Giáo án môn Ngữ văn khối 9 năm 2014 - Tiết 39: Chương trình địa phương: Cây trứng gà bất tử + Hướng dẫn đọc thêm: Mía vùng cao

Giáo án môn Ngữ văn khối 9 năm 2014 - Tiết 39: Chương trình địa phương: Cây trứng gà bất tử + Hướng dẫn đọc thêm: Mía vùng cao

A.Mục tiêu cần đạt

1. Kiến thức

- Bổ sung vốn hiểu biết về văn học địa phương vào việc nắm được một số TP từ sau 1975 viết về địa phương mình.

- Bước đầu biết cách sưu tầm tìm hiểu tác giả, tác phẩm văn học địa phương

- Những chuyển biến của văn học địa phương sau 1975.

2.Kỹ năng

- Sưu tầm tuyển chọn tài liệu thơ văn địa phương

- Đọc, hiểu và bình thơ, văn

- So sánh

3. Thái độ: GD tình yêu và quý trọng thơ văn địa phương

B. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh

1. GV: Bài soạn

 

doc 3 trang Người đăng minhquan88 Lượt xem 1151Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn khối 9 năm 2014 - Tiết 39: Chương trình địa phương: Cây trứng gà bất tử + Hướng dẫn đọc thêm: Mía vùng cao", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 10/10/2014 
Ngày giảng: 9A: / /2014
	 9B: / /2014
Tiết 39
Chương trình địa phương
CÂY TRỨNG GÀ BẤT TỬ
Hướng dẫn đọc thêm: MÍA VÙNG CAO
A.Mục tiêu cần đạt 
1. Kiến thức
- Bổ sung vốn hiểu biết về văn học địa phương vào việc nắm được một số TP từ sau 1975 viết về địa phương mình.
- Bước đầu biết cách sưu tầm tìm hiểu tác giả, tác phẩm văn học địa phương
- Những chuyển biến của văn học địa phương sau 1975.
2.Kỹ năng
- Sưu tầm tuyển chọn tài liệu thơ văn địa phương
- Đọc, hiểu và bình thơ, văn
- So sánh 
3. Thái độ: GD tình yêu và quý trọng thơ văn địa phương
B. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh
1. GV: Bài soạn
Tài liệu văn học Thái Nguyên
2. HS: Đọc và soạn vb theo hd sgk, sưu tầm văn học địa phương
C: Các kỹ năng sống cơ bản được giáo dục trong bài
- Kỹ năng giao tiếp, kỹ nhận xét, đánh giá, kỹ năng tư duy...
D. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy và học
1. Ổn định tổ chức: 1p 9A .......................9B...............................
2. Kiểm tra bài cũ: 5p
- Em đã học được trong chương trình địa phương phần văn với những ND gì ở lớp 8?
`3. Bài mới: 1p
* Hoạt động 1: Giới thiệu bài
* Hoạt động 2: HDHS Tìm hiểu chung 
- Mục tiêu: Hs nắm được vài nét về tác giả, tác phẩm, tóm tắt tác phẩm
- Phương pháp: Thuyết trình, giải thích.
 - Thời gian: 15phút
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung 
? Trình bày hiểu biết của em về nhà văn Hồ Thuỷ Giang qua cuốn sách văn học địa phương mà các em đã được đọc?
Gv: Nhà văn Hồ Thuỷ Giang tên thật là Đào Việt Hải, sinh 1947, quê ở Hải Phòng, ông từng sống và dạy học nhiều năm ở Đại Từ từ 1981 đến 2004. Ông từng phó chủ tịch hội Văn học Nghệ thuật tỉnh TN. Hiện nay là hội viên hội nhà văn Việt Nam.
- Nhà văn viết về nhiều thể loại: truyện ngắn, tiểu thuyết, lý luận phê bình, thơ ...
? Chủ đề mà tác phẩm cây trứng gà bất tử đề cập đến là gì?
- Tình người và sự chia sẻ trong cuộc sống
- Cây trứng gà bất tử rút từ tập Mùa gió heo may NxB Lao Đông – 2005 là một truyện ngắn đoạt giải thưởng về thanh niên và học sinh
* Hướng dẫn học sinh đọc
Gv – Hs đọc – nhận xét.
? văn bản có bố cục ntn?
Chia làm 4 phần 
? Truyện có những nhân vật nào?
- Bà mẹ, Thanh, bà chủ nhà mới , cậu con trai..
I. Tìm hiểu chung
1. Tác giả
- Tên thật ; Đào Việt Hải
quê ở HP. Hiện nay là hội viên hội nhà văn Việt Nam ở TN.
.
2. Tác phẩm
- Rút từ tập “Gió mùa heo may”
* Hoạt động 3: HDHS Tìm hiểu văn bản
- Mục tiêu: Thấy được hiệu quả của nghệ thuật xây dựng hình tượng Cây trứng gà và bài học triết lý nhân sinh được gửi gắm trong tác phẩm.
- Phương pháp: Gợi mở, giảng bình, phân tích
- Thời gian: 20p
? Hãy tìm các tình huống của truyện?
- Cuộc sống đang yên bình thì mẹ mất, Ngôi nhà có cây trứng gà buộc phải bán, người chủ mới làm đảo lộn mọi thứ...
? Mọi tình huống ấy xoay quanh hình ảnh nào?
- Cây trứng gà. nó k chỉ là hình ảnh nữa mà đã trở thành hình tượng.
? Từ hình ảnh này mạch truyện phát triển như thế nào?
- mọi tình tiết đều xoay quanh hình tượng
 này.
? Với gia đình Bình cây trứng gà có vai trò ntn?
- Như một thành viên trong gia đình.
- Là phép chia của mẹ dạy cho con
? Với nhà chủ mới cây trứng gà như thế nào?
- Trở thành phép cộng đầy ích kỷ của người đàn bà làm nghề kinh doanh
? Em có nhận xét gì về lối kể chuyện của tác giả?
lối kể gần với cổ tích - Đây là truyện cổ tích hiện đại mang không khí trữ tình, Phảng phất một nỗi buồn 
? Song song với hình tượng cây trứng gà truyện còn để lại cho em ấn tượng về hả nào?
? Trình bày cảm nhận của em về hả người mẹ trong tác phẩm?
Gv chốt bài học
Cho học sinh đọc truyện Mía vùng cao HD tìm hiểu về tác giả và tác phẩm.
- Tác giả: Bùi Thị Như Lan là phụ nữ thiểu số dân tộc của hội văn học Nghệ thuật. Sinh năm 1967. Quê ở Chợ Đồn tỉnh Bắc Kạn có truyền thống văn hoá dân gian phong phú, có không gian khoángđạt và lãng mạn của miền núi
- Mía vùng cao là cái tên do người biên soạn đặt, thực ra đây là một trích đoạn trích từ truyện Hoa Mía. Đây là truyện ngắn tiêu biểu cho lối viết vừa truyền thống vừa hiện đạu của nhà văn.
II.Tìm hiểu văn bản
1. Hình tượng cây trứng gà.
 Như một thành viên trong gia đình, là bài học mà mẹ dạy cho con về sự chia sẻ trong cuộc sống.
2. Hình ảnh người mẹ.
- Nhân hậu,vị tha
* HDĐT: Mía vùng cao. (Bùi Thị Như Lan)
4. Củng cố bài
- GV khái quát nội dung tiết học
5. Hướng dẫn về nhà
- Tìm đọc các tác phẩm văn thơ Thái Nguyên
- Soạn bài: Tổng kết về từ vựng
* Rút kinh nghiệm

Tài liệu đính kèm:

  • docTiet 39.doc