Thiết kế kế hoạch bài học – Ngữ văn 9 - Năm học 2009 - 2010

Thiết kế kế hoạch bài học – Ngữ văn 9 - Năm học 2009 - 2010

Bài 1: Phong cách Hồ Chí Minh

(Lê Anh Trà )

Tiết 1+ 2 : Đọc - Hiểu văn bản.

 A. Mục tiêu bài học .

 Học xong bài này, học sinh sẽ có :

 1. Kiến thức: Cảm nhận được vẻ đẹp trong phong cách Hồ Chí Minh là sự kết hợp hài hoà giữa truyền thống và hiện đại, dân tộc và nhân loại, thanh cao và giản dị.

 2.Kĩ năng : Biết thế nào là văn bản thuyết minh kết hợp với lập luận.

 3. Thái độ : Có tình cảm yêu mến , kính trọng và ý thức rèn luyện theo phong cách cao đẹp của Bác.

B.Chuẩn bị về phương pháp và phương tiện dạy học.

- Giáo viên: Tham khảo : những mẩu chuyện về Chủ tịch Hồ Chí Minh.

- Học sinh: + sưu tầm những câu chuyện viết về Bác.

 +Ôn lại kiến thức về đặc điểm của văn bản nhật dụng đã được học ở các lớp dưới.

 

doc 36 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 597Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Thiết kế kế hoạch bài học – Ngữ văn 9 - Năm học 2009 - 2010", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn : / 8 /2009 
Ngày giảng: / 8 /2009 
Bài 1: Phong cách Hồ Chí Minh
(Lê Anh Trà )
Tiết 1+ 2 : Đọc - Hiểu văn bản.
 A. Mục tiêu bài học .
 Học xong bài này, học sinh sẽ có :
 1. Kiến thức: Cảm nhận được vẻ đẹp trong phong cách Hồ Chí Minh là sự kết hợp hài hoà giữa truyền thống và hiện đại, dân tộc và nhân loại, thanh cao và giản dị.
 2.Kĩ năng : Biết thế nào là văn bản thuyết minh kết hợp với lập luận.
 3. Thái độ : Có tình cảm yêu mến , kính trọng và ý thức rèn luyện theo phong cách cao đẹp của Bác.
B.Chuẩn bị về phương pháp và phương tiện dạy học.
- Giáo viên: Tham khảo : những mẩu chuyện về Chủ tịch Hồ Chí Minh.
- Học sinh: + sưu tầm những câu chuyện viết về Bác.
 +Ôn lại kiến thức về đặc điểm của văn bản nhật dụng đã được học ở các lớp dưới.
C. Tổ chức các hoạt động dạy học.
* Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ .( 1’).
 - GV : Kiểm tra sự chuẩn bị bài của HS .
* Hoạt động 2: Giới thiệu bài. ( 2 ‘ )
 Hồ Chí Minh không chỉ là anh hùng dân tộc mà còn là một danh nhân văn hoá thế giới ( Người được UNESCO phong tặng danh hiệu này năm 1990).Bởi vậy phong cách sống và làm việc của Bác không chỉ là phong cách sống và làm việc của người anh hùng dân tộc vĩ đại mà còn là của một nhà văn hoá lớn, một con người của nền văn hoá tương lai.
* Hoạt động 3: Bài mới ( 85’) 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của
học sinh
Nội dung cần đạt
GV : nêu yêu cầu đọc.
GV đọc từ đầu đến rất hiện đại.
-Yêu cầu h/s đọc tiếp
?Văn bản được trích từ tác phẩm nào? Nói văn bản Phong cáh Hồ Chí Minh là một VB nhật dụng vì sao?
?Giải thích ý nghĩa của các từ: Phong cách, uyên thâm, di dưỡng tinh thần?
?Văn bản được chia làm mấy phần? Nội dung của từng phần?
GV yêu cầu h/s đọc phần 1.
?Phần 1 đề cập đến vấn đề gì ?
Qua đọc phần 1, ta thấy tác giả đã đề cập đến vốn kiến thức sâu rộng của Bác.
?Vốn tri thức văn hoá nhân loại của Chủ tịch Hồ Chí Minh sâu, rộng như thế nào?
?Làm cách nào để Bác có được vốn tri thức và văn hoá nhân loại?
?Bác đã tiếp thu các nền văn hoá đó như thế nào?
?Qua các chi tiết trên ,em suy nghĩ gì về ý thức tiếp thu các nền văn hoá của Bác?
?Tác giả đã dùng nghệ thuật gì để làm nổi bật phong cách tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại của Bác?
?Hãy lấy dẫn chứng để minh hoạ cho các nét nghệ thuật đó?
?Phân tích nghệ thuật đối lập trong phần 1?
?Em hãy rút ra "phong cách" Hồ Chí Minh trong việc tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại ? 
?Từ Phong cách chúng ta rút ra được bài học gì trong sự hội nhập với thế giới hiện nay?
GV khái quát tiết 1.
Tiết 2.
GV yêu cầu h/s đọc phần 2.
?Phần 2 đã nêu lên điều gì về phong cách của Bác?
?Lối sống của Bác được tác giả giới thiệu qua những khía cạnh nào?
?Có ý kiến nhận xét rằng lối sống của Bác rất bình dị Việt Nam ý kiến nhận xét đó có đúng không?Em hãy chứng minh?
?Qua đây em hiểu gì về phong cách sống của Bác?
?Em cảm nhận gì về lối sống này?
?Vì sao có thể nói lối sống của Bác là sự kết hợp giữa giản dị và thanh cao?
?Sau khi kể về lối sống của Bác tác giả đã bình luận và so sánh lối sống của Bác với các vị hiền triết xưa như thế nào?
?Tác giả đã dùng cách lập luận gì ở lời bình luận này ?
?Lời bình luận đó có ý nghĩa gì?
?Qua tìm hiểu văn bản ,em nhận xét gì về cách lựa chọn chi tiết,phương thức thể hiện trong văn bản,nghệ thuật lập luận?
?Em học tập được phong cách gì của Hồ Chí Minh?
-Giáo viên yêu cầu 1 HS đọc lại toàn bộ văn bản
?Hãy kể một câu chuyện về lối sống của Bác mà em được biết hoặc hát một bài hát về Bác.
-Nghe
-Đọc
-Nhận xét
-Giải thích
-Nhận xét
-Đọc
-Phát hiện
- Nghe.
-Phân tích
-Nhận xét
-Khái quát
-Nhận xét, phân tích
-Phát hiện
- Ghi.
-Lấy dẫn chứng
-Phân tích.
-Khái quát
- Ghi.
-Liên hệ bản thân
-Đọc
-Phát hiện
-Trình bày
-Chứng minh
-Nhận xét
- Ghi.
-Cảm nhận
-Giải thích
-Phát hiện
- nhận xét – ghi.
-Nhận xét
-ghi.
-Khái quát 
-Suy nghĩ cảm nhận.
I. Đọc- tiếp xúc văn bản(15')
*Đọc.
-Đọc giọng chậm , bình tĩnh khúc chiết, rõ ràng
-Xuất xứ VB: Văn bản được trích trong Phong cách Hồ Chí Minh cái vĩ đạí với cái giản dị, trong Hồ Chi Minh và văn hoá Việt Nam.
-Là văn bản nhật dụng vì: Nó mang ý nghĩa cập nhật bên cạnh ý nghĩa lâu dài.
+Văn bản đề cập đến một vấn đề về sự hội nhập với thế gíơi và giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc.
*Từ khó:
-Phong cách:là cái riêng của một người hay một tầng lớp người nào đó về lối sống,cách sinh hoạt làm việc, ứng xử...
-Uyên thâm: có trình độ kiến thức sâu...
-Di dưỡng tinh thần: bồi bổ cho sảng khoái tinh thần.
* Cấu trúc văn bản .
-Bố cục hai phần.
+Phần 1: Từ đầu đến hiện đại Hồ Chí Minh với sự tiếp thu văn hoá nhân loại.
 +Phần 2: còn lại những nét đẹp trong lối sống của Hồ Chí Minh.
II. Đọc - Hiểu văn bản(60')
1.Phong cách Hồ Chí Minh về sự tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại.
-Người biết nói, viết nhiều thứ tiếng, tiếp xúc với nhiều nền văn hoá, làm nhiều nghề...
-Cách tiếp thu:
+Nắm vững phương tiện giao tiếp là ngôn ngữ.
+Học hỏi, tìm hiểu sâu sắc qua công việc.
-Tiếp thu mọi cái đẹp, cái hay, phê phán những tiêu cực của CNTB.
-Các nền văn hoá đó không làm lung lay cái gốc văn hoá dân tộc của Bác.
-Bác tiếp thu có chọn lọc tinh hoa văn hoá nước ngoài.
-Không chịu ảnh hưởng thụ động.
-Trên nền tảng văn hoá dân tộc mà mà tiếp thu những ảnh hưởng văn hoá
- Nghệ thụât kể, nhận định, bình luận, nghệ thuật đối lập.
+Trong cuộc đời nhiều truân chuyên...
+Nhưng điều kì lạ...
-Hồ Chí Minh tiếp xúc nhiều nền văn hoá nhưng không hề bị lai căng mà ngược lại người vẫn giữ được cái gốc dân tộc để trở thành một nhân cách một lối sống rất Việt Nam, rất phương Đông, nhưng cũng rất hiện đại.
-Bác tiếp thu có chọn lọc tinh hoa văn hoá nước ngoài.
-Không chịu ảnh hưởng thụ động.
-Trên nền tảng văn hoá dân tộc mà mà tiếp thu những ảnh hưởng văn hoá.
-Chúng ta nên tiếp thu những cái đẹp, cái hay của nhân loại, phê phán cái tiêu cực trái với thuần phong mĩ tục của dân tộc Việt Nam, giữ được bản sắc của dân tộc mình trong lối sống và cách ứng xử hàng ngày.
2.Phong cách Hồ Chí Minh về lối sống.
-Kể về việc ăn, mặc, sinh hoạt, của Bác.
-Nơi ở: Ngôi nhà nhỏ, ao cá...đồ đạc đơn sơ.
-Trang phục:áo bà ba nâu, áo trấn thủ, đôi dép lốp thô sơ...
-Sinh hoạt:ăn uống đạm bạc cá kho, rau luộc, dưa ghém, cà muối...
-Phong cách sống của Bác vô cùng giản dị,nơi ở và làm việc đơn sơ,trang phục giản dị, ăn uống đạm bạc.
-Lối sống giản dị ,thanh cao.
-Đây không phải là lối sống khắc khổ của những người tự vui trong cảnh nghèo khó.
-Đó không phải là cách tự thần thánh hoá, tự làm khác cho đời.
-Cách sống có văn hoá, giản dị, tự nhiên, một quan niệm thẩm mĩ,một hình thứcdi dưỡng tinh thần cao đẹp.
-Tôi dám chắc không có một vị.......và thể xác.
-Cách lập luận khẳng định và liên tưởng, dùng lối phản bác .
-Lời bình luận làm rõ ý nghĩa cao cả của lối sông giản dị, thanh cao của Bác.
IV.Tổng kết(5')
*Nghệ thuật.
-Chi tiết được chọn lọc tiêu biểu.
-Kể, bình luận đan xen nhau.
-Sử dụng nghệ thuật đối lập.
*Nội dung.
-Phong cách về sự tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại.
-Phong cách về lối sống.
-Tiếp thu tinh hoa văn hoá có chọn lọc...
-Bản sắc văn hoá của dân tộc.
IV.Luyện tập(5')
-Đọc lại văn bản.
-Kể một câu chuyện về lối sống giản dị mà cao đẹp của Bác.
-Hát một bài hát về Bác.
*Hoạt động 4: Hướng dẫn các hoạt động tiếp nối. ( 2’)
-Đọc lại bài, sưu tầm thêm những mẩu chuyện nói về lối sống giản dị của Bác.
-Cách sống của Bác gợi cho em những tình cảm nào về Bác?.
-Chuẩn bị bài:" Các phương châm hội thoại
Ngày soạn / 8 / 2009 
Ngày giảng: / 8 /2009 
Tiết 3: Các Phương Châm Hội Thoại
A.Mục tiêu bài học.
 Học xong bài này, học sinh có được :
1.Kiến thức: Hiểu được nội dung phương châm về lượng và phương châm về chất.
 2.Kĩ năng : Biết vận dụng những phương châm này trong giao tiếp.
 	3.Thái độ: Tán thành việc vận dụng các phương châm hội thoại trong giao tiếp.
B.Chuẩn bị về phương pháp và phương tiện dạy học.
-Giáo viên: bảng phụ.
-Học sinh : Đọc bài.
C. Tổ chức các hoạt động dạy học.
* Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ. ( 1’)
GV kiểm tra sự chuẩn bị bài của học sinh.
 *Hoạt động 2: Giới thiệu bài. ( 2’)
Trong giao tiếp có những quy định không được nói ra thành lời nhưng những người tham gia giao tiếp cần phải tuân thủ, nếu không thì dù câu nói không mắc lỗi gì về ngữ âm, từ vựng và ngữ pháp, giao tiếp cũng sẽ không thành công. Những quy định đó được thể hiện qua các phương châm hội thoại. Bài học hôm nay sẽ giúp các em hiểu được một trong số các phương châm hội thoại.
*Hoạt động 3. Bài mới . ( 41’)
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung cần đạt
? Đọc bài tập 1 SGK ?
?Em hãy cho biết ''bơi'' có nghĩa là gì?
? Khi An hỏi ''Cậu học bơi ở đâu''? mà Ba trả lời ở dưới nước thì câu trả lời đó có đáp ứng điều mà An muốn biết không? Vì sao?
?Vậy theo em vơí câu hỏi trên thì cần phải trả lời như thế nào ? Vì sao?
?Từ đây em rút ra bài học gì khi giao tiếp( nói , viết)?
- đọc bài tập 2.
?Vì sao câu chuyện lại gây cười? 
?Hai anh lợn cưới và áo mới cần phải trả lời như thế nào để người nghe đủ biết được điều cần hỏi và cần nói?
?Khi giao tiếp ngoài yêu cầu nói cho có nội dung thì người giao tiếp còn phải đáp ứng yêu cầu nào nữa?
- Khái quát: Hai yêu cầu trên chính là phương châm về lượng trong giao tiếp.
- Yêu cầu h/s đọc ghi nhớ.
- Khái quát chuyển ý.
- Yêu cầu h/s đọc câu chuyện.
?Nội dung của truyện là gì?
?Qua câu chuyện tác giả dân gian muốn phê phán điều gì?
?Trong giao tiếp cần tránh điều gì?
?Nếu không biết chắc chắn vì sao bạn nghỉ học thì em có nói với thầy là bạn ấy nghỉ học vì ốm không?Vì sao?
?Trong giao tiếp cần lưu ý thêm điều gì?
- Khái quát: Trong giao tiếp không nên nói những điều không có thực và không có bằng chứng xác thực đó là phương châm về chất.
- Yêu cầu h/s đọc ghi nhớ SGK/ 10.
?Đọc và nêu yêu cầu Bài tập 1
?Hai câu văn mắc lỗi gì?
?Cách sửa lỗi?
? Chọn từ ngữ thích hợp điền vào chỗ trống?
? Các từ ngữ trên đều chỉ những cách nói liên quan đến một phương châm hội thoại đã học. Hãy cho biết đó là phương châm hội thoại nào?
- Yêu cầu h/s đọc câu chuyện cười SGK/11
?Trong câu chuyện cười "Có nuôi được không" phương châm hội thoại nào đã không được tuân thủ? Vì sao?
?Vì sao người nói đôi khi phải dùng những cách diễn đạt như như tôi được biết,tôi tin rằng...nhu tôi đã trình bày, như mọi người đã biết...Vận dụng những phương châm hội thoại đã học để giải thích ?
? Giải thích nghĩa của của các thành ngữ và cho biết các thành ngữ liên quan đến phương châm hội thoại nào?
-GV chia nhóm, yêu cầu HS thảo luận
GV nhận xét:
- Khái quát toàn bài
- Đọc bài tập.
-Trả lời độc lập
-Trả lời độc lập
-Suy luận
-Nhận xét.
- ghi.
-Nghe
-Giải thích
-Nêu ý kiến.
-Khái quát - ghi
-Đọc ghi nhớ
- Đọc
-Nhận xét
-Nhận xét
-Khái quát – ghi.
Trả lời
Giải thích
Khái quát, ghi.
Nghe
-Đọc
-Đọc và nêu yêu cầu BT1.
-Làm độc lập
-Trình bày
-Độ ... 2) Kĩ năng :Rèn kĩ năng sử dụng có hiệu quả các yếu tố miêu tả trong văn bản thuyết minh.
 3) Thái độ: Có ý thức đưa yếu tố miêu tả vào khi thực hành viết văn bản thuyết minh
B- Chuẩn bị phương pháp vào phương tiện dạy học:
 - GV: Tham khảo tài liệu, thiết kế kế hoạch bài học. .
 - HS: Đọc bài mới.
C- Tổ chức các hoạt động:
 *Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ(2').
 - Kiểm tra vở bài tập của hs.
 * Hoạt động 2: Giới thiệu bài(1').
 - Nhắc lại kiến thức bài cũ -> vào bài.
 * Hoạt động 3: Bài mới(40').
 Hoạt động của giáo viên
H.động của hs
 Nội dung cần đạt
 ? Nhan đề của văn bản có ý nghĩa gì?
 ? Xác định những câu văn thuyết minh về cây chuối?
 ? Tìm những câu văn miêu tả cây chuối?
 ? Theo yêu cầu chung của văn bản thuyết minh, có thể thêm hoặc bớt những gì?
GV yêu cầu các nhóm trả lời.
-Yêu cầu các nhóm khác bổ sung.
 ? Hãy kể thêm những công dụng của mỗi bộ phận trên cây chuối? Tác dụng?
 ? Để thuyết minh thêm sinh động, hấp dẫn người viết cần làm gì? 
 - Gọi hs đọc ghi nhớ.
? Đọc, xác định yêu cầu bài tập 1?
 - Hướng dẫn hs cách làm.
 - Gọi hs đọc bài tập 2.
 ? Chỉ ra yếu tố miêu tả trong đoạn văn?
GV hướng dẫn HS cách làm BT3 để HS về nhà hoàn thiện.
-Nêu ý nghĩa.
- Phát hiện.
- Xác định, trả lời.
- Thảo luận nhóm(3')
-Đại diện nhóm trả lời.
-Bổ sung
- Nêu tác dụng.
-Rút ra bài học.
- Đọc.
- Đọc.
- Xác định.
- Đọc.
- Phát hiện.
I- Tìm hiểu yếu tố miêu tả trong văn bản thuyết minh(20')
1. Bài tập
 Văn bản: "Cây chuối trong đồi sống Việt nam".
-ý nghĩa nhan đề văn bản muốn nhấn mạnh :
+, Vai trò của cây chuối trong đời sống vật chất và tinh thần của người dân Việt nam từ xưa đến nay.
+, Thái độ đúng đắn của con người trong việc nuôi trồng, chăm sóc và sử dụng có hiệu quả các giá trị của cây chuối.
- Thuyết minh: Hầu như ở nông thôn nhà nào cũng trồng chuối.
+ Cây chuối rất ưa nước...
- Miêu tả: 
+ Đi khắp Việt Nam, nơi đâu ta cũng gặp... núi rừng. 
+ Chuối xanh có vị chát ... gỏi.
=> Làm cho đối tượng thuyết minh được nổi bật, gây ấn tượng.
2. Ghi nhớ: ( sgk/ t. 25 )
II- Luyện tập(20')
Bài tập 1:
 Bổ sung yếu tố miêu tả vào các chi tiết thuyết minh.
- Thân cây chuối có hình dáng thẳng, tròn như một cột trụ, mọng nước gợi cảm giác mát mẻ dễ chịu
-Lá chuối tươi xanh rờn, uốn cong dưới ánh trăng thỉnh thoảng lại vẫy lên phần phật như mời gọi....
Bài tập 2: 
Yếu tố miêu tả trong đoạn văn.
- Tách ..., nó có tai.
- Chén của ta không có tai.
- Khi mời ai ... mà uống rất nóng.
 *Hoạt động 4: Hướng dẫn các hoạt động tiếp nối (2'):
 - Học thuộc ghi ghớ, làm bài tập 3 ( sgk / t. 26 ).
 - Chuẩn bị bài luyện tập.
Soạn : / 8 / 2009
Giảng : / 8 / 2009
Tiết 10: Luyện tập sử dụng yếu tố miêu tả
 trong văn bản thuyết minh
A- Mục tiêu cần đạt:
 - Tiếp tục ôn tập củng cố về văn bản thuyết minh, có nâng cao thông qua việc kết hợp với miêu tả.
 - Rèn luyện kĩ năng tổng hợp về văn bản thuyết minh.
B- Chuẩn bị:
 - GV: Tài liệu tham khảo.
 - HS: Đọc bài luyện tập, xác định yêu cầu của đề, trả lời các câu hỏi trong sgk.
C- Tiến trình tổ chức các hoạt động:
 Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ.(2')
 - Kiểm tra vở bài tập của hs.
 Hoạt động 2: Giới thiệu bài.(1')
 - Nhấn mạnh tác dụng của việc sử đụng yếu tố miêu tả trong văn bản thuyết minh -> vào bài.
 Hoạt động 3: Bài mới.(41')
 Hoạt động của giáo viên
 H.động của hs
 Nội dung cần đạt
 - Ghi đề lên bảng.
 ? Nhắc lại các bước tìm hiểu đề?
 ? Xác định yêu cầu của đề?
 ? Để thuyết minh con trâu có mấy ý?
? Ngoài là sức kéo, con trâu còn có ý nghĩa ntn với gia đình nhà nông?
 ? Lập dàn ý cho một đề văn thuyết minh có mấy phần? Nêu nhiệm vụ của từng phần?
 ? Lập dàn ý đề bài trên?
 - Yêu cầu hs thảo luận nhóm.
 ? Viết phần mở bài của đề bài trên?
 ? Nhận xét phần mở bài của bạn?
 - Giới thiệu các cách mở bài khác.
 ?Viết một đoạn văn phần thân bài?
 - Lưu ý: Kết hợp sử dụng yếu tố miêu tả.
 - Gọi hs đọc.
- Đánh giá: Nội dung, cách diễn đạt, việc sử dụng yếu tố miêu tả.
? Viết phần kết bài?
 - Lưu ý cảm xúc.
 - Nhận xét chung về khả năng viết bài của hs. ( ưu - nhược )
- Phát biểu.
- Nêu yêu cầu của đề.
- Trình bày.
- Suy nghĩ, phát biểu
- Nhắc lại kiến thức cũ.
- Thảo luận nhóm.
- Trình bày.
- Nhận xét, bổ sung.
- Viết nháp, trình bày.
- Nhận xét.
- Tự chọn 1 ý.
- Viết ra nháp
- 2 -> 3 hs trình bày.
- Nhận xét.
- Viết nháp.
- Trình bày.
- Nhận xét.
* Đề bài: Con trâu ở làng quê Việt Nam.
I- Tìm hiểu đề tìm ý:(8')
- Kiểu bài: Thuyết minh
- Nội dung: Con trâu ở làng quê Việt Nam.
- Tư liệu: Thực tế nông thôn, tri thức khoa học về trâu.
* Tìm ý:
- Con trâu là sức kéo chủ yếu.
- Con trâu là tài sản lớn nhất.
- ...
II- Lập dàn ý:(13')
1. Mở bài:
- Giới thiệu chung về con trâu trên đồng ruộng làng quê Việt Nam.
2. Thân bài:
- Con trâu trong nghề làm ruộng: Là sức kéo để cày bừa, kéo xe, trục lúa ...
- Con trâu trong lễ hội đình đám.
- Nguồn cung cấp thịt, da để thuộc, sừng trâu dùng làm đồ mĩ nghệ.
- Là tài sản lớn nhất của người nông dân Việt Nam.
- Con trâu và trẻ chăn trâu, việc chăn nuôi trâu
3. Kết bài:
- Con trâu trong tình cảm của người nông dân.
III- Luyện tập:(20')
1. Mở bài:
2. Thân bài:
3. Kết bài:
 Hoạt động 4: Hướng dẫn các hoạt động tiếp nối: (1')
 - Viết hoàn chỉnh bài văn thuyết minh về con trâu. Tiết sau viết bài số 2.
Soạn: 17/ 9 / 2007
Giảng: 19/ 9 / 2007 Bài 3.
 Văn bản: Tuyên bố thế giới về sự sống còn,
 quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em
 ( Trích )
 Tiết 11,12: Đọc hiểu văn bản
A- Mục tiêu cần đạt:
 - Giúp hs thấy được phần nào thực trạng cuộc sống của trẻ em trên thế giới hiện nay, tầm quan trọng của vấn đề bảo vệ, chăm sóc trẻ em.
 - Hiểu được sự quan tâm sâu sắc của cộng đồng quốc tế đối với vấn đề bảo vệ chăm sóc trẻ em.
B-Chuẩn bị:
 - GV: Nghiên cứu tài liệu, soạn bài.
 - HS: Soạn bài theo câu hỏi sgk.
C-Tiến trình tổ chức các hoạt động:
 Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ.
 ? Sự gần gũi và khác biệt giữa chiến tranh hạt nhân và động đất sóng thần là ở những điểm nào?
 ? Kể ra mỗi nguy cơ mang tính chất toàn cầu hiền nay?
 Hoạt động 2: Giới thiệu bài.
 Trẻ em Việt Nam cũng như trẻ em trên thế giới hiện nay đang đứng trước thuận lợi to lớn về sự chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục nhưng đồng thời cũng đang gặp những thách thức, những cản trở không nhỏ, ảnh hưởng xấu đến tương lai phát triển của các em. Bài học ngày hôm nay sẽ nói lên phần nào tầm quan trọng của vấn đề này.
 Hoạt động 3: Bài mới.
Hoạt động của giáo viên
H.đ của hs
Nội dung cần đạt
 - Giới thiệu bản tuyên bố.
 - Yêu cầu đọc mạch lạc, khúc triết từng mục.
 - Đọc mẫu.
 - Gọi hs đọc .
 - Nhận xét giọng đọc của hs.
 ? Em hiểu thế nào là "tăng trưởng", "vô gia cư" ?
 ? Văn bản được viết theo thể loại nào?
 ? Có thể chia văn bản làm mấy phần ? Nêu nhiệm vụ từng phần?
 ? Em có nhận xét gì về sự liên kết giữa các phần trong văn bản?
 ? Đọc mục 1-2?
 ? Nội dung và ý nghĩa của từng mục vừa đọc?
 ? Tại sao cần phải họp hội nghị cấp cao thế giới để bàn về vấn đề này?
 ? Nội dung mục 2?
 - Đó cũng chính là nguyên nhân và mục đích của vấn đề: Làm thế nào để đạt được điều ấy?
 ? Em có nhận sét gì về phần mở đầu?
 Tiết 2:
 ? Vai trò, vị trí của mục 3-7?
 ? Các từ ngữ: " hàng ngày", "mỗi ngày"bắt đầu các mục 4, 5, 6 có tác dụng gì?
 ? Nhận thức tình cảm của em khi đọc phần này?
 - Nói thêm về nạn buôn bán trẻ em, trẻ em mắc HIV, trẻ em sớm phạm tội, trẻ em các nước Nam A sau động đất sóng thần. 
 ? Tóm tắt những điều kiện thuận lợi nêu trong 2 mục 8-9?
 ? Qua phần cơ hội, em thấy việc bảo vệ chăm sóc trẻ em trong bối cảnh thế giới hiện nay có những điều kiện thuận lợi gì?
 ?Những quan tâm của đảng và nhà nướcViệt Nam về vấn đề trẻ em được thực hiện trong một số chính sách việc làm nào?
 ? Đọc phần 4?
 ? Phát hiện sự sắp xếp một cách có dụng ý các nhiệm vụ từ 10-17? Phân tích cụ thể từng mục?
 ? Ơ phần nhiệm vụ bản tuyên bố đã nêu những gì?
 ? Qua phân tích, em rút ra nhận xét gì về nội dung của phần này?
 ? Em có cảm nhận gì về lời văn?
 ? Trình bày nhận thức về tầm quan trọng của vấn đề bảo vệ, chăm sóc trẻ em, về sự quan tam của cộng đồng quốc tế đối với vấn đề này?
 ? Tầm quan trọng của vấn đề bảo vệ, chăm sóc trẻ em, sự quan tâm của cộng đồng quốc tế Việt Nam hiện nay?
 ? Đọc ghi nhớ sgk?
 ? Phát biểu ý kiến về sự quan tâm, chăm sóc của chính quyền địa phương, của các tổ chức xã hội nơi em ở hiện nay đối với trẻ em?
- Lắng nghe.
- 4- 5 hs đọc.
- Nhận xét.
- Giải nghĩa.
- Xác định.
- Trao đổi phát biểu.
- Nhận xét.
- Đọc.
- Trả lời.
- Phân tích.
- N êu nội dung.
- Nhận xét.
- Xác định.
- Suy nghĩ, trả lời.
- Tự bộc lộ.
- Tóm tắt.
- Tự bộc lộ.
- Trao đổi, trình bày.
- Đọc
- Thảo luận nhóm, trình bày.
- Phát biểu.
- Nhận xét.
- Nêu cảm nhận.
- Suy nghĩ, phát biểu.
- Phát biểu.
- Đọc.
- Suy nghĩ, phát biểu.
I- Đọc tiếp xúc văn bản
* Tác giả, tác phẩm:
* Đọc:
* Từ khó:
- Văn bản nhật dụng, tuyên bố thuộc loại nghị luận chính trị, xã hội.
* Tìm hiểu bố cục:
- Mở đầu: Lí do của bản tuyên bố.
+Sự thách thức của tình hình: Thực trạng của trẻ em trên thế giới trước các nhà lãnh đạo chính trị các nước.
+ Cơ hội: Những điều kiện thuận lợi để thực hiện nhiệm vụ chăm lo và bảo vệ trẻ em.
+ Nhiệm vụ: Những nhiệm vụ cụ thể.
II- Đọc- hiểu văn bản:
1.Mở đầu: ( 1-2 )
*1. Nêu vấn đề, giới thiệu mục đích và nhiệm vụ của hội nghị cấp cao thế giới.
*2. Khái quát những đặc điểm, yêu cầu của trẻ em, Khẳng định quyền được sống được phát triển trong hoà bình hạnh phúc.
-> Nêu vấn đề ngắn gọn và rõ, có tính chất khẳng định.
2. Sự thách thức: ( 3-7 )
- Mục 3: vai trò chuyển đoạn, chuyển ý, giới hạn vấn đề.
- Mục 7: Kết luận cho phần "sự thách thức": Nhận trách nhiệm phải đáp ứng nhứng thách thức đã nêu trên thuộc về những nhà lãnh đạo chính trị của các nước- những nguyên thủ quốc gia.
- Những vấn đề, những hiện tượng về thực trạng trẻ em trên nhiều nước, nhiều vùng khác nhau đã trở thành bao nạn nhân của bao vấn nạn xã hội.
+ Nạn nhân của chiến tranh.
+ Thảm hoạ đói nghèo, vô gia cư, địch bệnh, ô nhiễm môi trường, mù chữ.
+ Chết vì suy dinh dưỡng, bệnh tật.
3. Những cơ hội:
- Mục 8 nêu 2 cơ hội:
+ Đoàn kết liên kết chặt chẽ các quốc gia...
+ Công ước về quyền trẻ em.
- Mục 9: Những cải thiện của bầu chính trị thế giới.
4. Những nhiệm vụ:
- Nêu nên khá nhiều điểm mà từng quốc gia và cả cộng đồng quốc tế cần phải lỗ lực hành động.
-> Rứt khoát, mạch lạc, rõ ràng.
=> Bảo vệ quyền lợi, chăm lo đến sự phát triển của trẻ em là một trong những vấn đề quan trọng cấp bách, có ý nghĩa toàn cầu.
III- Tổng kết:
- Bảo vệ quyền lợi, chăm lo đến sự sống còn, phát triển của trẻ em, vì tương lai của toàn nhân loại.
* Ghi nhớ: ( sgk/ t.35 )
IV- Luyện tập:
 Hoạt động 4: Hướng dẫn học ở nhà.
 - Học ghi nhớ, nắm chắc nội dung bài học
 - Soạn bài: " Chuyện người con gái Nam Xương"

Tài liệu đính kèm:

  • docVAN 9(54).doc