tình cảm. -> Dự báo một số phận long đong lận đận, đầy truân chuyên éo le. 4. Cuộc sống của hai chị em Phong lưu, trong sáng, khuôn phép trong một gia đình nền nếp, gia giáo. * Ghi nhớ/83 4. Củng cố bài: 2p’ - GV khái quát nội dung tiết học. 5. Hướng dẫn về nhà: 1p’ - Tiếp tục đọc tác phẩm TK - Chuẩn bị bài Cảnh ngày xuân * Rút kinh nghiệm
Tài liệu đính kèm: