Giáo án môn Ngữ văn khối 9 năm học 2011

Giáo án môn Ngữ văn khối 9 năm học 2011

PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH

 (Lê Anh Trà)

A/ MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:

1. Kiến thức

- Một số biểu hiện của phong cách HCM trong đời sống, sinh hoạt

- Ý nghĩa của phong cách HCM trong giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc

- Thấy được vẻ đẹp trong phong cách Hồ Chí Minh là sự kết hợp hài hòa giữa truyền thống và hiện đại, dân tộc và nhân loại, thanh cao và giản dị.

- Đặc điểm của kiểu bài nghị luận qua đoạn văn cụ thể.

2. Kĩ năng

- Nắm bắt nội dung văn bản nhật dụng thuộc chủ đề hội nhập với thế giới và bảo vệ bản sắc dân tộc.

- Vận dụng các biện pháp NT trong viết văn bản về vấn đề thuộc lĩnh vực văn hoá, lối sống.

3. Thái độ

- Từ lòng kính yêu tự hào về Bác, học sinh có ý thức tu dưỡng, học tập, rèn luyện theo gương Bác.

B/ CHUẨN BỊ CỦA THẦY VÀ TRÒ

- Thầy: Giáo án – bảng phụ – tài liệu liên quan – tranh, ảnh minh hoạ

- Trò: Bài soạn

C/ PHƯƠNG PHÁP: Thuyết trình - phát vấn – phân tích – tổng hợp

D/ TIẾN TRÌNH BÀI DẠY

1. Ổn định tổ chức

2. Kiểm tra bài cũ:

3. Bài mới

* Giới thiệu bài: Hồ Chí Minh không những là nhà yêu nước, nhà cách mạng vĩ đại mà còn là danh nhân văn hóa thế giới. Vẻ đẹp văn hóa chính là nét nổi bật trong phong cách Hồ Chí Minh. Tìm hiểu văn bản này sẽ giúp chúng ta hiểu rõ điều đó.

 

