A. Mục tiêu cần đạt
1. Kiến thức
- Cách làm bài thuyết minh về một thứ đồ dùng (cái quạt, cái bút, cái kéo )
- Tác dụng của một số biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh.
2. Kỹ năng
- Xác định yêu cầu của đề bài thuyết minh về một đồ dùn cụ thể.
- Lập dàn ý chi tiết về viết phần Mở bài cho bài văn thuyết minh (có sử dụng một số biện pháp nghệ thuật) về một đồ dùng.
3. Thái độ
- Có ý thức sử dụng một số biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh để bài thêm hấp dẫn, sinh động.
B. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh
- GV: giáo án, ví dụ mẫu.
- HS: Chuẩn bị bài theo yêu cầu
Ngày soạn: 2/8/2014 Ngày giảng: 9A: /8/2014 9B: /8/2014 Tiết 5 LUYỆN TẬP SỬ DỤNG MỘT SỐ BIỆN PHÁP NGHỆ THUẬT TRONG VĂN BẢN THUYẾT MINH A. Mục tiêu cần đạt 1. Kiến thức - Cách làm bài thuyết minh về một thứ đồ dùng (cái quạt, cái bút, cái kéo) - Tác dụng của một số biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh. 2. Kỹ năng - Xác định yêu cầu của đề bài thuyết minh về một đồ dùn cụ thể. - Lập dàn ý chi tiết về viết phần Mở bài cho bài văn thuyết minh (có sử dụng một số biện pháp nghệ thuật) về một đồ dùng. 3. Thái độ - Có ý thức sử dụng một số biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh để bài thêm hấp dẫn, sinh động. B. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh - GV: giáo án, ví dụ mẫu. - HS: Chuẩn bị bài theo yêu cầu C. Các kỹ năng sống cơ bản được giáo dục trong bài - Kỹ năng giao tiếp, nhận thức, giải quyết vấn đề, tư duy, tự khẳng định. D. Các hoạt động dạy và học 1. Ổn định lớp: 9A :.9B : 2. Kiểm tra bài cũ: Có nên sử dụng một số biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh hay không? Vì sao? HS: dựa vào phần nội dung của bài học trước đề trình bày( trong phần ghi nhớ) ?. Đọc đoạn văn sau và cho biết biện pháp nghệ thuật nào được sử dụng ? “ Đi khắp Việt Nam, nơi đâu ta cũng gặp những cây chuối thân mềm vươn lên như những trụ cột nhẵn bóng, tỏa ra vòm lá xanh mướt che rợp từ vườn tược đến núi rừng. Hầu như ở nông thôn nhà nào cũng trồng chuối. Cây chuối rất ưa nước nên người ta thường trồng bên ao hồ để nhanh tươi tốt, còn bên những khe suối hay thung lũng chuối mọc thành rừng bạt ngàn vô tận. Chuối phát triển rất nhanh, chuối mẹ đẻ chuối con, chuối con đẻ chuối cháu, cứ phải gọi là “con đàn cháu lũ”. ->Liệt kê và so sánh, nhân hóa 3. Bài mới: * Hoạt động 1: Giới thiệu bài mới * Hoạt động 2: Hướng dẫn hs thực hành - Mục tiêu: Sử dụng được một số BPNT trong thuyết minh. - Phương pháp: Trình bày - Thời gian: 35p Hoạt động của thầy và trò Nội dung - Kiểm tra sự chuẩn bị của các nhóm theo sự phân công: + Việc lập dàn ý chi tiết. + Việc viết phần mở bài. - Dành thời gian cho các nhóm thảo luận lại và bổ sung thêm. Hướng dẫn HS thực hành luyện tập - Gọi đại diện nhóm 1 trình bày dàn ý chi tiết về thuyết minh cái quạt: + Nêu dự kiến của em về việc sử dụng các biện pháp nghệ thuật trong bài thuyết minh ? + Yêu cầu HS đọc phần mở bài (đã viết sẵn). - Gọi đại diện nhóm 4 trình bày dàn ý chi tiết về thuyết minh cái nón: + Nêu dự kiến của em về việc sử dụng các biện pháp nghệ thuật trong bài thuyết minh của mình. - Yêu cầu HS đọc phần mở bài (đã viết sẵn ở nhà). Hướng dẫn HS thảo luận, nhận xét dàn bài của các bạn. - Yêu cầu HS thảo luận, nhận xét 2 dàn ý bạn vừa trình bày: + Đúng như yêu cầu chưa ? + Phần Mở bài đảm bảo chưa ? + Ở từng dàn ý, bạn đã vận dụng được các biện pháp nghệ thuật hợp lý chưa ? + Cần bổ sung, sữa chữa điều gì thêm ? - GV nhận xét, kết luận chung và đưa ra dàn ý mẫu: */ Thuyết minh về cái quạt: 1. Mở bài: nêu định nghĩa về cái quạt. 2. Thân bài: - Nêu công dụng của cái quạt: + Để quạt khi trời nóng. + Để trang trí. + Để biểu diễn nghệ thuật. - Cấu tạo của cái quạt: + Ốc xoắn: bằng sắt. + Khung quạt: bằng nan, sắt. + Đồ bao bọc: bằng ni lông, giấy. - Chủng loại: quạt nan, giấy, điện. - Lịch sử của cái quạt: có từ lâu đời. 3. Kết bài: bày tỏ cảm nghĩ về chiếc quạt. */ Thuyết minh cái kéo : 1. Mở bài : Kéo là một trong những dụng cụ cần thiết cho mỗi gia đình, cơ quan, xí nghiệp. 2. Thân bài : + Kéo ra đời từ khi đồ sắt được sử dụng rộng rãi. + Cấu tao kéo bao gồm 2 thân và một trục xoay cố định. + Kéo được dùng để cắt giấy, cắt tóc, cắt sắt 3. Kết bài : Cần phải biết cách sử dụng kéo đúng mục đích 4. Củng cố: Gv khái quát bài học - Hãy nhắc lại dàn ý một bài văn thuyết minh gồm mấy phần. Cách vận dụng các biện pháp nghệ thuật trong bài văn thuyết minh ? 5. Hướng dẫn về nhà: - Tiếp tục hoàn chỉnh dàn ý của mình, tập viết đoạn văn cho phần mở bài. - Đọc bài đọc thêm ( SGK/16). - Soạn bài “ Đấu tranh cho một thế giới hòa bình”. + Đọc kỹ văn bản và các chú thích. + Trả lời các câu hỏi SGK. * Rút kinh nghiệm
Tài liệu đính kèm: