Giáo án môn Ngữ văn khối 9 năm 2014 - Tiết 81, 82: Ôn tập tập làm văn

Giáo án môn Ngữ văn khối 9 năm 2014 - Tiết 81, 82: Ôn tập tập làm văn

A.Mục tiêu cần đạt

1. Kiến thức

- Nắm được các nội dung chính của phần tập làm văn đã học trong Ngữ Văn 9, thấy được tính chất thích hợp của chúng với văn bản chung.

- Ôn lại khái niệm văn thuyết minh

- Sự kết hợp các phương thức biểu đạt trong văn thuyết minh và văn tự sự

- Thấy được tính kế thừa và phát triển của các nội dung tập làm văn học ở lớp 9 bằng cách so sánh với nội dung các kiểu văn bản đã học ở lớp dưới.

2. Kĩ năng

- Nhận diện, so sánh, vận dụng

3. Thái độ: Giáo dục ý thức học tập

4. Năng lực cần đạt

- Tự học, giải quyết vấn đề, hợp tác, sử dụng ngôn ngữ.

B. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh

1. Giáo viên: Bảng phụ. tài liệu tham khảo, giáo án điện tử.

2.Học sinh: Soạn bài, ôn tập kiến thức.

C: Các kỹ năng sống cơ bản được giáo dục trong bài

- Kỹ năng giao tiếp, nhận thức, cảm thụ văn học.

 

doc 6 trang Người đăng minhquan88 Lượt xem 670Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn khối 9 năm 2014 - Tiết 81, 82: Ôn tập tập làm văn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 10/12/2014 
Ngày giảng: 9A: / /2014
	 9B: / /2014
Tiết 81
ÔN TẬP TẬP LÀM VĂN
A.Mục tiêu cần đạt 
1. Kiến thức 
- Nắm được các nội dung chính của phần tập làm văn đã học trong Ngữ Văn 9, thấy được tính chất thích hợp của chúng với văn bản chung.
- Ôn lại khái niệm văn thuyết minh
- Sự kết hợp các phương thức biểu đạt trong văn thuyết minh và văn tự sự
- Thấy được tính kế thừa và phát triển của các nội dung tập làm văn học ở lớp 9 bằng cách so sánh với nội dung các kiểu văn bản đã học ở lớp dưới.
2. Kĩ năng 
- Nhận diện, so sánh, vận dụng 
3. Thái độ: Giáo dục ý thức học tập
4. Năng lực cần đạt
- Tự học, giải quyết vấn đề, hợp tác, sử dụng ngôn ngữ..
B. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh
1. Giáo viên: Bảng phụ. tài liệu tham khảo, giáo án điện tử.
2.Học sinh: Soạn bài, ôn tập kiến thức.
C: Các kỹ năng sống cơ bản được giáo dục trong bài
- Kỹ năng giao tiếp, nhận thức, cảm thụ văn học...
D. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy và học
1. Ổn định tổ chức: 9A .......................9B...............................
2. Kiểm tra bài cũ: 
Kiểm tra phần chuẩn bị của học sinh.
3. Bài mới: 1p
* Hoạt động 1: Giới thiệu bài
* Hoạt động 2: HDHS Ôn tập kiến thức trọng tâm 
- Mục tiêu: Củng cố kiến thức về văn thuyết minh 
- Phương pháp: Vấn đáp tái hiện, đàm thoại,thảo luận.
 - Thời gian: 35 phút
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung 
? Kể tên những nội dung lớn mà em đã học trong phần TLV?
VBTM,VBTS
 ?Trong văn bản TM nội dung nào là trọng tâm cần chú ý?
Gv Cho ví dụ cụ thể? 
Lúa là loại cây thân cỏ, tròn có nhiều đốt lá dài, bẹ ôm lấy thân, gân lá song song, rễ chùm.Từ lúc gieo mạ cho đến khi lúa trổ bông thời gian khoảng hai tháng. Có thể nói thời điểm lúa làm đòng là thời điểm lúa đẹp nhất và sung sức nhất. Chính vì vậy mà ông bà ta thường gọi là lúa thì con gái. Những bông lúa ngậm sữa, đón nắng dần kết hạt, uốn cong như cần câu, trĩu nặng sự no đủ.
?Đoạn văn trên sử dụng PTBĐ chính nào? Đây là PT tiêu biểu của loại văn bản nào mà em đã học?
? Ngoài TM còn có yêú tố nào đi kèm?Biện pháp nghệ thuật: Nhân hoá (Những bông lúa ngậm sữa, đón nắng dần kết hạt)So sánh: (uốn cong như cần câu trĩu nặng sự no đủ)
? Vai trò, tác dụng của biện pháp nghệ thuật trong đoạn văn TM trên?
? Ngoài ra VBTM còn sử dụng kết hợp với yếu tố nào khác?
GV cho hs tự tìm trong VB 
Trò chơi ngày xuân một đoạn văn có sử dụng yếu tố miêu tả
“Lân được trang trí công phu.....võ thuật”
?Nêu vai trò,tác dụng của miêu tả?
GV Nhận xét, đánh giá, rút kết luận.
Bên cạnh sự kết hợp trên VB TM còn có khả năng kết hợp yếu tố nghị luận giải thích
? Văn bản thuyết minh và văn bản miêu tả khác nhau như thế nào?
I. Những nội dung lớn và trọng tâm
1- Văn bản thuyết minh
 * Trọng tâm: Luyện tập việc kết hợp giữa thuyết minh với các biện pháp nghệ thuật và yếu tố miêu tả.
* Vai trò, vị trí, tác dụng của các biện pháp nghệ thuật và các yếu tố miêu tả trong văn bản thuyết minh.
a- Biện pháp nghệ thuật:
- Vai trò: Làm cho văn bản thuyết minh thêm sinh động, hấp dẫn.
- Tác dụng: Làm nổi bật đặc điểm của đối tượng thuyết minh, gây hứng thú cho người đọc.
b- Yếu tố miêu tả:
- Vai trò: Làm cho văn bản thuyết minh cụ thể, sinh động, hấp dẫn.
