Giáo án môn Ngữ văn khối 9 năm 2014 - Tiết 61, 62: Làng

Giáo án môn Ngữ văn khối 9 năm 2014 - Tiết 61, 62: Làng

A.Mục tiêu cần đạt

1. Kiến thức

- Nắm được những nét tiêu biểu về tác giả tác phẩm, nhân vật, sự việc, cốt truyện trong một tác phẩm truyện hiện đại.

- Thấy được nghệ thuật xây dựng tình huống truyện đặc sắc trong tác phẩm.

2. Kĩ năng

- Đọc – hiểu văn bản truyện Việt Nam hiện đại được sáng tác trong thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp.

3. Thái độ: Yêu quý và đóng góp sức mình cho quê hương

B. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh

1. GV: Tài liệu tham khả.

- Văn học Việt Nam (1930 - 1945)

- Ảnh chân dung nhà văn Kim Lân.

2. HS: Đọc và soạn vb theo hd sgk.

C: Các kỹ năng sống cơ bản được giáo dục trong bài

Tự nhận thức, lắng nghe, tìm kiếm và xử lí thông tin, giao tiếp

D. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy và học

 

doc 7 trang Người đăng minhquan88 Lượt xem 718Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn khối 9 năm 2014 - Tiết 61, 62: Làng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 5/11/2014 
Ngày giảng: 9A: / /2014
	 9B: / /2014
Tiết 61
LÀNG
Kim Lân
A.Mục tiêu cần đạt 
1. Kiến thức 
- Nắm được những nét tiêu biểu về tác giả tác phẩm, nhân vật, sự việc, cốt truyện trong một tác phẩm truyện hiện đại.
- Thấy được nghệ thuật xây dựng tình huống truyện đặc sắc trong tác phẩm.
2. Kĩ năng 
- Đọc – hiểu văn bản truyện Việt Nam hiện đại được sáng tác trong thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp.
3. Thái độ: Yêu quý và đóng góp sức mình cho quê hương
B. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh
1. GV: Tài liệu tham khả.
- Văn học Việt Nam (1930 - 1945)
- Ảnh chân dung nhà văn Kim Lân.
2. HS: Đọc và soạn vb theo hd sgk.
C: Các kỹ năng sống cơ bản được giáo dục trong bài
Tự nhận thức, lắng nghe, tìm kiếm và xử lí thông tin, giao tiếp 
D. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy và học
1. Ổn định tổ chức: 9A .......................9B...............................
2. Kiểm tra bài cũ: 
 Đọc thuộc lòng bài thơ Anh trăng của Nguyễn Duy. Nêu cảm 
 nhận của em về cái hay của bài thơ đó? 
3. Bài mới: 
* Hoạt động 1: Giới thiệu bài
Mỗi người dân VN đều vô cùng gắn bó sâu sắc với làng quê của mình, nơi sinh ra và sống suốt cả cuộc đời. Sống ở làng, chết nhờ làng. Không gì khổ bằng phải bỏ làng đi tha hương cầu thực lâm vào cảnh sống nơi đất khách quê người... Tình cảm đặc biệt đó được nhà văn Kim Lân thể hiện một cách độc đáo qua truyện ngắn Làng.
* Hoạt động 2: HDHS Tìm hiểu chung 
- Mục tiêu: Hs nắm đựơc những nét tiêu biểu về cuộc đời tác giả và hoàn cảnh ra đời bài thơ.
- Phương pháp: Trình bày giới thiệu, Vấn đáp.
 - Thời gian: 20 phút
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung 
? Dựa vào phần chú thích SGK trình bày những nét cơ bản về tác giả Kim lân và tác phẩm.
 HS: Đọc chú thích SGK
GV Hướng dẫn và đọc mẫu: đọc to, rõ, chú ý các từ ngữ địa phương, lời đối thoại của nhân vật và những đoạn văn miêu tả nội tâm của nhân vật ông Hai
 HS: Đọc và tóm tắt truyện.
Ông Hai là người nông dân tha thiết yêu làng Chợ Dầu của mình. Do yêu cầu của uỷ ban kháng chiến, ông Hai phải cùng gia đình tản cư lên làng Thắng. Xa làng, ông nhớ làng da diết nên thường kể về làng mình một cách đầy tự hào. Nhưng rồi một hôm, tin đồn quái ác - làng Chợ Dầu làm Việt gian theo Tây - khiến ông Hai vô cùng buồn khổ, tủi nhục suốt mấy hôm, không dám bước chân ra ngoài, chỉ biết tâm sự với thằng con út. Ông Hai nhất định không muốn quay về làng vì theo ông : "Làng thì yêu thật nhưng làng đó theo Tây rồi thì phải thù". 
Sau đó, có người ở làng lên kể chuyện chiến đấu anh dũng của làng mình, cải chính lại tin đồn thất thiệt đó, ông hết sức vui mừng vỡ biết làng mình không theo giặc, ông đã hồ hởi đi khoe tin này cho mọi người, dù nhà ông đó bị Tây đốt cháy. 
? Văn bản gồm mấy phần? Vị trí và nội dung từng phần.
 HS: Trao đổi: 3 phần
 P1-> nhúc nhích: Tâm trạng ông Hai khi nghe tin làng theo giặc.
P2-> đôi phần: Tâm trạng ông Hai ba bốn ngày sau đó
P3-> hết: Tâm trạng ông Hai khi tin làng theo giặc được cải chính.
? Là truyện ngắn hiện đại văn bản Làng đã kết hợp những phương thức biểu đạt nào? Phương thức nào là chính.
 HS: Tự sự xen miêu tả, biểu cảm.
? Truyện được kể theo ngôi thứ mấy.
 HS: Ngôi thứ 3
? Nhân vật chính của truyện là ai.
 HS: Nhân vật ông Hai
I.Tìm hiểu chung
 1. Tác giả
Kim Lân ( 1920- 2007), tên khai sinh là Nguyễn Văn Tài, quê: Từ Sơn, Bắc Ninh
- Nhà văn sở trường truyện ngắn, am hiểu và gắn bó với người dân nông thôn VN.
2. Tác phẩm Truyện " Làng" viết trong thời kì đầu chống Pháp- năm 1948
* Hoạt động 3: HDHS tìm hiểu văn bản 
Mục tiêu: Tìm hiểu nghệ thuật xây dựng tình huống truyện độc đáo của tác giả Kim Lân
- Phương pháp: Gợi mở, nêu vấn đề
- Thời gian: 15p Đọc kỹ văn bản, thuộc tóm tắt và tình huống truyện
 Soạn tiếp phần còn lại: Tâm trạng ông Hai khi nghe tin làng theo giặc và 
 tâm trạng ông Hai khi tin làng theo giặc được cải chính.
? Tác giả đặt nhân vật ông Hai vào 1 tình huống như thế nào để ông tự bộc lộ tính cách của mình?
( có mấy tình huống)
đặt nhận vật vào hai tình huống đối lập nhau -> để cho nv tự bộc lộ p/c tính cách
? Từ khi gặp tình huống đó, ông Hai có tâm trạng ra sao?
Theo dõi đoạn đầu VB
? Cuộc sống của ông Hai ở nơi tản cư như thế nào.
HS: Phát hiện: xa quê, ở nhờ nhà người khác, phải lo kiếm sống-> cuộc sống tạm bợ khó khăn nhưng nền nếp.
? Trong cuộc sống ấy ông Hai có mối quan tâm nào khác.
 HS: Phát hiện: “Ông lão nhớ làng, nhớ cái làng quá”
? Thái độ của ông Hai khi nghĩ về làng ra sao.
 HS: vui vì làng ông tích cực kháng chiến
? Qua những chi tiết đó em thấy ông Hai là người ntn.
 HS: Phát biểu:
? Ngoài tình yêu làng ông Hai còn quan tâm đến phong trào kháng chiến. Em hãy tìm các chi tiết.
- Theo dõi tin tức kháng chiến 
- Mong trời nắng để Tây không đánh
- Vui mừng với chiến thắng của quân ta
GV: Tâm trạng ông Hai cứ múa cả lên: cảm phục một em bé Hà Nội dũng cảm, xúc động trước cái chết của anh trung đội trưởng, tự hào về đội nữ du kích, vui sướng hả hê trước thất bại của giặc...
? Tình cảm của ông Hai được bộc lộ như thế nào.
 HS: Tha thiết nồng nhiệt.
? Từ đó em hiểu được đặc điểm nào trong con người ông Hai.
 HS: Trao đổi, phát biểu
II. Tìm hiểu văn bản
1- Tình huống truyện
- Tin làng Chợ Dầu theo giặc trở thành một nỗi ám ảnh, nặng nề, day dứt khiến ông sợ hãi đau xót, tủi hổ.
- Tin làng Chợ Dầu được cải chính khiến ông Hai trở lại vui vẻ hồ hởi.
2. Diễn biến tâm trạng ông Hai 
 *Trước khi nghe tin làng theo giặc
- Nhớ làng, nhớ phong trào kháng chiến ở làng, muốn về làng 
 -> Yêu làng tha thiết.
 ->Yêu nước, có tinh thần kháng chiến 
Ông Hai là người nông dân chất phác, tấm lòng gắn bó với làng quê, với kháng chiến. 
4. Củng cố bài
- GV khái quát nội dung tiết học
- Gv cho hs tóm tắt lại tình huống truyện
5. Hướng dẫn về nhà
Soạn tiếp phần còn lại: Tâm trạng ông Hai khi nghe tin làng theo giặc và 
 tâm trạng ông Hai khi tin làng theo giặc được cải chính.
* Rút kinh nghiệm
Ngày soạn: 5/11/2014 
Ngày giảng: 9A: / /2014
	 9B: / /2014
Tiết 62
LÀNG
	Tiếp theo	
A.Mục tiêu cần đạt 
1. Kiến thức 
- Cảm nhận được tình yêu làng quê thắm thiết, thống nhất với lòng yêu nước và tinh thần kháng chiến ở nhân vật ông Hai trong truyện.
- Qua đó thấy được một biểu hiện cụ thể, sinh động về tinh thần yêu nước của nhân dân ta trong kháng chiến chống Pháp.
- Thấy được những nét nghệ thuật đặc sắc: xây dựng tình huống tâm lý miêu tả sinh động diễn biến tâm trạng, ngôn ngữ của nhân vật quần chúng.
2. Kĩ năng 
- Rèn luyện năng lực phân tích nhân vật trong tác phẩm tự sự, đặc biệt là phân tích tâm lý nhân vật.
3. Thái độ: Giáo dục tình yêu quê, lòng yêu nước.
B. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh
1. GV : Đọc tư liệu tham khảo. 
2. HS : Soạn bài theo câu hỏi đọc hiểu văn bản SGK .
C: Các kỹ năng sống cơ bản được giáo dục trong bài
Tự nhận thức, lắng nghe, tìm kiếm và xử lí thông tin, giao tiếp. 
D. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy và học
1. Ổn định tổ chức: 9A .......................9B...............................
2. Kiểm tra bài cũ: 
 Tóm tắt truyện ngắn Làng và nêu tình huống truyện?
3. Bài mới: 1p
* Hoạt động 1: Giới thiệu bài
Ông Hai một người nông dân chất phác tấm lòng luôn gắn bó với làng quê với kháng chiến. Tình cảm ấy được bộc lộ một cách mãnh liệt nhất trong tình huống thử thách về tình yêu làng....
* Hoạt động 2: HDHS Tìm hiểu tiếp văn bản
- Mục tiêu: Phân tích diễn biến tâm trạng nhân vật ông Hai trong hai tình huống truyện. 
 Thấy được phẩm chất đáng quý của người nông dân tản cư trong kháng chiến.
- Phương pháp: Phân tích giảng bình, thảo luận.
- Thời gian: 30p
 Hoạt động của thầy và trò 
 Nội dung 
? Tìm những chi tiết diễn tả tâm trạng ông Hai khi nghe tin làng theo giặc.
 + Cổ ông nghẹ ắng lại, da mặt tê rân rân...
 + Cúi gằm mặt xuống mà đi.
? Em hình dung cảm giác của ông lúc này ntn.
 HS: Trao đổi, phát biểu
? Những chi tiết nào thể hiện tâm trạng ông Hai khi về nhà.
 – Về nhà:
+ Nằm vật ra giường, nước mắt giàn ra.
 + Rít lên: - Chúng....này.
 + Ông kiểm điểm từng người ở làng.
- Tối đến:
 + Ông gắt gỏng với bà hai
 + Trằn trọc không ngủ được, trở mình bên này lại trở mình bên kia, thở dài...
 + Nghe tiếng mụ chủ, trống ngực ông đập thình thịch, nín thở lắng tai nghe
? Những chi tiết đó thể hiện tâm trạng gì của nhân vật ông Hai.
 HS: Trao đổi, phát biểu
? Những ngày sau tâm trạng ông được thể hiện qua những chi tiết nào.
- Mấy ngày sau :
+ Không bước chân ra ngoài, chỉ quanh quẩn trong nhà nghe ngóng ...một đám đông túm lại ông cũng để ý ... thoáng nghe Việt gian-Tây...lũi ra một góc nín thin thít...
? Khi mụ chủ nhà đánh tiếng đuổi đi, ông đã có ý định gì.
+ Chớm có ý định về làng, lập tức phản đối ngay. Về là bỏ kháng chiến, bỏ cụ Hồ
 + Quyết định thù làng “ Làng... thù”
? Quyết định đó thể hiện tình cảm gì của ông.
 HS: Trao đổi, phát biểu
GV: Đến đây tình cảm cách mạng và lòng yêu làng quê, lòng yêu nước thực sự đã hoà quện trong tâm hồn một lão nông tản cư và ông quyết định dứt khoát trong tâm trạng cực kì đau khổ uất hận: muốn sao thì sao, không trở về làng, phải thù cái làng theo giặc ấy dù trước đây cuộc đời ông gắn bó máu thịt với nó, ông đã từng vô cùng yêu quý tự hào về nó. Thế là sự mâu thuẫn trong tâm hồn ông tạm thời được giải phóng nhưng trong lòng em rất đau đớn, ông chỉ còn biết san vợi phần nào nỗi đau ấy trong cuộc trò truyện với đứa con nhỏ.
? Ông tâm sự với đứa con út ntn? Em cảm nhận được điều gì về ông Hai qua lời đối thoại đó.
 HS: Trao đổi, phát biểu
? Qua tìm hiểu các chi tiết trên, em thấy tác giả sử dụng biện pháp nghệ thuật nào?
Miêu tả nội tâm, đối thoại, độc thoại, độc thoại nội tâm
 Từ đó, một hình ảnh ông Hai hiện lên ntn trong cảm nhận của em.
 HS: Trao đổi, phát biểu
 HS: Theo dõi đoạn cuối.
? Thái độ, dáng vẻ của ông Hai khi nghe tin được cải chính. 
+ Cái mặt...bỗng vui rạng rỡ hẳn lên
 + Chia quà cho con
 + Lật đật đi khoe 
? Vì sao ông lại khoe cái tin Tây nó đốt nhà ông với mọi người.
 HS: Bằng chứng gia đình ông không 
 theo giặc
? Biện pháp nghệ thuật, ngôn ngữ nào tiếp tục được tác giả sử dụng ở đây? 
Miêu tả nội tâm, đối thoại
Tâm trạng ông Hai lúc này như thế nào.
 HS: Suy nghĩ, trả lời
GV: Tâm trạng của ông nhẹ nhõm, vui sướng, hả hê rồi ông lại đi khoe cái làng của mình. Đó là nỗi sung sướng trào ra hồn nhiên như không thể kìm nén được của người dân quê.
? Tình yêu làng quê và lòng yêu nước của ông Hai lúc này có mqh với nhau ntn.
 HS: Tình yêu làng quê thống nhất với lòng yêu nước và tinh thần kháng chiến.
? Nhận xét nghệ thuật miêu tả diễn biến tâm lí nhân vật, sử dụng ngôn ngữ của tác giả?
 Nghệ thuật
- Truyện XD theo cốt truyện tâm lý. T/g s/tạo t/huống truyện căng thẳng có tính thử thách để bộc lộ nội tâm n/v.
- NT miêu tả tâm lý nv sâu sắc tinh tế.
- ng2 n/v sinh động giàu tính khẩu ngữ và thể hiện cá tính n/v
+ ông Hai"chất phác,hiền lành
+ mụ chủ"soi mói, cạnh khoé.
+ Cách trần thuật tự nhiên linh hoạt, tự nhiên
Qua văn bản, em thấy được phẩm chất tốt đẹp nào của nhân vật ông Hai. 
Nội dung
Truyện đó thể hiện chân thực và sinh động một tình cảm bền chặt và sâu sắc là tình yêu làng quê thống nhất với lòng yêu nước và tinh thần kháng chiến qua tâm trạng của nhân vật ông Hai - một người nông dân phải rời làng đi tản cư.
2. Diễn biến tâm trạng ông Hai 
* Khi nghe tin làng theo giặc
- Khi mới nghe tin
Ông Hai sững sờ, nghẹn ngào, tủi hổ. 
- Khi về nhà
 Ông Hai cảm thấy đau đớn, uất ức, nhục nhã , bực bội, đau xót, lo lắng, sợ hãi.
- Mấy ngày sau
 Không dám đi đâu luôn trong trạng thái lo lắng, sợ hãi 
- Đưa ra quyết định “thù làng” từ bỏ làng
->Tình yêu nước đã rộng lớn, bao
 trùm tình cảm làng quê
 Ông Hai là người có tinh yêu làng, yêu nước và tinh thần kháng chiến sâu nặng. 
 *Khi tin làng theo giặc được cải chính
Tâm trạng sung sướng, hả hê, tự hào
* Ghi nhớ/174
* Hoạt động 3: HDHS Luyện tập 
- Mục tiêu: Vận dụng kiến thức bài học để nhận thức về tình yêu quê hương đất nước qua một số Vb cụ thể và bài học cho bản thân.
- Phương pháp: khái quát hoá, Vấn đáp tái hiện.
- Thời gian: 5p
Gv hướng dẫn học sinh làm bài tập
? Hãy liệt kê truyện ngắn hay bài thơ nào cũng viết về tình cảm quê hương đất nước?
Cảm nhận của em về hình ảnh người nông dân trong những ngày đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp qua nhân vật ông Hai.
III. Luyện tập
1. Quê hương (Tế Hanh)
2. Sông nước Cà Mau (Đoàn Giỏi)
3. Sài Gòn tôi yêu 
4. Củng cố bài
- GV khái quát nội dung 2 tiết học
- Nắm vững cốt truyện, nội dung và nghệ thuật của tác phẩm
5. Hướng dẫn về nhà
- Tìm đọc các tác phẩm thơ ca cùng chủ đề
- Về nhà làm BT1 ở mục Luyện tập trang 174 (SGK) 
- Chuẩn bị bài: CTĐP Hoa sớm, Lặng lẽ Sa Pa
* Rút kinh nghiệm

Tài liệu đính kèm:

  • docTiet 61,62.doc