doc 75 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 667Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn khối 9 năm học 2011", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 1- Tiết 1+2
Ngày soạn: 21 /8/2011
Ngày dạy: 23+25/8/2011
phong cách hồ chí minh 
 (Lê Anh Trà)
A/ Mục tiêu cần đạt:
1. Kiến thức
- Một số biểu hiện của phong cách HCM trong đời sống, sinh hoạt
- ý nghĩa của phong cách HCM trong giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc
- Thấy được vẻ đẹp trong phong cách Hồ Chí Minh là sự kết hợp hài hòa giữa truyền thống và hiện đại, dân tộc và nhân loại, thanh cao và giản dị.
- Đặc điểm của kiểu bài nghị luận qua đoạn văn cụ thể.
2. Kĩ năng
- Nắm bắt nội dung văn bản nhật dụng thuộc chủ đề hội nhập với thế giới và bảo vệ bản sắc dân tộc.
- Vận dụng các biện pháp NT trong viết văn bản về vấn đề thuộc lĩnh vực văn hoá, lối sống.
3. Thái độ
- Từ lòng kính yêu tự hào về Bác, học sinh có ý thức tu dưỡng, học tập, rèn luyện theo gương Bác.
B/ Chuẩn bị của thầy và trò
- Thầy: Giáo án – bảng phụ – tài liệu liên quan – tranh, ảnh minh hoạ
- Trò: Bài soạn
C/ Phương pháp: Thuyết trình - phát vấn – phân tích – tổng hợp 
D/ Tiến trình bài dạy
1. ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ:
3. Bài mới
* Giới thiệu bài: Hồ Chí Minh không những là nhà yêu nước, nhà cách mạng vĩ đại mà còn là danh nhân văn hóa thế giới. Vẻ đẹp văn hóa chính là nét nổi bật trong phong cách Hồ Chí Minh. Tìm hiểu văn bản này sẽ giúp chúng ta hiểu rõ điều đó. 
? Qua phần chuẩn bị bài ở nhà, em hãy cho biết xuất xứ của tác phẩm?
G/v hướng dẫn h/sinh đọc: Giọng chậm rãi, bình tĩnh, khúc triết.
G/v đọc đoạn đầu.
H/sinh đọc đoạn tiếp đến hết bài.
G/v gọi học sinh giải nghĩa các từ:
Phong cách ? Hiền triết ? Danh nho ?
? Văn bản thuộc kiểu văn bản gì?
? Văn bản có thể chia làm mấy phần. Nêu ý chính của mỗi phần?
? Đoạn văn đã khái quát vốn tri thức văn hóa của Bác Hồ như thế nào?
? Em hãy chỉ ra và bổ sung để làm rõ thêm những biểu hiện về vốn tri thức văn hóa sâu rộng ở Bác?
? Bằng những con đường nào Người có vốn văn hóa ấy?
? Tác giả đã bình luận gì về những biểu hiện văn hóa đó của Bác?
? Em hiểu những “ảnh hưởng quốc tế” và cái gốc “văn hóa dân tộc” ở Bác như thế nào?
? Từ đó em hiểu thêm những gì về vẻ đẹp trong phong cách văn hóa Hồ Chí Minh?
? Để làm rõ đặc điểm phong cách văn hóa Hồ Chí Minh, tác giả đã sử dụng những phương pháp thuyết minh nào?
? Các phương pháp thuyết minh đó đem lại hiệu quả gì?
(Học sinh đọc đoạn 2.)
? Lối sống rất bình dị, rất Việt Nam, rất phương Đông của Bác Hồ được biểu hiện như thế nào?
 ? Em có nhận xét gì về cách tác giả giới thiệu lối sống đó của Bác ?
? Vì sao có thể nói lối sống của Bác là sự kết hợp giữa giản dị và thanh cao?
- Vì: đó không phải là lối sống khắc khổ của những người tự vui trong nghèo khó, cũng không phải cách tự thần thánh hóa, tự làm cho khác đời, hơn đời mà là cách sống văn hóa đã trở thành một quan niệm thẩm mỹ: Cái đẹp là sự giản dị, tự nhiên.
? Bên cạnh đó tác giả so sánh cách sống của lãnh tụ Hồ Chí Minh với lãnh tụ của các nước khác; so sánh cách sống của Bác với các vị hiền triết xưa. Điều ấy có tác dụng gì?
 ? Theo tác giả cách sống bình dị của Bác là “Một quan niệm thẩm mỹ về cuộc sống”. Em hiểu thế nào về nhận xét này?
(Thảo luận nhóm – Nhóm 1, 2)
 - Quan niệm thẩm mỹ = quan niệm về cái đẹp:
 + Với Bác, sống như thế là đẹp.
 + Mọi người đều nhận thấy đó là cách sống đẹp.
? Tại sao tác giả có thể khẳng định rằng lối sống của Bác có khả năng đem lại hạnh phúc thanh cao cho tâm hồn và thể xác?
(Thảo luận nhóm – nhóm 3,4.)
 - Sống thanh bạch, giản dị, tâm hồn không phải chịu những toan tính vụ lợi => Tâm hồn thanh cao, hạnh phúc.
 ? Từ đó, em nhận thức được gì về vẻ đẹp trong phong cách của Bác Hồ?
? Hãy tóm tắt những vẻ đẹp của phong cách Hồ Chí Minh và đặc sắc nghệ thuật trong đoạn trích?
I. giới thiệu chung:
- Trích từ bài viết: “Phong cách Hồ Chí Minh, cái vĩ đại gắn với cái giản dị” trong “Hồ Chí Minh và văn hóa Việt Nam” của Lê Anh Trà.
II. đọc, hiểu văn bản:
1. Đọc: 
2. Chú thích: SGK
3. Kiểu loại văn bản: Văn bản nhật dụng.
4. Bố cục: 2 phần.
- Phần 1: Từ đầu đến “ hiện đại” – Vẻ đẹp trong phong cách văn hóa của Hồ Chí Minh.
- Phần 2: Còn lại - Vẻ đẹp trong phong cách sinh hoạt của Hồ Chí Minh.
5. Phân tích: 
a, Vẻ đẹp trong phong cách văn hóa của Bác.
 - Vốn tri thức văn hóa của Chủ tịch Hồ Chí Minh hết sức sâu rộng: 
+ Nói và viết thạo nhiều thứ tiếng nước ngoài: Pháp, Anh, Hoa, Nga.
+ Bác làm thơ bằng chữ Hán, viết văn bằng tiếng Pháp.
- Cách tích luỹ:
+ Người đi nhiều nơi, làm nhiều nghề => Trên con đường hoạt động cách mạng và trong lao động
+ Đến đâu Người cũng học hỏi, tiếp xúc, tìm hiểu văn hóa nghệ thuật đến một mức uyên thâm => Học hỏi nghiêm túc.
 + Tiếp thu mọi cái đẹp và cái hay đồng thời với việc phê phán những tiêu cực => Tiếp thu có chọn lọc.
=> Có năng lực, nhu cầu cao và quan điểm rõ ràng về văn hóa nên Người đã nghiêm túc, học hỏi khi tiếp cận. 
- Lời bình của tác giả: “Nhưng điều kỳ lạ là  hiện đại”
+ Bác tiếp thu các giá trị văn hóa của nhân loại -> Văn hóa của Bác mang tính nhân loại.
 + Bác giữ vững các giá trị văn hóa nước nhà -> Văn hóa của Bác mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc.
=> Có sự kết hợp hài hòa những phẩm chất rất khác nhau, thống nhất trong một con người Hồ Chí Minh. Đó là: truyền thống và hiện đại, phương Đông và phương Tây, xưa và nay, dân tộc và quốc tế, vĩ đại và bình dị. Sự hiểu biết sâu rộng về các dân tộc và văn hoá thế giới nhào nặn nên cốt cách văn hoá dân tộc HCM.
- So sánh.
- Liệt kê.
- Kết hợp bình luận.
=> Đảm bảo tính khách quan cho nội dung được trình bày, khơi gợi ở người đọc cảm xúc tự hào, tin tưởng.
b, Vẻ đẹp trong phong cách sinh hoạt của Bác.
 - Nơi ở và nơi làm việc: “Chiếc nhà sàn nhỏ bằng gỗ bên cạnh chiếc ao”; ... “cũng chỉ vẻn vẹn có vài phòng tiếp khách, họp Bộ Chính trị, làm việc và ngủ ” => đơn sơ.
- Trang phục: Bộ quần áo bà ba nâu, chiếc áo trấn thủ, đôi dép lốp => hết sức giản dị
- Tư trang: “Chiếc va li con với bộ quần áo, vài vật kỷ niệm ” => ít ỏi.
- ăn uống: Cá kho, rau luộc, dưa ghém, cà muối, cháo hoa => đạm bạc.
=> Bằng phép liệt kê, cách nói dân dã với những từ chỉ số lượng ít ỏi, (chiếc, vài, vẻn vẹn, ), tác giả cho ta thấy lối sống giản dị nhưng vô cùng thanh cao, sang trọng của BH. Bên cạnh đó tác giả so sánh cách sống của lãnh tụ Hồ Chí Minh với lãnh tụ của các nước khác; so sánh cách sống của Bác với các vị hiền triết xưa - > Nêu bật, làm sáng tỏ sự kết hợp giữa vĩ đại và bình dị ở nhà cách mạng Hồ Chí Minh - > Thể hiện niềm cảm phục, tự hào của người viết.
- Vẻ đẹp trong phong cách HCM là sự giản dị trong lối sống, sinh hoạt hàng ngày; là cách di dưỡng tinh thần thể hiện một quan niệm thẩm mỹ cao đẹp => tự nhiên, gần gũi, không xa lạ => mọi người đều có thể học tập. 
6.Tổng kết: 
* NT:
- Kết hợp giữa các phương thức tự sự, biểu cảm và nghị luận
- Sử dụng ngôn ngữ trang trọng
- So sánh với các bậc danh nho xưa, đối lập giữa các phẩm chất, khái niệm, 
* Nội dung: (Ghi nhớ – SGK.) 
 IV. luyện tập:
1. Tìm một số câu văn, câu thơ nói về phong cách HC M
VD: Bác Hồ đó chiếc áo nâu giản dị
 Màu quê hương bền bỉ đậm đà.
2. Văn bản đã bồi đắp thêm tình cảm nào của chúng ta đối với Bác Hồ?
	4. Củng cố - hướng dẫn về nhà :
- Tìm đọc một số mẩu chuyện về cuộc đời hoạt động của Bác Hồ.
- Chuẩn bị bài tiếp theo: soạn bài “Đấu tranh cho một thế giới hòa bình”.
Tuần1- Tiết 3
Ngày soạn: 22/8/2011
Ngày dạy: 25/8/2011
các phương châm hội thoại
A/ Mục tiêu cần đạt:
1. Kiến thức: Nắm được nội dung phương châm về lượng và phương châm về chất.
2. Kĩ năng:
 - Nhận biết và phõn tớch được cỏch sử dụng phương chõm về lượng và phương châm về chất trong tình huống giao tiếp cụ thể.
- Vận dụng phương châm về lượng, phương châm về chất trong hoạt động giao tiếp.
B/ Chuẩn bị của thầy và trò
- Thầy: Giáo án – bảng phụ 
- Trò: SGK
C/ Phương pháp: Thuyết trình - phát vấn – phân tích – tổng hợp 
D/ Tiến trình bài dạy
1. ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ 
3. Bài mới
* Giới thiệu bài: Trong giao tiếp có những quy định tuy không được nói ra thành lời nhưng những người tham gia vào giao tiếp cần tuân thủ, nếu không thì dù câu nói không mắc lỗi gì về ngữ âm, từ vựng và ngữ pháp, giao tiếp cũng sẽ không thành công. Những quy định đó được thể hiện qua các phương châm hội thoại.
(H/sinh đọc VD 1)
? Khi An hỏi “học bơi ở đâu” mà Ba trả lời “ở dưới nước”, câu trả lời có đáp ứng điều mà An muốn biết không? Tại sao?
? Vậy, muốn giúp cho người nghe hiểu thì người nói cần chú ý điều gì.
(H/sinh đọc truyện “Lợn cưới, áo mới”)
? Vì sao câu chuyện lại gây cười?
? Lẽ ra anh có “lợn cưới” và anh có “áo mới” phải hỏi và trả lời thế nào để người nghe đủ biết được điều cần hỏi và cần trả lời?
? Vậy, ta cần tuân thủ yêu cầu gì khi giao tiếp.
? Truyện cười này phê phán điều gì?
? Nếu không biết chắc vì sao bạn mình nghỉ học thì em có trả lời với thầy cô là bạn ấy nghỉ học vì ốm không?
? Vậy, ta cần tránh điều gì trong giao tiếp?
( H/sinh đọc ghi nhớ)
I. phương châm về lượng:
1. Ví dụ: 
2. Nhận xét: 
 - Câu trả lời của Ba không làm cho An thỏa mãn vì nó mơ hồ về ý nghĩa. An muốn biết Ba học bơi ở đâu (tức là địa điểm học bơi) chứ bơi đương nhiên phải ở môi trường nước => Câu nói phải có nội dung đúng với yêu cầu giao tiếp, không nên nói ít hơn những gì mà giao tiếp đòi hỏi. 
- Hai nhân vật trong truyện đều nói nhiều hơn những điều cần nói. Lẽ ra chỉ cần hỏi: “Bác có thấy con lợn nào chạy qua đây không ?”.Và chỉ cần trả lời: “Tôi chẳng thấy con lợn nào chạy qua đây cả” => Trong giao tiếp, không nên nói nhiều hơn những gì cần nói.
3. Kết luận: (Ghi nhớ – SGK).
Ii. phương châm về chất :
1. Ví dụ: 
2. Nhận xét: 
- Phê phán tính nói khoác.
=> Trong giao tiếp, không nên nói những điều mà mình không tin là đúng sự thật, cũng đừng nói những điều mà mình không có bằng chứng xác thực.
3. Kết luận: (Ghi nhớ – SGK).
	 IV. luyện tập:
Bài tập 1 (h/sinh lên bảng làm bài tập 1)
Những câu được đưa ra đều mắc một loại lỗi: sử dụng từ ngữ trùng lặp, thêm từ ngữ mà không thêm một phần nội dung nào.
a- Câu này thừa cụm từ “nuôi ở nhà” bởi vì từ “gia súc” đã hàm chứa nghĩa là thú nuôi trong nhà.
b- Tất cả các loài chim đều có 2 cánh, vì thế “có hai cánh” là cụm từ thừa.
Bài tập 2 (h/sinh đứng tại chỗ làm.)
a- Nói trạng b - Nói dối
c- Nói nhăng, nói cuội d- Nói mò
d- Nói có sách mách có chứng
Các từ ngữ trên đều chỉ ra một cách nói liên quan đến phương châm hội thoại về chất.
Bài tập 3 (h/sinh lên bảng làm)
Với câu hỏi “Rồi có nuôi được không ? ”, người nói đã không tuân thủ phương châm về lượng (hỏi một điều rất thừa).
Bài tập 4 (h/sinh thảo luận nhóm, đại diện trình bày)
a- Như tôi được biết, tôi tin rằng, nếu tôi không lầm thì, tôi nghe nói, theo tôi nghĩ, hình như là,  sử dụng trong trường hợp người nói có ý thức tôn trọng phương châm về chất. Người nói tin rằng những điều mình nói là đúng, muốn đưa ra bằng chứng xác thực để ... ng cơ sở nào?
? Tại sao câu thơ thứ bẩy lại chỉ có hai tiếng "đồng chí" và dấu chấm cảm? Cách viết đó đã đem lại hiệu quả gì?
Tiết 2
- Đọc thầm 3 câu thơ đầu phần 2.
? Tìm chi tiết, từ ngữ có thể khai thác? 
? Em có thấy trong 3 câu thơ biểu hiện nào của tình đồng chí? 
? Và chân dung người lính?
? ở 6 câu tiếp, người lính phải trải qua những gian khó nào?
?Qua đó ta có thấy biểu hiện của tình đồng chí và chân dung tinh thần người lính?
? Bài thơ kết thúc bằng hình ảnh?
? Phân tích vẻ đẹp độc đáo của bức tranh rừng đêm nơi chiến hào?
?Đánh giá tổng hợp về nội dung – nghệ thuật và ý nghĩa của bài thơ?
- HS đọc ghi nhớ SGK
I. Giới thiệu chung
1. Tác giả: Chính Hữu (tên Trần Đình Đắc) sinh 1926, quê ở huyện Can Lộc Hà Tĩnh. Ông được nhà nước trao tặng giải thưởng HCM về VHNT (năm 2000)
2. Tác phẩm: Bài thơ sáng tác đầu năm 1948 khi tác giả tham gia chiến dịch Việt Bắc (thu đông 1947)
II. Đọc- Hiểu văn bản
1. Đọc
2. Chú thích
- Đồng chí: xưng hô của những người cùng chung chí hướng trong quân đội, xuất hiện và dùng phổ biến mấy mươi năm qua.
3. Bố cục
- Đoạn 1 (7 câu đầu): Những cơ sở của tình đồng chí.
- Đoạn 2 (10 câu tiếp): Những biểu hiện và sức mạnh của tình đồng chí.
- Đoạn 3: (3 câu cuối): Bức tranh đẹp về tình đồng chí
4. Phân tích
a. Cơ sở của tình đồng chí.
- "Quê hương anh nước mặn đồng chua 
Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá"
-> Tình đồng chí bắt nguồn sâu xa từ sự tương đồng về cảnh ngộ xuất thân nghèo khó.
- " Súng bên súng thành đôi tri kỉ"
đ Họ cùng chung nhiệm vụ sát cánh bên nhau trong chiến đấu.
=> Từ giai cấp mà nên, từ lý tưởng mà có, bắt nguồn từ những cơ sở ấy, tình đồng chí trở nên thiêng liêng và có lý do để bền chặt mãi mãi
- “Đồng chí!” -> Giữa những câu dài, nhiều âm tiết, từ “đồng chí” đặt riêng, cuối đoạn, kết hợp với dấu chấm cảm khiến đoạn thơ giống như một định nghĩa, một lập luận có tính quy nạp về thứ tình cảm đẹp đẽ, thiêng liêng và đáng tự hào của quân đội ta mấy mươi năm qua. Hơn thế “Đồng chí!” còn được coi là bản lề khép lại cơ sở và mở ra những biểu hiện cụ thể của tình đồng chí trong khổ thơ tiếp. Hay nói khác đi, “đồng chớ” đứng riờng tách bài thơ thành hai phần: nửa trờn là quy nạp (như thế là đồng chớ), nửa dưới là diễn dịch (đồng chớ là như thế này nữa), tạo cấu trỳc chớnh luận hết sức độc đáo cho bài thơ trữ tỡnh.
b. Biểu hiện và sức mạnh của tình đồng chí
- "Ruộng nương anh  người ra lính"
đ Họ cảm thông sâu xa những tâm tư, nỗi lòng của nhau: đó là nỗi nhớ nhà, là tình cảm lúc lên đường tòng quân đánh giặc -> Biểu hiện của tình đồng chí: hiểu nhau.
- Chàng trai cày vốn gắn bó với máu thịt với mảnh ruộng, với ngôi nhà tranh nghèo của mình -> yêu quê sâu nặng.
- “Mặc kệ” -> hi sinh tuổi trẻ, hi sinh hạnh phúc cá nhân, giã từ gia đình, quê hương lên đường chiến đấu -> lý tưởng sống đẹp
- "Anh với tôi... không giày”
+ Thời tiết buốt giá, khắc nghiệt
+ Quân trang thiếu thốn, áo quần sơ sài, phong phanh
+ Bệnh tật hành hạ
đ Gian khó nhưng họ cùng nhau sẻ chia. 
- Nụ cười buốt giá- bừng sáng lên trong gió rét -> lạc quan, yêu đời
- Tay nắm... bàn tay -> tình cảm chân thành, mộc mạc 
c.Bức tranh đẹp về tình đồng chí
- " Đêm nay trăng treo"
đ Nổi lên trên nền cảnh rừng đêm giá rét là ba hình ảnh gắn kết với nhau: người lính, khẩu súng, vầng trăng. Trong cảnh "rừng hoang sương muối" những người lính phục kích, đứng bên nhau, chủ động ”chờ giặc tới.” Sức mạnh của đồng đội đã vượt lên tất cả những khắc nghiệt của thời tiết và mọi gian khổ, thiếu thốn. Tình đồng chí đã sưởi ấm lòng họ giữa cảnh rừng hoang mùa đông, sương muối giá rét khiến họ trở nên mơ mộng lãng mạn -> mở lòng cho ánh trăng thiên nhiên ùa tới
- Câu thơ cuối bài thật đẹp: hình ảnh đối nhau, ngắt làm hai nhịp như nhịp lắc của cái gì lơ lửng chông chênh trong sự bát ngát. “Đầu súng”- gắn với không gian trận địa, đạn bom, khói lửa còn “trăng treo” lại là hình ảnh của thiên nhiên trong mát và cuộc sống thanh bình. Sự kết hợp tự nhiên giữa “đầu súng” và “trăng treo” làm toát lên ý nghĩa chân chính, cao cả của cuộc chiến tranh cứu nước: chúng ta bền gan chiến đấu, gian khổ hi sinh chính vì vầng trăng kia, vì cuộc sống thanh bình. Kết hợp được một cách hài hoà thực tại và mơ mộng, chất chiến đấu và chất trữ tình, tâm hồn chiến sĩ và tâm hồn thi sĩ, câu thơ là biểu tượng cao đẹp về tình đồng chí và chân dung người lính. Nó cũng đủ hàm súc để làm tựa đề cho cả tập thơ và là biểu tượng của thơ ca kháng chiến một thời - nền thơ kết hợp chất hiện thực và lãng mạn.
5. Tổng kết: SGK
III. Luyện tập:
? Thử nhận diện chân dung tinh thần của anh bộ đội thời chống P qua bài thơ?
- Xuất thân nông dân
- Lí tưởng sống đẹp
+ Sẵn sàng ra trận
+ Sẵn sàng vượt qua khó khăn thử thách để hoàn thành nhiệm vụ
- Đời sống tinh thần phong phú
+ Lạc quan, yêu đời
+ Mơ mộng lãng mạn
+ Nặng lòng với quê hương
+ Gắn bó với đồng đội
4. Củng cố - hướng dẫn về nhà :
- Viết đoạn văn phân tích hình ảnh " Đầu súng trăng treo"
- Lập dàn ý chi tiết đề Phân tích hình ảnh người línhtrong bài
- Soạn bài: Bài thơ về tiểu đội xe không kính
 ______________________________________
Tuần10- Tiết 49 
Ngày soạn: 24/ 10/ 2011 
Ngày dạy: 27/ 10/ 2011
kiểm tra truyện trung đại
GV phỏt đề phụ tụ 
A/ Mục tiêu cần đạt:
1. Kiến thức: 
- Nắm được kiến thức cơ bản về truyện trung đại Việt Nam : những thể loại chủ yếu , giỏ trị nội dung và nghệ thuật của tỏc phẩm tiờu biểu 
- Qua bài kiểm tra : Đỏnh giỏ được trỡnh độ HS về cỏc mặt kiến thức và năng lực diễn đạt 
2. Kĩ năng: 
- Rèn luyện kĩ năng vận dụng các kiến thức đã học để làm bài viết
3. Thái độ: 
- Giáo dục HS ý thức học bài ở nhà
B/ Chuẩn bị của thầy và trò
- Thầy: Đề
- Trò: Giấy KT
C/ Phương pháp: 
D/ Tiến trình bài dạy
1. ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ
3. Bài mới
I. Đề bài
I/ Phần trắc nghiệm:(3 điểm) chọn đỏp ỏn đỳng nhất, mỗi cõu 0,25 điểm
Cõu 1: Trong 6 cõu thơ đõ̀u, khi ở lõ̀u Ngưng Bích, Kiờ̀u đã nhìn thṍy những gì?
A.Núi, trăng, cát vàng,bụi hụ̀ng, mõy. 
B. Non xa, trăng gõ̀n, cụ̀n cát, mõy sớm, đèn khuya. 
C. Núi, trăng, cụ̀n cát, bụi hụ̀ng, mõy, đèn.
D. Núi, trăng, cụ̀n cát vàng, bụi hụ̀ng. 
Cõu2: Cú thể thay thành ngữ “nghi gia nghi thất” bằng cỏch diễn đạt nào ?
A . Đụng con nhiều chỏu ; 	 B . Trong ấm ngoài ờm 
 C.Nờn cửa nờn nhà ; D. Bỏch niờn giai lóo
Cõu 3: Nhận xột nào đỳng nhất về cỏc cuộc dạo chơi của chỳa trong văn bản “Chuyện cũ trong phủ chỳa Trịnh”
 A Bày đặt cầu kỡ ; 	 B . Bắt chước, lố lăng 
 C .Nhiều người hầu hạ ; 	 D. Chuẩn bị tỉ mỉ 
Cõu 4: Nhận xột nào đỳng về giỏ trị nội dung của “Truyện Kiều”?
 A. Giỏ trị nhõn đạo sõu sắc ; B . Giỏ trị hiện thực lớn lao 
 C Giỏ trị hiện thực và nhõn đạo sõu sắc; 
 D . Giỏ trị hiện thực và yờu thương con người 
Cõu 5: Nguyễn Du dựng bỳt phỏp nghệ thuật gỡ để tả chị em Thỳy Kiều?
 A . Bỳt phỏp tả thực ; B . Bỳt phỏp ước lệ 
 C . Bỳt phỏp tự sự ; D. Bỳt phỏp lóng mạn 
Cõu 6 : Đoạn trớch “Mó Giỏm Sinh mua Kiều” cho ta thấy khả năng nào của Nguyễn Du ? 
 A . Khắc họa tớnh cỏch nhõn vật ; 	 B . Tả cảnh thiờn nhiờn 
 C . Phõn tớch diễn biến tõm lớ	 ; D . Sử dụng từ ngữ dõn gian
Cõu 7: Nhọ̃n xét nào thờ̉ hiợ̀n rõ cách dụng binh tài giỏi của Quang Trung?
 A. Tụ̉ chức cuụ̣c hành quõn thõ̀n tụ́c giành thắng lợi; 
 C . Giữ được bí mọ̃t tuyợ̀t đụ́i
 B. Sắp xờ́p quõn tiờ̀n, họ̃u, tả, hữu, trung hợp lí; D. Vừa hành quõn vừa đánh giặc
Cõu 8: Truyợ̀n Lục Võn Tiờn có kờ́t thúc như thờ́ nào ?
 A . Đõ̀u cuụ́i tương ứng; 	 	 B . Khụng có họ̃u 
 C. Dang dở ; 	 D. Có họ̃u 