- Tác dụng: Làm cho đặc điểm thuyết minh nổi bật, gây ấn tượng.
* So sánh Văn bản TM - Văn bản MT
Miêu tả
Thuyết minh
Đối tượng
Con vật, con người, cảnh vật cụ thể.....
Các loại sự vật, đồ vật...
Đặc điểm
- Mang nhiều cảm xúc chủ quan của người viết.
- Có hư cấu, tưởng tượng
- ít khuôn mẫu
- Đảm bảo tính khách quan khoa học.
- Trung thành với đặc điểm của đối tượng, sự vật
- Thường theo một số mẫu nhất định
Phương pháp
- Dùng nhiều so sánh, liên tưởng.
- ít dùng số liệu cụ thể chi tiết.
- ít dùng tưởng tượng so sánh.
- Dùng nhiều số liệu cụ thể, chi tiết.
ứng dụng
- Dùng nhiều trong sáng tác văn chương, nghệ thuật.
- Dùng nhiều trong tình huống cuộc sống,VH, khoa học.
Ngôn ngữ
- Đa nghĩa.
- Đơn nghĩa 
4. Củng cố bài
- GV khái quát nội dung tiết học
5. Hướng dẫn về nhà
- Ôn tập phần VBTS
Ngày soạn: 10/12/2014 
Ngày giảng: 9A: / /2014
	 9B: / /2014
Tiết 82
 ÔN TẬP TẬP LÀM VĂN 
 (tiếp theo) 
A.Mục tiêu cần đạt 
1. Kiến thức 
- Nắm được các nội dung chính của phần tập làm văn đã học trong Ngữ Văn 9, thấy được tính chất thích hợp của chúng với văn bản chung.
- Ôn lại khái niệm văn tự sự.
- Sự kết hợp các yếu tố MT, BC, NL trong văn tự sự
- Tiếp tục cho hs ôn tập lại các yếu tố đối thoại,độc thoại và độc thoại nội tâm trong Vb tự sự. Vai trò của người kể chuyện trong VBTS.
 - Những điểm giống và khác nhau của văn bản tự sự đã học ở lớp 9 với kiểu văn bản tự sự đã học ở lớp dưới. 
 - Bố cục của bài văn TS.
2. Kĩ năng 
- Nhận diện, so sánh, vận dụng 
3. Thái độ: Giáo dục ý thức học tập
4. Năng lực cần đạt
- Tự học, giải quyết vấn đề, hợp tác, sử dụng ngôn ngữ..
B. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh
1. Giáo viên: Bảng phụ. tài liệu tham khảo, giáo án điện tử.
2.Học sinh: Soạn bài, ôn tập kiến thức.
C: Các kỹ năng sống cơ bản được giáo dục trong bài
- Kỹ năng giao tiếp, nhận thức, cảm thụ văn học...
D. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy và học
1. Ổn định tổ chức: 9A .......................9B...............................
2. Kiểm tra bài cũ: 
Đặc điểm của VBTM, sự kết hợp các yếu tố phụ trtong VBTM
3. Bài mới: 1p
* Hoạt động 1: Giới thiệu bài
* Hoạt động 2: HDHS Ôn tập kiến thức trọng tâm 
- Mục tiêu: Củng cố kiến thức về văn tự sự 
- Phương pháp: Vấn đáp tái hiện, đàm thoại,thảo luận.
 - Thời gian: 35 phút
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung 
? ở lớp 9 em đã học rất nhiều các VB TS nhưng không chỉ đơn thuần là kể chuyện mà ở đó còn có sự kết hợp bởi các yếu tố nào?
MT+MTNT+NL
Tìm một VD minh hoạ về văn TS kết hợp miêu tả
Đoạn đầu trong Lặng lẽ Sa Pa
Vd: "Những nét hớn hở......... vào gầm xe"
? Miêu tả ở đoạn văn trên có tác dụng gì?
( cảnh đẹp ở Sa Pa)
?Yếu tố miêu tả bằng VB tự sự có tác dụng như thế nào? 
? Ngoài miêu tả trong văn TS còn kết hợp yếu tố nào?
Vd: Thực sự mẹ lo lắng.dài và hẹp (Cổng trường mở ra – Lý Lan)
? Đoạn văn trên MT nội tâm của đối tượng nào?(những lo lắng băn khoăn của người mẹ trước hôm con vào lớp 1)
?Vậy Miêu tả nội tâm trong VB tự sự là làm gì? Có mấy cách miêu tả nội tâm trong VB tự sự? Cho ví dụ.
Gv cho Hs theo dõi đoạn văn trích trong Lão Hạc/447 KTK
? Đây có phải là đoạn văn TS không ? Vì sao? đoạn văn có sử dụng kết hợp những PHBĐ nào?
MTNT+ NL
?Trong VB tự sự yếu tố nghị luận có vai trò như thế nào?
 Cho ví dụ?(nếu còn thời gian)
QS đoạn văn cuối tro VB Cố hương
tìm đoạn văn nghị luận
Vd: “Tôi nghĩ bụng: Đã gọi là thành đường thôi” (Cố Hương – Lỗ Tấn).
? Em hiểu thế nào là đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm? Cho ví dụ?
Y cầu HS tìm trong những VB đã học ở lớp 9
? Em hãy tìm một số tác phẩm đã học kể theo ngôi thứ nhất, một số tác phẩm kể theo ngôi thứ 3
? Nêu ưu,nhược điểm của cách kể chuyện theo ngôi thứ nhât hoặc thứ 3
?Các nội dung của văn bản tự sự đã học ở lớp 9 giống và khác với các nội dung về kiểu bài này.
- Giáo viên chốt ý.
?Giải thích tại sao trong một VB có đủ các yếu tố miêu tảm, BCNL mà vẫn gọi là VB tự sự?
? Có VB nào chỉ sử dụng 
1 phương thức biểu đạt không?
- Trong thực tế ít có một văn bản nào chỉ vận dụng một PT biểu đạt duy nhất.
?Nêu bố cục thông thường của một bài văn TS?
? Một số tác phẩm Tự sự đã học trong chương trình Ngữ Văn từ lớp 6->9 không phải bao giờ cũng phân biệt rõ 3 phần: MB- TB- KB. Tại sao, bài TLV Tự sự của HS vẫn phải có đủ 3 phần đã nêu?
2. Văn bản Tự sự
* Trọng tâm
a- Yếu tố Miêu tả trong văn bản Tự sự.
- Có tác dụng làm cho câu chuyện trở nên hấp dẫn, gợi cảm, sinh động.
b- Miêu tả nội tâm trong văn bản Tự sự:
- Là tái hiện những ý nghĩ, cảm xúc và diễn biến tâm trạng của nhân vật.
- Có hai cách miêu tả nội tâm
+ Miêu tả nội tâm trực tiếp: diễn tả những ý nghĩ, cảm xúc, tình cảm của nhân vật.
+ Miêu tả nội tâm gián tiếp: miêu tả cảnh vật, nét mặt, cử chỉ, trang phục ... của nhân vật.
c. Nghị luận trong văn bản Tự sự:
- Được thể hiện bằng cách nêu ý kiến, nhận xét, cùng lí lẽ dẫn chứng. Nội dung đó thường biểu đạt bằng hình thức lập luận, làm cho câu chuyện thêm phần triết lí.
d- Đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm:
* Đối thoại: Đối đáp, trò chuyện * Độc thoại: Là lời một người nói với chính mình hoặc nói với một ai đó trong tưởng tượng thành lời
* Độc thoại nội tâm: là độc thoại không thành lời, không dấu gạch ngang.
* Người kể chuyện trong văn bản Tự sự:
- Kể chuyện theo ngôi thứ nhất xưng “tôi”
Vd: Chiếc lược ngà, Cố Hương
- Kể chuyện theo ngôi thứ 3: người chuyện giấu mình.
Vd: Làng, Lặng lẽ Sa pa
3. Những điểm giống và khác nhau của văn bản tự sự đã học ở lớp 9 với văn bản tự sự đã học ở lớp 6:
+) Giống nhau: Đều là VB tự sự
+) Khác nhau: 
- ở lớp 6: Tự sự là phương thức trình bày một chuỗi các sự việc, sự việc này dẫn đến sự việc kia cuối cùng dẫn đến một kết, thể hiện một ý nghĩa.
- ở lớp 9: 
+ Sự kết hợp tự sự với biểu cảm và miêu tả nội tâm, giữa tự sự với lập luận
+ Một số nội dung mới trong văn bản tự sự như: đối thoại và độc thoại nội tâm trong tự sự, người kể chuyện và vai trò của người kể chuyện trong tự sự.
* Trong VB có đủ các yếu tố miêu tả, biểu cảm, nghị luận mà vẫn gọi là VB tự sự vì các yếu tố miêu tả, biểu cảm, nghị luận chỉ là những yếu tố bổ trợ nhằm làm nổi bật phương thức chính là Tự sự.
4. Khả năng kết hợp của các VB
- Đa số các kiểu VB đều có khả năng
kết hợp với các yếu tố: MT,TS,
TM,NL
5. Bố cục của bài tập làm văn TS
Gồm 3phần: MB,TB,KB 
* HS phải viết có đủ 3 phần: MB- TB- KB bởi vì khi còn ngồi trên ghế nhà trường, đang trong giai đoạn luyện tập, theo rèn luyện theo những yêu cầu “chuẩn mực” của nhà trường. Sau khi đã trưởng thành các em có thể viết tự do, phá cách như các nhà văn.
4. Củng cố bài
- GV khái quát nội dung 2 tiết học
5. Hướng dẫn về nhà
- Ôn tập các loại Vb đã học ở lớp 9
- Chuẩn bị bài: Ôn tập tổng hợp
* Rút kinh nghiệm
.........................................................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docTiet 81,82.doc