A. Mục tiêu cần đạt
1. Kiến thức
- Ôn lại kiến thức về kiểu bài tự sự kết hợp các yếu tố miêu tả, biểu cảm
- Củng cố kiến thức về bố cục, các kỹ năng và phương pháp làm bài văn Tự sự.
- Chỉ ra được chỗ mạnh, chỗ yếu trong bài làm của học sinh
2. Kĩ năng
- Trình bày bài có bố cục và sử dụng ngôn ngữ chính xác, sinh động, hấp dẫn.
3. Thái độ
- Có ý thức trau dồi cách viết văn TS
* Kỹ năng sống: Nhận biết, sáng tạo, chủ động.
`Ngày soạn: 10/10/2014 Ngày giảng: 9A: / /2014 9B: / /2014 Tiết 42 TRẢ BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 2 A. Mục tiêu cần đạt 1. Kiến thức - Ôn lại kiến thức về kiểu bài tự sự kết hợp các yếu tố miêu tả, biểu cảm - Củng cố kiến thức về bố cục, các kỹ năng và phương pháp làm bài văn Tự sự. - Chỉ ra được chỗ mạnh, chỗ yếu trong bài làm của học sinh 2. Kĩ năng - Trình bày bài có bố cục và sử dụng ngôn ngữ chính xác, sinh động, hấp dẫn. 3. Thái độ - Có ý thức trau dồi cách viết văn TS * Kỹ năng sống: Nhận biết, sáng tạo, chủ động.. B. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh: 1. Giáo viên: Giáo án, đáp án, chấm bài. 2. Học sinh: Xây dựng dàn bài chi tiết. C. Tiến trình lên lớp 1. Ổn định lớp: 9A :.................9B :........................... 2. Kiểm tra bài cũ: không 3. Bài mới: * Hoạt động 1: Giới thiệu bài mới * Hoạt động 2. GV hướng dẫn hs xây dựng dàn bài - Mục tiêu: Gv tổ chức cho hs xây dựng lại dàn bài - Phương pháp: Trình bày, phân tích - Thời gian: 15’. Hoạt động của thầy và trò Nội dung GV yêu cầu Hs nhắc lại đề bài. Ở câu hỏi 1,2 gv yêu cầu hs trả lời, gv bổ sung khẳng định đáp án đúng GV hướng dẫn hs xây dựng dàn bài chi tiết ở câu hỏi số 3 - Em đã kể về chuyện gì, sự việc gì? - Bài viết của em đã tuân thủ bố cục 3 phần hay chưa?Ở mỗi phần sự việc được kể có trùng lặp nhau không? - Trong bài viết của em đã kết hợp kể chuyện với miêu tả như thế nào? - Sự miêu tả ấy giúp ích gì cho bài viết của em? I. Xây dựng dàn bài Đề bài: - Kiểu bài: TS - Phạm vi, hình thức Đề 1: Hình thức viết thư, kể chuyện tưởng tượng Đề 2: Kể việc đã xảy ra trong giấc mơ(tưởng tượng) II. Dàn bài Đề 1 a/ Mở bài: - Lý do về thăm trường cũ b/ Thân bài: - Trên đường về trường - Khi về đến trường: + Cảnh sắc, không gian xung quanh ngôi trường?(miêu tả cảnh vật, màu sắc, đường nét....) + Em gặp được những ai?( miêu tả nét mặt cử chỉ, hình dáng) + Em nhớ lại kỷ niệm nào của thời đi học? Kỷ niệm đó có gì đặc biệt(có để lại ấn tượng không: vui hay buồn) + Cảm xúc của em trước mọi sự vật trong lần về thăm trường đó(nội tâm) - Khi ra về em có cảm xúc tâm trạng ntn? c/ Kết bài: Nhắn, mời bạn bè về thăm trường vào dịp nào đó Đề 2 1. Mở bài - Giới thiệu về giấc mơ, về người thân được gặp trong giấc mơ. 2. Thân bài * Kể lại hoàn cảnh diễn ra giấc mơ: - Giấc mơ ấy diễn ra khi nào? Vì sao lại có giấc mơ ấy (do được gợi nhớ bởi một điều gì đó, do hôm ấy là ngày có liên quan đến người thân)? Thời gian của giấc mơ? - Gặp ai? (Người ấy còn sống hay đã mất? Khoảng cách về địa lí? Tình cảm của mình đối với người thân ấy?