Giáo án môn Ngữ văn khối 9 năm 2014 - Tiết 30, 31: Kiều ở lầu ngưng bích

Giáo án môn Ngữ văn khối 9 năm 2014 - Tiết 30, 31: Kiều ở lầu ngưng bích

A.Mục tiêu cần đạt

1. Kiến thức

- Khung cảnh thiên nhiên ở lầu Ngưng Bích qua cái nhìn tâm trạng và nỗi niềm cô đơn, trống vắng của nàng Kiều

- Ngôn ngữ độc thoại và nghệ thuật tả cảnh ngụ tình đặc sắc của Nguyễn Du.

2. Kĩ năng

- Nhận diện và phân tích tác dụng của ngôn ngữ độc thoại, nghệ thuật tả cảnh ngụ tình.

- Phân tích tâm trạng nhân vật qua một đoạn trích trong tác phẩm Truyện Kiều.

3. Thái độ

- Cảm thông với nhân vật trong truyện.

 

doc 6 trang Người đăng minhquan88 Lượt xem 754Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn khối 9 năm 2014 - Tiết 30, 31: Kiều ở lầu ngưng bích", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 23/9/2014 
Ngày giảng: 9A: / /2014
	 9B: / /2014
Tiết 30
KIỀU Ở LẦU NGƯNG BÍCH
Nguyễn Du
A.Mục tiêu cần đạt 
1. Kiến thức
- Khung cảnh thiên nhiên ở lầu Ngưng Bích qua cái nhìn tâm trạng và nỗi niềm cô đơn, trống vắng của nàng Kiều
- Ngôn ngữ độc thoại và nghệ thuật tả cảnh ngụ tình đặc sắc của Nguyễn Du. 
2. Kĩ năng
- Nhận diện và phân tích tác dụng của ngôn ngữ độc thoại, nghệ thuật tả cảnh ngụ tình.
- Phân tích tâm trạng nhân vật qua một đoạn trích trong tác phẩm Truyện Kiều.
3. Thái độ
- Cảm thông với nhân vật trong truyện.
B. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh
1. GV: Bài soạn
- Một số lời bình văn về đoạn trích
- Tác phẩm Truyện Kiều
2. HS: Đọc và soạn vb theo hd sgk, sưu tầm và đọc Truyện Kiều
C: Các kỹ năng sống cơ bản được giáo dục trong bài
- Kỹ năng giao tiếp, kỹ nhận xét, đánh giá, cảm thông chia sẻ...
D. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy và học
1. Ổn định tổ chức: 1p 9A .......................9B...............................
2. Kiểm tra bài cũ: 5p
Đọc thuộc lòng một đoạn trích tả cảnh mùa xuân trong VB Cảnh ngày xuân?
Trình bày những điểm nổi bật về nghệ thuật trong VB
3. Bài mới: 1p
* Hoạt động 1: Giới thiệu bài
 Ở đoạn trích Chị em Thuý Kiều chúng ta đã thấy được tài năng miêu tả của NDu qua bút pháp ước lệ cổ điển. Bài học hôm nay, chúng ta sẽ thấy được nghệ thuật miêu tả nội tâm nhân vật qua ngôn ngữ độc thoại và tả cảnh ngụ tình...
* Hoạt động 2: HDHS Tìm hiểu khái quát đoạn trích 
- Mục tiêu: Hs nắm được vị trí đoạn trích, PTBĐ, bố cục đoạn trích
- Phương pháp: Thuyết trình, giải thích.
 - Thời gian: 10 phút
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung 
? Đoạn trích ở phần nào của TK?
GV Hướng dẫn và đọc mẫu: diễn cảm, đúng nhịp thơ, thể hiện được tâm trạng của nhân vật, lưu ý nghệ thuật điệp từ ở cuối đoạn
? Đoạn trích có thể chia thành mấy phần?
? Trong đoạn trích này, Thuý Kiều được miêu tả ở phương diện nào.
 HS: Nội tâm.
? Nếu thế phương thức biểu đạt nổi bật của văn bản là gì.
 HS: Miêu tả nội tâm
? Xác định PTBĐ của đoạn?
I- Tìm hiểu chung
1. Vị trí đoạn trích
- Từ câu 1033 - 1054 của Truyện Kiều phần 2 (Gia biến và lưu lạc).
2- Kết cấu đoạn thơ: 3 phần ( 6-8-8)
- Đoạn 1: hoàn cảnh cô đơn, tội nghiệp của Kiều.
- Đoạn 2: Nỗi nhớ Kim Trọng và cha mẹ của Kiều.
- Đoạn 3: tâm trạng đau buồn âu lo của Kiều thể hiện qua cách nhìn cảnh vật.
3. PTBĐ: Biểu cảm và miêu tả nội tâm.
* Hoạt động 3: HDHS Tìm hiểu đoạn trích
- Mục tiêu: Hs cảm nhận được tâm trạng của nàng Kiều qua nghệ thuật tả cảnh ngụ tình
cuộc sống cô đơn tội nghiệp và nỗi nhớ người yêu cha mẹ của nàng Kiều.
Cảm thông chia sẻ trân trọng một người con hiếu thảo và một tấm chân tình sâu sắc dành cho người yêu của nàng Kiều.
- Phương pháp: Gợi mở, giảng bình, phân tích
- Thời gian: 25p
HS: Đọc sáu câu đầu
? Em hiểu “khoá xuân” ở đây nghĩa là gì?
+ “Khoá xuân”: Khoá kín tuổi xuân.
? Từ “khoá xuân” cho thấy Thuý Kiều đang ở trong hoàn cảnh như thế nào.
 HS: Bị giam lỏng
GV Từ khoá xuân mang hàm ý mỉa mai
Lầu Ngưng Bích: tên theo nghĩa đen là cái sắc biếc
Đoạn trích kể về việc Kiều sau khi biết mình bị bán vào lầu xanh (lần thứ nhất) bị bắt tiếp khách nàng không chấp nhận đã tự vẫn nhưng k chết, tú bà sợ mất Kiều nên đành dỗ ngọt cho ra ở lầu Ngưng Bích để chờ có mối nào vừa ý thì gả chồng nhưng thực chất là giam lỏng Kiều
? Đặc điểm không gian trước lầu Ngưng Bích được tg miêu tả ntn?
Tập trung vào cảnh thiên nhiên trước lầu
?Thiên nhiên ở lầu Ngưng Bích được TK cảm nhận qua những hình ảnh tiêu biểu nào.
 HS: Phát hiện: Cảnh thiên nhiên
 + Non xa, trăng gần
 + Bốn bề bát ngát
 + Cát vàng cồn nọ
 + Bụi hồng dặm kia
Gv gợi ý phân tích
+“Bốn bềdặm kia”: Cảnh được tả theo nhiều chiều không gian, thời gian: xa-gần, rộng-hẹp, cao-thấp
+ “ Mây sớm đèn khuya”: thời gian tuần hoàn khép kín.
? Em có nhận xét gì về bút pháp tả cảnh của Nguyễn Du?
Sử dụng nhiều danh từ, tính từ có tính gợi tả khung cảnh:
 Khung cảnh thiên thiên ở đây hiện lên như thế nào?
 HS: Trao đổi, phát biểu.
GV Tất cả gợi lên lầu Ngưng Bích chơ vơ giữa mênh mông sông nước. Từ lầu Ngưng Bích chỉ thấy dãy núi mờ nhạt, cồn cát bay mù mịt. Cái lầu chơ vơ ấy giam một thân phận trơ trọi, không một bóng người trò chuyện. Tác giả sử dụng gam màu hồng...
? Khung cảnh mênh mông dàn trải ấy góp phần bộc lộ tâm trạng gì của Thuý Kiều.
 HS: Phát biểu:
Bẽ bàng mây sớm đèn khuya
Nửa tình nửa cảnh như chia tấm lòng
? Cụm từ “ mây sớm đèn khuya” gợi tả thời gian ntn. Tại sao cảnh thì đẹp mà dưới con mắt Kiều lại buồn.
 HS: Bộc lộ.
GV Chính vì lòng nàng rất buồn nên đã cảm nhận mọi thứ xung quanh cũng buồn như lòng mình. Bức tranh đẹp nhưng “ người buồn cảnh có vui đâu bao giờ”. Cụm từ “ mây sớm đèn khuya” như một vòng tuần hoàn khép kín....
II. Tìm hiểu văn bản
1. Khung cảnh ở lầu Ngưng Bích 
- Cảnh mênh mông, hoang vắng, lạnh lẽo.
 Kiều một mình trơ trọi giữa không gian, hoang vắng, xa lạ, không một bóng người. Nàng buồn bã, đau khổ, tủi hờn. 
4. Củng cố bài
- GV khái quát nội dung tiết học
- Gv cho hs đọc lại đoạn trích
5. Hướng dẫn về nhà
- Tìm đọc trong Truyện Kiều những câu miêu tả tâm trạng
* Rút kinh nghiệm
Ngày soạn: 23/9/2014 
Ngày giảng: 9A: / /2014
	 9B: / /2014
Tiết 31
KIỀU Ở LẦU NGƯNG BÍCH
	(Tiếp theo)	Nguyễn Du
A.Mục tiêu cần đạt 
1. Kiến thức
- Nỗi bẽ bàng, buồn tủi, cô đơn của Thúy Kiều khi bị giam lỏng ở lầu Ngưng Bích và tầm lòng thủy chung, hiếu thảo của nàng.
- Ngôn ngữ độc thoại và nghệ thuật tả cảnh ngụ tình đặc sắc của Nguyễn Du. 
2. Kĩ năng
- Nhận diện và phân tích tác dụng của ngôn ngữ độc thoại, nghệ thuật tả cảnh ngụ tình.
- Phân tích tâm trạng nhân vật qua một đoạn trích trong tác phẩm Truyện Kiều.
3. Thái độ
- Cảm thông với nhân vật trong truyện.
B. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh
1. GV: Bài soạn
- Một số lời bình văn về đoạn trích
- Tác phẩm Truyện Kiều
2. HS: Đọc và soạn vb theo hd sgk, sưu tầm và đọc Truyện Kiều
C: Các kỹ năng sống cơ bản được giáo dục trong bài
- Kỹ năng giao tiếp, kỹ nhận xét, đánh giá, cảm thông chia sẻ...
D. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy và học
1. Ổn định tổ chức: 1p 9A .......................9B...............................
2. Kiểm tra bài cũ: 5p
Đọc thuộc lòng 6 câu đầu đoạn trích tả cảnh mùa xuân trong VB Cảnh ngày xuân?
Trình bày những điểm nổi bật về nghệ thuật trong VB
3. Bài mới: 1p
* Hoạt động 1: Giới thiệu bài
 * Hoạt động 2: HDHS tiếp tục tìm hiểu đoạn trích 
- Mục tiêu: Hs cảm nhận được tâm trạng của nàng Kiều qua nghệ thuật tả cảnh ngụ tình, cuộc sống cô đơn tội nghiệp và nỗi nhớ người yêu cha mẹ của nàng Kiều.
Cảm thông chia sẻ trân trọng một người con hiếu thảo và một tấm chân tình sâu sắc dành cho người yêu của nàng Kiều.
- Phương pháp: Gợi mở, giảng bình, phân tích
- Thời gian: 30p
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung 
 HS: Đọc 8 câu tiếp.
?Thuý Kiều đã nhớ tới ai. Ai trước, ai sau? Nhớ như vậy có hợp lý không, vì sao?
 HS: Phát hiện.
? Với Kim Trọng, Thuý Kiều đã nhớ những gì.
 HS: Phát biểu.
+“Tưởng người dưới nguyệt chén đồng...mai chờ”: Kiều nhớ buổi hẹn ước, thề nguyền với Kim Trọng dưới trăng.
Tiên thề cùng thảo một chương
Tóc mây một món dao vàng chia đôi
Vầng trăng vằng cặc giữa trời
Đinh ninh hai miệng một lời song song
Tóc tơ căn vặn tấc lòng
Trăm năm tạc một chữ đồng đến xương
(Tiên thề: giấy hoa tiên để chép lời thề, tóc mây: tóc quý; cắt một lọn tóc của người yêu trao cho nhau, dao vàng: con dao quý dùng để cắt tóc
điinh ninh: nhắc đi nhắc lại giống như hai mặt một lời, chữ đồng cùng nhau)
Khi Kim Kiều gặp nhau họ đã tự dính ước thề nguyền cùng nhau:
? Đó là một nỗi nhớ như thế nào, phân tích từ “Tưởng”.
 HS: Trao đổi, phát biểu:
Khi nhớ về Kim Trọng tại sao Kiều lại nói- “Tấm son gột rửa bao giờ cho phai”?
Em hiểu Tấm son ở đây như thế nào
Từ tấm son được dùng theo cách chuyển nghĩa (ẩn dụ): tâm trạng đau đớn, xót xa
GV Nàng tưởng tượng, hình dung về cảnh chờ đợi của chàng Kim. Kiều xót xa, ân hận như một kẻ phụ tình. Càng nhớ người yêu, nàng càng thấm thía cảnh bơ vơ của mình. Càng nuối tiếc tình đầu, nàng càng ý thức chẳng bao giờ có thể phai nhạt tấm lòng son sắt thuỷ chung với chàng Kim suốt 15 năm lưu lạc. 
? Dựa vào các chú thích 8,9,10,11 hãy cho biết với cha mẹ thuý Kiều đã nhớ điều gì.
 HS: Phát biểu.
HS phân tích từ Xót : cảm giác đau đớn vì thương nhớ(đau như muối xát kim châm)Nghĩ người ăn gió nằm mưa xót thầm
GV Nàng hình dung cha mẹ ngày đêm tựa cửa ngóng trông tin con, xót thương da diết, nhớ ơn 9 chữ cao sâu. Chỉ 4 câu thơ độc thoại
nội tâm mà tấm lòng của Kiều được thể hiện sinh động cụ thể.
? Tác giả đã sử dụng kiểu ngôn ngữ nào. 
 HS: Phát biểu.
Ngôn ngữ độc thoại.
? Quan nỗi nhớ của Thuý Kiều , em thấy Thuý Kiều là người ntn.
 HS: Trao đổi, phát biểu.
 HS: Đọc 8 câu cuối
? Mỗi cảnh được diễn tả bằng một cặp câu lục bát gợi liên tưởng; Hãy chi ra sự liên tưởng của Kiều qua từng cảnh
HS phát hiện gv dẫn dắt phân tích tâm trạng qua từng cảnh 
Cảnh thứ nhất: Cửa bể chiều hôm, thuyền thấp thoáng cánh buồm nhớ nhà, buồn cho thân phận tha hương.
Cảnh thứ 2: Ngọn nước, hoa trôi: lo lắng thân phận chìm nỗi, lênh đênh, vô định.
Cảnh thứ 3: : Nội cỏ...,chân mây, mặt đất: một màu xanh ảm đạm, gợi nỗi buồn lo vô vọng cho tương lai mờ mịt héo tàn.
Cảnh thứ 4: Gió cuốn..., ầm ầm tiếng sóng:âm thanh duy nhất nhưng dữ dội gợi sự sợ hãi, hoảng loạn tai hoạ sẽ giáng xuống cuộc đời mình.
 Gv Mỗi cảnh vật gợi một sự liên tưởng đến thân phận và nỗi buồn riêng của nàng Kiều
Cách miêu tả cảnh vật nhưng lại gợi tâm trạng theo em đó là nét tiêu biểu của nghệ thuật nào?
 HS: Thảo luận, phát biểu:
" tả cảnh ngụ tình " 
Ngoài ra tác giả còn sử dụng biện pháp tu từ nào trong 8n câu thơ cuối
Điệp từ, điệp ngữ
? Sử dụng bút pháp tả cảnh ngụ tình và điệp ngữ có tác dụng gì 
Giúp người đọc hình dung được tâm trạng của Thuý Kiều
 HS: Phát biểu: 
? Đặc sắc về nghệ thuật và nội dung đoạn trích.
 NT: Điệp ngữ, tả cảnh ngụ tình, độc thoại nội tâm.
2. Nỗi nhớ người yêu và cha mẹ.
* Nỗi nhớ Kim Trọng:
- Nhớ lời thề nguyền đêm trăng, nhớ kỷ
 niệm tình yêu.
 - Tưởng tượng Kim Trọng lúc nào cũng mong chờ nàng. Mặc cảm lỗi lầm khi nghĩ đến người yêu.
 Da diết, mãnh liệt, đau đớn. 
* Nỗi nhớ cha mẹ
 - Xót thương, đau đớn khi nghĩ đến cha mẹ tựa cửa mong chờ con.
 - Lo lắng không biết ai sẽ phụng dưỡng chăm sóc cha mẹ khi cha mẹ đã già yếu.
Thuý Kiều là một người tình thuỷ chung, người con hiếu thảo, có tấm lòng vị tha cao thượng.
3. Tâm trạng của Thuý Kiều trong 8 câu cuối
Sầu não cô đơn tuyệt vọng
* Ghi nhớ/96
* Hoạt động 3: HD luyện tập 
- Mục tiêu: Rèn cho hs kỹ năng đọc diễn cảm, chỉ rõ tác dụng của yếu tố miêu tả trong đoạn trích?
- Phương pháp: đàm thoại
- Thời gian: 5p
Đọc thuộc lòng đoạn trích?
? Chỉ ra yếu tố miêu tả và tác dụng của chúng?
Hướng dẫn hs đọc thêm phần trích dẫn SGJ/96
III. Luyện tập
 Miêu tả thông qua cảm nhận của tâm trạng-.> một pp tiêu biểu của nghệ thuật tả cảnh ngụ tình. Khắc hoạ tâm trạng cô đơn buồn tủi của nàng Kiều trên chặng đường đời đầy chông gai trắc trở.
4. Củng cố bài
- GV khái quát nội dung 2 tiết học
- Gv cho hs đọc lại đoạn trích
5. Hướng dẫn về nhà
- Tìm đọc trong Truyện Kiều những câu sử dụng nghệ thuật tả cảnh ngụ tình
- Chuẩn bị bài: Miêu tả trong văn bản tự sự
* Rút kinh nghiệm

Tài liệu đính kèm:

  • docTiet 30,31.doc