Cõu 9:Sau khi dẹp xong lũ kiờ́n chòm ong, ai là người trả lời cõu hỏi “Ai than khóc ở trong xe nõ̀y”?
 A Nguyợ̀t Nga ; 	 B . Kim Liờn 
 C . Người hầu Võn Tiờn ; 	 D. Mụ̣t trong sụ́ tàn quõn của Phong Lai 
Cõu 10: Gia đình Ngư ụng đã làm gì đờ̉ cứu Võn Tiờn?
 A. Hơ lửa ṍm ; 	B . Đụ̉ cháo nóng 
 C Cuụ́n chăn chiờ́u; 	D . Hụ hṍp nhõn tạo 
Cõu 11: Nụ̣i dung chính của đoạn trích “Cảnh ngày xuõn” là gì?
 A . Tả vẻ đẹp của ba chị em ; 
 B . Tả lại cảnh chị em Thúy Kiờ̀u đi chơi xuõn 
 C . Tả cảnh mọi người đi lờ̃ hụ̣i trong tiờ́t thanh minh ; 
 D. Tả lại cảnh thiờn nhiờn rực rỡ 
Cõu 12 : Cụm từ “khóa xuõn” trong cõu “Trước lõ̀u Ngưng Bích khóa xuõn” được hiờ̉u là gì? 
 A . Khóa kín tuụ̉i xuõn ; 	 	 B . Mùa xuõn đã hờ́t 
 C . Bỏ phí tuụ̉i xuõn	 ; 	 D . Tuụ̉i xuõn đã tàn phai
 II/ Tự luận điểm : 7 điểm 
Cõu1: (2đ) “Chuyợ̀n người con gái Nam Xương” cõu chuyợ̀n có thờ̉ kờ́t thúc khi qua lời bé Đản, Trương Sinh hiờ̉u vợ bị oan. Thờ́ nhưng Nguyờ̃n Dữ lại thờm phõ̀n Vũ Nương ở cung nước, trở vờ̀ trõ̀n gian rụ̀i ra đi. Điờ̀u đó có ý nghĩa gì ?
Cõu 2: (1đ) Nờu việc dạo chơi của chỳa Trịnh qua đoạn trớch “Chuyện cũ trong phủ chỳa Trịnh” ?
Cõu 3: (4đ) . Phõn tớch vẻ đẹp của Thỳy Võn trong đoạn trớch “Chị em Thỳy Kiều”?
	Hoạt động 2 : Đỏp ỏn
Phần trắc nghiệm
1. C	; 2. C	 ; 3. A ; 4. C	; 5. B	; 6. A	
7. A	; 8. D	 ; 9. B ; 10. A	; 11. B	; 12. A	
	II. Phần tự luận
Cõu 1: (2đ) – Truyợ̀n có những yờ́u tụ́ hoang đường, kì ào tạo sự hṍp dõ̃n cho tác phõ̉m.
Tác giả Nguyờ̃n Dữ thṍu hiờ̉u , thụng cảm với những người phụ nữ trong xã hụ̣i phong kiờ́n luụn phải chịu những oan trái, bṍt hạnh. Nờn ụng muụ́n cõu chuyợ̀n kờ́t thúc có họ̃u. Những người phụ nữ như Vũ Nương phải có mụ̣t cuụ̣c sụ́ng ờm ṍm hạnh phúc, như qui luọ̃t của cuụ̣c sụ́ng “Ở hiờ̀n gặp lành”.
Cõu 2: ( 1điờ̉m)Việc dạo chơi của chỳa Trịnh:
- Mỗi thỏng ba, bốn lần
-Binh lớnh dàn hầu vũng quanh bốn mặt hồ.
-Cỏc nội thần đều bịt khăn, mặc ỏo đàn bà, bày bỏch húa chung quanh bờ hồ để bỏn.
-Xõy dựng đền đài liờn miờn gõy tốn kộm, lóng phớ.
Cõu 3: (4điờ̉m)Vẻ đẹp của Thỳy Võn:
Khuụn mặt phỳc hậu
Lụng mày đẹp
Miệng cười tươi như hoa
Tiếng núi trong như ngọc
Túc úng mượt hơn mõy
Da trắng hơn tuyết
* Thúy Võn có mụ̣t vẻ đẹp đoan trang phúc họ̃u, vẻ đẹp của nàng được thiờn nhiờn ban tặng nhường cho, như dự báo cuụ̣c đời nàng sau này sẽ được ờm ṍm, hạnh phúc.
MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA VĂN 9 – TIẾT 49
Cõu /
Phần TN
Bài
Nhận biết
Thụng hiểu
Vận dụng thấp
Vận dụng cao
TN
TL
TN
TL
TN
TL
TN
TL
1
Kiờ̀u ở lõ̀u Ngưng Bích
x
2
Chuyện người con gỏi Nam Xương
x
3
Chuyện cũ trong phủ chỳa Trịnh
x
4
Truyện Kiều
x
5
Chị em Thỳy Kiều
x
6
Mó Giỏm Sinh mua Kiều
x
7
Hoàng Lờ Nhṍt Thụ́ng Chí
x
8
Truyợ̀n Lục Võn Tiờn
x
9
Lục Võn Tiờn Cứu Kiờ̀u Nguyợ̀t Nga
x
10
Lục Võn Tiờn Gặp Nạn
x
11
Cảnh Ngày Xuõn
x
12
Cảnh Ngày Xuõn
x
Phần TL
1
Chuyện người con gỏi Nam Xương
x
2
Chuyện cũ trong phủ chỳa Trịnh
x
3
Chị em Thúy Kiờ̀u
x
Tổng số cõu (13 cõu)
Tổng điểm
6
(1.5đ)
6
(1.5đ)
3
(3.0đ)
1
(4.0đ)
 Tỉ lệ %
15 %
15 %
30 %
40 %

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an 9 tu soan.doc