Đã bao lâu không gặp?) - Bối cảnh của giấc mơ(không gian, thời gian, màu sắc, cảnh vật chủ đạo trong giấc mơ). - Gặp người thân như thế nào? (Người ấy bỗng xuất hiện hay tình cờ gặp nhau?). * Kể lại cuộc gặp gỡ và trò chuyện: - Chào hỏi giữa mình và người thân đó. - Miêu tả người thân: khuôn mặt, mái tóc, ánh mắt, dáng điệu, lời nói, cử chỉ ( thay đổi nhiều hay vẫn nguyên vẹn như trong tiềm thức của mình) - Nội dung cuộc trò chuyện: + Hỏi về công việc, cuộc sống hiện tại của người thân (của mình ) + Nhắc lại kỉ niệm (sự gắn bó) giữa mình và người thân đó. + Lời động viên, khích lệ, nhắc nhở, dặn dò của người thân với mình. * Kể lại tình huống khiến mình tỉnh giấc: - Chợt tỉnh dậy, nhận ra là mơ. - Những hình ảnh vẫn còn đọng lại, những chi tiết về giấc mơ in sâu vào tâm trí. 3. Kết bài - Cảm xúc, suy nghĩ ( nhớ người thân, mong gặp người ấy) - Hứa hẹn với bản thân, với người thân về một điều gì đó trong tương lai. * Hoạt động 3. Nhận xét, đánh giá chung - Mục tiêu: Gv đánh giá trình tự bài làm, chỉ ra các ưu khuyết điểm HS nhận ra ưu, khuyết điểm. - Phương pháp: Trình bày, phân tích - Thời gian: 10’. - Trả bài cho HS. - Nhận xét chung về bài làm của HS: 1. Ưu điểm: Một số bài viết đã xác định được yêu cầu của đề, biết cách làm văn tự sự có kết hợp miêu tả, miêu tả nội tâm. Văn viết có cảm xúc, tạo được tình huống truyện., nhiều bài ít sai chính tả. 2. Nhược điểm: Nhiều bài còn sơ sài, chưa xây dựng được tình huống về thăm trường. Chưa biết viết một bức thư; mở đầu không có ngày tháng, người nhận thư, lời hỏi thăm ....Phần kết đột ngột thiếu liên kết. Yếu tố miêu tả còn mờ nhạt, chưa phát huy vai trò của yếu tố miêu tả Diễn đạt vụng về: lặp, lủng củng, khó hiểu Văn viết sai chính tả : Nhiều em chưa có ý thức chấm câu hoặc chấm câu không đúng ngữ pháp, Bố cục chưa khoa học, chưa lô gích - Nhiều em viết chữ xấu đọc không ra Gv đọc bài mẫu: Lợi, Nhung, Dũng Tổng hợp điểm Lớp Điểm giỏi Điểm khá Điểm TB Điểm Yếu 9A 0 7 23 4 9B II. Trả bài 1. Nhận xét - Ưu điểm - Nhược điểm 2. Nghe bài mẫu * Hoạt động 4. HDHS chữa lỗi trong bài kiểm tra - Mục tiêu: Biết sửa lại các lỗi đã mắc về việc dùng từ, câu, diễn đạt, liên kết câu, đoạn - Phương pháp: Trình bày, thực hành - Thời gian: 15’ - HS trao đổi bài để nhận xét, tìm cách sửa chữa lỗi: Gv hướng dẫn chữa lỗi Gv nêu ví dụ lỗi: 1. Lỗi chính tả: * Lỗi * sửa - xắm xửa - Sắm sửa - dập dùi - dập dìu - lao đao - lao xao - chuyền đạt - truyền đạt - rạo - dạo - thời gian chôi - trôi 2.Lỗi diễn đạt, dùng từ: Những chiếc hương được đốt khói bay nghi ngút cùng một mùi hương những cảnh đẹp mà tác giả đề ra cổng trường gồm hai cổng thầy cô bây giờ đã có phòng riêng cho mỗi bộ môn mặt cô nhiều nét nhăn câu chuyên cũng đã hết mình dừng bút tại đây Gv gọi Hs chữa lại những lỗi đã mắc phải trong bài kiểm tra III. Chữa lỗi Chữa lỗi chính tả, liên kết, diễn đạt, trình bày, dùng từ 4. Củng cố: Gv khái quát bài học, yêu cầu Hs chú ý hơn về dàn ý, diễn đạt, tách đoạn văn 5. Hướng dẫn về nhà: - Chuẩn bị bài tiếp theo “Đồng chí” Rút kinh nghiệm
Tài liệu đính kèm: