A. Mục tiêu cần đạt
1. Kiến thức
- Tác dụng của yếu tố miêu tả trong văn thuyết minh: làm cho đối tượng thuyết minh hiện lên cụ thể, sinh động, gần gũi, dễ cảm nhận hoặc làm nổi bật gây chú ý.
- Vai trò của yếu tố miêu tả trong văn thuyết minh: phụ trợ cho việc giới thiệu nhằm gợi lên hình ảnh cụ thể của đối tượng cần thuyết minh.
2. Kỹ năng
- Quan sát sự vật, hiện tượng.
- Sử dụng ngôn ngữ miêu tả phù hợp trong việc tạo lập văn bản thuyết minh.
3. Thái độ: Yêu thích học tập
B. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh
GV: Soạn bài và đọc tài liệu tham khảo;
HS: Tham khảo tài liệu có liên quan đến bài học, làm bài tập theo hướng dẫn của GV.
C. Các kỹ năng sống cơ bản được giáo dục trong bài
- Kỹ năng giao tiếp, nhận thức, quan sát, vận dụng.
Ngày soạn: 14/8/2014 Ngày giảng: 9A: /8/2014 9B: /8/2014 Tiết 9 SỬ DỤNG YẾU TỐ MIÊU TẢ TRONG VĂN BẢN THUYẾT MINH A. Mục tiêu cần đạt 1. Kiến thức - Tác dụng của yếu tố miêu tả trong văn thuyết minh: làm cho đối tượng thuyết minh hiện lên cụ thể, sinh động, gần gũi, dễ cảm nhận hoặc làm nổi bật gây chú ý. - Vai trò của yếu tố miêu tả trong văn thuyết minh: phụ trợ cho việc giới thiệu nhằm gợi lên hình ảnh cụ thể của đối tượng cần thuyết minh. 2. Kỹ năng - Quan sát sự vật, hiện tượng. - Sử dụng ngôn ngữ miêu tả phù hợp trong việc tạo lập văn bản thuyết minh. 3. Thái độ: Yêu thích học tập B. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh GV: Soạn bài và đọc tài liệu tham khảo; HS: Tham khảo tài liệu có liên quan đến bài học, làm bài tập theo hướng dẫn của GV. C. Các kỹ năng sống cơ bản được giáo dục trong bài - Kỹ năng giao tiếp, nhận thức, quan sát, vận dụng. D. Các hoạt động dạy và học 1. Ổn định lớp: 9A :.9B : 2. Kiểm tra bài cũ: 5p ? Nêu một số biết pháp nghệ thuật được sử dụng trong văn bản thuyết minh? ? Sử dụng biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh có tác dụng gì?Cho ví dụ minh hoạ? 3. Bài mới: * Hoạt động 1: Giới thiệu bài mới * Hoạt động 2: HDHS Tìm hiểu yếu tố miêu tả trong văn thuyết minh - Mục tiêu: Hs chỉ ra được các yếu tố miêu tả trong văn bản TM. Tác dụng của các yếu tố miêu tả là làm cho đối tượng TM được nổi bật, gây ấn tượng. - Phương pháp: Vấn đáp gợi tìm, giải thích, hoạt động nhóm. - Thời gian: 18’ Hoạt động của thầy và trò Nội dung HS : Đọc văn bản. ? Hãy giải thích nhan đề văn bản. HS: Làm việc độc lập. - Vai trò, vị trí của cây chuối trong đ/s vật chất và tinh thần của người VN-> đây là chủ đề- nội dung chủ yếu của vb ? Tìm và gạch dưới những câu thuyết minh về đặc điểm tiêu biểu của cây chuối? HS : Xác định. ? Tìm những câu văn miêu tả cây chuối và cho biết tác dụng của các yêú tố miêu tả đó? HS: Phát hiện và rút ra vai trò, ý nghĩa của yếu tố miêu tả trong văn bản thuyết minh trên. GV Miêu tả trong văn bản thuyết minh không hoàn toàn giống với miêu tả trong bài văn học mà chủ yếu gợi lên hình ảnh cụ thể để TM vấn đề tri thức khách quan , nó chỉ đóng vai trò phụ trợ ? Văn bản này có thể thuyết minh bổ sung những gì về cây chuối. HS: Bổ sung về các loại chuối dựa vào đặc điểm, miêu tả thân cây chuối, lá chuối, hoa chuối, củ chuối, gốc, rễ.. ? Và chuối có những công dụng nào khác. HS: Thân(ăn ghém), hoa(nộm,, luộc), quả (nấu canh, xào, ăn ghém) lá (gói bánh) Thân chuối: khi đã hết quả, dùng để chăn nuôi lợn, gà. Bẹ chuối phơi làm dây buộc, bẹ tươi dùng cặp cua bể, thân làm phao bơi ... + Lá chuối tươi để gói quà xôi , ngô..., gói bánh chưng, bánh nếp, dẻo ... vừa vệ sinh, vừa thơm, tránh ô nhiễm môi trường,... Lá chuối khô dùng làm nút chai->kín, để đun, gói hàng, lót ổ mùa đông... + Nõn chuối, hoa chuối,dùng để ăn ghém với riêu cua,riêu cá vừa mát , vừa bổ lại khử được mùi tanh ? Vậy yếu tố miêu tả giữ vai trò, ý nghĩa như thế nào trong bài văn thuyết minh. HS: Trao đổi, phát biểu ? Theo em những đối tượng nào cần sự miêu tả khi thuyết minh. HS:Đối tượng thuyết minh + miêu tả: các loài cây, di tích, thành phố, mái trường, các mặt hàng... I. Tìm hiểu yếu tố miêu tả trong văn bản thuyết minh 1.Ví dụ : Văn bản mẫu : Cây chuối trong đời sống Việt Nam - Nhan đề nhấn mạnh vai trò của cây chuối trong đời sống của người Việt nam. - Câu văn TM về đặc điểm của chuối: Đ1: Hầu như ở nông thôn nhà nào cũng trồng chuối . Đ2: Cây chuối là thức ăn, thức dụng từ thân đến lá , từ gốc đến hoa quả Đ3: Quả chuối là 1 món ngon *Miêu tả: Những cây chuối thân mềm vươn lên như những trụ cột nhẵn bóng ...lá xanh mướt ... Chuối trứng cuốc ...Khi chín vỏ chuối có những vết lốm đốm như vỏ trứng cuốc - Buồng chuối dài từ ngọn cây uốn trĩu xuống tận gốc cây.. => Làm cho đtượng hiện nên cụ thể dễ cảm nhận và hấp dẫn . -> giúp người đọc hình dung được đặc điểm, công dụng của cây chuối, làm cho đoạn văn thêm sinh động -> Có thể thuyết minh thêm về chủng loại công dụng của thân cây chuối, lá chuối, nõn chuối, bắp chuối... 2. Nhận xét Miêu tả làm cho đối tượngTM được nổi bật và gây ấn tượng. * Ghi nhớ/25 *Hoạt động 3. Hướng dẫn luyện tập - Mục tiêu: HS biết nhận diện các yếu tố miêu tả trong văn TM và nêu ra tác dụng của nó. - Phương pháp: Thực hành, hoạt động nhóm. - Thời gian: 17’ HS: Đọc, xác định yêu cầu bài tập Phân nhóm, mỗi nhóm thuyết minh một đặc điểm của cây chuối; yêu cầu vận dụng miêu tả. Đại diện trình bày Hs chỉ ra các yếu tố miêu tả - Hướng dẫn và yêu cầu HS làm hoàn chỉnh bài tập làm bài tập 3(ở nhà) II/ Luyện tập Bài tập 1/26 - Thân cây thẳng đứng tròn như những chiếc cột nhà sơn màu xanh. - Lá chuối tươi như chiếc quạt phẩy nhẹ theo làn gió. Trong những ngày nắng nóng đứng dưới những chiếc quạt ấy thật mát. Bài tập 2/26 Tách ...có tai Chén không có tai Khi mời...nóng Bài 3/27 Những câu miêu tả: “Lân được trang trí công phu...”; “Những người tham gia chia làm 2 phe...”; “Hai tướng của từng bên đều mặc trang phục thời xưa lộng lẫy...” ) 4. Củng cố: Gv khái quát bài học 5. Hướng dẫn về nhà: Học thuộc các ghi nhớ, tìm những bài văn TM có sử dụng miêu tả và chỉ ra tác dụng của chúng. Chuẩn bị cho bài Luyện tập sử dụng yếu tố miêu tả trong văn TM * Rút kinh nghiệm
Tài liệu đính kèm: